Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ke hoach boi duong thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 23 trang )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module : Giáo dục học sinh trung học phổ thông cá biệt
Trong công tác giảng dạy chuyên môn ngoài năng lực về chuyên môn, trau
dồi chuyên môn, người giáo viên còn không ngừng chuyên tâm mỗi ngày tìm
hiểu, nghiên cứu tìm hiểu, và luôn luôn tự đặt câu hỏi cho mình rằng: làm thế
nào để học sinh của mình được tốt hơn? Và trong câu hỏi lớn đó người thầy cô
giáo cũng sẽ tự tìm cho bản thân những câu trả lời nhỏ hơn là: làm sao để phát
huy học sinh giỏi? làm sao để học sinh yếu kém không còn yếu kém? Làm sao
học sinh cá biệt không còn là học sinh cá biệt trong lớp mà học tốt trở lại?,…
Tuy nhiên mỗi câu hỏi đặt ra sẽ giúp người giáo viên tìm ra nhiều phương pháp
thực hiện và tự trả lời những câu hỏi của riêng mình. Ở đây, tôi xin được phép
trình bày về những phương pháp mà tôi đã vận dụng, nhằm giáo dục học sinh
cá biệt ở những lớp mình đang giảng dạy
Trước hết, tôi xin được trình bày lại cơ sở lý thuyết về phương pháp giáo
dục học sinh cá biệt trong module 3 của bài học do Bộ Giáo dục ban hành, và
không nhắc lại thế nào được gọi là học sinh cá biệt, cũng như các nội dung cần
thu thập thông tin về học sinh cá biệt, cách thu thập thông tin, hướng lưu trữ và
khai thác thông tin, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch của học
sinh cá biệt sẽ không được trình bày trong bài viết này. Sau đây là nội dung
phương pháp giáo dục cần tìm hiểu:
Hoạt động 1. Nội dung cần tìm hiểu về học sinh cá biệt ở lứa tuổi trung học phổ
thông.
Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và môi
trường sống
1.

+ Ảnh hưởng của gia đình: Gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, hoàn cảnh kinh tế,
văn hóa của gia đình, lối sống và bầu không khí tâm lí- đạo đức trong gia đình,
tính chất các mối quan hệ và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình; sự quan
tâm của gia đình đối với việc giáo dục và học hành của con...
+ Ảnh hương của nhóm bạn: Thủ lĩnh của nhóm không chính thức (tự phát) mà


học sinh cá biệt tham gia và định hướng giá trị, những quy ước của nhóm có
những tác động tiêu cực hay tích cực nào đến học sinh đó.
+ Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác: học sinh đó sống
trong môi trường lành mạnh hay chứa đựng những ảnh hưởng tiêu cực, nguy cơ
rủi ro nào...
2.

Những khó khăn về từng phương diện của học sinh

Những khỏ khăn về học tập, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, tâm lí cá nhân, khả
năng tự nhận thức được bản thân, không định hướng được những giá trị đích thục,
thiếu hoặc mất niềm tin vào khả năng và giá trị của bản thân, sự lôi kéo, áp lục của
nhóm bạn tự phát, những thói quen tiêu cực...


3.



Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, thế mạnh của từng học sinh cá biệt
Năng lực

+ Năng lực giao tiếp, ngôn ngữ
+ Năng lực tư duy logic và ngôn ngữ toán học
+ Năng lực tưởng tượng
+ Năng lực âm nhạc
+ Năng lực nội tâm
+ Năng lực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội:
+ Năng lực thể thao vận động
+ Năng lực tìm hiểu thiên nhiên



Nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5 tầng :

+ Tầng 1: là các nhu cầu thuộc về “thể lí" bao gồm các nhu cầu như: đồ ăn, thức
uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tiết, tình dục.
+ Tầng 2: nhu cầu an toàn về thân thể, súc khỏe, việc làm, tài sản...
+ Tầng 3: nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn đuợc trực thuộc một nhóm
cộng đồng nào đó.
+ Tầng 4 bao gồm các nhu cầu đuợc kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị,
danh tiếng, thành đạt...
+ Tầng 5 là các nhu cầu hiện thực hoá bản thân như khả năng trình diễn, khả năng
sáng tạo...
Giáo viên cần tìm hiểu các nhu cầu này ở học sinh cá biệt cụ thể để phối hợp với
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đáp ứng những nhu cầu chính
đáng và khích lệ, những nhu cầu được quý mến, tôn trọng, tin tưởng, có giá trị
phát triển.
4.

Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống

Giáo viên cần tìm hiểu xem học sinh cá biệt đó có những niềm tin nào? Các em
coi điều gì là quan trọng đối với bản thân và cuộc sống... Để có thể tác động làm
thay đổi những niềm tin và giá trị không hợp lí đang chi phối hành vii ứng xử của
học sinh này...
Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập, cách thức học sinh suy xét
vấn đề, những mô hình nhận thức mà học sinh đang có... để có chiến lược tiếp cận
phù hợp.
6.
Tính cách với những đặc điểm cơ bản, trong đó coi trọng khám phá những

nét tích cực để phát huy nhằm triệt tiêu những nét tiêu cực của chính học sinh này.
7.
Hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân làm cho học sinh có
hành vi lệch lạc để có kế hoạch hỗ trợ học sinh cá biệt thay đổi thói quen, hành vi
này trên cơ sở khắc phục những nguyên nhân gây ra chúng.
5.


Hoạt động 2. Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt (Tổ chức hoạt
động thực hành trên lớp).
Đây là con đường trực tiếp và thu được nhiều thông tin, hiệu quả nếu giáo viên
biết tạo ra môi trường an toàn và học sinh cá biệt tin tưởng, cảm giác thoải mái,
thể hiện cho học sinh đó thấy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn cũng như cử chỉ
thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại, tránh những việc làm
gây mất tập trung, đồng cảm với học sinh. Giáo viên cũng cần cố gắng đặt mình
vào hoàn cảnh người nói và xem xét đến các quan điểm khác, đồng thời giáo viên
cũng cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn không cắt ngang. Đặc biệt, giáo viên cần
tránh tranh cãi hoặc phê phán vì việc này sẽ đẩy người nói vào tư thế phòng vệ
hoặc có thể tức giận. Ngoài ra, giáo viên còn cần chú ý một số yêu cầu sau: mục
đích nghe và thái độ nghe
3. Hướng dẫn tự học các phương pháp thu thập thông tin khác về học sinh
cá biệt
* Đọc thông tin về các phương pháp khác
Tổ chức cho học sinh viết về những điều có ý nghĩa đối với bản thân và cuộc
sống theo quan niệm riêng.
• Quan sát trong quá trình cùng tham gia vào các hoạt động với học sinh


Trong quá trình quan sát, cần phát hiện và ghi nhận khách quan những thái độ,
hành vi của học sinh cá biệt đối với công việc, đối với những người xung quanh.

Hoạt động 3. Hướng phối hợp xử lí, lưu trữ, khai thác thông tin về từng học sinh
cá biệt.
Cách thức xử lí, phân tích các thông tin thu được theo hướng kết hợp, đối
chiếu, so sánh thông tin thu được từ các nguồn khác nhau. Trên cơ sở đó phân
tích, đánh giá để giữ lại những thông tin được kiểm chứng từ nhiều nguồn, sau đó
tổng hợp, khái quát hoá để có thể có những nhận định cơ bản về học sinh đó.

Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng học sinh cá biệt.


Hướng khai thác thông tin về học sinh: Thông tin về học sinh cá biệt được khai
thác để xác định biện pháp tác động, dự báo chiều hướng phát triển dưới tác động
của các ảnh hưởng, dự kiến kết quả đạt được cũng như những nguy cơ để có biện
pháp phòng ngừa.
Hoạt động 4. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.
1. Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn
phận của bản thân
2.

Một số có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống


3.

Chán nản

4.

Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt


Biểu hiện:
Dửng dưng trước tình cảm của người xung quanh.
Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội.
Hung tợn, có thể dùng vũ lực.
Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học có ích
từ kinh nghiệm sống, ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi.
- Có năng khiếu trong việc kết tội những người xung quanh hoặc biện hộ cho
những hành động đi ngược lại chuẩn mực xã hội của mình.
-

*

Đặc điểm:

-

Côn đồ, rất thích đánh nhau.
Hung hãn, tàn bạo với mọi người và với súc vật.
Phá hoại mọi tài sản sở hữu.
Ăn cắp, ăn trộm, đốt phá.
Bỏ học, bỏ nhà đi “bụi".
Rất hay lên cơn thịnh nộ, giận dữ.
Hay khiêu khích, châm chọc mọi người xung quanh.
Thường xuyên và công khai không chịu nghe lời.

Hoạt động 5. Tìm hiểu cách thức giáo dục học sinh cá biệt.
Trong 5 năm công tác giảng dạy tại trường, cũng như tiếp xúc với những đứa
em cùng làng xóm, mà ở độ tuổi học THPT thuộc học sinh cá biệt khiến gia đình
và nhà trường không ngừng nhức đầu để tìm ra phương pháp giáo dục tốt cho các
em. Và bằng những kiến thức được học ở trường đại học, đọc thêm sách như

quyển “tôi tài giỏi bạn cũng thế - tác giả Adam Khoo”, trang tạp chí dạy và học
ngày nay thường khẳng định triết lý và phương pháp dạy học của người thầy –
triết gia Socrate “người thầy là người đánh thức trạng thái ngái ngủ của học trò”,
…và tất cả đều có chung một khẳng định như tài liệu đã gợi ý rằng: học sinh nói
chung và học sinh cá biệt nói riêng có đầy đủ 8 năng lực/ trí thông minh của con
người (theo quan điểm của Gardner):
- Năng lực giao tiếp ngôn ngữ: thể hiện ở khả năng giao tiếp lưu loát có tính
thuyết phục, dùng từ ngữ chuẩn xác, cách viết sáng tạo, ứng khẩu nhanh, kể
chuyện hấp dẫn,…
- Năng lực tư duy và logic toán học: thể hiện ở việc tính toán nhanh, sáng tác các
trò chơi, ghi nhớ nhanh, hiểu và hay sử dụng tam đoạn luận,…
- Năng lực tưởng tượng (hình ảnh, hội họa, không gian): thể hiện ở việc trình bày
mẫu vẽ, thiết kế, trí tưởng tượng trong đầu phong phú, nhập vai nhanh.
- Năng lực âm nhạc: biết cảm thụ âm nhạc, nghe nhạc
- Năng lực nội tâm: biết cách suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lý, tự khám phá bản


thân, biết cách suy luận, phương pháp suy luận tính logic cao.
- Năng lực thể thao vận động: thể hiện ở các điệu nhảy sáng tạo, thể dục thể thao,
ngôn ngữ cơ thể, kịch câm,…
- Năng lực tìm hiểu thiên nhiên: thể hiện ở năng lực cảm thụ cái đẹp của thiên
nhiên, hiểu thiên nhiên.
Ngoài ra, theo nhà tâm lý học Maslow, nhu cầu của con người có nhiều và
được chia làm 5 tầng. Học sinh ở lứa tuổi THPT đều có đủ các nhu cầu này, kể cả
học sinh cá biệt:
- Tầng thứ nhất (Physiological): nhu cầu về thể lí như đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ
ngơi, quần áo, bài tiết, tình dục,…
- Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an toàn thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản,..
- Tầng thứ ba (Love/belonging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn
được trực thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.

- Tầng thứ tư (Esteem): nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng, địa vị,
danh tiếng, thành đạt,…
- Tầng thứ năm (Self-actualization): nhu cầu thực hiện hóa bản thân như khả năng
trình diễn, sáng tạo.
Vì vậy, giáo viên cũng cần tìm hiểu các nhu cầu này ở học sinh cá biệt cụ thể
để phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đáp ứng
những nhu cầu chính đáng và khích lệ, những nhu cầu được quý mến, tôn
trọng, tin tưởng, có giá trị phát triển.
Bảng liệt kê cách thức giáo dục học sinh cá biệt đã thực hiện:
Cách thức giáo dục HS Bài học rút ra
cá biệt
- Ghi lời nhận xét - Có tác dụng tích cực ngay
chính
xác

lời sau đó, vì vậy bản thân tôi
khuyên hợp lý vào bài cần tích cực trong việc tìm
làm kiểm tra 15 phút, hiểu và ghi lời khuyên đúng.
kiểm tra 45 phút của
HS.
- Dẫn dụ học sinh vào - Có tác dụng giúp HS chuyển
những buổi học riêng, từ thời gian rong chơi ngoài
ít hay một vài học đường sang lớp học, vừa hữu
sinh thuận tiện cho ích vừa được trò chuyện tâm
việc tạo bầu không khí sự, hay thoải mái vui thích
thân thiện, tư duy học với các hoạt động mà giáo viên
tốt. Cốt lõi là giúp gợi ý như: cặp đôi lên bảng
HS hiểu tri thức và từ giải bài tập và thi đấu xem ai
đó ham thích.
thắng và có thưởng, giải lao

cùng HS bằng các trò chơi đá
cầu, chụp hình kỷ niệm,…Vì vậy
cần có thời gian gần gũi HS cá
biệt.
- Kể các câu chuyện - Nhận thấy các em có phần


ngụ ngôn có tính chất
giáo dục giá trị sống
như các câu chuyện:
Tầng 80, Hóa đơn, Viết
cho ba, một người bạn
rưỡi,…những mẫu chuyện
trong quyển sách “giáo
dục đạo đức HS”, “nghệ
thuật sống” , “những
điều vô giá bình dị”…
và những mẫu chuyện về
Bác,…rút ra bài học
cho các em, hoặc các
em tự rút ra bài học.
- Mỗi tuần cùng HS học
một câu châm ngôn mới
và nhắc lại một câu
châm ngôn đã học vào
sổ tay cá nhân.

lắng đọng tích cực sau các mẫu
chuyện và có chuyển biến tích
cực.

Vì vậy nên tích lũy thêm những
mẫu chuyện có ích.

- Đối với HS cá biệt việc thực
hiện sổ tay cá nhân rất khó
khăn, bài học rút ra là cố
gắng giúp các em có thói quen
làm việc khoa học.

Sau đây là cách thức giáo dục học sinh cá biệt theo module bài học:
1. Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tồn trọng,
thân thiện với học sinh cá biệt.
Giáo viên phải hiểu đầy đủ từng học sinh và những đặc điểm cơ bản cũng
như những đặc điểm riêng cửa tùng học sinh cá biệt và ứng xử theo quan điểm tích
cực thì sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Tiếp cận tích cục đổi với học sinh có hành vi không mong đợi, hoặc học sinh cá
biệt thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.
Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.
Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.
Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.
Thực hiện trước khi một hành động diễn ra, không chỉ khi thành công mà cả
khi khó khăn hoặc thất bại.
Học sinh cần cảm thấy được khích lệ để có tự tin và có động cơ hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm tiếp cận tích cục thì sẽ khơi dậy đuợc nhu cầu muổn khẳng
định khả năng và giá trị của bản thân, muổn hoàn thiện nhân cách của các em.
Muổn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp
tác của học sinh, do đó giáo viên cần chú động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về
điểu kiện và hoàn cảnh, tâm tư, sức khỏe... của học sinh; động viên, an ủi giúp cho
các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng chuyên tâm

học tập và biết vượt khó, vươn lên.
2.
Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của
bản thân
Để học sinh cỏ những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, trong các tình


huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thúc đúng được bản thân, trong đó phải
xác định được đứng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì ? Đây vừa là
một kỹ năng sống quan trọng của mọi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với
những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu,
phản cảm cho mọi người.
- Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:
Việc nhận thức được điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều
đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan
trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có
giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những
hành vi và ứng xử một cách tích cực.
Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản
thân, giáo viên cần khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị
đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị
hoặc phân giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành
mạnh và tích cực lên.
3.
Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và
tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
Giáo viên kết hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành
động, úng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản
trở sự phát triển chung,.. thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên

tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy.
Nếu không thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương
lai, đến sự thành công và chất lương cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp
nhận mọi sụ rủi ro, thất bại?
Giáo viên và tập thể học sinh cần hỗ trợ các em trong quá trình thay đổi hành vi.
Đây là quá trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì của học sinh cá biệt và sự khuyến
khích, hỗ trợ của giáo viên, gia đình, bạn bè. Mỗi con người, khi thay đổi hành vi
thường trải qua một quá trình với các bước và các giai đoạn khác nhau, có thể chia
quá trình đó ra làm 5 bước như sau:
1)
Nhận ra hành vi có hại;
2)
Quan tâm đến hành vi mới;
3)
Đặt mục đích thay đổi;
4)
Thử nghiệm hành vi mới;
5)
Đánh giá kết quả.
Giáo viên, gia đình, bạn bè cần dõi theo và hỗ trợ kịp thời để học sinh cá biệt
thành công trong quá trình thay đổi mình.
4.
Giáo viên cần phải quan tầm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn
và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học smh cá biệt
Tổ chức cho lớp quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt khi gặp khó khăn; phụ đạo bồi
dưỡng thêm để các em có thể nắm được những tri thức, kĩ năng cơ bản, vận dụng
phương pháp tự học bộ môn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp học sinh dần
thành công trong tùng nấc thang chiếm lĩnh kiến thúc. Từ đó tùng bước tạo cho
học sinh niềm vui, niềm tin về khả năng học lập của bản thân. Giáo viên cùng học



sinh đặt ra những mục tiêu phù hợp với khả năng của học sinh và giúp học sinh đạt
được những mục tiêu đó, giúp củng cố niềm tin có thể vươn lên trong học tập.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu cho học sinh, giáo viên cần lưu ý.
- Thái độ, hành vi của giáo viên để học smh thấy đưọc an toàn
Khoan dung, coi lỗi lầm là cơ hội để học sinh học tập.
Giúp học sinh hiểu rõ: Không ai được làm tổn thương người khác và mọi người
đều có quyền đuợc bảo vệ.
Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận nhằm giúp học sinh đưa ra các quyết
định tổt hơn.
Kiên định về các chuẩn mực cư xử, xử lí một cách công bằng trong mọi tình
huống.
Thái độ hành vi của giáo viên để học sinh thấy được yêu thương
Tạo ra môi trường thân thiện ở truờng, ở lớp mà học sinh có thể biểu lộ, thể hiện
chính bản thân.
Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, dịu dàng, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời tâm sự của
học sinh. Tôn trọng ý kiến của học sinh. Động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung,
độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm...
Công bằng với tất cả học sinh, không phân biệt đổi xử.
Thái độ hành vi của giáo viên để học sinh thấy đưọc hiểu, được thông cảm.
- Lắng nghe học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
- Cởi mở, linh hoạt.
- Trả lời các câu hỏi của học sinh một cách rõ ràng.
- Hiểu đặc điểm tâm lí của trẻ qua từng giai đoạn.
Thái độ, hành vi của giáo viên để học sinh thấy được tôn trọng
Lắng nghe học sinh một cách quan tâm, chăm chú.
Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của học sinh.
Cùng với học sinh thiết lập các nội quy của lớp.
Tạo giới hạn và bình tĩnh khi học sinh vi phạm nội quy.

Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói hài hòa trong lớp học. Tùy theo tình
huống, có lúc giọng nói mang tính chất quan tâm, phấn khởi khuyến khích, có lúc
rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.
Thải độ, hành vi của gíao viên để học sinh thấy có giá trị
Luôn chấp nhận ý kiến của học sinh.
Lắng nghe học sinh nói.
Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng của mình.
Hưởng ứng các ý tưởng hợp lí của học sinh.
Nếu học sinh có mắc lỗi, hãy chú ý đến hành vi của học sinh. Không đuợc
đồng nhất lỗi lầm của hoc sinh với nhân cách, con người của học sinh.
5.
Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt tạo động lực
học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Người giáo viên phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực,
lành mạnh về mọi mặt cho học sinh. Giáo viên là người đánh thúc, khơi dậy hứng
thú nhiều mặt của học sinh; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu
cực của học sinh và kích thích, tích cực hoá các hoạt động có giá trị xã hội và là


người hình thành, rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc
sổng (thích ứng, đương đầu có hiệu quả đối với các thách thức) cho học sinh.
Giáo dục mục đích học tập đúng đắn: Các em có thể học để được lên lớp, học
để đuợc khen thưởng, để có uy tín trước bạn bè... nhưng mục đích học tập đáng
quý nhất chính là học để nâng cao hiểu biết, có phương pháp làm việc khoa học,
có chất lượng cuộc sống sau này... Động viên các em ngoài việc tích cực học trên
lớp, còn phải tự học nghiêm túc, có như vậy mới hiểu thấu đáo vấn đề, tránh tình
trạng học theo kiểu trung bình chủ nghĩa, mang tính đổi phó, cốt sao cho đủ điểm
lên lớp, hoặc chỉ hoc bài khi cò kiểm tra hoặc thi, thậm chí là quay cóp , đi học
thêm, học theo bài mẫu để thi vào lớp chọn.
Đối với những học sinh chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất

ngại tham gia vào công việc chung của tập thể, do đó giáo viên chủ nhiệm cần tiếp
cận để hiểu được “gu" và tác động vào “sở thích" của học sinh đó tạo sự trải
nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu cầu, động lực trong các loại
hình hoạt động đa dạng khác nhau để thấy ý nghĩa của cuộc sổng, dần làm nảy
sinh ở học sinh nhu cầu muốn chiếm lĩnh tri thức, muốn là người có giá trị, đượcmọi người tôn trọng, quý mến. Đồng thời, giáo viên cần tôn trọng các em làm cho
các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nổ lực khai thác,
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, chứa đựng sự cảm thông chia sẻ,
hợp tác, yêu thương, tôn trọng, được thừa nhận không phân biệt đối xử.
Giúp học sinh nhận thấy mình có giá trị, mình có khả năng, mọi người yêu
quý tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân,
của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em.
Củng cố tích cực: khi các em thể hiện sự cố gắng thường nhận được nhiều
nụ cười và sự quan tâm từ những người xung quanh. Khi học sinh có những phản
ứng tích cực thì người lớn chú ý củng cố những hành vi tích cực đó để dần hình
thành thói quen. Nếu thói quen không được củng cố nó sẽ thay đổi.
Sử dụng tối đa sự khích lệ: giúp nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ
cho HS
Việc có thật và cụ thể, chân thành, luôn để lại cảm xúc tích cực.
Khen thưởng, khích lệ: một số kỹ năng khen thưởng, khích lệ:
+ Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
+ Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh
+ Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo hướng khác
+ Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của học sinh.
6.
Tránh sử dụng củng cố tiêu cực: hầu hết mọi người thường nhìn nhận
đang có vấn đề về hành vi, hoặc cảm xúc một cách tiêu cực hơn thực tế, khi
đó làm cho các em cảm thấy chán nản, giận dữ, bất lực, và có khi trầm cảm,
các em dần mất sự cố gắng.
7.

Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic:
Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên không có sự
can thiệp của người lớn. Ví dụ như: chơi game, không hài hòa giữa học tập,
lao động, giải trí, sẽ dẫn đến căng thẳng (stress).


Hệ quả logic: là có sự can thiệp của giáo viên. Ví dụ như: nếu không
làm bài tập ở nhà sẽ bị điểm kém
8.
Xây dựng bản kế hoạch giáo dục cá nhân”: với các nội dung:
Nội dung
Liệt kê các nội dung
Nhu cầu
………….
Sở thích
………….
Khả năng nhận thức
………..
Niềm tin
……………..
Suy nghĩ
……….
Tính cách
…………..
Hành vi thói quen chưa …………
tốt
Sức khỏe
……………..
Khả năng khác
……..

