Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP RA nước NGOÀI của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.24 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------- o0o ---------

NGUYỄN TRƢỜNG TỨ

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------- o0o ---------

NGUYỄN TRƢỜNG TỨ

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Mã số: 60.31.02.06


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàng

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---

GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN
Kính gửi:

PGS. TS Hoàng Khắc Nam
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206).

Tên em là Nguyễn Trƣờng Tứ, học viên cao học khóa QH-2012-X, chuyên
ngành Quan hệ Quốc tế. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206, ngày 06 tháng 12 năm 2014 với
đề tài: “Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn
ngày 06 tháng 12 năm 2014, luận văn của em đã đƣợc sửa chữa nhƣ sau:
- Đánh số trang cho phần Mục lục;
- Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy;
- Tách phần "lịch sử nghiên cứu đề tài" ra khỏi phần "lí do nghiên cứu đề tài",
đồng thời hoàn chỉnh, bổ sung phần "lịch sử nghiên cứu đề tài" thành một tiểu mục
riêng của phần Mở đầu;
- Chỉnh sửa, bổ sung phần "đối tƣợng nghiên cứu" cho nhất quán với tên đề tài;
- Bổ sung, giải thích nguyên nhân chọn mốc phân kỳ nhƣ tại Chƣơng 2;

- Sửa lại tiêu đề Chƣơng 2 cho phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu đề tài, cũng
nhƣ sửa chữa các lỗi diễn đạt trong luận văn sao cho phù hợp với đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài;
- Bổ sung về số liệu đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài phân chia theo doanh nghiệp
nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân;
- Trích dẫn nguồn đối với các số liệu trích dẫn trong đề tài ;
Nay em làm đơn này kính đề nghị PGS. TS Hoàng Khắc Nam - Chủ tịch
Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày …… tháng 12 năm 2014
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Hoàng Khắc Nam

Học viên

Nguyễn Trƣờng Tứ


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM VÀ
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI ...................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại Việt Nam .......................9
1.1.1. Nguyên nhân đổi mới tƣ duy về đối ngoại ........................9
1.1.2. Nguyên tắc hoạch định chính sách đối ngoại .................12
1.1.3. Những chuyển biến trong chính sách đối ngoại .............14

1. 2. Khái quát chung về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài………… 19
1.2.1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài .................... 19
1.2.2. Đặc điểm đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ..................... 21
1.2.3. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ............... 24
1. 3. Mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại và hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ……..…………………………………. 28
1.3.1. Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài .............................................. 28
1.3.2. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
đến chính sách đối ngoại ..................................................... 30


CHƢƠNG 2:
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .…… 33
2.1. Giai đoạn 1989 – 1998 ………………………………………..…… 34
2.1.1. Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài …………………………...………. 34
2.1.1.1. Tác động đến lượng vốn đầu tư ...................... 37
2.1.1.2. Tác động đến lĩnh vực đầu tư ......................... 37
2.1.1.3. Tác động đến địa bàn đầu tư ......................... 38
2.1.2. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
đến chính sách đối ngoại …………………………………………. 39
2.1.2.1. Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật ...... 39
2.1.2.2. Tác động đến quan hệ song phương ............... 41
2.1.2.3. Tác động đến quan hệ đa phương ................... 42
2.2. Giai đoạn 1999 – 2005 …………………..…………………………. 43
2.2.1. Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ……………………...……………. 43
2.2.1.1. Tác động đến lượng vốn đầu tư ...................... 45

2.2.1.2. Tác động đến lĩnh vực đầu tư ......................... 46
2.2.1.3. Tác động đến địa bàn đầu tư ......................... 47
2.2.2. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
đến chính sách đối ngoại ………………………………………… 47
2.2.2.1. Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật ...... 48


2.2.2.2. Tác động đến quan hệ song phương ............... 48
2.2.2.3. Tác động đến quan hệ đa phương .................. 49
2.3. Giai đoạn 2006 – 2012 …………………………………………….. 50
2.3.1. Tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ………………..………………….. 50
2.3.1.1. Tác động đến lượng vốn đầu tư ...................... 52
2.3.1.2. Tác động đến lĩnh vực đầu tư ......................... 53
2.3.1.3. Tác động đến địa bàn đầu tư ......................... 54
2.3.2. Tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
đến chính sách đối ngoại ………………………………………… 54
2.3.2.1. Tác động đến hệ thống văn bản pháp luật ...... 57
2.3.2.2. Tác động đến quan hệ song phương ................ 58
2.3.2.3. Tác động đến quan hệ đa phương ................... 61
CHƢƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA
NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................... 63
3.1. Thành công ……………………………………………………….…. 63
3.1.1. Thực hiện và đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế .... 63
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật và ký kết các hiệp định ......... 64
3.1.3. Phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước ............. 64
3.2. Hạn chế …………………………………….………………………… 65
3.2.1. Quản lí chồng chéo và thiếu chính sách phù hợp ......... 65



