Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bảo hiểm y tế cho người nghèo thực trạng và giải pháp tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.56 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỮU TÂM

BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỮU TÂM

BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60900101
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam

Hà Nội – 2015



LỜI CẢM ƠN
Để có thể đạt được kết quả nghiên cứu như ngày hôm nay, em xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa xã hội học, các thầy cô giáo bộ môn
đã giảng dạy suốt 2 năm học trên giảng đường. Đặc biệt, trong thời gian làm
luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS Mai
Quỳnh Nam đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em từ
khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ và nhân dân tại 2
xã Thanh Bình và Đông Sơn đã tạo mọi điều kiện để em được đi tìm hiểu thực tế
cũng như việc cung cấp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng
thời, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ nhân viên phòng
Lao động thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ và bệnh
viện Đa khoa huyện Chương Mỹ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp các thông
tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Dù đã nỗ lực cố gắng và say mê tìm hiểu nghiên cứu nhưng do thời gian
cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, nghiên cứu không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên thực hiện
Nguyễn Hữu Tâm


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………….. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU………………………………..

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………….. 5
MỞ ĐẦU…………………………………………………………….... 6
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………... 6
2. Vài nét về vấn đề nghiên cứu……………………………………..

8

2.1. Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế tại một số quốc gia ở Châu
8
Á……………………………………………………………………….
2.2. Một số nghiên cứu trong nước…………………………………. 10
3. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………… 12
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu……………………………… 13
5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. 13
6. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………... 13
7. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… 14
8. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………….. 14
9. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………

14

10. Kết cấu luận văn…………………………………………………. 16
NỘI DUNG…………………………………………………………… 17
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu………. 17
1.1. Các khái niệm liên quan………………………………………… 17
1.1.1. Khái niệm sức khỏe………………………………………… 17
1.1.2. Khái niệm BHYT…………………………………………..

17


1.1.3. Khái niệm nghèo……………………………………………. 18
1.2. Bản chất của BHYT……………………………………………..
1

21


1.3. Sự cần thiết của BHYT cho ngƣời nghèo……………………… 27
1.4. Vai trò và tầm quan trọng của BHYT…………………………. 29
1.5. Đối tƣợng tham gia và phạm vi BHYT………………………… 32
1.5.1. Đối tượng BHYT……………………………………………. 32
1.5.2. Đối tượng tham gia BHYT………………………………….. 33
1.5.3. Phương thức tham gia BHYT……………………………….. 34
1.6. Khái quát chung về đặc điểm huyện Chƣơng Mỹ, TP. Hà Nội
1.6.1. Đặc điểm dân số, lao động…………………………………

35
35

1.6.2. Nguồn thu nhập của các hộ trong huyện……………………. 36
1.6.3. Chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện…………… 36
Chƣơng 2. Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo tại
38
huyện Chƣơng Mỹ……………………………………………………
2.1. Công tác tổ chức, triển khai rà soát xác định hộ nghèo………

38

2.2. Tình hình cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo……………………


44

2.3. Tình hình sử dụng thẻ BHYT ngƣời nghèo trong việc khám
46
chữa bệnh tại địa phƣơng……………………………………………
2.4. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho
52
ngƣời nghèo tại huyện Chƣơng Mỹ…………………………………
2.4.1. Nguyên nhân về kinh tế…………………………………….. 52
2.4.2. Khoảng cách địa lý đến cơ sở y tế………………………….. 54
2.4.3. Thời gia chờ đợi quá lâu……………………………………. 55
2.4.4. Thủ tục rườm rà…………………………………………….. 56
2.4.5. Chất lượng và thái độ phục vụ còn hạn chế………………… 57
2.4.6. Chất lượng thuốc không tốt………………………………… 58
2.4.7. Bị phân biệt đối xử…………………………………………. 59
2.4.8. Trình độ y bác sỹ…………………………………………… 60
2


2.4.9. Thiếu trang thiết bị, trang thiết bị không hiện đại………….. 61
2.5. Vai trò công tác xã hội trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
BHYT cho ngƣời nghèo ở huyện Chƣơng Mỹ……………………

62

2.5.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về lợi ích BHYT cho người
nghèo……………………………………………………….

