Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đổi mới hoạt động của khối tin phổ biến ở thông tấn xã việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN
Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN
Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Minh Sơn

HÀ NỘI-2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông
tấn xã Việt Nam hiện nay" là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả. Những kết
quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá và kết luận được đưa ra trong luận văn hoàn
toàn độc lập, chưa từng được công bố trên bất kỳ tài liệu nào trước đây.

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hà


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thày, cô
trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dày công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
thời gian qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Minh Sơn đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thày, cô cùng gia đình dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Hà



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM .............. 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã
Việt Nam ............................................................................................................ 7
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Biên tập tin Thế giới và Khối
tin Phổ biến ở Thông tấn xã Việt Nam ............. Error! Bookmark not defined.
1.3. Yêu cầu thực tiễn đối với Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã Việt Nam hiện
nay .................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã
Việt Nam .......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN Ở
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HIỆN NAY .............. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng nguồn tư liệu khai thác tin thế giới phổ biếnError! Bookmark not defined.

2.2. Thực trạng quy trình chọn lọc, xử lý tin thế giới phổ biếnError! Bookmark not defined
2.3. Thực trạng nội dung, hình thức tin thế giới phổ biếnError! Bookmark not defined.
2.4. Cách thức sử dụng tin thế giới phổ biến........... Error! Bookmark not defined.
2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã
Việt Nam .............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP TIN THẾ GIỚI Ở
MỘT SỐ CƠ QUAN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI
MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT
NAM HIỆN NAY ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Kinh nghiệm hoạt động biên tập tin thế giới của một số cơ quan báo chí ở
Việt Nam hiện nay ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã
Việt Nam hiện nay ............................................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế như hiện nay, bên cạnh
các bản tin thời sự trong nước, tin thế giới đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan
trọng của mình. Bằng chứng là số lượng công chúng quan tâm đến tin thế giới phổ
biến cũng như tần số xuất hiện của thể loại tin này trên các phương tiện thông tin đại
chúng không ngừng tăng nhanh. Những thông tin này không chỉ đáp ứng nhu cầu
thông tin, không ngừng mở mang kiến thức của công chúng mà còn góp phần tăng
cường mối quan hệ, sự hiểu biết và hợp tác giữa Việt Nam và các nước.
Có thể nói Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) – cơ quan thông tấn duy nhất
và chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc
truyền tải những thông tin đối nội, đối ngoại đáp ứng nhu cầu của nhiều cơ quan
truyền thông đại chúng cũng như của công chúng Việt Nam và bè bạn thế giới.
Trong thời gian qua, tin thế giới phổ biến - mảng tin lớn và quan trọng của TTXVN
do Khối tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế giới đảm nhiệm - đã phản ánh được tình
hình thế giới đầy bất trắc, những hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta
cũng như những thông tin nhanh nhạy về phát minh khoa học và công nghệ của thế
giới. Không chỉ vậy, tin thế giới phổ biến của TTXVN còn được đánh giá là nhanh,
kịp thời, mang tính dự báo cao, góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh ngoại
giao của ta và phục vụ công tác nghiên cứu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
đang ngày càng sâu rộng, cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay, hoạt động của
TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Thế giới nói riêng đang phải đối mặt với vô
vàn khó khăn, thách thức. Do sự phát triển của Internet, nhiều cơ quan báo chí đã tự
thành lập những bộ phận khai thác tin thế giới của riêng mình, thậm chí những
khách hàng lớn lâu năm vốn dựa hoàn toàn vào thông tin của TTXVN như Đài

Tiếng nói Việt Nam nay đã thành lập Trung tâm tin nhằm nâng cao sụ tự chủ, giảm
sự lệ thuộc vào tin của TTXVN. Không chỉ vậy, nếu trước đây TTXVN có quyền tự