-

Thực hiện kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, và đánh giá kết quả.
9. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực: Triết lí của giáo dục kỷ luật tích
cực là dựa trên điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài, dựa trên nguyên
tắc vì lợi ích tốt nhất cho học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không
làm tổn thương đến thể xác & tinh thần của các em.
10. Thiết lập mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh.

MODULE : XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hoạt động học tập của người học luôn diễn ra trong môi trường học tập nhất
định. Một môi trường học tập thuận lợi là điều kiện cần thiết để người học đạt kết
quả học tập cao. Tại đó, người học lĩnh hội được bề rộng và chiều sâu của hệ
thống tri thức, rèn luyện được hệ thống kĩ năng phù hợp và hình thành đuợc hệ
thống thái độ tích cực thông qua việc học tập một cách chủ động và tích cực. Để
tạo lập môi trường học tập như vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lực lượng
giáo dục, trong đó giáo viên là nhân tố then chốt. Hiểu đươc vấn đề này, tôi luôn
nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường
học tập cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu, học tập và bồi dưỡng thường
xuyên về “Xây dựng môi trường học tập cho học sinh trung học phổ thông” tôi đã
nhận thức được những kiến thức cơ bản sau để xây dựng môi trường đó cho giáo
dục học sinh.


A. TIẾP THU KIẾN THỨC QUA TÀI LIỆU
I. THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
1. Nhận diện động cơ học tập của học sinh
“ Mọi hoat động của con người suy cho cùng là nhằm thỏa mãn các nhu cầu"
Các nhu cầu:

+ Nhu cầu vật chất: ăn uống, không khí,...
+ Nhu cầu an toàn: không bị thương tật, an ninh,...
+ Nhu cầu được “thuộc về’’ và được yêu: cho và nhận tình cảm
+ Nhu cầu được tôn trọng
+ Nhu cầu tự thỏa mãn
- Nếu được thỏa mãn nhu cầu: Học sinh sẽ mong muốn tăng trưởng và phát triển,
sáng tạo, tích cực; khát khao được nghĩ cho mình; khát khao vô tư được góp phần
hữu ích; hợp tác, độ lượng và thiện tâm; tự tin và bằng lòng; nhu cầu tôn trọng
giảm đi và thay bằng nhu cầu cao hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử những
điều mới;...
- Nếu không được thỏa mãn: Học sinh sẽ cảm thấy: bứt rứt và ngán ngẩm, thiếu
sức sống, đời vô nghĩa, tẻ nhạt và không có mục đích; sợ thất bại và tủi ro; sợ hãi,
tuyệt vọng hoặc giận dữ với những người đáng trọng như giáo viên, trường học...;
ghen tị và cay đắng; phô trương kinh nghiệm, ngạo mạn, tìm kiếm sự chú ý; e dè
và co lại, sợ bị phê bình,...
Như vậy nếu thiếu bất kì nhu cầu nào thì hậu quả là xuất hiện những hành vi
“có vấn đề". Trong quá trình tạo lập môi trường học tập, giáo viên cần quan tâm
thích đáng tới động cơ, nhu cầu học tập của học sinh. Động cơ học tập là điều
kiện tiên quyết để học sinh học tập có hiệu quả và thách thức lớn nhất mà nhiều
giáo viên phải đối mặt là làm cho học sinh muốn học
Theo cuốn tài liệu Hướng dẫn thực hành: Dạy và học ngày nay, GoeArey Petty
chỉ ra những lí do để học sinh muốn học là:
- Những gì mình muốn học là có lợi cho mình.
- Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt đuợc sẽ có lợi cho mình.
- Mình thấy mình thường thành đạt như chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm
tăng sự tự trọng của mình.
- Mình sẽ được thầy cô hoặc bạn bè chấp nhận nếu mình học tốt.
- Mình thấy trước hậu quả của việc không học sẽ chẳng dễ chịu.
- Những điều mình học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò của mình, các hoạt động
học tập thật là vui.

2. Tạo dựng động cơ học tập cho học sinh
a. Những gì mình muốn học có lợi cho mình
- Lựa chọn các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy có lợi ích trực tiếp
đối với học sinh, cũng giống như việc dạy xây gạch cho người đang muốn xây
tường quanh vườn hay dạy thiên văn cho người đang “xin chết" để được sử dụng
chiếc kính viễn vọng mới.
b. Trình độ chuyên môn mà mình đang học để đạt được sẽ có lợi cho mình
- Giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy những lợi ích trong hiện tại cũng như
trong tương lai của việc học tập môn học mà mình đang giảng dạy. Trên cơ sở


giáo viên tìm hiểu, nắm bắt đuợc mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài sau này
của học sinh, gắn kết nội dung dạy học của mình với quá trình hoàn thành mục
tiêu của học sinh.
- Bằng những kinh nghiệm thực tế, giáo viên chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng
của môn học, không chỉ học sinh của minh mà mọi người đều cần biết đuợc tri
thức của môn học mình đang giảng dạy. Có những học sinh sẽ chăm học hơn khi
giáo viên đặt vấn đề điểm số hoặc đánh giá kết quả học tập cuối kì đối với từng nội
dung cụ thể cho học sinh biết.
c. Mình thấy mình thường thành đạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm
tăng sự tự trọng của mình
Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy đuợc sự thành công của việc học tập. Vì vậy,
giáo viên cần:
- Đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết rõ mình phải làm gì và làm thế nào, và sẵn
sàng giúp đỡ các em khi cần.
- Một số bài tập phải có tính trực tiếp, nhanh chóng đạt được kết quả đi kèm với
việc thực hành có hiệu chỉnh đủ mức, sao cho mọi học sinh đều có cơ hội thành
công trong loại bài này. Các bài tập khác có thể cân đối với những học sinh có học
lực khá hơn.
- Hào phóng trong việc biểu dương và các hình thúc ghi nhận khác với bất kì thành

công nào trong học tập của học sinh và làm việc đó một cách đều đặn đối với
những thành công thường ngày.
d. Mình sẽ được thầy cô hoặc bạn bè chấp nhận nếu mình học tốt
- Sự quan tâm, khích lệ, động viên thông qua những cuộc chuyện trò, những câu
hỏi thăm, những lời nhận xét tích cực trước mọi người... nhiều khi có sức mạnh
không ngờ, có khả năng thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Vì vậy, giáo viên hãy
thiết lập những quan hệ tốt đẹp với học sinh.
- Giáo viên nên tạo dựng việc thi đua và thách thức trong lớp mình dạy sẽ có khả
năng đem lại động cơ mạnh mẽ trong lớp học.
e. Mình thấy trước hậu quả của việc không học sẽ chẳng dễ chịu
- Giáo viên nên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của học
sinh. Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đo và xếp loạt kết quả học tập cửa học
sinh đã đạt được so với mục tiêu học tập, mà nó còn là một động lực thúc đẩy học
sinh tiến hành hoạt động học tập của bản thân.
f. Những điều mình học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò của mình, các hoạt động
học tập thật là vui
- Giáo viên thể hiện sự quan tâm của mình với các nhiệm cụ học tập của học sinh
- Cách đưa ra những gợi mở thông qua những tình huống có vấn đề, những câu đố,
những điều tranh cãi tạo sự tò mò và mối quan tâm thực sự của học sinh tới nội
dung và giáo viên dạy
- Thể hiện tính thích ứng của những gì giáo viên đang dạy đối với thế giới hiện
thực như đem tới những vật thật, cho xem video về ứng dụng, đi tham quan, những
tình huống thực tế, những thông tin đã phát trên đài, tivi,..
- Tận dụng khả năng sáng tạo và tự biểu đạt của học sinh
- Đảm bảo cho học sinh chủ động
- Thường xuyên thay đổi hoạt động của học sinh


