Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo in (khảo sát báo biên phòng, dân tộc và phát triển, đại đoàn kết năm 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.04 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

VŨ VĂN HIỆP

THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN,
AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TRÊN BÁO IN
(Khảo sát Báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết năm 2011)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

VŨ VĂN HIỆP

THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN,
AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TRÊN BÁO IN
(Khảo sát Báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết năm 2011)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ

Hà Nội - 2014

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGT, TS. Nguyễn Thế Kỷ. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2014
Tác giả

Vũ Văn Hiệp

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………….

1

Chương 1: CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI VÀ VIỆC THÔNG TIN,
TUYÊN TRUYỀN TRÊN BÁO CHÍ VỀ VẤN ĐỀ NÀY ……………..……...
12

1.1. Một số khái niệm ………………………………………………………..…...
12
1.2. Vai trò của báo chí với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới nói
18
chung và chủ quyền, an ninh biên giới đất liền nói riêng…………………………
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
VỀ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TRÊN CÁC BÁO
BIÊN PHÒNG, DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẠI ĐOÀN KẾT …………….
2.1. Giới thiệu khái quát về báo Biên phòng, báo Dân tộc và Phát triển và báo Đại
đoàn kết …………………………………………………………..……………….
2.2. Thực trạng thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên các báo Biên
phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết ………………………………………
2.3. Hiệu quả tác động xã hội …………………………………………………….
2.4. Một số ưu điểm và hạn chế của ba tờ báo trong thông tin về chủ quyền, an
ninh biên giới đất liền ……………………………………………………………

28
28
31
60
66

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ CHỦ
QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TRÊN BÁO BIÊN
PHÒNG, DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN, ĐẠI ĐOÀN KẾT…………
3.1. Một số vấn đề cấp bách về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trong
giai đoạn hiện nay ………………………………………………………….………
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thông tin về

chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo báo Biên phòng, Dân tộc và Phát
triển và báo Đại đoàn kết ………………..………………………………………..
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….
PHỤ LỤC

iv

73

73

80
93
96


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TRONG LUẬN VĂN

ANBG:

An ninh biên giới

ANBGQG:

An ninh biên giới quốc gia

BGQG:

Biên giới quốc gia


BĐBP:

Bộ đội Biên phòng

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

KT –XH:

Kinh tế - xã hội

PGCM:

Phân giới cắm mốc

QP – AN:

Quốc phòng – An ninh

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biên giới nước ta là ranh giới pháp lý quốc tế, là “phên dậu” xác định
không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là không gian hợp tác, mở
rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới. Vì vậy, biên giới quốc gia
(BGQG) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội,

quốc phòng - an ninh (QP-AN) và đối ngoại đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (BGQG của Việt Nam bao
gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không. Do
giới hạn của đề tài luận văn, tác giả chỉ đề cập về biên giới quốc gia trên đất
liền, gọi tắt là biên giới đất liền).
Đường biên giới đất liền nước ta dài 4.667km. Phía Bắc tiếp giáp nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Với đường biên giới dài 1.436 km. Phía Tây
giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài biên giới là 2.067 km.
Phía Tây - Nam giáp Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới là 1.137
km. Khu vực biên giới nước ta có địa thế chiến lược quan trọng trong các thời
kỳ đấu tranh cách mạng, nhưng cũng là nơi có địa hình phức tạp mà các đối
tượng xấu và phản động thường lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm
pháp luật và chống phá cách mạng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới (ANBG) đất liền, nhất là trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh; phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố QP-AN; đàm phán phân giới
cắm mốc và tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới với các nước láng giềng; xây
dựng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt trong xây
dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân. Do đó, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an
ninh biên giới đất liền luôn được giữ vững.

1


Tuy vậy, chúng ta vẫn còn một số hạn chế. Đó là: Nhận thức về vị trí
chiến lược của biên giới đất liền trong các ngành, các cấp còn hạn chế; cơ sở
chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới (KVBG) đất liền còn nhiều bất cập,
nhất là vùng miền núi, dân tộc thiểu số; ý thức về chủ quyền, an ninh biên giới
chưa cao; việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế vùng cao,