62


2.5.2. Vai trò biện hộ………………………………………………. 65
2.5.3. Vai trò kết nối các nguồn lực………………………………..

65

2.5.4. Vai trò tư vấn hỗ trợ cho người nghèo……………………… 66
2.5.5. Đánh giá và vận động chính sách…………………………… 67
Chƣơng 3. Đề Xuất và khuyến nghị………………………………… 69
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
ngƣời nghèo về lợi ích BHYT trong KCB…………………………

70

3.2. Quy định mức viện phí và điều chỉnh viện phí phù hợp……… 72
3.3. Nâng cao chất lƣợng mạng lƣới y tế……………………………

73

3.4. Đổi mới chính sách đi đối với tăng cƣờng công tác quản lý tài
chính y tế các cơ sở khám chữa bệnh………………………………

74

3.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y
tế trong việc khám chữa bệnh, đầu tƣ trang thiết bị y tế…………

75

3.6. Huy động tài chính từ xã hội…………………………………… 75

3.7. Đầu tƣ kinh phí để phát triển y tế cơ sở……………………….. 77
3.8. Tăng cƣờng công tác quản lý y tế………………………………. 78
KẾT LUẬN…………………………………………………………..

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… 80

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

BHYT


3

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

4

CTXH

Công tác xã hội

5

KCB

Khám chữa bệnh

6

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

7

UBND

Ủy ban nhân dân


8

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Tên bảng số liệu

Trang

Bảng 2.1

Quy định chuẩn nghèo, cận nghèo của thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011 – 2015

38

Bảng 2.2

Thống kê hộ nghèo các xã trên địa bàn huyện Chương
Mỹ năm 2014

39

Bảng 2.3

Số người nghèo sử dụng thẻ BHYT theo nhóm tuổi

48


Bảng 2.4

Số bệnh nhân nghèo KCB nội trú và ngoại trú

49

Bảng 2.5

Chi phí điều trị bình quân theo tuyến điều trị và hình
thức điều trị

50

STT

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1 Số thẻ BHYT được cấp phát qua các năm 2010 - 2014

44


Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ người nghèo sử dụng thẻ BHYT phân bố theo
trình độ học vấn

48

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nhanh và bền vững đang là mục tiêu quan trọng trong cải cách
kinh tế - xã hội của đất nước ta. Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
công tác xóa đói giảm nghèo được Nhà nước coi là một bộ phận quan trọng của
mục tiêu phát triển. Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu
trong cải cách kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân trong đó không thể không đề cập đến các chính sách chăm sóc sức
khỏe cho một bộ phận không nhỏ người nghèo là một trong những định hướng
ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế. Xác định được tầm quan trọng của công tác Chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nhiều chính sách y tế quan trọng đã được ban hành, góp phần
đảm bảo quyền lợi cho người dân trong chăm sóc sức khỏe, Khám chữa bệnh
(KCB), trong đó có chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) dành cho đối tượng người
nghèo. Đặc biệt, khi Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009, đã có vai trò
quyết định kết quả thực hiện chính sách BHYT, đánh dấu bước phát triển mới
trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Một trong những điểm ưu
việt của chính sách BHYT là việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
để mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội trong đó đối tượng
thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 100% số tiền mua thẻ, đối tượng thuộc hộ gia đình
cận nghèo được hỗ trợ tối thiểu 50% số tiền mua thẻ.
Huyện Chương Mỹ với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống

người dân còn thấp so với mặt băng của Thủ đô. Dù vậy Đảng bộ chính quyền
nơi đây vẫn hết sức quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho người dân mà thể
hiện rõ nét nhất đó là việc xây dựng các chính sách, chương trình xóa đói giảm
nghèo, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo thông qua chính sách BHYT đã bao
6


