ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ HỮU GIANG HOÀN
TÍN NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN
BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ HỮU GIANG HOÀN
TÍN NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN
BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo
Mã số: 60220309
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HỮU THẢO
HÀ NỘI – 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
với sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Hữu Thảo. Những tài liệu sử dụng trong
luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về Luận văn
của tôi.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015
Tác giả Luận văn
Ngô Hữu Giang Hoàn
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Ngô
Hữu Thảo, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô và tập thể cán bộ trong
Trường Đại học KHXH&NV, đặc biệt các thầy cô trong Khoa Triết học đã
giúp đỡ, dạy bảo trong suốt thời gian học tập để tôi có thể hoàn thành Luận
văn này.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Phòng văn hóa thông
tin Thị xã Từ Sơn cùng các cụ cao tuổi, cụ Từ trong làng Trang Liệt, Phù
Lưu và Hồi Quan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn
ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015
Học Viên
Ngô Hữu Giang Hoàn
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chƣơng 1: KHÁI NIỆM “TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG” VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở VIỆT NAMError! Bookmark not
defined.
1.1 Khái niệm “tín ngưỡng Thành hoàng” .. Error! Bookmark not defined.
1.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam ............................................ 18
Chƣơng 2: TÍN NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG TẠI CÁC LÀNG
TRANG LIỆT, PHÙ LƢU VÀ HỒI QUAN Ở THỊ XÃ TỪ SƠN............ 27
2.1 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Trang Liệt, phường Trang Hạ .... 27
2.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn .... 37
2.3 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Hồi Quan, xã Tương Giang ........ 46
2.4 Sự tương đồng và khác biệt của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Trang
Liệt, Phù Lưu và Hồi quan .......................................................................... 59
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA TÍN
NGƢỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở TỪ SƠN HIỆN NAY ........................ 66
3.1 Ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở
Từ Sơn hiện nay .............................................................................................. 66
3.2 Khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tín
ngưỡng thờ Thành hoàng ở Từ Sơn hiện nay. ............................................. 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng, với 24 triệu tín đồ của
13 tôn giáo, chiếm 27% dân số, cùng với đại bộ phận dân chúng tham gia sinh
hoạt trong hàng chục hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc. Điều đó cho thấy,
tín ngưỡng, tôn giáo ở xã hội nước ta hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm
linh của nhân dân, mà còn là một yếu tố văn hóa truyền thống. Đây là một đặc
điểm cơ bản trên lĩnh vực tinh thần người Việt, phản ánh trực tiếp và sâu đậm
những đặc điểm của tồn tại xã hội và hạ tầng cơ sở xã hội Việt Nam từ lịch sử
đến nay.
Giống như các tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng của nước ta, từ trong lịch sử
đến nay đều đan xen cả yếu tố nội sinh và ngoại nhập, tương đồng và dị biệt,
tất cả đã tạo nên một đặc sắc trong lĩnh vực tâm linh – tinh thần. Trong đó,
bên cạnh các hình thức tín ngưỡng như thờ Mẫu, thờ thần, thờ các anh hùng
dân tộc, tín ngưỡng phồn thực,… thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng nổi bật lên
những đặc thù và thể hiện sự tiếp biến văn hóa tới chiều sâu của sự độc đáo.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ trong xã
hội Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Trong lịch sử,
hình thức tín ngưỡng này đã có đóng góp, thuộc tốp hàng đầu, trong hệ thống
tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vào việc cố kết cộng đồng, ổn định thôn quê.
Còn ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng vẫn có những đóng góp lớn vào việc đoàn kết dân
cư các địa phương và là một nhân tố quan trọng giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống, khi đang có nguy cơ bị xâm lăng bởi văn hóa ngoại lai. Vì thế,
nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thành hoàng hiện nay sẽ góp phần bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
5
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cái nôi sinh
thành người Việt và là vùng đất hội tụ nhiều dấu tích văn hóa, trong đó đậm
đặc là tín ngưỡng, tôn giáo. Bắc Ninh là nơi sản sinh ra vương triều nhà Lý,
một triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ suốt hơn 200
năm. Ở Bắc Ninh hiện nay hầu như mọi làng quê đều có tín ngưỡng thờ
Thành hoàng, đều diễn ra các hoạt động lễ và hội của tín ngưỡng này, thể hiện
sâu sắc nét văn hóa truyền thống ở thời đương đại, thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội.
Thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, lại là địa bàn trung tâm, là hình ảnh
thu nhỏ, đậm nét văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên cơ sở của một nền
kinh tế, xã hội trù phú và sầm uất của tỉnh Bắc Ninh. Từ Sơn có rất nhiều làng
cổ, như: Trang Liệt, Phù Lưu, Hồi Quan, Đồng Kỵ, Đình Bảng... Trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Từ Sơn đã bám rễ rất
sâu trong cộng đồng, thể hiện ra cả cái phổ biến, đặc thù và nổi bật lên cái
đơn nhất của mỗi làng quê. Ở thời đương đại, người dân Từ Sơn tiếp nhận rất
nhanh và rất sáng tạo mọi cách thức hoạt động kinh tế, tạo ra những cải tiến
đáng kể của các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và của tín ngưỡng
thờ Thành hoàng nói riêng, tác động tích cực trở lại cơ sở kinh tế. Tuy nhiên,
tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn cũng đã thể hiện những tiêu cực
đáng quan ngại. Đó là các hoạt động mê tín dị đoan “buôn thần bán thánh”;
xâm hại đến di sản văn hóa và ảnh hưởng xấu tới môi trường… Tình hình đó
đòi hỏi phải được giải quyết, trước hết từ góc độ nghiên cứu của các chuyên
ngành khoa học xã hội, trong đó rất quan trọng là triết học. Với những đòi hỏi
về lý luận cũng như thực tiễn như trên, học viên chọn đề tài: “Tín ngưỡng
thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra hiện
nay”, làm luận văn cao học triết học, chuyên ngành tôn giáo học của mình.
Việc làm này sẽ là một đóng góp nhỏ về khoa học và thực tiễn của tác giả
luận văn, một người con của quê hương Từ Sơn – Bắc Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu
6
Tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng đến nay đã được nhiều thế hệ
các học giả dày công nghiên cứu. Trong đó, đáng chú ý nhất là các công trình,
như: Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam của cố PGS. Nguyễn Duy Hinh
(Nxb Khoa học Xã hội, 1996) đã nêu một cách khá hoàn chỉnh về nguồn gốc
Thành hoàng, lịch sử hình thành và các hình thức thờ Thành hoàng ở Việt
Nam thông qua các bản thần phả của các triều đại phong kiến được lưu giữ tại
viện Hán Nôm. Hay cuốn Thành hoàng làng Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh
(Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997), trong công trình này, tác giả đã làm sáng tỏ
thêm tình hình tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt trên hai bình diện
chính: Thành hoàng của Trung Quốc và Thành hoàng của Việt Nam. Bên
cạnh đó, còn có thể kể đến một số công trình, như: Thành hoàng ở Việt Nam
và Shinto ở Nhật Bản của Nguyễn Đức Sự (Nxb Hà Nội 2005); Phong
tục Việt Nam của Toan Ánh (Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2000); Góp phần tìm
hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam của Nguyễn Đức Lữ (Nxb Tôn giáo,
2005); Thành hoàng Việt Nam của Phạm Minh Thảo, Trần Thị An và Bùi
Xuân Mỹ (Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997)… đây là những công trình cơ bản
đề cập đến nguồn gốc Thành hoàng, lịch sử du nhập và phát triển của tín
ngưỡng này ở Việt Nam. Mặc dù đây là những công trình nghiên cứu chuyên
biệt về tín ngưỡng thờ Thành hoàng và chưa đề cập đến tín ngưỡng thờ Thành
hoàng ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhưng lại tạo những tiền đề cơ bản để tác
giả nhìn nhận, đánh giá nguồn gốc Thành hoàng, các loại hình tín ngưỡng thờ
Thành hoàng ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
Có thể thấy ít nhiều sự ghi chép về Thành hoàng ở Việt Nam trong các
bộ dã sử như Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên (bản chữ Hán) do Trịnh Đình
Cự dịch (Nxb Văn Hóa, 1972); Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1988); Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1998)....
Về cơ sở thờ tự, đáng chú ý nhất là công trình Mỹ thuật đình làng đồng
bằng Bắc Bộ của Nguyễn Văn Cương (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2006). Công
7
trình này giới thiệu cơ bản về kết cấu kiến trúc cũng như những họa tiết trang
trí của ngôi đình ở vùng đồng bằng Bắc bộ trong lịch sử. Mặc dù chưa đề cập
cụ thể đến các ngôi đình ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, nhưng qua công trình
này giúp tác giả đánh giá được thực trạng đình ngôi đình trong quá khứ và
hiện tại, nhất là việc lý giải tại sao ngôi đình có vai trò và vị trí đặc biệt quan
trọng đối với đời sông tâm linh nhân dân Từ Sơn, Bắc Ninh.