vùng sâu, vùng xa có nơi kém hiệu quả; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
còn nhiều khó khăn. Công tác ban hành văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ
biên giới đất liền chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.
Trong khi đó, tình hình an ninh, trật tự trên biên giới đất liền đang có
những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khó lường. Các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và các điểm nhạy cảm, phức tạp ở KVBG để
chống phá cách mạng nước ta. Tình hình các loại tội phạm, nhất là tội phạm
xuyên quốc gia, buôn lậu hàng hóa, buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn bán phụ
nữ và trẻ em có chiều hướng gia tăng, đe dọa hòa bình, ổn định KVBG…
Tình hình trên đặt ra cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung, công tác
bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền nói riêng những yêu cầu mới cao
hơn, nặng nề hơn.
Để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới đất liền của Tổ quốc,
hệ thống báo chí có vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhằm thông tin,
tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân về nhiệm vụ này. Việc bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới đất liền không thể chỉ là công việc của những người chuyên trách, của
BĐBP mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong cả nước, từ những người
trực tiếp sống, làm việc nơi biên giới hay ở sâu trong nội địa, đến kiều bào Việt
Nam ở nước ngoài. Nhân dân là tai mắt, là lực lượng bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới quốc gia có ở mọi nơi; là lực lượng thường xuyên, tại chỗ, bảo vệ chủ
quyền, ANBG đất liền có hiệu quả nhất. Yêu cầu đối với công tác này là báo chí
phải thông tin, tuyên truyền cho mọi người nhận thức đúng về biên giới, nhất là
vị trí, vai trò và các quy chế, hiệp ước, hiệp định,… về biên giới đất liền, âm
2


mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nhận thức rõ mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế – xã hội với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị ở KVBG. Qua đó, mỗi tổ

chức, lực lượng và công dân thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của
công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền của Tổ quốc và có
ý thức đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này.
Báo Biên phòng, báo Dân tộc và Phát triển và báo Đại đoàn kết là một bộ
phận quan trọng của công tác tư tưởng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng,
Nhà nước. Ba tờ báo này nằm trong hệ thống báo chí cách mạng của Đảng, Nhà
nước, Quân đội và là những tờ báo có vai trò quan trọng trong công tác thông
tin, tuyên truyền về chủ quyền, ANBG nói chung và chủ quyền, ANBG đất liền
nói riêng.
Trong những năm qua, báo Biên phòng, báo Dân tộc và Phát triển và báo
Đại đoàn kết đã tích cực tuyên truyền, cổ vũ toàn dân tham gia xây dựng và bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt,
kinh nghiệm hay, cách làm giỏi trong củng cố hệ thống chính trị cơ sở; phát
triển kinh tế, xã hội, quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền, đấu
tranh chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm; phòng chống thiên tai, cứu
hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, ba tờ báo trên đã cung cấp thông tin cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước thực hiện sự điều hành, quản lý xã hội có hiệu quả, nhất là đối
với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền (đặc biệt
là báo Biên phòng - kênh thông tin chính thống quan trọng hàng đầu về chủ
quyền, an ninh biên giới đất liền; do tôn chỉ, mục đích của mình, báo Biên
phòng là tờ báo chuyên biệt, chuyên sâu về chủ đề này).
Tuy nhiên, những nỗ lực của báo Biên phòng, báo Dân tộc và Phát triển
và báo Đại đoàn kết vẫn còn khá khiêm tốn so với yêu cầu về thông tin, tuyên
truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trong tình hình, nhiệm vụ mới:
Nội dung thông tin chưa phong phú, sức thuyết phục chưa cao, chưa kịp thời đáp
ứng nhu cầu thông tin, tìm hiểu đa dạng của công chúng trong và ngoài nước;
3


hình thức chưa đa dạng; lượng phát hành còn ít, đối tượng tiếp nhận thông tin

còn hạn chế… Những tồn tại trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu
quả công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền
trong thời gian qua.
Là những tờ báo có nhiều gắn bó với độc giả là cán bộ, chiến sỹ và dân
dân các dân tộc nơi biên giới đất liền, trong thời gian tới, báo báo Biên phòng,
báo Dân tộc và Phát triển và báo Đại đoàn kết cần đổi mới và nâng cao chất
lượng thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền hơn nữa,
để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quan trọng này trong tình hình mới.
Chính vì vậy, Thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo
in (Khảo sát trên Báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết năm
2011) được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp
phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về nội
dung này trên báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết và là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý có liên quan và các cơ quan báo chí khác.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG nói chung và bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới đất liền nói riêng là một nội dung quan trọng của công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta. Vì thế, vấn đề này đã được nhiều
người nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Trong số đó, đáng chú ý là một số
công trình nghiên cứu: Nguyễn Văn Tấn: "Những luận cứ khoa học của chiến
lược bảo vệ vùng biên giới trong giai đoạn mới", (Đề tài KX 09-06, Hà Nội,
1994); Đặng Vũ Liêm: "Xây dựng mô hình an ninh cộng đồng ở biên giới lấy
đồn biên phòng làm nòng cốt", (Đề tài cấp bộ - Bộ Nội vụ, 1994); Phạm Hữu
Bồng: "Ổn định lâu dài BGQG", (Đề tài KX-XH 07-05, Hà Nội, 1999); Đặng
Vũ Liêm: "Vai trò nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an
ninh BGQG phía Bắc nước ta hiện nay", (Luận án PTS Triết học, Hà Nội,
1997); Tăng Huệ: "Nghiên cứu phương pháp đấu tranh của BĐBP chống lấn
chiếm biên giới tuyến biên giới đất liền phía Bắc", (Luận án PTS khoa học Quân
4