phủ hầu hết số người nghèo với nhiều chế độ hỗ trợ cả về tài chính, dinh dưỡng,
chế độ KCB. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số những tồn tại làm ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng BHYT, chất lượng KCB BHYT cho người nghèo.
Công tác rà soát, xác định hộ nghèo còn nhiều bất cập, thiếu công bằng, dân chủ
dẫn đến người nghèo không được hưởng thẻ BHYT, công tác triển khai cấp thẻ
BHYT ở một số xã còn chậm chễ, còn để xảy ra tình trạng cấp thiếu thẻ, trùng
thẻ hoặc cấp thẻ sai thông tin dẫn đến khi người dân đi KCB gặp nhiều khó
khăn, Chất lượng KCB cho người nghèo còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu
cầu nguyện vọng của người nghèo, Việc sử dụng thẻ BHYT của người nghèo bị
chi phối bởi một số những rào cản cần khắc phục về cơ sở hạ tầng, máy móc
trang thiết bị, thủ tục, thời gian, thái độ và trách nhiệm của cán bộ y tế, việc tiếp
cận và sử dụng các dịch vu y tế còn nhiều khó khăn, nhận thức về quyền lợi khi
tham gia BHYT của người nghèo còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận
và sử dụng các dịch vu y tế trong khi đó người nghèo lại có nhu cầu KCB cao,
sự bất bình đẳng trong KCB, chăm sóc y tế đối với người nghèo còn diễn ra khá
phổ biến. Xuất phát từ thực trạng khảo sát tại địa phương và từ những mong
muốn, nguyện vọng của người nghèo trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
BHYT, tiếp cận và thụ hưởng các chính sách BHYT đem lại. Chính vì vậy tôi đã
lựa chọn đề tài “ Bảo hiểm y tế cho người nghèo thực trạng và giải pháp tại
huyện Chương Mỹ, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo và đóng góp
một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, trong nỗ lực
cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người dân ở địa phương.


7


2. Vài nét về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình thực hiện Bảo hiểm y tế tại một số quốc gia ở Châu Á
Trên thế giới, BHYT là một vấn đề không mới nhưng rất được các nhà
khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu vì BHYT luôn mang ý nghĩa nhân đạo,
có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công
bằng xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là mục
tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia khi thực hiện chính sách BHYT.
Nhiều quốc gia khu vực châu Á đã thực hiện BHYT toàn dân từ vài năm
đến vài chục năm nay với độ phủ 80-90% dân số như Nhật Bản, Thái Lan,
Trung Quốc, Hàn Quốc. Năm 1922, Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên ban
hành Luật BHYT. Việc thi hành bị trì hoãn cho tới năm 1927 vì đã xảy ra trận
động đất Kanto khủng khiếp vào năm 1923. Tiếp đó, năm 1938 Nhật Bản ban
hành Luật BHYT quốc gia, năm 1939 ban hành Luật BHYT cho người lao động,
Luật BHYT cho ngư dân [33].
Đối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật Nhật Bản rất rộng,
bao gồm những người làm công ăn lương, lao động tự do, nông dân và người
không có nghề nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật BHYT có những quy định phù hợp
dành riêng cho từng đối tượng. BHYT cho người lao động được thực hiện theo
nơi làm việc. BHYT quốc gia được thực hiện theo vị trí địa lý.
Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người lao động,
chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Trách nhiệm đóng BHYT được
thực hiện theo nguyên tắc mức phí đóng BHYT được chia đều, người lao động
đóng 50%, chủ sử dụng lao động đóng 50%. Luật BHYT Nhật Bản xác định
riêng hai loại quỹ cho các đối tượng để có sự hỗ trợ cho những đối tượng yếu
thế. Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho lao động tự do, nông dân và người không
8