3.2.2. Tồn tại mâu thuẫn, xung đột giữa các chính sách......... 66
3.2.3. Phụ thuộc quan hệ chính trị và hiệu quả đầu tư thấp. ........ 67
3.3. Định hƣớng và kiến nghị ……………………………...…………. 69
3.3.1. Kiện toàn cơ chế quản lí hoạt động đầu tư................... 70
3.3.2. Chuẩn bị phương án hội nhập với AEC và TPP. .......... 71
3.3.3. Công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. ............ 72
KẾT LUẬN ........................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Association of South East Asia Nations.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

AEC

: ASEAN Economic Community.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN

APEC

: Asia – Pacific Economic Cooperation.
Tổ chức Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương

ASEM


: The Asia – Eupore Meeting
Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu

EU

: European Union
Liên Minh Châu Âu

FDI

: Foreign Direct Investment.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

: Free Trade Agreement.
Hiệp định Tự do thương mại

GDP

: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội


GNP

: Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân

IMF


: International Monetary Fund.
Quỹ tiền tệ Quốc tế

OECD

: Organization for Economic Cooperation and Development.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

ODA

: Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức

TPP

: Trans-Pacific Strategy Economic Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD

: United Nations Conference on Trade and Development
Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc

USD

: United States Dollar
Đô la Mỹ


WTO

: World Trade Organization.
Tổ chức Thương mại thế giới

WB

: World Bank.
Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: Số liệu về dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài (theo lĩnh vực đầu
tƣ) còn hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.
BẢNG 2.1: Các sự kiện liên quan đến chính sách đối ngoại và hoạt động đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, giai đoạn 1989 – 1998.
BẢNG 2.2: Các sự kiện liên quan đến chính sách đối ngoại và hoạt động đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, giai đoạn 1999 – 2005.
BẢNG 2.3: Các sự kiện liên quan đến chính sách chính sách đối ngoại và
hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, giai đoạn 2006 – 2012.
BẢNG 2.4: Số liệu về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài (theo nƣớc tiếp nhận
đầu tƣ) còn hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.


PHẦN MỞ ĐẦU
Nhƣ chúng ta đã biết, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc “đổi
mới” kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Từ một nền kinh tế
tập trung bao cấp, kinh tế Việt Nam dần dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Kèm theo đấy là hàng loạt các cải cách
mang tính đột phá để mở cửa nền kinh tế. Thành quả của quá trình đối mới

và hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc thể hiện qua việc chúng ta đã và đang tham
gia vào nhiều quan hệ kinh tế song phƣơng và đa phƣơng, là thành viên của
nhiều định chế kinh tế - tài chính trên thế giới, lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào
Việt Nam ngày càng nhiều … Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác đƣợc xem
là khá mới mẻ và chỉ bắt đầu bùng nổ trong vài năm trở lại đây chính là việc
các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tiến hành các hoạt động đầu tƣ trực tiếp
ra nƣớc ngoài. Đây cũng chính là một biểu hiện sinh động trong quá trình mở
cửa nền kinh tế và hội nhập vào quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa của Việt
Nam. Vì vậy mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại Việt Nam và hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp là một nội hàm quan
trọng biểu hiện cho sự “đổi mới”, biểu hiện cụ thể cho chính sách ngoại giao
kinh tế của Việt Nam. Thiết nghĩ, đây là vấn đề rất thiết thực và chƣa có
nhiều bài nghiên cứu nên tôi xin đƣợc lấy đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” làm nội dung đề tài cho luận văn thạc sĩ.
1. Lý do nghiên cứu.
Hiện nay hoạt động ngoại giao kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong tổng
thể chính sách đối ngoại nói chung của Việt Nam. Hoạt động ngoại giao kinh
tế là nền tảng và giúp thúc đẩy phát triển các mối quan hệ khác nhƣ quan hệ

