ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ MINH MẪN
GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP
VÒ CHIA TµI S¶N CHUNG CñA Vî CHåNG KHI LY H¤N
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đinh Thị Minh Mẫn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ............................................................. 12
1.1.
Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn ........................................................ 12
1.1.1. Khái niệm và nội hàm tài sản chung của vợ chồng ............................ 12
1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn ................................................................................. 14
1.1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp về chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn .... Error! Bookmark not defined.
1.2.
Cơ sở và căn cứ pháp luật của việc giải quyết tranh chấp về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônError! Bookmark not defined.
1.2.1. Pháp luật về nội dung: Các nguyên tắc và các nội dung cụ thểError! Bookmark
1.2.2. Pháp luật về tố tụng: Quyền hạn, nghĩa vụ, thẩm quyền của các
chủ thể và trình tự, thủ tục trong giải quyết tranh chấp chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn .... Error! Bookmark not defined.
1.3.
Các điều kiện và các yếu tố đảm bảo hiệu quả của việc giải
quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônError! Bookmar
Kết luận chƣơng 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ... Error! Bookmark not defined.
2.1.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn.................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tình hình xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, những thành
tựu đạt được ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật giải
quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn tại Tòa án .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sótError! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT, TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔNError! Bookmark not defined.
3.1.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật....... Error! Bookmark not defined.
3.2.
Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả pháp luật của việc giải quyết
tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônError! Bookmark n
Kết luận chƣơng 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS:
Bộ luật dân sự
BLTTDS:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung
năm 2011
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HN&GĐ:
Hôn nhân và gia đình
TAND:
Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
UBND:
Ủy ban nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Bảng 2.1: Thống kê giải quyết các vụ việc hôn nhân
Bảng 2.2: Công tác hòa giải các vụ án lao động
Bảng 2.3: Công tác hòa giải các vụ án hôn nhân và gia
đình
Trang
Error!
Bookmark
not
defined.
Error!
Bookmark
not
defined.
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tế bào của xã hội, là nơi những người có
quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống. Gia đình hòa
thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh chung
của xã hội. Nhận thức được vị thế quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình êm ấm, hòa thuận,
thể hiện ở sự quan tâm đó là Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển
của gia đình đi vào chuẩn mực, khuôn khổ, giúp tạo ra sự bền vững trong quan hệ
gia đình.
Khi nam nữ kết hôn, cùng nhau xây dựng một gia đình thì sự bền vững của
quan hệ hôn nhân là mong muốn của những người vợ, người chồng, đây cũng là
mục đích của việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, quan hệ hôn nhân do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan, đã không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu, cuộc
sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, nên pháp luật dự liệu khả năng
cho họ quyền được giải phóng khỏi quan hệ hôn nhân bằng việc ly hôn.
Khi ly hôn, vợ, chồng thường xảy ra các tranh chấp về nhân thân và tài sản,
đặc biệt là về tài sản. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với
nhân thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không
xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên nên khi xảy ra tranh chấp thì
việc phân chia tài sản chung vợ, chồng là tương đối khó khăn, phức tạp, gây nhiều
tranh cãi trong các vụ giải quyết ly hôn tại các cấp Tòa án. Hiện nay cùng với xu
thế phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản tăng
lên, giá trị tài sản tranh chấp ngày càng lớn tạo ra rất nhiều khó khăn và áp lực cho
cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
Với những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp
về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” làm Luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc nghiên
cứu về các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân và gia đình luôn được quan tâm và
chú ý, được nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đề cập.
Một số tài liệu chuyên khảo về hôn nhân và gia đình như: Giáo trình Luật
HN&GĐ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật HN&GĐ của
khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ… các giáo trình này đều đề cập đến các kiến
thức pháp lý cơ bản và khái quát về tài sản chung vợ chồng. Bên cạnh đó, các bài
viết liên quan đến tài sản chung của vợ chồng như “Chế độ tài sản chung vợ chồng
theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cừ; tác giả
Đoàn Thị Phương Diệp với “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp”; tác giả Nguyễn Văn Cừ- Ngô
Thị Hường với “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000”. Các bài viết này đã đề cập một cách khái quát về các căn cứ xác lập tài
sản chung của vợ chồng.