1


hào độc quyền về tin thế giới khi là cơ quan duy nhất có mạng lưới cơ quan thường
trú ngoài nước thì nay các khách hàng lớn và thường xuyên của TTXVN như Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều tòa soạn báo trong đó có
Tuổi trẻ, Nhân dân cũng đang mở rộng số lượng văn phòng đại diện của mình tại
nước ngoài, cạnh tranh thông tin trực tiếp với TTXVN, làm giảm tính độc quyền
của TTXVN.
Trước thực tế trên, để thực hiện tốt trọng trách mà Đảng và Nhà nước đã giao
phó, TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Thế giới đã và đang có nhiều cải tiến
trong khai thác và xử lý thông tin nhằm đưa đến cho bạn đọc những sản phẩm phù
hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy, uy tín, chất lượng cao.
Đầu năm 2013, TTXVN đã mở thêm 3 cơ quan thường trú tại Israel, Czech, và
Singapore, chính thức nâng số cơ quan thường trú ngoài nước hiện nay của mình
lên con số 30. Song để có thể khẳng định vị thế của một hãng thông tấn nhà nước
cũng như không ngừng phát huy vai trò chủ lực trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp
phần định hướng dư luận xã hội về các vấn đề trong nước và thế giới theo quan
điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như phấn đấu phát triển thành một tập đoàn
truyền thông quốc gia mạnh như đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TTXVN
lần thứ 24 và Kế hoạch phát triển TTXVN giai đoạn 2011 – 2015, TTXVN nói
chung và Ban Biên tập tin Thế giới nói riêng cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ
chế quản lý, phương thức hoạt động nhằm bắt kịp với sự phát triển chung của báo
chí thế giới và sự biến đổi không ngừng của xã hội.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở
Thông tấn xã Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí nhằm
đưa ra những đánh giá và đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của

khối tin này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng ngày càng lớn của thông tin đối với đời sống xã hội trong
bối cảnh các nước không ngừng mở rộng mối quan hệ, tăng cường giao lưu, hội
nhập vì lợi ích chung và riêng, nên việc nghiên cứu công tác đưa tin của các cơ

2


quan báo chí, trong đó có tin thế giới đang được đặc biệt chú trọng. Hiện đã có
một số tài liệu đề cập đến hoạt động sản xuất tin của TTXVN đã được xuất bản
trong đó có:
- Đinh Văn Hường (2003), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, Nhà xuất bản
(Nxb) Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thành Lợi và Phạm Minh Sơn (2011), Thông tấn báo chí – Lý
thuyết và kỹ năng, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
- Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
Các sách trên đã cung cấp một hệ thống lý luận về các thể loại báo chí thông
tấn như trong cuốn Các thể loại báo chí thông tấn của tác giả Đinh Văn Hường và
cuốn Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng của tác giả Nguyễn Thành Lợi và
Phạm Minh Sơn; hoặc về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của cơ quan thông tấn như
trong cuốn Tổ chức và hoạt động tòa soạn cũng của tác giả Đinh Văn Hường, hay
về công tác chuyển dịch tin của Ban Biên tập tin Thế giới, TTXVN như trong cuốn
Ngôn ngữ báo chí của tác giả Vũ Quang Hào. Tuy nhiên, các sách trên mới chỉ cung
cấp khái quát hệ thống lý luận cho hoạt động của Khối tin Phổ biến, mà chưa đề cập
cụ thể hoạt động của Khối tin này.
Bên cạnh đó, còn một số sách và luận văn có đề cập tới tin thế giới của
TTXVN bao gồm:

- Trương Đức Anh, Ngô Kim Oanh, Nguyễn Thị Tâm (2005), Thông Tấn Xã
Việt Nam năm thứ 60 (1945-2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2005.
- TTXVN (2000), 55 năm Thông Tấn Xã Việt Nam 1945-2000, Nxb Thông
tấn, Hà Nội
- Trần Tiến Duẩn (2007), Nâng cao chất lượng tin trong nước của TTXVN,
luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Nguyễn Vũ Thành Đạt (2011), Quy trình sản xuất tin của TTXVN – Những
thành công và hạn chế, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