-1-


chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng …Vì vậy, vai trò của ngoại
giao kinh tế mà biểu hiện cụ thể là các chính sách đối ngoại liên quan đến
hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phƣơng và đa phƣơng
giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác.
Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh tế đối ngoại có rất nhiều bộ phận
cấu thành gồm quan hệ về thƣơng mại, quan hệ về tài chính – tiền tệ, quan hệ

về đầu tƣ … Đặc biệt, trong quan hệ về đầu tƣ lại chia thành (i) đầu tƣ của
nƣớc ngoài vào Việt Nam hay còn gọi là FDI và (ii) đầu tƣ của Việt Nam ra
nƣớc ngoài, trong đó đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài lại có thể chia thành
đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài và đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Hiện nay
hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đang
thực sự bùng nổ cả về số lƣợng dự án và số vốn đầu tƣ, và đang đóng góp vai
trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nƣớc. Ngoài ra, hoạt
động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài còn là “công cụ” để kiểm chứng tính
thiết thực, tính hiệu quả trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối
ngoại về kinh tế của Việt Nam, cũng nhƣ đƣa ra đánh giá về tác động hai
chiều giữa chính sách đối ngoại và hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.
Đây chính là những lí do để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung then chốt trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong thời kỳ “Đổi mới” từ năm 1986 đến nay. Các đề
tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới thì hiện đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả, trong đó tiêu biểu
phải kể đến tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới

-2-


1975 – 2002” của tác giả Vũ Dƣơng Huân do Học viện Quan hệ quốc tế xuất
bản năm 2002, hay tác phẩm “Chính sách đối ngoại Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Vũ Tùng do Học viên Quan hệ quốc tế xuất bản năm 2007 … trong
các tác phẩm này, các tác giả đã tổng hợp, phân tích về chính sách đối ngoại
của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Còn đối với các nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại
nói chung bao gồm thƣơg mại, đầu tƣ, tài chính – tín dụng … của Việt Nam
thì cũng có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu, điển hình nhƣ tác phẩm “Việt

Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải
pháp” của Bộ Ngoại giao do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2002; hay tác phẩm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Xuân do Nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2002 … Tất cả các nghiên cứu kể trên
đều tập trung tổng hợp, phân tích về chính sách đối ngoại và hoạt động kinh
tế đối ngoại.
Riêng về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài thì hiện cũng có khá
nhiều bài viết, bài nghiên cứu trong đó tiêu biểu phải kể đến bài viết “Hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của Việt. Nam: Khó khăn và thách thức” đăng
trên Tạp chí Phát triển kinh tế (số 173 năm 2005) của tác giả Nguyễn Hữu
Nhật Huy; hay bài viết “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam” cũng đƣợc đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 225
năm 2009) của hai tác giả Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền; tác giả
Đinh Trọng Thịnh đã xuất bản tác phẩm có tiêu đề “Thúc đẩy doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” do Nhà xuất bản Tài chính xuất
bản năm 2006; và gần đây nhất, tác giả Phạm Tiến đã có bài nghiên cứu
“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sau 20 năm nhìn lại” do

-3-


Viện Kinh tế và Chính trị thế giới xuất bản năm 2011. Riêng đối với công
trình nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Hải Đăng trong luận án tiến sĩ bảo
vệ năm 2012 tại Trƣờng Đại học Kinh tế có tên “Đầu tư của các doanh
nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
cũng đã đề cập đến thực trạng và quá trình đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam. Tuy đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về đề tài đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, nhƣng hƣớng nghiên cứu của tôi vừa mang tính kế
thừa các tác phẩm trên, đồng thời cũng có bƣớc phát triển mới khi nội dung