- Tận dụng những điều ngạc nhiên và các hoạt động mới lạ
- Sử dụng thi đua và thách thức giữa các tổ

- Làm cho việc học thích ứng trực tiếp với cuộc sống của học sinh
- Tạo mối quan tâm của con người đối với chủ đề.
II. XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT
Môi trường học tập thuận lợi của học sinh chứa đựng một bầu không khí học
tập tích cục. Bầu không khí học tập thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các
thành viên của lớp học như giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh. Hệ quả của
những mối quan hệ này thể hiện tập trung ở sự hài lòng hay không hài lòng, sự gắn
bó hay không gắn bó với các nhiệm vụ học tập của học sinh. Xây dựng bầu không
khí học tập cho học sinh là một trong những nhiệm vụ đảm bảo cho hoạt động dạy
học diễn ra một cách tốt đẹp mà người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, khi người
giáo viên tổ chức tốt các mối quan hệ trong lớp học (cơ bản là quan hệ giáo viênhọc sinh).
Việc xây dựng bầu không khí học tập của người giáo viên phải được đảm
bảo trên cơ sở quan hệ thầy- trò tốt và giáo viên quản lí tốt lớp học của mình.
1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò
a. Quan hệ và uy quyền chính thức
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cần có thời gian để hình thành và thường
trải qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, bạn đạt được một vị trí quyền lực
chỉ đơn thuần vì bạn là giáo viên.
- Khi bắt đầu dạy một lớp học mới, giáo viên phải đòi hỏi học sinh thừa nhận “uy
quyền chính thức của mình". Giáo viên phải truyền đạt thông điệp rằng uy quyền
của họ là hợp pháp và uy quyền đó là để tối đa hoá việc học tập. Họ phải tỏ ra tự
tin về khả năng thực thi uy quyền này.
b. Mối quan hệ và quyền uy cá nhân
- Giai đoạn hai trong việc phát triển mối quan hệ thầy trò là sự chuyển dần từ uy
quyền chính thức tới uy quyền cá nhân của giáo viên. Một giáo viên sử dụng uy
quyền chính thức một cách công bằng và hiệu quả, thể hiện một số kĩ năng trong
giảng dạy và cho thấy rằng họ trân trọng học sinh và nỗ lực học tập của các em, sẽ
dành được sự tôn trọng của học sinh.
2. Quản lí lớp học
a. Các quy tắc và chế độ quản lí

- Các quy tắc và chế độ của bạn cần có thời gian để được thiết lập và phải dựa trên
cơ sở giáo dục, an toàn và đạo đức chứ không phải cơ sở đặc tính cá nhân.
b. Trước khi học sinh đến lớp
- Hãy đến lớp trước học sinh và đảm bảo rằng bạn đã có đủ mọi thứ bạn cần
- Khi học sinh đến, bạn có thể chào đón các em từ cửa lớp học và theo dõi các em
vào chỗ ngồi.
c. Giữ trật tự
- Khi vào một lớp học mới, việc bạn tỏ ra hơi thái quá về việc lập và giữ trật tự là
cần thiết. Thời gian dành cho công việc này vào thời điểm này là một sự đầu tư
tuyệt vời. Nếu bạn không thiết lập được trật tự ngay trong giờ học đầu tiên thì có
thể bạn sẽ không bao giờ lập được nữa; và thậm chí nếu học sinh có thể nghe được


lời giảng của bạn trong những bài học tiếp theo, các em cũng sẽ không lắng nghe.
d. Mở đầu giờ học
- Năm phút đầu tiên của bất cứ giờ học nào cũng rất quan trọng trong việc tạo
dựng một không khí cho cả giờ học. Nếu bạn muốn làm cho lớp học đang buồn
ngủ trở nên sống động, hãy bắt đầu bằng một tiếng động mạnh. Nếu bạn muốn làm
một nhóm học sinh đang ồn ào trở nên yên lặng, hãy bắt đầu một cách nhỏ nhẹ.
e. Ra chi thị
- Việc đầu tiên là thiết lập trật tự và đảm bảo rằng cả lớp đang nhìn về phía trước.
Hãy nói một cách ngắn gọn, rõ ràng và tích cực. Giọng nói phải mạnh mẽ, tự tin
và thoải mái. Nếu bạn yêu cầu lớp học thay đổi chỗ ngồi, hãy yêu cầu học sinh
ngồi yên ở vị trí cho đến khi bạn nói xong những chỉ thị của mình. Khi bạn đã chỉ
thị xong, hãy tóm tắt lại.
f. Ứng phó với những hành vi sai phạm
- Công việc không thích hợp. Giáo viên cần xem xét lại xem đâu là nguyên nhân
dẫn đến những hành vi sai trái của học sinh
- Học sinh thử giáo viên. Hãy nghiêm khắc nhưng công bằng, và đừng bao giờ tỏ
ra bối rối ngay cả khi giận dữ.

- Tìm cách tạo sự chú ý. Giáo viên chấp nhận nhu cầu được chú ý, song khuyến
khích học sinh giành được sự chú ý bằng những cách “hợp pháp": Hãy dành nhiều
chú ý cho các hoạt động liên quan đến học tập, và càng ít chú ý đến các hành vi
phá nổi nhằm gây sự chú ý càng tốt.
- Giáo viên sử dụng quyền uy không chính thức của mình một cách không hiệu
quả : nghiêm khắc trong việc áp dụng nhất quán nội quy cửa lớp và dứt khoát
không thể hiện sự lo lắng thái quá, và cũng nên tâm sự với ai đó về việc bạn gặp
khỏó khăn để nhờ giúp đỡ và có lời khuyên.
- Stress của học sinh. Giáo viên cần hiểu nguyên nhân gây ra những khó khăn về
hành vi của chúng. Có thể nói chuyện tay đôi và quan trọng nhất - lắng nghe.
- Có vi phạm kỉ luật nhưng không có tội phạm:
+ Đừng kết tội ai trừ phi bạn nắm chác thông tin về người gây ra lỗi.
+ Hãy làm cho cả lớp trật tụ rồi hỏi ai đã gây ra lỗi. Khi không có ai thừa nhận
hành vi sai trái, hãy cố gắng tận dụng điểu này theo cách có lợi cho bạn
+ Nếu vẫn không ai nhận thì tiếp tục và quên chuyện đó đi thường là tốt hơn; bạn
không thể làm được gì khi không có bằng chứng chắc chắn. Song hãy đề cao cảnh
giác- bạn không thể để việc đó tái diễn ngay lập tức.
III. DẠY HỌC TÍCH HỢP
- Mục tiêu: Tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp với chủ thể, nhằm hình thành
các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và cá thể, khả
năng hành động. LLDH chú trọng phát triển năng lực tự chủ, khả năng giao tiếp.
- Nội dung: Tri thức không khép kín, phụ thuộc vào cá nhân và môi trường xã hội
trong học tập. Mục đích là làm người học suy nghĩ và hành động như nhà chuyên
môn. Tri thức được cấu tạo từ các tình huống học tập phức hợp, tri thức lí thuyết
gắn với thực tiễn và kinh nghiệm.
- Phương pháp: Giờ học là sự phối hợp hành động của người dạy và học trong
việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Dạy học theo hướng giải quyết vấn đề,


định hướng hành động chiếm ưu thế.