3


- Phạm Thị Phương Thảo (2008), Nâng cao chất lượng tin Quốc tế đối
nội TTXVN thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Thế giới,
TTXVN giai đoạn 2006-2008), luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
Các sách và luận văn liên quan đến thông tin của TTXVN chỉ giới thiệu tổng
quan về TTXVN bao gồm rất nhiều các ban, phòng, tòa soạn.. khác nhau, hoặc giới
thiệu chuyên về Ban biên tập tin Trong nước như trong luận văn thạc sĩ của tác giả
Trần Tiến Duẩn và tác giả Nguyễn Vũ Thành Đạt. Luận văn của tác giả Phạm Thị
Phương Thảo dù đề cập trực tiếp đến Ban Biên tập tin Thế giới, song lại phân tích
hoạt động chung của Ban Biên tập tin Thế giới bao gồm Khối tin Phổ biến và Khối
tin Tham khảo.
Vì vậy, kế thừa hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu của các sách và
tài liệu liên quan, luận văn “Đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn
xã Việt Nam hiện nay” sẽ tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận cơ bản của
tin thế giới phổ biến, khảo sát hoạt động đưa tin thế giới ở Khối tin Phổ biến, Ban
Biên tập tin Thế giới, TTXVN, nêu bật những điểm mạnh và hạn chế, nhu cầu của
công chúng trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra những giải pháp đổi mới hoạt động
của khối tin này nhằm phù hợp với những thay đổi của thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng hoạt động của Khối
tin Phổ biến ở Thông tấn xã Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm đổi mới hoạt động của đơn vị này, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ
biến ở TTXVN
- Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động của Khối tin Phổ biến qua việc phân tích

4


nguồn tư liệu, quy trình chọn lọc, xử lý tin, nội dung, hình thức tin, cách thức sử
dụng tin
- Tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động biên tập tin thế giới của một số cơ quan
báo chí ở Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở
TTXVN hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của Khối tin Phổ biến, Ban
Biên tập tin Thế giới, TTXVN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thông tin thế giới của Khối tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế
giới, TTXVN diễn ra trong một thời gian khá dài, do đó, trong khuôn khổ luận văn,
tác giả chỉ có thể khảo sát hoạt động của Khối tin Phổ biến trong đó có phòng châu
Á - châu Phi - châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Âu trong khoảng thời gian từ
ngày 1/1/2013 đến ngày 30/6/2014.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát thống kê trong đó tiến hành
khảo sát, đọc, phân tích và thống kê các tin bài, rút ra kết quả hoạt động của Khối
tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế giới.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát, nhập cuộc và tìm
hiểu hoạt động của Khối tin Phổ biến; phân tích tổng hợp tất cả các bản tin thế giới
phổ biến nhằm tìm ra đặc điểm, nội dung, hình thức, những ưu nhược điểm của bản
tin và phương pháp phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia, các nhà báo dày dạn
kinh nghiệm trong lĩnh vực tin thế giới, cũng như các biên tập viên trực tiếp tham
gia vào công việc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa một số khái niệm về tin thế giới, tin phổ
biến, tin thế giới phổ biến, hãng thông tấn,… những quan điểm chỉ đạo về công tác

5


đưa tin thế giới. Bên cạnh đó, luận văn còn làm rõ chức năng, nhiệm vụ của TTXVN
nói chung và Khối tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế giới nói riêng, đặc biệt là quy
trình sản xuất tin tại Khối tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế giới hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với việc hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến tin thế giới phổ biến, làm
rõ và phân tích quy trình sản xuất tin thế giới phổ biến, đề tài sẽ là cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu, học tập cho các sinh viên theo học chuyên ngành báo chí cũng
như những người làm công tác thông tin, tuyên truyền và những người quan tâm
đến lĩnh vực này.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, bùng nổ thông tin và cạnh tranh
thông tin gay gắt như hiện nay, TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Thế giới nói
riêng chắc chắn sẽ còn có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Do đó, những

đóng góp của đề tài sẽ là những gợi ý có giá trị góp phần tiếp tục đổi mới hoạt động
của Khối tin Phổ biến, Ban Biên tập tin Thế giới nhằm mang đến cho bạn đọc
những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển hiện đại.
Với việc giới thiệu kinh nghiệm hoạt động biên tập tin thế giới ở các cơ quan
báo chí tại Việt Nam và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến,
TTXVN, đề tài sẽ là cơ sở để cán bộ, phóng viên, biên tập viên TTXVN có thể tham
khảo, vận dụng nhằm không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Khối tin Phổ biến, TTXVN
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm
3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ
biến ở Thông tấn xã Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông tấn xã Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Kinh nghiệm hoạt động biên tập tin thế giới ở một số cơ quan báo
chí ở Việt Nam và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của Khối tin Phổ biến ở
Thông tấn xã Việt Nam hiện nay