có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này, vì đối tượng của
quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định. Quỹ BHYT của người làm công
ăn lương, đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định.
Luật BHYT Nhật Bản quy định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách
nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm tăng thêm chi phí cho quỹ BHYT, đồng
thời hạn chế sự lạm dụng quỹ từ phía người thụ hưởng. Mức cùng chi trả phụ
thuộc vào đối tượng hoặc nhóm đối tượng. Cụ thể: người lao động tự do trả
30%, công chức trả 20%, người lao động hưởng lương trả 10% chi phí khám
chữa bệnh[33].
Ở Hàn Quốc, tháng 12 năm 1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực
thi tại Hàn Quốc. Đến tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như
hoàn toàn. Sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng
tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai
đến các công ty, hãng lớn có từ 500 công nhân trở lên, thì đến năm 1988 đã mở
rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do,
sau đó không ngừng mở rộng thêm các đối tượng. Đến năm 1989, Hàn Quốc đã
đạt độ bao phủ toàn dân với gần 100% người Hàn Quốc có BHYT[27].
Mức đóng BHYT của người dân Hàn Quốc tính theo thu nhập hoặc tài
sản cố định. Thông thường người lao động đóng 2-8% thu nhập; công chức đóng
4,2% thu nhập, Chính phủ cùng nộp 4,2%. Còn đối với lao động tự do, mức
đóng được tính theo mức xếp loại thu nhập hoặc tài sản cố định. Ngân sách Nhà
nước hỗ trợ 30% mức phí nhằm mục đích đảm bảo chi phí quản lý[27].
Ở Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện
BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đến năm 1981,
Chính phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC) đến
9



những người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 baht/tháng. Năm 1983, chương
trình LIC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, LIC được
mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuổi và các lãnh đạo tôn giáo.
2.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc
BHYT là một trong những hợp phần quan trọng cấu thành nên hệ thống
an sinh xã hội ở nước ta. Xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
BHYT trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì thế việc nghiên cứu về chính sách
BHYT luôn được nhà nước và các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên
góp phần xây dựng và ngày càng hoàn thiện chính sách BHYT. Năm 1999 Phạm
Huy Dũng và cộng sự với nghiên Cứu “ Viện phí và người nghèo ở việt nam”
Tác giả đưa ra nhận định chất lượng chăm sóc y tế cho nghèo kém hơn so với
chất lượng của các bệnh nhân trả tiền. Tác giả đã tiến hành phân tích từ số liệu
bệnh án của bác sỹ cho thấy số ngày nằm viện của những bệnh nhân được miễm
phí dài hơn số ngày nằm viện của những bệnh nhân trả tiền. chi phí khám chữa
bệnh cho bệnh nhân này thấp nhất do đó những bệnh nhân này đã được chữa
bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với bệnh nhân trả tiền[22].
Tiếp sau đó là một số công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách Bảo
hiểm y tế người nghèo như: “Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo trong giai
đoạn hiện nay “của Lê Quang Hoành và cộng sự năm 2000[26], “ Sự mất công
bằng trong chăm sóc sức khỏe và trong sử dụng các dịch vụ y tế ở Ba Vì Hà Tây
phạm Huy Dũng và cộng sự năm 2002[23], “ Tác động của Quỹ KCB cho
người nghèo đối với hộ gia đình nghèo ở 2 tỉnh hải dương và Bắc Giang “ Đàm
Viết Cương công bố năm 2005[19]. Nội dung các nghiên cứu nhìn chung đều
khẳng định tính ưu việt của BHYT, chỉ ra sự bất công bằng trong chăm sóc sức
khỏe cũng như trong sử dụng các dịch vụ y tế, những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở Bán
công, thành phố Hồ Chí Minh.

2.

Bộ Lao động thương binh và xã hội (2003), Nghèo đói và bất bình đẳng tại
Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

3.