chú trọng nghiên cứu đến tác động giữa chính sách đối ngoại và hoạt động
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đặt trong mối quan hệ thống nhất giữa hai chủ
thể đó. Đây là cách tiếp cận mới giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về
hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong mối quan hệ với chính sách
đối ngoại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhƣ đã nói ở trên, hiện nay các đề tài về chính sách đối ngoại, các đề
tài về hội nhập kinh tế quốc tế đã có khá nhiều bài nghiên cứu, và ngay cả
tình hình về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài cũng có khá nhiều bài
viết hoặc báo cáo chuyên ngành liên tục cập nhật, đề cập tới. Tuy nhiên cái
mới và nội dung chính trong đề tài này là đƣa ra đƣợc mối quan hệ hai chiều
giữa chính sách đối ngoại tác động nhƣ thế nào đến hoạt động đầu tƣ trực
tiếp ra nƣớc ngoài, và ngƣợc lại từ thực tiển hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài của các doanh nghiệp sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của
Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại nhƣ thế nào cho phù hợp với điều
kiện trong nƣớc và bối cảnh quốc tế. Vì vậy mục đích của đề tài này là giúp
cho ngƣời đọc có đƣợc một cái nhìn khái quát nhất về hoạt động đầu tƣ trực
tiếp ra nƣớc ngoài trong mối quan hệ tƣơng tác với chính sách đối ngoại.

-4-


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những tác động hai
chiều giữa hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt
Nam và chính sách đối ngoại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2012. Cụ thể là chính
sách đối ngoại sẽ tác động đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp
ra nƣớc ngoài ở các khía cạnh lƣợng vốn đầu tƣ, lĩnh vực đầu tƣ và địa bàn
đầu tƣ. Và theo chiều ngƣợc lại hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài sẽ

một trong những nguồn dữ liệu làm cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại
liên quan đến vấn đề hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật trong nƣớc và tham
gia ký kết các hiệp định song phƣơng và các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng,
hoặc góp phần làm tăng cƣờng các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng
giữa Việt Nam và các đối tác.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hai chủ thể lớn đó là
chính sách đối ngoại Việt Nam và hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa hai chủ thể này trong
khoảng thời gian xác định đó là giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2012 và đặt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chú ý, đề tài này chỉ đề cập đến hoạt
động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, không đề cập đến hoạt động đầu tƣ gián
tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này, tác giả lập luận vấn đề trên cơ sở chủ nghĩa
duy vật biện chứng và đã sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp thống kế - phân
tích tài liệu, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đa ngành – liên ngành,

-5-


phƣơng pháp phân tích trƣờng hợp (case study), và phƣơng pháp quan sát để
hoàn thiện đề tài. Tác giả đã tham khảo và trích dẫn các tài liệu trong Văn
kiện Đảng tại các kỳ đại hội; các văn bản qui phạm pháp luật do Quốc hội,
Chính phủ ban hành; các bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu đã đƣợc
xuất bản thành sách; các thông tin trên tạp chí, báo, website, phƣơng tiện
truyền thông …
6. Ý nghĩa thực tiễn và nội dung mới của đề tài.
Nhìn chung, các đề tài liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hay là các đề tài liên quan đến
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thì đã có khá

nhiều bài viết liên quan đến các chủ đề này. Tuy nhiên, tính mới và những
đóng góp mới của đề tài này nằm ở chổ đó là nó khái quát lại toàn bộ quá
trình đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2012, cũng nhƣ khái quát lại toàn bộ các chủ
trƣơng, đƣờng lối về chính sách đối ngoại mà Đảng, Nhà nƣớc đã thực hiện
trong giai đoạn này. Điểm mới của đề tài đó là đƣa ra đƣợc mối quan hệ và
tác động hai chiều giữa chính sách đối ngoại đã tác động nhƣ thế nào đến
hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, và theo chiều ngƣợc lại thì hoạt
động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài cũng đã ít nhiều ảnh hƣớng đến việc điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn có đóng góp
mới khi phân tích về các dự án đầu tƣ của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài có phải là dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài hay không, hoặc đề tài
cũng đƣa ra quan điểm về tăng cƣờng quản lí, giám sát để phòng chống hành
vi “rửa tiền” khi đề xuất cần có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn nữa đối với
các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

-6-


7. Kết cấu của đề tài.
Với nội dung là tập trung phân tích mối quan hệ giữa chính sách đối
ngoại và hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, kết cấu đề tài đƣợc chia
thành ba chƣơng, trong đó nội dung chính của từng chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại Việt Nam và đầu tƣ
trực tiếp ra nƣớc ngoài: Nội dung chƣơng này tập trung vào việc luận giải
các nguyên nhân làm thay đổi tƣ duy, nhận thức về chính sách đối ngoại
trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam, cũng nhƣ hệ thống hóa lại những
chuyển biến về nội dung chính sách đối ngoại trong giai đoạn từ năm 1989 –
2012; luận giải về khái niệm, đặc điểm, và hình thức của đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài; phân tích mối quan hệ liên quan giữa chính sách đối ngoại và

hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.
Chương 2: Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Nội dung chƣơng này phân tích sâu
hơn các tác động của chính sách đối ngoại đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài của các doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định, qua từng
chính sách cụ thể; phân tích thực trạng đầu tƣ dƣới góc độ địa bàn đầu tƣ,
lĩnh vực đầu tƣ và qui mô các dự án đầu tƣ. Đồng thời theo chiều ngƣợc lại
sẽ phân tích những ảnh hƣởng của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ít
nhiều tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhƣ thế nào cho phù
hợp với điều kiện thực tế trong nƣớc và bối cảnh quốc tế.
Chương 3: Đánh giá về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam: Nội dung chƣơng này đƣa ra các đánh giá về
tính hiệu quả và hạn chế của chính sách đối ngoại tác động đến hoạt động

-7-


đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, cũng đề xuất các giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp,
cũng nhƣ xây dựng các chính sách đối ngoại phù hợp với thực tiễn hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoàng, hiện đang giảng dạy tại Khoa Quan hệ quốc tế
của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh;
cũng nhƣ nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các bạn đồng nghiệp hiện đang công tác
tại các cơ quan nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các khó khăn
chủ quan và khách quan nên nội dung đề tài chắc chắn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, thiếu sót. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn
Thanh Hoàng và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này,
đồng thời rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quí bạn đọc./.

Trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Trƣờng Tứ.

-8-


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM VÀ
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách đối ngoại của Việt Nam.
1.1.1 Nguyên nhân đổi mới tư duy về đối ngoại.
Thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 đầy ắp các biến động về
chính trị, xã hội mà điểm nổi bật nhất chính là sự kết thúc chiến tranh lạnh,
mở ra một giai đoạn hợp tác trong quan hệ quốc tế. Không nằm ngoài xu thế
đó, Việt Nam từng bƣớc thực hiện sự thay đổi về chính sách đối ngoại của
mình và thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điển hình cho sự biến
động của tình hình chính trị - kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ 20 phải
kể đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu đã
đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh lạnh; cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển và kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn nền kinh tế tri
thức; xu thế toàn cầu hóa – quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự xóa
bỏ dần khoảng cách giữa các nƣớc, các nƣớc thực hiện sự chuyển đổi về
chính sách mà trọng tâm hƣớng vào lợi ích dân tộc và chuyển từ đối đầu sang
đối thoại. Chính sự thay đổi của tình hình chính trị - kinh tế thế giới là
nguyên nhân tiền đề dẫn đến sự đổi mới tƣ duy đối ngoại và thay đổi chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Đây là quá trình chuyển từ việc gƣơng cao
ngọn cờ ý thức hệ (giai cấp) sang ngọn cờ lợi ích dân tộc làm chuẩn mực
chính trong đánh giá tình hình và hoạch định chính sách đối ngoại [4, tr.1].
Thêm vào đó, tình hình khu vực và trong nƣớc cũng có những bƣớc thay đổi


-9-


tích cực chẳng hạn nhƣ khu vực Đông Á và Đông Nam Á trở thành khu vực
kinh tế năng động hàng đầu trên thế giới; vấn đề quân đội Việt Nam rút khỏi
Campuchia sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế giúp Campuchia tiêu diệt
chế độ diệt chủng Pol Pot cần đƣợc giải quyết càng sớm càng tốt và điều này
đã nhận đƣợc sự hòa giải giữa các nƣớc Đông Dƣơng và ASEAN; ASEAN
có vai trò ngày càng quan trọng trong việc cũng cố và giải quyết các vấn đề
khu vực. Tình hình trong nƣớc đang đối mặt với những khó khăn, thách thức
lớn nhƣ tình trạng cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế; nền kinh
tế trong nƣớc suy sụp trầm trọng, lạm phát cao, thiếu hụt lƣơng thực, các vấn
đề xã hội phát sinh … đã đƣa đất nƣớc đứng bên bờ vực khủng hoảng kinh tế
- xã hội. Vì vậy, chính các điều kiện trên đã bắt buộc Việt Nam phải đổi mới
tƣ duy về chính sách đối ngoại nếu không muốn bị tụt hậu và có thể sụp đổ
nhƣ các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Từ việc đổi mới về tƣ duy đối ngoại sẽ
thay đổi về chính sách đối ngoại, trong đó có thay đổi về cách thức thực hiện
hội nhập kinh tế. Biểu hiện cụ thể của việc thay đổi chính sách đối ngoại là
việc Việt Nam từ bỏ quan điểm “Việt Nam là tiền đồn xã hội chủ nghĩa tại
Châu Á” mà thay vào đó là quan điểm tập trung xây dựng kinh tế. Nghị
quyết 13 của Bộ Chính trị thông qua vào tháng 5/1988 đã nói rõ “… lợi ích
cao nhất của Đảng và nhân dân ta sau khi giải phóng miền Nam, cả nƣớc
thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội là phải cũng cố và giữ vững hòa bình để
tập trung xây dựng và phát triển kinh tế” [14]. Với một nền kinh tế mạnh,
một nền quốc phòng đủ mạnh, cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
chúng ta sẽ càng có khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội”. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị là nền tảng cho toàn bộ quá
trình đổi mới chính sách đối ngoại về sau này của Việt Nam. Trên cơ sở thay
đổi tƣ duy trong quan hệ với các nƣớc, kể từ sau Đại hội Đảng lần VII năm