Nhóm các công trình nghiên cứu về việc quản lý của Nhà nước đối với
loại hình tín ngưỡng này ở Việt Nam. Có thể kể đến công trình Lý luận về tôn
giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của GS. Đặng Nghiên Vạn (Nxb Chính
trị quốc gia, 2003). Đây là công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, tác giả dành sự quan tâm nghiên cứu đặc
điểm, vai trò của tôn giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo của Ban tôn giáo chính phủ, (Nxb Tôn giáo,
Hà Nội, 2008) đã khái quát lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo; chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
đối với các tôn giáo lớn, cũng như các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam;
Chính phủ, Nghị định Số: 92/2012/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2012, Quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Quản lý lễ
hội cổ truyền hiện nay của Phạm Thị Thanh Quy (Nxb Lao động, 2009) lại
tập trung tới vấn đề quản lý lễ hội vùng thủ đô Hà Nội. Tác giả đã nêu ra
những thực trạng trong việc quản lý lễ hội và những giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lễ hội cổ truyền.
Nhóm các công trình nghiên cứu về Văn hóa Kinh Bắc như Văn hiến
kinh Bắc, hay Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa kinh Bắc của tác giả Trần
Đình Luyện (Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh, 2006); và nhất là cuốn Lễ hội
Bắc Ninh của Trần Đình Luyện (Nxb Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh, 2003),
trong công trình này, tác giả đã dày công nghiên cứu, thống kê toàn bộ lễ hội
8
ở Bắc Ninh, bao gồm 547 lễ hội, với tên gọi, địa điểm tổ chức, phần lễ, phần
hội và đã nêu ra xu hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nơi đây. Bên
cạnh đó còn có các công trình liên quan đến những vấn đề tín ngưỡng thờ
Thành hoàng ở Bắc Ninh như Bắc Ninh làng cũ - quê xưa - Chiếc nôi của văn
hóa Việt Nam do Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây nghiên cứu; Chuyện
kể ở đền Đô của Nguyễn Đức Thìn, Phạm Thuận Thành (Nxb Văn hóa dân
tộc, 2003) đã tập hợp những câu chuyện kể dân gian có tính chất dã sử về đền
Đô và nhà Lý, về những phong tục tập quán của người Đình Bảng, quê hương
đã hun đúc nên vương triều thịnh trị trong lịch sử. Ngoài ra đáng chú ý là
công trình Danh nhân lịch sử Kinh Bắc của Trần Quốc Thịnh (Nxb Lao động,
2004) đã giới thiệu về các danh nhân lịch sử xuất thân ở Kinh Bắc như: Lạc
Long Quân, Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương, Trương Chi, Cao Lỗ... đặc biệt
là công trình nghiên cứu Về một bản đồ phân bố các Thành hoàng trong tỉnh
Bắc Ninh (à propos d’une carte de répartitiondes génies tutélaires dans la
province de Bac Ninh, Ha Noi 1941) của học giả nổi tiếng Nguyễn Văn
Huyên đã thống kê các Thành hoàng trong tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Các thần
Thành hoàng thời đại Hùng Vương có 105 vị; Các thần Thành hoàng thời Bắc
thuộc (thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X Công nguyên) có
116 vị thần; Các thần Thành hoàng thời nhà Đinh, nhà Lý (thế kỷ thứ X đến
XIII) có 127 vị thần; Các thần Thành hoàng thời kỳ nhà Trần, thời Minh
thuộc, nhà Lê từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII gồm có 77 vị thần, trong đó
thời nhà Trần có 40, nhà Lê có 30, thời Minh thuộc có 4 nhà Mạc có 3, nhà
Nguyễn không có vị thần nào.
Về luận văn, luận án, đến nay chúng tôi mới chỉ biết đến công trình Vấn
đề quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay của
tác giả Nguyễn Quang Khải năm 2004... Tuy nhiên, còn có các công trình
Làng Trang Liệt truyền thống xưa và nay của tác giả Ngô Hữu Xuất (Nxb
Tôn giáo, 2011); Lịch sử xã Đồng Quang do Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh (Nxb Văn hóa dân tộc Hà
9
Nội, 2006); Lịch sử đảng bộ xã Tương Giang do Ban chấp hành đảng bộ xã
Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh (Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2009); Ai lên
quán dốc chợ giầu do Ban tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa Phù Lưu
(Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2010)...
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều góc độ
khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ Thành hoàng
làng nói riêng. Qua các công trình này, nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên
cứu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng, cũng chính bởi tính đa dạng và phản ánh
nhiều cấp độ bản chất khác nhau của loại hình tín ngưỡng này. Vì thế, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, bởi hiện nay ở Việt Nam đang có phong trào xây dựng làng
văn hoá, với khuynh hướng khôi phục các lễ hội Thành hoàng, dựng lại cơ sở
thờ tự của tín ngưỡng này. Nhưng việc nghiên cứu một cách hệ thống về “Tín
ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra
hiện nay” vẫn chưa có công trình nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Từ việc khái quát những vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng thờ Thành
hoàng và khảo sát tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh, luận văn rút ra những ảnh hưởng, vấn đề đặt ra và khuyến nghị, nhằm
đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành
hoàng.