Bên cạnh đó, phải kể đến một số công trình nghiên cứu như “Chia tài sản
chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” của tác
giả Nguyễn Thị Lan “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân” của tác giả Nguyễn Hồng Hải; “Một số vấn đề chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000” của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân,
các công trình này đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các nguyên tắc chia
tài sản chung của vợ chồng.
Mặc dù vậy, với xu hướng các vụ án ly hôn và chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn hiện nay ngày càng tăng và việc Luật HN&GĐ năm 2014 mới
được ban hành và bước đầu đi vào áp dụng trong thực tiễn xét xử thì việc nghiên
cứu các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn là điều rất quan trọng, qua nghiên cứu sẽ thấy được những
tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 và những hạn chế, bất cập trong quá trình áp
dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của
vợ chồng, đề ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những phương hướng
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ quy trình, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn tại toà án, thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án qua công tác xét xử
và qua đó phát hiện những vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật
cũng như những khiếm khuyết, sai sót trong công tác xét xử của toà án để từ đó đề
xuất những kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và
quyền, lợi chính đáng của các đương sự trong vụ án giải quyết chia tài sản chung
vợ chồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu làm rõ các quy định về thủ tục tố tụng, cơ sở pháp luật để giải
quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của
pháp luật hiện hành
- Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn công tác xét xử của toà án.
- Qua đó đánh giá hiệu quả của việc xét xử tại toà án về giải quyết các tranh
chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, phát hiện những vấn đề vướng mắc,
bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật
khi xét xử tại toà án và đề xuất các kiến nghị cần thiết.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục, căn cứ pháp
luật giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và thực
tiễn việc giải quyết tại Tòa án.
- Các vụ án cụ thể mà toà án đã xét xử giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Báo cáo tổng kết công tác xét xử của ngành toà án.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân
sự, Luật HN&GĐ năm 2014 và một số văn bản khác có liên quan về quy trình, thủ
tục tố tụng giải quyết cá tranh chấp về chia tài sản chung của vợ, chồng; các căn cứ
pháp luật về nội dung để giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn. Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp
về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại toà án thông
qua các vụ án cụ thể trong thời gian từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực
đến nay. Đề tài chỉ nghiên cứu giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ,
chồng khi ly hôn, còn những tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân hoặc các tranh chấp về tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi ly hôn
không được nghiên cứu trong đề tài này. Đề tài nghiên cứu về thủ tục tố tụng và
các quy định về nội dung của việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ
hôn nhân và gia đình.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô hình hoá và đồng thời
nghiên cứu những báo cáo công tác xét xử của toà án, các bản án của toà án giải
quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, các bài viết, tham
luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài
Đây là một đề tài có tính chuyên sâu đồng thời có tính thực tiễn sâu sắc
trong chuyên ngành luật dân sự. Đề tài chú trọng nghiên cứu về mặt thực tiễn giải
quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn qua công tác
xét xử của các cấp toà án từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực đến nay, đồng
thời liên hệ những điểm mới trong Luật HN&GĐ năm 2014. Qua đó phát hiện
những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những
khiếm khuyết, sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại toà án. Trên cơ sở đó luận văn đề
xuất một số kiến nghị để giải quyết những vướng mắc, bất cập và hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo việc
giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có thể tiết kiệm
được thời gian, chi phí và đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên
quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật của việc giải quyết tranh chấp về chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, tăng
cường hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn
1.1.1. Khái niệm và nội hàm tài sản chung của vợ chồng
Trong quá trình vợ chồng chung sống, ngoài tình cảm thì giữa vợ chồng còn
cần có tài sản chung, tài sản chung được coi là một điều kiện không thể thiếu để
duy trì mối quan hệ vợ, chồng.
Tài sản theo nghĩa Từ điển tiếng việt là của cải, vật chất dùng vào mục đích
sản xuất và tiêu dùng, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [21, Điều 163].
