Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu đặc trưng của dòng thải và đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp nam cấm, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.48 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG THẢI VÀ ĐỀ XUẤT
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP NAM CẤM, HUYỆN NGHI LỘC,

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG THẢI VÀ ĐỀ XUẤT
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP NAM CẤM, HUYỆN NGHI LỘC,TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:


60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đồng Kim Loan

Hà Nội - 2014


MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành
và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang
và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế quốc dân.
Theo thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, tính đến tháng
10/2014, trên cả nước đã có 209 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích trên
47.300 hécta. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng
1,6 triệu USD/ha/năm, tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu
lao động gián tiếp [29]. Phát triển khu công nghiệp với mục tiêu tập trung các cơ sở sản
xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn
phát thải vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn
thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển khu công nghiệp đã bộc lộ một
số khuyết điểm trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường.
Tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là nguồn nước) tại các khu công nghiệp là do
việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở nước ta chưa hợp lý, cũng như thiếu các
nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thêm vào đó, trong quá trình hoạt
động, nhiều khu công nghiệp còn thay đổi quy hoạch ngành nghề so với quyết định phê
duyệt đầu tư, nên thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung ban đầu không đáp ứng yêu
cầu thực tiễn [29]. Theo thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các khu công nghiệp
nước ta thải ra khoảng tám nghìn tấn chất thải rắn, tương đương khoảng ba triệu tấn một
năm [26].
Khu công ngiệp Nam Cấm được thành lập theo Quyết định số 3759/QĐ.UB-CN

ngày 03/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An [22] và được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt
quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2555/QĐ.UB-CN ngày 12/7/2004. Nằm hai bên


Quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, đường tỉnh lộ Nam Cấm nối Quốc
lộ 1A với cảng biển Cửa Lò. Cách thành phố Vinh 18km về phía Bắc, cách sân bay Vinh
12km, cách ga Vinh 17 km và ga Quán Hành 2km, cách cảng biển Cửa Lò 8 km. Khu
công nghiệp Nam Cấm có diện tích quy hoạch 327,83 ha bao gồm 3 tiểu khu A, B, C, là
khu công nghiệp tổng hợp với các ngành chủ yếu: chế biến nông – lâm – thủy sản, rượu,
bia, nước giải khát, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, lắp ráp máy, dệt
may, nhựa, hàng tiêu dùng, dụng cụ thể thao, thiết bị văn phòng phẩm [21]. Sau hơn 10
năm xây dựng, Khu công nghiệp Nam Cấm đã thu hút 18 doanh nghiệp vào hoạt động.
Mặc dù, được xem là khu công nghiệp mới, được đầu tư công nghệ hiện đại trong sản
xuất. Tuy nhiên, đến nay khu công nghiệp này vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
người dân. Hàng ngày, hàng ngàn hộ dân sống xung quanh khu công nghiệp phải chấp
nhận sống chung với nguồn nước thải chưa qua xử lý đổ ra từ các nhà máy. Vì vậy, đòi
hỏi phải có những biện pháp thiết thực trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm để bảo vệ
môi trường.
Từ những thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc trưng của dòng
thải và đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nam
Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” với mục tiêu hiểu rõ tính chất lý hóa của dòng
thải lỏng, ước tính được lượng thải để có thể đề xuất được một quy trình xử lý nước thải
phù hợp cho khu công nghiệp Nam Cấm.
Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu đặc trưng nước thải và ước tính lượng thải tại khu công nghiệp Nam
Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm tại Khu
công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Giới hạn của đề tài



Các vấn đề liên quan đến chất lượng nước thải của Khu công nghiệp Nam Cấm,
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khu công nghiệp (KCN)
1.1.1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp
a) Khái niệm
Khu công nghiệp (KCN) là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định.
Nói cách khác có thể hiểu KCN là một quần thể các xí nghiệp công nghiệp xây
dựng trên một vùng thuận lợi về các yếu tố địa lý tự nhiên, kết cấu hạ tầng, xã hội....để
thu hút vốn đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sản
xuấtt công nghiệp và kinh doanh [16, 31].
b) Đặc điểm của KCN
Về mặt pháp lý: KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động
trong KCN chịu sự điều chỉnh pháp luật của nước sở tại như luật đầu tư nước ngoài, luật
lao động, quy chế khu công nghiệp...
Về mặt kinh tế: KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn
lực của nước sở tại, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu địa lý xác
định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, những ngành mà nước sở tại ưu
tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có ưu đãi về tài chính, an
ninh, an toàn xã hội tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh hàng hóa hơn các
khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu


tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao
công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường [17].

c) Nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển KCN [3, 5, 8, 19, 28]
Vị trí địa lý: Trong 10 yếu tố thành công của KCN do Hiệp hội KCN thế giới đã
tổng kết, có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là: Gần
các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển. Có nguồn cung cấp
nguyên liệu và lao động.
Rõ ràng việc xây dựng các KCN ở các khu vực này sẽ tận dụng được đầu vào có
sẵn, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện KCN thành
công.
Vị trí kinh tế xã hội: Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm
chính trị. Do đó sẽ tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao
động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy, hiện nay các KCN chủ yếu tập trung ở
các thành phố lớn để tận dụng điều kiện sẵn có, giảm rủi ro và tạo sức hấp dẫn cho các
nhà đầu tư.
Kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư vào KCN.
Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các nhà đầu tư
sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tấng. Kết cấu hạ tầng: điện, nước, công tình công
cộng khác như đường xá, cầu cống... tác động trực tiếp đến giá thuế đất, ảnh hưởng đến
tâm lý đầu tư.
Thị trường: Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận
dụng thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ
đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với thị
trường rộng lớn. Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong
quá trình lập dự án nghiên cứu khả thi.


Vốn đầu tư nước ngoài: Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng
thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi
trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư.
Yếu tố chính trị: Quan hệ chính trị tốt đẹp là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở: Việc dành cho các nước

kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là vốn ODA, các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi. Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu,
sản phẩm, thiết bị công nghệ. Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho
phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia.
d) Sự phân bố của KCN phải đảm bảo những điều kiện sau
- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi có hiệu quả, có đất để mở rộng và
nếu có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp phải
phù hợp với công nghệ chính gắn kết với kết cấu hạ tầng.
- Thủ tục đơn giản nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư, quản lý và điều hành nhanh
nhạy, ít đầu mối.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi,
có cự ly vận tải thích hợp.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả số lượng và chất lượng với chi phí tiền
lương thích hợp.
1.1.2. Lịch sử và xu hướng phát triển KCN trên thế giới và Việt Nam
a) Trên thế giới [5, 8, 24, 27]
Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình KCN để tập
trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực. KCN đầu tiên trên thế
giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester (Anh) với tư


cách là một doanh nghiệp tư nhân. Sau đó vào năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở
thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do điều kiện địa lý, môi trường và một số yếu tố khách
quan cho thấy lợi thế giữa KCN tập trung và KCN riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể
nên số lượng KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú trọng, cho đến
những năm 1950 - 1960. Do điều kiện công nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện
môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội đã có sự bùng nổ về phát triển các vùng công
nghiệp và KCN tập trung.

Đối với những nước đang phát triển đầu tiên đã sử dụng hệ thống KCN là Pucto Rico.
Trong những năm từ 1947-1963, Chính phủ Pucto Rico đã xây dựng 480 nhà máy để cho
các doanh nghiêp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thu hút các công ty chế biến của
Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung trong hơn 30 KCN. KCN đầu tiên ở các nước châu Á
được khai sinh ở Singapore vào năm 1951, đến năm 1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập
KCN cho đến giữa thập kỷ 90 đã có 139 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ 1955 đến
năm 1979 đã có 705 khu công nghiệp.
Bên cạnh những mặt tích cực trong phát triển các KCN là những thách thức về môi
trường đi kèm, đòi hỏi cần phải có bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ
đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN). Với
quan điểm hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ
thống liên quan giống như hệ sinh thái, STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải”
trong sản xuất công nghiệp và mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt
động công nghiệp và cải thiện môi trường như: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên
không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên
của khu vực… Nói cách khác, khu công nghiệp sinh thái là KCN mà ở đó nhiều nhà máy
hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng
sinh giữa các nhà máy với nhau và môi trường.


KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng
dụng những nghiên cứu của STHCN vào việc phát triển một hệ thống cộng sinh công
nghiệp thông qua sự trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty. Trong vòng
15 năm từ 1982-1997, lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu,
30.000 tấn than, 600.000m3 nước, và giảm 130.000 tấn các-bon dioxide thải ra. Mô hình
hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các
KCNST trên thế giới. Nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển KCNST
Kalundborg là sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện trao đổi chất
thải, khoảng cách giữa các nhà máy không quá lớn, mỗi nhà máy đều nắm bắt thông tin

liên quan đến nhà máy khác trong KCN, động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào
KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững, sự phối hợp giữa các nhà máy trên tinh thần tự
nguyện và phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
KCN Riverside, Mỹ nằm ở thung lũng Burlington có diện tích 40ha, là một KCNST
nông nghiệp hỗn hợp đa chức năng. Phát triển dựa trên sự phối hợp giữa các nhà máy bên
trong KCN và bên ngoài trao đổi nguyên liệu và phế phẩm. Nguyên tắc cơ bản làm nền
tảng cho sự phát triển KCNST Riverside là: Khuyến khích sự phát triển nền kinh tế tự
cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đa các nguồn lực địa phương. Cân bằng các lợi
ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển. Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả nguồn tài
chính. Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên và môi trường địa phương, đặc biệt là
ngành nông nghiệp truyền thống. Luôn đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa
phương. Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và dịch
vụ.
KCN Map Ta Phut, Thái Lan nằm ở phía Đông Thái Lan có tổng diện tích 2.000ha,
tập trung 89 nhà máy với 20.000 công nhân. Nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát
triển KCNST Map Ta Phut là trao đổi và tái chế chất thải, điều phối giao thông và duy tu
bảo dưỡng phương tiện, trao đổi và tiếp xúc cộng đồng, cùng tạo ra năng lượng, nguồn
nhân lực, vấn đề đào tạo, hệ thống môi trường, an toàn, sức khỏe con người.