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA KHỐI TIN PHỔ BIẾN Ở THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động của Khối tin Phổ biến ở Thông
tấn xã Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Tin
Dù được coi là thể loại quan trọng bậc nhất, xuất hiện với tần suất lớn nhất

trên các phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều
quan niệm khác nhau về “tin”.
Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, trường Tuyên huấn Trung ương, Hà
Nội, năm 1978, quan niệm: “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự
kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý
nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đối với xã hội, theo một đường lối, và cải tạo
thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời
nhất, được ghi bằng chữ, bằng tiếng nói hoặc hình ảnh…”
Trong cuốn “Tác phẩm báo chí” tập 1, của Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm
1995, tác giả Nguyễn Tiến Hài nêu rõ: “Tin là một thể loại thông dụng nhất trong
báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội
với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu”. [11, tr.50]
Cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nhà báo” do Hội nhà báo Việt Nam
xuất bản năm 1992, dẫn tài liệu nghiệp vụ báo chí Đức viết: “Tin tức là một sự kiện
mang tính thời sự mà nhiều người quan tâm”. [18, tr.195]
Cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” của Nxb Văn hóa-Thông tin xuất bản năm
1999 định nghĩa “tin” là:
+) điều báo cho biết về sự việc, tình hình xảy ra. VD: báo tin, mong tin bạn,
tin thời sự.
+) sự truyền đạt, phản ánh thế giới xung quanh và các quá trình xảy ra trong
đó, dưới những hình thức khác nhau VD: xử lý tin
+) đgt: báo tin, nói tắt. VD: có gì sẽ tin cho biết ngay, vẫn chưa tin về nhà.

7


Trong giáo trình “Các thể loại báo chí thông tấn” của Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2004, PGS.TS. Đinh Văn Hường quan niệm: “Tin là một trong những
thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh,
bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện,

vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội
nhất định”. [19, tr.23]
Tuy có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về tin song tựu chung các
lối diễn đạt trên về tin đều có điểm tương đồng đó là: tin là một thông báo mới,
phản ánh nhanh và khách quan về những sự kiện, vấn đề có ý nghĩa chính trị-xã hội.
* Tin thế giới
Trong cuốn Ngôn ngữ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào có đưa ra định nghĩa
tin quốc tế đối nội (thực chất là tin thế giới) là loại tin quốc tế được chuyển dịch từ
một số ngoại ngữ vào tiếng Việt cho công chúng báo chí Việt Nam.[11, tr.184]. Tuy
nhiên, thực chất tin thế giới còn do một bộ phận phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại
nước ngoài đưa về. Do đó, có thể rút ra định nghĩa về tin thế giới như sau:
Tin thế giới là loại tin được chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
hoặc do các phóng viên Việt Nam tác nghiệp ở nước ngoài đưa tin về các sự kiện,
vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội cũng như hoạt động của đồng
bào ta diễn ra ở các nước bên ngoài lãnh thổ có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định
đối với công chúng báo chí Việt Nam
* Tin phổ biến
Thực chất việc phân loại tin phổ biến và tin tham khảo chủ yếu áp dụng đối
với các hãng thông tấn của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Hiện nay, ở Việt
Nam, chỉ duy nhất TTXVN mới phân tin thế giới thành tin phổ biến và tin tham
khảo. Theo đó, tin phổ biến là tin có định hướng, phản ánh sự kiện theo quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta, cung cấp rộng rãi cho các cơ quan báo chí và công chúng
có nhu cầu ở trong và ngoài nước. Trong khi đó, tin tham khảo là tin nguyên gốc về
tình hình thế giới, dư luận thế giới về Việt Nam phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước, phục vụ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan chỉ đạo báo chí.