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng, là hình
thức sở hữu chung đặc biệt. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, sự tồn tại của chế độ
tài sản chung vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân và chấm dứt
khi một trong hai vợ chồng chết hoặc có bản án, quyết định của Tòa án cho vợ
chồng ly hôn.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung và những tài
sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất của vợ, chồng có được
sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Khác với tài sản chung đơn thuần, tài sản chung vợ, chồng có nguồn gốc tạo
ra từ thời kỳ hôn nhân, có thể là do vợ, chồng lao động tạo ra hoặc từ những hành
vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuận tài sản riêng trở thành tài sản
chung, thừa kế, tặng cho…).
Từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn nói “Của chồng công vợ”, tài sản chung của
vợ chồng không nhất thiết do hai vợ, chồng trực tiếp tạo ra hoặc tạo ra ngang bằng
nhau. Tài sản chung có thể chỉ do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, quy
định này thể hiện sự gắn kết “Như hai mà một” của quan hệ hôn nhân… Đây là
điểm khác biệt của tài sản chung vợ chồng so với các tài sản chung theo phần khác.
Tài sản chung vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi vợ,
chồng chưa phân chia tài sản thì không xác định được tỷ lệ tài sản của mỗi người.
Khi hai bên thỏa thuận phân chia xong hoặc có quyết định phân chia của Tòa án thì
phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được xác định. Đây là
điểm khác biệt đặc trưng của tài sản chung vợ, chồng so với các tài sản chung theo
phần.
Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung. Tài sản chung vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo
quyết định của Toà án.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể các căn cứ xác lập tài sản chung
vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản
mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản
riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được
dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó
được coi là tài sản chung [23, Điều 33].
Từ những phân tích trên, có thể hiểu rằng “Tài sản chung vợ chồng là những
tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản
chung vợ chồng theo quy định của Luật HN&GĐ”.
1.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn
Ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, đồng
thời với sự chấm dứt quan hệ hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng
chấm dứt kể từ thời điểm ly hôn. Khi ly hôn do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình
cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc phân chia tài sản chung
từ đó dễ xảy ra tranh chấp chia tài sản chung.
Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp được hiểu là sự tranh giành nhau một
cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào.
Tranh chấp về tài sản vợ chồng thường xảy ra chủ yếu và gần như đồng thời
cùng với việc ly hôn, điều này là hợp lý bởi lẽ khi ly hôn thì vợ chồng đã có sự sứt
mẻ về tình cảm, sự yêu thương, gắn bó “yêu nhau củ ấu cũng tròn” trong thời kỳ
hôn nhân không còn nên cùng với việc ly hôn họ sẽ có sự tranh giành, hơn thua
nhau trong vấn đề phân chia tài sản. Việc tranh chấp về chia tài sản chung có thể
diễn ra cùng với việc vợ, chồng xin ly hôn hoặc có thể diễn ra sau khi vợ chồng đã
ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản chung mà
để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được. Việc vợ chồng
tranh chấp về tài sản đồng thời với việc ly hôn hoặc sau khi ly hôn đều được coi là
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chủ yếu là các nội
dung sau đây:
- Tranh chấp về việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng, đây là dạng
tranh chấp phổ biến nhất (vì dụ như tài sản do vợ, chồng tạo lập được trong thời kỳ
hôn nhân như nhà, đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc giấy chứng nhận quyền
sử dụng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng; tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ
chồng nhưng khi ly hôn thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc
cha mẹ đòi lại; tài sản riêng vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử
dụng chung trong thời kỳ hôn nhân…).
- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
hay của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình mà ly
hôn).
- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật.
- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp.
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba.