1991, chúng ta đã thực hiện các chính sách đối ngoại cụ thể, thiết thực để đẩy

- 10 -


lùi sự bao vây, cô lập của nƣớc ngoài đối với nƣớc ta; tham gia tích cực giải
quyết vấn đề hòa bình tại Campuchia; bình thƣờng hóa quan hệ với Trung
Quốc; khai thông và tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực
Đông Nam Á; phát triển quan hệ với các nƣớc phƣơng Tây cũng nhƣ các tổ
chức phi chính phủ; cũng cố quan hệ với những nƣớc vốn có quan hệ tốt với
nƣớc ta … [37, tr.52]
Nhƣ vậy, trƣớc bối cảnh trong nƣớc và quốc tế trong những năm cuối
thế kỷ 20, ta có thể thấy rằng có ba nguyên nhân buộc các quốc gia không
phân biệt giàu nghèo, nƣớc lớn hay nƣớc nhỏ khi muốn phát triển và không
bị tụt hậu thì đều phải tích cực và chủ động tham gia vào quá trình hợp tác,
hội nhập kinh tế quốc tế, các nguyên nhân đó là:
Một là, trƣớc biển đổi to lớn trong kỹ nguyên cách mạng khoa học –
công nghiệp hiện đại, thế giới bƣớc vào nền kinh tế tri thức; và toàn cầu hóa
là xu thế chính, điều chỉnh cơ chế hợp tác quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải
đổi mới chính sách theo hƣớng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế;
Hai là, các quốc gia đang tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế,
thƣơng mại, tài chính – tiền tệ toàn cầu nhƣ WB, IMF và đặc biệt là WTO.
WTO là tổ chức chiếm khoảng 90% dân số thế giới, hơn 95% GDP và 95%
tổng kim ngạch thƣơng mại toàn cầu [37, tr.414] và là nền tảng pháp lí trong
quan hệ kinh tế quốc tế, buộc các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế phải tham gia một cách đầy đủ nếu không muốn bị cô lập và gạt bỏ
khỏi guồng quay chung đó;
Ba là, hợp tác liên kết khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ với việc
xuất hiện hàng loạt các tổ chức hợp tác kinh tế, thƣơng mại mang tính khu


- 11 -


vực và toàn cầu nhƣ EU, ASEAN, APEC … Hợp tác liên kết quốc tế trên
những qui mô khác nhau đã khiến cho nhiều rào cản thƣơng mại, đầu tƣ đƣợc
dỡ bỏ; sản xuất, trao đổi thƣơng mại đƣợc thúc đẩy theo hƣớng tự do hóa.
Đây chính là ba nguyên nhân buộc các quốc gia phải chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam là một
nƣớc còn chậm phát triển, thực hiện “đổi mới” nền kinh tế hƣớng đến mục
tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, cộng với bối cảnh chính trị - xã hội quốc tế đã chuyển sang tình hình
mới và thực trạng trong nƣớc đang gặp nhiều khó khăn thì nhất thiết Việt
Nam phải hội nhập trên lĩnh vực kinh tế với các nƣớc trong khu vực và cả
trên bình diện quốc tế. Đây chính là những nguyên nhân tác động đến sự
hình thành và chuyển biến chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Nguyên tắc hoạch định chính sách đối ngoại.
Nhƣ đã phân tích ở phần trên, trong suốt giai đoạn 1989 – 2012, Đảng
và Nhà nƣớc ta đã chủ động và tích cực thực hiện chính sách đối ngoại hội
nhập với khu vực và quốc tế, tùy từng thời điểm mà chính sách đối ngoại
đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiển trong nƣớc và bối cảnh
quốc tế. Các nguyên tắc sau đây luôn đƣợc vận dụng xuyên suốt trong mọi
chính sách, trong mọi thời điểm, và đây chính là những nguyên tắc cốt lõi
trong hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, chính sách đối ngoại phải gắn liền với độc lập dân tộc:
Chính sách đối ngoại luôn gắn liền với mục tiêu là đảm bảo sự ổn định về
chính trị, an ninh – quốc phòng, đề phòng các thế lực thù địch lợi dụng tình
hình thực hiện “diễn biến hòa bình” để gây bất ổn và lật đổ chế độ. Nguyên