8


Như vậy, tin phổ biến ở TTXVN là một thông báo mới, phản ánh những sự

kiện, vấn đề xảy ra trên thế giới có ý nghĩa chính trị-xã hội theo quan điểm của
Đảng và Nhà nước và được công bố rộng rãi cho tất cả công chúng quan tâm.
* Tin thế giới phổ biến
Từ các định nghĩa trên, có thể rút ra tin thế giới phổ biến là loại tin được
chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc do các phóng viên Việt Nam
tác nghiệp ở nước ngoài đưa tin về các sự kiện, vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa,
khoa học, xã hội và hoạt động của đồng bào ta diễn ra ở các nước bên ngoài lãnh
thổ có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định đối với công chúng Việt Nam. Tin thế giới
phổ biến có định hướng, phản ánh sự kiện theo quan điểm của Đảng và Nhà nước,
và được cung cấp rộng rãi cho các cơ quan báo chí và công chúng có nhu cầu ở
trong và ngoài nước.
* Khối tin Phổ biến
Khối tin Phổ biến thuộc Ban Biên tập tin Thế giới, TTXVN, là một tập hợp
những người có chuyên môn ngoại ngữ, kỹ năng báo chí, tư tưởng chính trị vững
vàng, thực hiện việc chuyển dịch tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc biên
tập tin do các phóng viên TTXVN thường trú ngoài nước đưa về các sự kiện, vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội và hoạt động của đồng bào ta diễn ra ở
các nước bên ngoài lãnh thổ, có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định đối với công
chúng Việt Nam. Khối tin Phổ biến biên soạn tin bài về tình hình thế giới trên mọi
lĩnh vực một cách nhanh nhạy, chính xác và đúng quan điểm của Đảng cho đông
đảo công chúng trong và ngoài nước quan tâm. Bên cạnh đó, Khối tin Phổ biến còn
tham gia đấu tranh với những thông tin xấu, xuyên tạc, phản động của các thế lực
thù địch trên thế giới cũng như bác bỏ những luận điệu sai trái, không phù hợp với
quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
* Quy trình sản xuất tin
Quy trình sản xuất tin bao gồm toàn bộ công đoạn mà các phóng viên, biên
tập viên bằng hoạt động nghiệp vụ tạo ra sản phẩm tin cho công chúng phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí mà họ làm việc. Ở bất kỳ cơ quan báo chí

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1.

Trương Đức Anh, Ngô Kim Oanh, Nguyễn Thị Tâm (2005), Thông Tấn Xã
Việt Nam năm thứ 60 (1945-2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội.

2.

Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

3.

Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí, những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

4.

Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

5.

Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.

6.


Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

7.

Nguyễn Thị Đào (2011), Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 6 (32), Thư viện
Quốc gia Việt Nam.

8.

Hà Minh Đức chủ biên (1997), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9.

Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.

10.

Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.

Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ Báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

12.

Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội.


13. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới & xu hướng phát triển, Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
14.

Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản
lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15.

Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Nghề báo, các số từ tháng
6/2012 đến tháng 6/2014.

10


16.

Hội Nhà báo Việt Nam, Người làm báo, các số từ tháng 6/2012 đến tháng
6/2014.

17.

Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo.

18.

Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí Thông tấn, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.

19.


Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.

20.

G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.

21.

Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn (2011), Thông tấn báo chí – Lý thuyết và
kỹ năng, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

22.

Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều
kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23.

Trần Hữu Quang (1993), Xã hội học nhập môn, Đại học Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh.

24.

Trần Quang (2006), Kỹ thuật viết tin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.


Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26.

Phạm Minh Sơn (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

27.

Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28.

Ngọc Trân (2014), Viết tin, bài đăng báo, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.

29.

The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.

30.

T.J.S Gioóc và B.Sumanta (1987), Cách viết tin, TTXVN, Hà Nội.

31.

TTXVN (2000), 55 năm Thông Tấn Xã Việt Nam 1945-2000, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.

32.


V.I.Lênin (1970), Về vấn đề báo chí, Nxb Sự thật, Hà Nội.

33.

Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

34. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ,
Hà Nội.

11


B. Tài liệu tiếng Anh
35.

Brooks, Brian S. (2002), News Reporting and Writing,

Bedford/St.Martins,

New York, USA.
36.

T.K.Ganesh (2006), News reporting and editing in digital age, GNOSIS,
Publishers of Educational Books, New Delhi, India.

37.

Fox, Walter (2001), Writing the News: A Guide for Print Journalists, Iowa
State, University Press, Ames, USA.


C. Thông tin trên Internet
38.

www.chinhphu.vn

39.

www.nhandan.com.vn

40.

www.vietnamplus.vn

41.

www.vnanet.vn

12



×