- Người học: Có vai trò tích cực và tự điều khiển
- Người dạy: đưa ra các tình huống có vấn đề và chỉ dẫn các “công cụ’’ để giải
quyết vấn đề. Giáo viên là người tư vấn và cùng tổ chức quá trình học tập
- Quá trình học: Học là quá trình kiến tạo tích cực. Quá trình học được tiến hành
trong các chủ đề phức hợp và theo tình huổng. Kết quả học tập là quá trình kiến
tạo phụ thuộc vào cá nhân và tình huổng cụ thể, không nhìn thấy trước
- Quá trình dạy: Việc dạy được tiến hành với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ và tư vấn cho
người học. Lặp lại các phương pháp dạy đã sử dụng bị hạn chế.
- Đánh giá: Quá trình học là đối tượng đánh giá nhiều hơn là kết quả học tập. Học
sinh cần được tham gia vào quá trình đánh giá. Chú trọng việc ứng dụng tri thức
trong các tình huống hoạt động.
B. KẾT LUẬN
Tóm lại, môi trường nhà trường, nơi mỗi học sinh được bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết để họ hoàn thiện bản
thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Môi trường học tập nhà trường có ảnh
hưởng rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh cũng như ảnh
hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Do vậy,để nâng cao hiệu quả dạy và
học mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng cô gắng, nỗ lực xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực. Mặc dù việc giảng dạy và giáo dục học sinh còn
nhiều khó khăn nhưng tôi tin rằng mỗi giáo viên chúng ta sẽ luôn cố gắng để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao với sự tận tâm để mình để đưa giáo dục nước nhà
ngày càng phát triển.


MODULE : THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH THPT
Trong quá trình giảng dạy chuyên môn ngoài năng lực về chuyên môn, trau
dồi chuyên môn, người giáo viên còn không ngừng chuyên tâm mỗi ngày tìm hiểu,
nghiên cứu, và luôn luôn tự đặt câu hỏi cho mình rằng: làm thế nào để học sinh
của mình được tốt hơn,nâng cao nhận thức về cuộc sống?
Là một người giáo viên- tôi nhận thấy, trong những năm vừa qua, việc mở

cửa, hội nhâp trên nhiều phương diện của đất nước ta đã đem lại những thành tựu
to lớn trong mọi mặt của sự phát triển kinh tế- xã hội. Mọi người dân và đặc biệt là
trẻ em ngày càng có nhiều cơ hội trong việc học tập và phát triển năng lực của
mình. Tuy nhiên chính sự phát triển mạnh mẽ ấy cũng đã đem đến cho trẻ em
nhiều thách thức mới. Nội dung dạy học và giáo dục của nhà trường có nhiều bất
cập, đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng nhận thức và thể chất
của các em; cha mẹ ngày càng bận rộn hơn nên không có nhiều thời gian giành
cho con cái, thậm chí có một số phụ huynh, do quá chạy theo những giá trị vật chất
đã không còn tôn trọng những chuẩn mục đạo đức, pháp luật. Chính vì vậy, ngày
càng có nhiều học sinh gặp phải khó khăn trong học tập, trong việc định hướng
những giá trị của cuộc sống cũng như tương lai của bản thân
Và một trong những khó khăn đó là tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho các
em về sự phát triển của tâm lí,sinh lí trong độ tuổi thành niên để các em hình thành
nên nhân cách sống cho bản thân mình.Hiểu đươc vấn đề này, tôi luôn nhận thức
được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho
học sinh. Qua quá trình nghiên cứu, học tập và bồi dưỡng thường xuyên về “
Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông” tôi đã nhận thức
được những kiến thức cơ bản sau để giáo dục học sinh.


A. Nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của học sinh THPT và chức năng
tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo viên trong trường học.
I. Xác định nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của học sinh THPT.
- Môi trường sống có ảnh huớng lất lớn đến sự hình thành, phát triển tâm lí trẻ em.
- Thời thanh niên là giai đoạn phát triển đánh dấu sự chuyển tiếp giữa thế giới trẻ
em và thế giới người lớn. Đây là giai đoạn mà kinh nghiệm và suy nghĩ trẻ thu
thập trong thời thơ ấu sẽ đuợc đánh giá lại và sắp xếp một cách có hệ thống, chuẩn
bị cho vị thế mới của cá nhân trong đời sống xã hội.
+ Thời kì thanh niên như một thời kì chuyển tiếp vai trò
Thời thanh niên như một thời kì chuyển tiếp vai trò ngày càng tăng, dẫn đến sự

thay đổi nhân cách. Những chuyển tiếp chẳng hạn như từ trường học
đến nơi làm việc, thanh niên phải tập quen nhiều hành vi vai trò
khác biệt nhau. Vai trò của trẻ trong gia đình vào lúc này cũng bị xoá bỏ, một tập
hợp các mong đợi khác nhau thay thế - thanh thiếu niên đuợc cho rằng trong bối
cảnh gia đình phải hành động khác với lúc 10 tuổi. Đồng thời những tương tác với
bạn đồng tuổi cũng thay đổi, bao gồm những loại mong đợi hoàn toàn khác nhau
và những hành vi xã hội khác nhau so với mong đợi và hành vi thời thơ ấu.
+ Thời thanh niên như một giai đoạn phát triển
Trong xã hội ngày nay do hoạt động lao động và hoạt động xã hội trở nên phức
tạp, thời kì chuẩn bị, tức là thời kì con người không làm việc mà chủ yếu là học
tập, được kéo dài một cách đáng kể. Thời gian học tập và rèn luyện cần thiết về
mặt xã hội càng được kéo dài thì sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến
muộn.
II.Xác định vai trò và chức năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của người giáo
viên đối với học sinh trong trường trung học phổ thông.
- Thầy cô giáo chính là lực luợng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực
chất luợng cao cho xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành
đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo
chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình
hoạt động nghề nghiệp của mình.
- Chức năng:
+ Giảng dạy
+ Giáo dục
+ Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn
B. Quan niệm về tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT.
I. Tìm hiểu các khái niệm và cơ sở khoa học của hoạt động tham vấn, tư vấn và
hướng dẫn cho học sinh trung học phổ thông.
1. Khái quát chung về hướng dẫn tư vấn và tham vấn
- Khái niệm tham vấn, tư vấn và hướng dẫn
+ Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: Tư vấn được xem là quá trình mà một cá

nhân dựa trên sự hiểu biết của mình về một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng


dẫn, chỉ bảo, lời khuyên.
+ Hiệp hội Tham vấn Hoa Kì (ACA) định nghĩa: Tham vấn tâm lí là việc “áp dụng
các nguyên tắc về súc khỏe tâm thần, tâm lí học và sự phát triển con người, thông
qua các chiến lược can thiệp nhận thức, cảm xúc, hành vi hoặc hệ thống liên quan
đến các vấn đề như tình trạng khỏe mạnh, phát triển nhân cách, phát triển nghề
nghiệp cũng như tâm bệnh lí".
+ Tư vấn: Hiểu một cách đơn giản thi tư vấn là quá trình một chuyên viên có kinh
nghiệm chuyên môn đặc biệt nào đó chia sẻ với người nhận những kinh nghiệm
đó.
+ Hướng dẫn: Theo Từ điển Tiếng Việt, hướng dẫn (Guidance) đuợc hiểu là “Chỉ
bảo, dẫn dắt để biết cách thức làm".
2. Các lí thuyết tâm lí học là cơ sở cho hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng
dẫn
- Lí thuyết phát triển tâm lí xã hội của Ericson
- Lí thuyết nhu cầu của Maslow
- Thuyết nhân cách theo s. Freud
II. Tìm hiểu các nguyên tắc của hoạt động tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học
sinh trung học phổ thông
1.Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp được xây dựng nhằm
- Bảo vệ thân chủ vì hướng dẫn, tham vấn và tư vấn là sự giúp đỡ thân chủ, nếu
không tuân theo nguyên tấc, nhà tham vấn - nhà tâm lí học đường có thể làm cho
thân chủ bị thiệt hại.
- Cung cấp sự hướng dẫn về đạo đức để hỗ trợ những hội viên trong việc xây dựng
một tiến trình hành động chuyên nghiệp với mục đích phục vụ tốt nhất cho những
người sử dụng dịch vụ để nâng lên mức cao nhất những giá trị, vị thế cửa các tổ
chức và nghề trợ giúp chuyên nghiệp.
- Các nguyên tắc đạo đức là yếu tố để phân biệt hướng dẫn, tham vấn và tư vấn

như một nghề, nó khác với việc cho lời khuyên thông thường hoặc là cuộc nói
chuyện thân mật giữa hai người. Vì vậy, nó là một phuơng tiện truyền bá sự
chuyên nghiệp hoá và những dấu hiệu trưởng thành của nghề nghiệp.
- Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ hướng dẫn, tham vấn và tư vấn, nếu các
nhà tham vấn- tâm lí học đường tuân theo các nguyên tắc thì sẽ xây dựng và duy
trì niềm tin cửa thân chủ với nhà tham vấn.
- Tạo ra một môi trường pháp lí để có thể quyết định những tình thế đạo đức và
chuyên môn khó khăn, nhạy cảm
- Cung cấp một phương tiện pháp lí nhằm bảo vệ người làm hướng dẫn, tham vấn,
tư vấn trong trường hợp bị khiếu nại đồng thời là cơ sở để xem xét, xử lí những
người làm tham vấn vi phạm những điều không được làm.
2.Các nguyên tắc trong hoạt động tham vấn
-