Khi vợ chồng tranh chấp về chia tài sản chung thì họ khó thỏa thuận thống
nhất trong việc phân chia tài sản chung nên cần có một cơ quan Nhà nước có đủ
thẩm quyền tiến hành giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng. Theo quy
định của pháp luật hiện hành thì việc giải quyết ly hôn và chia tài sản chung của vợ
chồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi vợ, chồng có đơn gửi đến Tòa
án yêu cầu giải quyết ly hôn và cùng với việc giải quyết ly hôn họ yêu cầu giải
quyết về tài sản thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thực hiện các thủ tục, quy
trình tố tụng đã được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự như
lấy lời khai, thu thập chứng cứ, hòa giải, định giá, mở phiên tòa (nếu hòa giải
không thành)...Các bước tố tụng này giúp Tòa án có thể xem xét, đánh giá chứng
cứ, cân nhắc kỹ, quyết định về tính hợp pháp, hợp lý trong lời khai, chứng cứ do
các bên đưa ra. Nếu đủ cơ sở pháp lý xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung
của vợ chồng thì Tòa án căn cứ vào quy định của Luật HN&GĐ hiện hành để giải
quyết chia tài sản chung của vợ chồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hoàng Thị Việt Anh (2011), Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa giải trong quá
trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, Hà Nội.
2.
Bắc Kỳ (1931), Bộ luật dân sự Bắc Kỳ.
3.
Chính Phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 quy định
chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
4.
Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học luật Hà Nội.
5.
Nguyễn Văn Cừ (2011), Nghiên cứu phát hiện những bất bất cập của Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Hà Nội.
6.
Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.
Đoàn Thị Phương Diệp (2011), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp”, Tạp chí nghiên cứu luật
pháp điện tử, truy cập tại địa chỉ http://www. ncpl.org.vn/thuc_ tien_ phap_
luat/nguyen- tac- suy- doan- 111 oan- tai- san- chung- trong- luat- hon- nhan-vagia-dinh viet-nam-va-luat-dan-su-phap.
8.
Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Tập I- Gia đình, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
9.
Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, (03).
10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số
04/2012/NQ- HĐTP hướng dẫn và thi hành một số điều của Bộ luật tố tụng
dân sự về chứng minh và chứng cứ, Hà Nội.
11. I.L Anđrêép (1987), Về tác phẩm của Ph.Ăngghen “nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva.
12. Nguyễn Thị Lan (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học
luật Hà Nội.
13. Phạm Hồng Nhung (2000), Vấn đề xác định tài sản chung và tài sản riêng của
vợ chồng khi ly hôn, vuanhlaw.com.vn/news/Hoat-dong-cua-tinh/Van-de-xacdinh-tai-san-chung-va-tai-san-rieng-cua-vo-chong-khi-ly-hon-252.html.
14. Thu Phương (2012), “Để tài nguyên đất đai là nguồn lực sự phát triển kinh
tế”, tnamplus/de-tai-nguyen-dat-dai-la-nguon-luc-cho-su-phattrien-kinh-te/280109.vnp
15. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
16. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
17. Quốc hội (1992), Hiến Pháp, Hà Nội.
18. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
19. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000 về việc thi
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
20. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
21. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (2012), Hiến pháp, Hà Nội.
23. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
24. Sài Gòn (1972), Bộ luật dân sự Sài Gòn, Hà Nội.
25. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2005 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2006 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
27. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2007 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
28. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2008 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2009 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2014 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.
35. Trung Kỳ (1936), Bộ luật dân sự Trung Kỳ.
36. Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển tiếng việt, Nxb khoa học xã hội, Hà
Nội.
37. Trường Cán bộ Tòa án (2013), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các
chương trình đào tạo thẩm tra viên tòa án, tập bài giảng cho khóa 2 tập 1,
Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân va gia đình
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Hoàng Yến (2012), Định giá tài sản, sai sót nhỏ, hậu quả lớn, Tạp chí pháp
luật từ -hon-toa-kho-xacdinh-tai-sản-chung-rieng.htm.
Trang Web
40. />41. />42. www.lyhondonphuong.com/tu.van/tranh-chap-ly-hon/734-nguyen-tac-suydoan-tai-san-chung-trong-luat-hon-nhan-gia-dinh.html
43. www.tand.hochiminhcity.gov.vn/web/khac1;jsessionid=BF77AF42DA2B1106
ABEB6ABFC.