- 12 -



Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Số liệu báo cáo tình hình
đầu tư ra nước ngoài tính đến 31/12/2012.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 25 năm đầu tư nước ngoài, nhìn lại và hướng tới,
tháng 12/2012.
3. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế
toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Chu Văn Chúc (2007), Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại và hình thành
đường lối đối ngoại đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.
5. Chính phủ, Nghị định 22/1999/NĐ-CP, ngày 14/4/1999.
6. Chính phủ, Nghị định 76/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội, 1987.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội, 1991.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị, ngày
9/7/1986.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị, ngày
20/5/1988.


- 13 -


15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị,
ngày 18/11/1996.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị,
ngày 27/11/2001.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, tháng 02/2007
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị,
ngày 10/4/2013.
19. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ Kinh tế Quốc tế - Lý thuyết
và thực tiển, Nhà xuất bản Hà Nội.
20. Nguyễn Hoàng Giáp (2007), Chính sách đối ngoại của Đại hội X và kết
quả sau một năm triển khai thực hiện, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.
21. Vũ Dƣơng Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi
mới 1975 – 2002, Học viện Quan hệ quốc tế.
22. Vũ Dƣơng Huân (2007), Ngoại giao Việt Nam trong 20 năm đổi mới:
Những thành tựu, tồn tại và bài học, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế.
23. Vũ Dƣơng Huân (2007), Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối
ngoại của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu thế giới.
24. Nguyễn Đức Hùng (2005), Việt Nam - Châu Mỹ cơ hội và thách thức,
Học viện Quan hệ quốc tế.
25. Nguyễn Mại (2012), Thống nhất nhận thức để hành động, 25 năm đầu tƣ
nƣớc ngoài – nhìn lại và hƣớng tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
26. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi (2003), Lý luận Quan hệ Quốc tế, Nhà
xuất bản Lao động.
27. Nguyễn Danh Quỳnh (2003), Đa phương hóa, Đa dạng hóa hoạt động
đối ngoại của Việt Nam sau chiến tranh lạnh, Tạp chí Lý luận chính trị.
28. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài, năm 1987.


- 14 -


29. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài, sửa đổi lần thứ nhất, năm 1990.
30. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài, sửa đổi lần thứ hai, năm 1992.
31. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài, năm 1996.
32. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài sửa đổi, năm 2000.
33. Quốc hội, Luật Đầu tư Nước ngoài, năm 2005.
34. Phạm Tiến (2011), Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sau 20
năm nhìn lại, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
35. Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, Nhà xuất bản Tài chính.
36. Nguyễn Vũ Tùng, Hoàng Anh Tuấn (2006), Quan hệ đối tác chiến lược
trong quan hệ quốc tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn, Học viện Quan hệ Quốc tế.

37. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam, Học viện
Quan hệ Quốc tế.
38. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, Học
viện Quan hệ Quốc tế.
39. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Giáo trình Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất
bản Học viện Chính trị Quốc gia.
40. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lịnh (2005), Giáo trình Kinh tế Đối
ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Học viện Chính trịnh Quốc gia.
41. Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
42. Lê Hồng Hiệp, Việt Nam: Bao nhiêu đối tác chiến lược là đủ,
/>
truy


cập ngày 14/3/2013.
43. Trần Việt Thái, Đối tác chiến lược: Khuôn khổ quan hệ đối ngoại thời
đại toàn cầu hóa, />
- 15 -


×