Giữ bí mật
Tôn trọng thân chủ


Thân chủ là trọng tâm
Chấp nhận thân chủ
3.Các nguyên tắc trong hoạt động tư vấn
- Nguyên tắc tôn trọng khách hàng, thân chủ
- Nguyên tắc bảo vệ phúc lợi của thân chủ
- Nguyên tắc bảo mật trong tư vấn
4. Các nguyên tắc trong hoạt động hướng dẫn
-

- Nguyên tắc tôn trọng khách hàng/người được hướng dẫn
- Nguyên tắc đảm bảo tính chính sác, khách quan, trung thực của việc cung cấp
thông tin

- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hoạt động của học sinh
- Nguyên tắc tất cả vì lợi ích của thân chủ, khách hàng (xuất phát từ nhu cầu, sự
phát triển của khách hàng)
C. Các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn,hướng dẫn cho học sinh THPT.
I. Xác định những khó khăn đặc trưng của lứa tuổi học sinh THPT.
1.Hoạt động học tập
- Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinh khác nhiều so
với hoạt động học tập của thiếu niên.
- Phuơng pháp giảng dạy của giáo viên cũng thay đổi. Chính sự thay đổi đó đòi
hỏi học sinh phải có tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao đồng thời cần có
sự phát triển cura tư duy lí luận. Đặc biệt đến giai đoạn THPT, khi việc học tập
gắn kết mật thiết với lĩnh vục nghề nghiệp tương lai, các em cần có thái độ nghiêm
túc và có ý thức hơn nhiều với việc học tập và chuẩn bị cho nghề nghiệp.
- Do tính phức tạp của hoạt động học tập cũng như những yêu cầu ngày càng cao
của gia đình và xã hội, nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực trong
học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và cuộc sống.
2. Hình ảnh bản thân
- Thanh niên học sinh có thể nhìn nhận và đánh giá bản thân trong nhiều lĩnh vực,
trong các mối quan hệ khác nhau, thể hiện qua những niềm tin, thế mạnh hay hạn
chế, những điều khiến bản thân tự hào hay thất vọng...
- Thường xuyên phải đổi mặt với những thay đổi về cơ thể và tâm lí, chịu nhiều áp
lực từ bạn bè và xã hội, lứa tuổi này cũng trải nghiệm nhiều cảm xúc tiêu cực như
căng thẳng, giận dữ, lo lắng, thậm chí dẫn đến trầm cảm... Những cảm xúc này
thường kéo theo những suy nghĩ, cám xúc và hành vi tiêu cực đối với các em.
- Học sinh THPT ở vào giai đoạn giữa của thời kì chuyển giao từ trẻ con sang
người lớn. Các em có sự tăng vọt về chiều cao, trọng luơng, hệ cơ và xương phát
triển mạnh mẽ, cùng với sụ phát triển của những đặc trưng giới tính.
- Thanh niên học sinh không chỉ nhận thấy những thay đổi về cơ thể mà còn so
sánh chúng với những tiêu chuẩn văn hoá - xã hội để đánh giá chính sự hấp dẫn về
mặt cơ thể của bản thân. Nếu các em nhận thấy vẻ đẹp và nét hấp dẫn của bản thân

mình sẽ nảy sinh những cảm xúc tự tin, yêu đời và ngược lai, những khiếm khuyết
hạn chế về cơ thể dẫn đến tâm trạng bi quan, nhút nhát, thiếu tự tin về bản thân.


3. Giao tiếp với bạn
- Khát vọng trở thành người lớn, độc lập với bố mẹ và khẳng định mình
trong nhóm bạn là đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này. Các em khao khát khẳng
định mình trong nhóm bạn, muốn đuợc bạn bè chấp nhận và yêu quý và khi bị bạn
bè từ chối, tẩy chay các em thường rơi vào trạng thái cô đơn, lo hãi và những cảm
xúc tiêu cực khác về bản thân.
4. Sự phát triển thể chất tâm lí và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Đây là giai đoạn của tuổi dậy thì với những biến đổi mạnh mẽ về tâm - sinh lí
đến mức nhiều người coi đây như là một giai đoạn “khủng hoảng" thứ hai trong
tiến trình phát triển của trẻ.
- Ở một số em đã xuất hiện nhu cầu tình dục và có hoạt động tình dục nhằm thoả
mãn nhu cầu này.
- Một loại tình cảm đặc biệt xuất hiện ở lứa tuổi này đó là tình yêu nam nữ. - Giai
đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện văn hoá,
giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội
5. Nghê nghiệp
- Chọn nghề có tính hướng nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của thanh
niên học sinh.
- Yếu tố giáo dục nhà truờng: Trong nhà trường phổ thông, hoạt động giáo dục
hướng nghiệp đã có những tác động tốt đến quá trình hướng nghiệp của học sinh...
- Yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hướng nghiệp chọn nghề của
học sinh. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, sự chuyển
dịch về cơ cấu kinh tế vùng miền đã làm thay đổi, thậm chí đảo lộn những giá trị
nghề nghiệp truyền thống trong xã hội. Tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế
dẫn đến việc nhu cầu tuyển dụng của một số ngành nghề liên tục thay đổi, làm gia
tăng hiện tương thất nghiệp hoặc làm việc khủng đúng nghề được đào tạo, vấn đề

tiêu cực trong tuyển dụng... là những khó khăn lớn mà học sinh THPT phải đối
mặt khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời.
II. Tìm hiểu và phân tích nội dung các lĩnh vực cần tham vấn, tư vấn, hướng dẫn
cơ bản cho học sinh trung học phổ thông.
1.Tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học tập
- Khám phá và quản lí cảm xúc trong học tập
+ Giúp các em thực hiện những bài tập thư giãn để cải thiện tình trạng sức khỏe
khi học. Việc đầu tiên là giúp các em nhận ra các dấu hiệu của stress: những bất
bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội.
+ Cách đối phó: tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng hoảng bằng việc nghỉ ngơi
thư giãn, tụ thường cho mình một thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.
+ Giáo viên hướng dẫn để Học sinh có một bài kiểm tra tốt
2. Tư vấn chăm sóc sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT
- Với một cơ thể đang ở thời kì hoàn chỉnh về sự phát triển thể chất, việc đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng cho học sinh THPT là rất cần thiết. Đối với các em gái khi
hành kinh thường mất máu, do đó cần thường xuyên ăn các thực phẩm có nhiều


sắt. Cần làm cho các em hiểu cơ thể đang trong thời kì phát triển nếu không ăn đủ
chất dinh dưỡng cơ thể sẽ không lớn đuợc
- Khi dậy thì, các tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, chất tiết ra thay đổi khiến
cơ thể thanh niên xuất hiện mùi lạ, rõ nhất là mùi ở nách và cơ quan sinh dục.
Cách xử lí tốt nhất là mặc vải coton thoáng mát và giữ vệ sinh
- Trứng cá
+ Ăn nhiều rau quả và thức ăn nhiều chất xơ giúp bài tiết dễ dàng, rửa mặt sạch
sẽ, nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông
+ Tốt nhất là không nên nặn trứng cá, vì có thể khiến trứng cá lan ra.
- Ở tuổi này các em trai cũng đã có râu, trước khi cạo râu cần thấm ướt cho mềm
sợi râu và dễ cạo.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục

+Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ
- Tư vấn cho các em gái quan tâm đến ngày có kinh nguyệt
- Tư vấn cho các em nam một số vấn đề cần quan tâm
ở tuổi dậy thì như: Mộng tinh và di tinh, nhiễm trùng
đường sinh dục,...
3. Tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT
* Tình bạn: Trong quan hệ bạn bè, mọi người đều tìm thấy ở bạn mình cái tôi thứ
hai ít nhiều có tính chất lí tưởng; mỗi người có thể tự bộc lộ, tự khám phá, tự kiểm
tra và đánh giá bản thân bằng cách so sánh mình với những người bạn khác; đồng
thời có thể căn cứ vào sự đánh giá của bạn bè về mình mà tự hoàn thiện nhân cách
của mình. Bạn bè cũng có thể gây ra những áp lực. Khi đứng trước những đề nghị
hoặc ép buộc của bạn bè, các em cần phân tích xem những điểm lợi và bất lợi của
việc làm đó để có quyết định phù hợp. Các em cũng cần có kĩ năng thương luợng
để có thể tránh được việc phải nghe theo bạn nhưng cũng không làm bạn mất
lòng, cần tỉnh táo để nhận ra những dấu hiệu của một tình bạn tốt và những dấu
hiệu không tốt trong quan hệ bạn bè.
Một người bạn tốt là: Có thể nói chuyện, vui chơi, chia sẻ những suy nghĩ thầm
kín vui buồn. Chấp nhận mình một cách vô điều kiện: hoàn cảnh, ngoại hình,
không phê phán đánh giá đến mức tổn thương cho người khác, biết đặt mình vào
vị trí của người khác, chấp nhận những điểm khác biệt, nhận ra và khuyến khích
những điểm tốt đẹp của bạn...
Những dấu hiệu không tốt trong quan hệ bạn bè
- Ghen ghét, đố kị nói xấu.
- Thiếu sự chân thành, thiếu bình đẳng.
- Bè phái, bao che khuyết điểm.
Tụ tập làm những việc không tốt
* Tinh yêu: Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, thúc đẩy hai người bạn khác
giới đi đến hoà nhập với nhau về tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời.
Đặc điểm của tình yêu
Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai người bạn khác giới, biểu hiện sự nhớ nhung



da diết khi thiếu vắng nhau.
Nếu tình cảm phát triển theo chiều hướng thuận lợi thì cường độ của nỗi
nhớ nhung tăng dần, sự trống vắng sẽ trở thành nỗi dằn vặt, khắc khoải.
Sự quan tâm sâu sắc và thái độ trách nhiệm trong tình yêu sẽ giúp hai người
trở nên tốt hơn.
Khi yêu phải chung thủy, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, sự giả dối, nghi ngờ,
dằn vặt, khinh miệt là những công cụ giết chết tình yêu.
Tình yêu là thứ duy nhất không thể chia sẻ
Tình yêu phát triển cao độ thường nảy sinh nguyện vọng muốn hoà nhập
vào nhau trọn vẹn
Vai trò của tình yêu
Tình yêu mang lại hạnh phúc to lớn cho con người.
Tình yêu tạo cho con người sức mạnh thần kì.
Tình yêu là biểu hiện cao nhất của tình người, là biểu hiện giá trị của văn
hoá, tính nhân văn của thời đại.
Tình yêu là cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Tình yêu lành mạnh
Tôn trọng người mình yêu.
Tôn trọng bản thân.
Chia sẻ.
Luôn đem lại hạnh phúc cho nhau.
Chung thuỷ.
-

-

* Tình dục
Tinh dục là một nhu cầu tụ nhiên của con người bắt đầu ở tuổi dậy thì và là

một phần bản năng duy trì nòi giống.
Ở tuổi dậy thì, sự phát dục không chỉ kích thích các bạn trẻ quan tâm đến
bạn khác giới mà làm cho môi bạn luôn sống trong sự khát khao, mong đợi
muốn biết những điều mới lạ, kì diệu của người bạn khác giới.
Tinh dục là một hoạt động sống mạnh mẽ, đam mê, đem lại những khoái
cảm mạnh mẽ nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống.
* Tình dục có quan hệ mật thiết với tình yêu
Tình dục là biểu hiện cụ thể, mãnh liệt của sự hoà nhâp, không thể thiếu
được trong một tình yêu trọn vẹn.
Quan hệ tình dục và tình yêu là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời
nhau.
* Sự khác biệt về tình dục của các em nam và các em nữ
Các em nam: Nhu cầu tình dục mạnh hơn, cầp bách hơn, thường muốn được
thoả mãn ngay để thoát khỏi trạng thái căng thẳng. Khi có điều kiện nảy sinh
ham muốn tình dục, các em thường ít kiềm chế được bản thân và không đủ bình
tĩnh, ý thức trách nhiêm trong hành động tình dục.
Các em nữ: Nhu cầu tình dục thoạt đầu ít cấp bách và nảy sinh chậm hơn.


Nữ thường thích vuốt ve, âu yếm. Tuy nhiên, nhu cầu tình dục ở nữ bền bỉ hơn
và không kém phần nồng nhiệt, sâu sắc.
Các em nữ thường bị động trong quan hệ tình dục và phải chịu hậu quả trực
tiếp nặng nề.
Đối với các em nữ, coi trinh tiết là chuẩn mực đạo đức. Đối với các em
nam, quan niệm ấy đã cò nhiều nới lỏng, ít chịu sức ép của xã hội.
* Cần làm gì để chủ động không quan hệ tình dục trước hôn nhân
Hãy thành thực và chân thành với bản thân. Nếu không muốn quan hệ tình
dục thì không để người yêu lung lay sự kiên định của mình.
- Yêu nhau thường có lúc ở riêng bên nhau để tâm tình, âu yếm... lúc ấy dễ bị kích
thích nên cần phải ý thức đuợc vấn đề đó để tránh ngay từ đầu đừng để “tiến thoái

lưỡng nan".
- Không nên dẫn nhau vào những nơi vắng người, không nên đến nhà nhau khi
không có ai khác ờ nhà.
- Cần dùng lai các cử chỉ âu yếm khi nó trở nên quá sâu sắc và em nên trao đổi
thẳng thắn với người yêu về những suy nghĩ và tình dục lành mạnh.
- Không nên chỉ cỏ hai người ngồi xem phim, đọc truyện có tính chất kich dục.
- Các em gái tránh ân mặc hờ hang, khêu gợi hoặc cỏ củ chỉ suồng sã.
- Các em trai không nén dùng các chất kích thích như rượu, bia.
*Những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên
- Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nếu để sinh thì nguy cơ tử vong mẹ cao hơn
so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trường thành. Con của các bà mẹ vị thành niên
thường có tỉ lệ nhe cân, bệnh tật và tử vong cao
- Về mặt kinh t ế- x ã hội: khi có thai, vị thành niên phải gián đoạn việc học hành,
khó khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm, dẫn các em vào con đường bế
tắc. Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh hưởng đến
tương lai của các em. Tỉ lệ li dị cao, dễ bị phân biệt đối xử. Làm mẹ sớm dễ bị
căng thẳng và khủng hoảng tâm lí.
- Nếu phá thai cũng sẽ có nhiều nguy cơ như việc nhận biết các dấu hiệu thai
nghén chậm nên không tìm đến cơ sở y tế sớm dẫn đến phá thai to; do mặc cảm,
xấu hổ nên vị thành niên thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn; do cơ
thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lí lại lo sợ nên thủ thuật phá thai ở vị thành
niên thường xảy ra nhiều tai biến hơn ở người trưởng thành. Quan trọng hơn cả là
những ảnh hưởng tâm lí sau phá thai ở tuổi vị thành niên có thể rất nặng nề và kéo
dài.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×