Ban bí thư (2009), Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y
tế trong tình hình mới, số 38 – CT/TW, ngày 7 tháng 9 năm 2009.

4.

Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển Bảo
hiểm y tế Việt Nam, NXB Hà Nội.

5.

Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở Việt Nam, NXB Y
học.

6.

Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch hướng dân thực hiện Bảo
hiểm y tế, số 09/2009/ TTLT – BYT – BTC, ngày 14 tháng 8 năm 2009.


7.

Bộ y tế (2011), thông tư số 31/2011/TT-BYT vgày 11 tháng 7 năm 2011 về
Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại cơ
sở khám chữa bệnh được Quỹ BHYT thanh toán.

8.

Bảo hiểm xã hội Hà Nội (2008), Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người
nghèo tại TP. Hà Nội, năm 2005 - 2008.

9.

Bảo hiểm xã hội Hà Nội (2013), Báo cáo kết quả khám, chữa bệnh cho
người nghèo tại Hà Nội .

10. Báo cáo phòng Bảo hiểm xã hội huyện chương Mỹ (2013), Báo cáo kết quả
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiềm y tế.
11. Bộ y tế ( 2005), Báo cáo nghiên cứu các giải pháp tài chính y tế cho người
nghèo, Hà Nôi.
12. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2006), Đề tài nghiên cứu chuẩn
nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010, Hà Nội.
11


13. Mai Ngọc Cương, Phan Thị Kim Oanh(2012), An sinh xã hội theo nguyên
tắc đóng - hưởng đối với nông dân ở nước ta: thực trạng và khuyến nghị,
tạp chí kinh tế và phát triển, số 185, tháng 11.
14. Mai Ngọc Cương (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam gia đoạn 2012 -2020,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Cục bảo trợ xã hội (BTXH, 2010), số liệu bảo trợ xã hội và giảm nghèo
giai đoạn 2006 – 2010, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
16. Chính phủ (2009), Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, số 62 – CP, ngày 27
tháng 7 năm 2009.
17. Lê Bạch Hồng (2012), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột vững chắc
của hệ thống an sinh xã hội, Kỷ yếu hội thảo anh sinh xã hội ở nước ta:
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Ban tuyên giáo trung ương, Tạp chí
cộng sản, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hội đồng
KHCCQDDTWW, Hà Nội ngày 13/3.
18. Nguyễn Hải Hồng (2013), Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân cần quy định
theo hình thức bắt buộc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 246, tr.17 –
21.
19. Đàm Viết Cương và cộng sự (2005), Tác động của Quỹ khám chữa bệnh
cho người nghèo đối với hộ thuộc gia đình nghèo tại hai tỉnh Hải Dương
và Bắc Giang, công bố tại viện chiến lược và chính sách y tế năm 2005.
20.

Đàm Viết Cương và cộng sự (2007), Đánh giá tình hình chăm sóc sức
khỏe cho người nghèo tịa năm tỉnh Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên,
công bố tại phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam 2007.

21.

Đàm Viết Cương và cộng sự (2007), Phát triển bảo hiểm y tế ở nông thôn
công bằng và bền vững nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân –

12



Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính, công bố tại viện chiến lược và chính
sách y tế năm 2005.
22.

Phạm Huy Dũng và cộng sự (1999), Viện phí và người nghèo ở việt nam,
công bố tại viện chiến lược và chính sách y tế năm 1999.

23.

Phạm Huy Dũng và cộng sự (2002), Sự mất công bằng trong chăm sóc sức
khỏe và trong sử dụng các dịch vụ y tế ở Ba Vì Hà Tây, công bố Đại học Y
Hà Nội năm 2002.

24.

Nguyễn Hữu Hải. “Xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam”. Báo cáo
tại hội nghị Quốc tế phân cấp ngân sách và phân phối dịch vụ cho nông
thôn tổ chức tại Hà Nội, 28 – 29/4/1997.

25.