- Khảo sát tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở ba làng thuộc thị xã Từ Sơn.
- Rút ra những ảnh hưởng, một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Thành hoàng
ở thị xã Từ Sơn.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1999), Phong tục Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
2. Bảo tàng Bắc Ninh (2004),“Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh”,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
3. Ban tôn giáo chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
4. Ban tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa Phù Lưu (2010), Ai lên
quán dốc chợ giầu, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Ban chấp hành đảng bộ xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh (2006),
“Lịch sử đảng bộ xã Tương Giang”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội.
7. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hóa dân gian Việt Nam – Những phác
thảo, Nxb Văn hóa - Thông tin.
8. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ,
Nxb Văn hóa – thông tin.
9. Chính phủ, Nghị định Số: 92/2012/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2012,
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
10. Trịnh Đình Cự (1972), Việt điện U linh, của Lý Tế Xuyên (bản chữ
Hán), Nxb Văn hóa.
11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Văn hoá thông tin.
12. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 (1988), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW 5, Khóa VIII (1998): “Về
xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”, Nxb CTQG, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương khoá IX, Về công tác tôn giáo, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11
15. Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã Đồng Quang, Từ
Sơn, Bắc Ninh (2006), “Lịch sử xã Đồng Quang”, Nxb Văn hóa dân
tộc Hà Nội.
16. Nguyễn Khắc Đạm và Nguyễn Văn Huyên (1997),“Địa lý hành chính
Kinh Bắc”, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang.
17. Nguyễn Văn Huyên (1941), “Về một bản đồ phân bố các Thành hoàng
trong tỉnh Bắc Ninh”, Nxb Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Vũ Ngọc Khánh (2002), Thành hoàng làng Việt Nam, Nxb Thanh Niên.
20. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I-II , Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Quốc Phẩm (1998), Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín
dị đoan, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11, tr 11 - 13
23. Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt
Nam, Nxb Tôn giáo.
24. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2013), Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên, Tập bài
giảng, Học phần: Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Hệ Cử nhân chính trị
chuyên ngành công tác tôn giáo, Học viện CTQG Hồ Chí Minh .
25. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam
khu vực phía Bắc, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
26. Trần Đình Luyện (2006), Văn hiến kinh Bắc, Nxb Sở văn hóa thông tin
Bắc Ninh.
27. Trần Đình Luyện (2009), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa kinh Bắc,
Nxb Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh.
28.Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Nxb Sở văn hóa thông
tin Bắc Ninh.
12
29. Bùi Xuân Mỹ, Bùi Thiết, Phạm Minh Thảo (1996), Từ điển lễ tục Việt
Nam , Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
30.Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb
Dân tộc, Hà Nội.
31.Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Từ điển tôn giáo (2002), Nxb Bách Khoa.
33. Từ điển lễ tục Việt Nam(1996), Nxb Văn hóa - Thông tin.
34. Tôn giáo và đời sống hiện đại (1997), tập 1, thông tin khoa học chuyên
đề, Hà Nội.
35. Đỗ Trịnh Tuệ (2006), Văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, Nxb
Thuận Hoá.
36. Ngô Hữu Thảo (1997), Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và
tín ngưỡng, Tạp chí thông tin lý luận, số 10, Hà Nội, Tr 39 – 42.
37. Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác – Lê nin
đến thực tiễn Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội
34. Phạm Minh Thảo, Trần Thị An và Bùi Xuân Mỹ (1997), “Thành
hoàng Việt Nam” của, Nxb Văn hóa - Thông tin.
38.Hồ Đức Thọ (2001), Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt,
Nxb Văn hóa thông tin.
39. Ngô Đức Thịnh (1996), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội.
40. Ngô Thế Thịnh (2000),“Bắc Ninh làng cũ - quê xưa - Chiếc nôi của
văn hóa Việt Nam”, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
41. Trần Quốc Thịnh (2004),“Danh nhân lịch sử Kinh Bắc”, Nxb. Lao động.
42.Nguyễn Đức Thìn, Phạm Thuận Thành (2003), “Chuyện kể ở đền Đô”,
Nxb. Văn hóa dân tộc.
43.Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, Nxb Hải Phòng.
13
44.Phạm Thị Thanh Quy (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay, Nxb
Lao động.
45.Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Lê Trung Vũ (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội.
47. Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
48. Đặng Nghiên Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
49. Ngô Hữu Xuất (2011), Làng Trang Liệt truyền thống xưa và nay, Nxb
Tôn Giáo, Hà Nội.
50.Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
51.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14