KCN Guitang Group, Trung Quốc nằm trong tỉnh Guangxi thuộc Tây Nam Trung
Quốc có tổng diện tích 2 km2. KCN bao gồm các nhà máy tinh chế đường lớn nhất
Trung Quốc, thành lập năm 1956. Nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển
KCNST Guitang Group là trao đổi và tái chế chất thải, hỗ trợ của chính phủ về chính
sách đối với sử dụng sản phẩm phụ, đào tạo nhân sự trẻ tại địa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2008, Giáo trình cơ sở kỹ thuật môi trường, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
3. Lê Thanh Hải (2010), GT Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Viện Tài
nguyên & Môi trường, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Phạm Thượng Hàn, 2009, Đo và kiểm tra môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
5. Hồng Hạnh (2007), Các cụm công nghiệp ở Italia – chiều hướng và chiến lược chính,
Trang tin điện tử Tạp chí KCN VN, ngày 7/2/2007.
6.Trịnh Thị Hòa, Những điểm mới của Nghị định số 164/2013/NĐ-CP, Cổng thông tin
điện tử BQL các cụm công nghiệp, ngày 31/12/2013.
7. Nguyễn Cao Lãnh (2005), Khu công nghiệp sinh thái – Một mô hình cho phát triển bền
vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
8. Nguyễn Cao Lãnh (2012), Phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng theo hướng sinh thái, Luận án tiến sỹ-Trường ĐHXD Hà Nội.
9. Trần Hiếu Nhuệ, 1992, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nxb Khoa học
Kỹ thuật.


10. Nguyễn Văn Sơn, 2008, Giáo trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Kim Thái (chủ biên), 2009, Quy trình quan trắc và phân tích chất lượng
môi trường, Nxb Xây Dựng, Hà Nội
12. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, 2004, Giáo trình công nghệ Môi
trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải, 2006, Quản lý chất thải nguy hại, Nxb Xây Dựng,
Hà Nội.
14. Lê Trình, 1997, Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thu Thủy, 1998, Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. Nxb Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2009, Báo cáo Môi trường Quốc gia 2009 – Môi
trường khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

17. Báo chính phủ điện tử., Nghị định 192/CP ngày 18/12/1994 của Chính phủ về ban
hành quy chế Khu công nghiệp.
18. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006), Báo cáo tổng kết 15 xây dựng và phát triển KCN,
KCX ở VN. Báo cáo sơ kết hoạt động của các khu kinh tế ở VN.
19. Chính Phủ, số: 29/2008/NĐ-CP, Nghị định quy định về KCN, KCX và KKT, Hệ
thống văn bản quy phạm, pháp luật
20. Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2013. Báo cáo tổng hợp điều tra địa chất Thủy
văn tỉnh Nghệ An).
21. UBND huyện Nghi Lộc, 2013, Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, Quốc phòng an ninh
năm 2013.
22. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An, 03/10/2003, Quyết định Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh
Nghệ An về việc thành lập Khu công nghiệp Nam Cấm, tỉnh Nghệ An, Số 3759/QĐ.UB-


CN, UBND Tỉnh Nghệ An.
Tiếng Anh
23. Berrin Tansel (2008), New Technologies for Water and Wastewater Treatment: A
survey of Recent Patents, Recent Patents on Chemical Engineering, 2008, 1, 17-26.
24. Ernest A. Lowe (2001), Eco-Industrial Park Handbook og Asian Developing
Countries, Report to Asian Development Bank.
25. George Tchobanoglous, Franklin L. Burton, H. David Stensel, Wastewater
Engineering: Treatment and Reuse (fourth Edition), Metcalf & Eddy, Inc., Copyright ©
2003 by the McGraw-Hill Companies, Inc.
Các trang web.
26. Khánh Huy (2013), Giảm ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp,
/>27. Trần Bảo Sơn, Khái niệm chung về KCN tập trung, Thư viện học liệu mở VN,
www.princexml.com
28. Trần Bảo Sơn, Vai trò của KCN tập trung, Thư viện học liệu mở VN,
www.princexml.com
29. Hùng Võ, Các KCN VN vẫn còn gây ô nhiễm nặng nề, www.vietnamplus.vn, ngày

20/10/2014.
30. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Tổng quan về khu công nghiệp
sinh thái, www.verne.org.vn
31. Wikipedia, Industrial Park, www.google.com



×