Nguyễn Hữu Hải, Phương pháp xác định nghèo đói của Bộ Lao động –
Thương binh – Xã hội, Tài liệu được trình bày tại cuộc toạ đàm về chuẩn
nghèo đói ở Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Ngân
hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê, tổ chức tại Hà Nội từ 15 – 16/2/2000.

26.

Lê Quang Hoành và cộng sự (2000), chăm sóc sức khỏe cho người nghèo
trong giai đoạn hiện nay, công bố tại viện chiến lược và chính sách y tế

năm 2000.

27.

Khánh Hiền (2004), Hệ thống Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc, Tạp chí Bảo
hiểm xã hội Việt Nam số (11/2004).

28.

Nguyễn Hải Hồng (2007), Những giải pháp thúc đẩy Bảo hiểm y tế toàn
dân, Tạp chí Lâm sàng, số 11 năm 2007.

29.

Lương Ngọc Khuê (2005), Thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình
khám chữa bệnh bằng BHYT tại trạm y tế xã Phù Ninh và Đức Hòa huyện
Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội , lưu tại thư viện Quốc gia năm 2005.

30.

Trần Đăng Khoa (2013), Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp
tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại

13


huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 – 2011, Luận án tiến sĩ y tế
công cộng, Trường đại học Y tế công cộng.
31.


Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên) (2012), Giáo trình Công tác xã hội nhóm,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

32.

Dương Huy Liệu và cộng sự (2005), “Các giải pháp tài chính cho người
nghèo”, công bố tại viện chiến lược và chính sách y tế năm 2005.

33.

Nguyễn Từ Linh (2005), Đại cương về chế độ BHYT ở Nhật Bản, Tạp chí
BHXH, (số 4/2005).

34.

Nguyễn Từ Linh (2007), Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội và BHXH ở
Nhật Bản, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, (số 5/2007).

35.

Luật Bảo hiểm y tế (2008).

36.

Luật khám bệnh, chữa bênh( 2009).

37.

Vương Lan Mai (2005), Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô
hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam, công bố

năm 2005.

38.

Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.

39.

Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

40.

Nguyễn Vinh Quang (2006), Kinh nghiệm về BHYT toàn dân ở Hàn Quốc,
Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, (số 5/2005)

41.

Mai Kim Thanh (2010), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Giáo dục, Hà
Nội

42.

Từ điển bách khoa Việt Nam I, trang 151, xuất bản năm 1995.

43.

Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2009, NXB thống kê, Hà Nội,
2000.


14


44.

Thủ tướng chính phủ (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
khám, chữa bệnh cho người nghèo, quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày
15/10/2002.

45.

Thủ tướng chính phủ (2008), ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư
dân, Quyết định số 289/QĐ – TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008.

46.

Thủ tướng chính phủ (2008), về mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính
sách, Quyết định số 117/2008/ QĐ – TTg, năm 2008.

47.

UBND Tp. Hà Nội (2011), Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày
10/01/2011 của UBND Thành phố về việc ban hành Chuẩn nghèo, cận
nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.

48.

Mai Thị Thanh Xuân, Tạp chí khoa học ĐHQG, kinh tế và kinh doanh 27
(2011) 264.


TIẾNG ANH
49.

Asia – Pacific Health Economics Network APHEN (2001), The Universal
coverage policy of Thailand: An introduction, 19th July 2001.

50.

Ministry of public Health (2001), The 30 Baht Project, Health reform
Forum, March- April, 2001.

51.

World Health Organization. WHO definition of Health, Preamble to the
Constitution of the World Health Organization as adopted by the
International Health Conference, New York, 19–22 June 1946

52.

World Health Organization. 2006. Constitution of the World Health
Organization – Basic Documents, Forty-fifth edition, Supplement, October
2006.
Các trang web:

53. vnexpress.net
54. Baomoi.com.vn
15



55. bhxhchuongmy.gov.vn
56. thuvienphapluat.vn
57. hanoi.gov.vn

16



×