sự, Hà Nội, 1996); Hoàng Minh Hiểu: "Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng ở các đảng bộ BĐBP hiện nay", (Luận án TS
khoa học Quân sự, Hà Nội, 1997); Bùi Xuân Hoàn: "Cơ sở tâm lý - xã hội của
việc củng cố nâng cao uy tín cán bộ chính trị đơn vị cơ sở BĐBP", (Luận án TS
khoa học Quân sự, Hà Nội, 1998)…
Một số tác giả đã chọn lĩnh vực bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG làm đề
tài nghiên cứu cấp Bộ Tư lệnh BĐBP và trong Học viện Biên phòng, như: Bùi
Đức Hạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh
BGQG của BĐBP tỉnh Lào Cai sau phân giới cắm mốc”, (Đề tài cấp Bộ Tư lệnh
BĐBP, 2012) – Đề tài phân tích lý luận, thực tiễn; đánh giá về công tác quản lý,
bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG sau khi công tác phân giới cắm mốc biên giới
Việt Nam – Trung Quốc trên tuyến biên giới Lào Cai được hoàn thành. Qua đó,
tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ vững
chắc chủ quyền, an ninh biên giới trong tình hình mới; Triệu Văn Hùng:
“Nghiên cứu đặc điểm văn hóa của người Khơ Mú ở Lai Châu phục vụ nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG”, (Đề tài cấp Học viện Biên phòng, 2009)
– Từ những nghiên cứu về đặc điểm văn hóa của người Khơ Mú ở biên giới Lai
Châu, đề tài đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của phong trào “Quần
chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc”; Trần Xuân Khánh: “Hoạt động
điều tra ban đầu các vụ án mua, bán người qua biên giới đất liền của BĐBP
Quảng Ninh”, (Đề tài cấp Học viện Biên phòng, 2011) – Đề tài nghiên cứu, làm
rõ cơ sở lý luận về hoạt động điều tra ban đầu các vụ án mua bán người qua biên
giới, đồng thời phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động điều tra ban đầu
các vụ án mua bán người qua biên giới đất liền của BĐBP Quảng Ninh từ năm
2006 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra dự báo tình hình có liên quan
đến hoạt động của bọn tội phạm mua bán người qua biên giới đất liền tỉnh
Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra
ban đầu các vụ án mua bán người qua biên giới đất liền của BĐBP Quảng Ninh
trong giai đoạn hiện nay...

5


Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới đất liền là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, đến nay, những
nghiên cứu về chủ đề báo chí với nhiệm vụ này mới dừng lại ở mức rất khiêm
tốn. Mới có duy nhất một luận văn thạc sỹ nghiên cứu vấn đề này: Phùng Quốc
Việt: “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia
– qua khảo sát từ năm 2001 đến 2003”, (Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
2004). Tuy nhiên, luận văn này nghiên cứu hoạt động và vai trò của báo Biên
phòng đối với toàn bộ vấn đề bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, bao
gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không. Do
vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới đất liền chỉ là một nội dung nhỏ trong đề tài
nghiên cứu, nên việc khảo sát, đánh giá về chủ đề này chưa sâu, chưa toàn diện,
không tập trung, và tác giả chỉ khảo sát ở một ấn phẩm ở một cơ quan báo chí
duy nhất là báo Biên phòng, không có sự so sánh, liên hệ với các ấn phẩm khác
của cơ quan báo chí khác. Các giải pháp mà luận văn đưa ra là giải pháp chung
cho toàn bộ nhiệm vụ tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và
phát triển báo Biên phòng, không có một giải pháp cụ thể nào đối với công tác
thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền; một số giải pháp
đưa ra đã lỗi thời so với thực tiễn hiện nay của báo Biên phòng.
Hơn nữa, luận văn trên khảo sát hoạt động của báo Biên phòng trong giai
đoạn 2001 – 2003. So với 10 năm trước, công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới đất liền đã có nhiều khác biệt. Đường biên giới trên đất liền được xác
định rõ ràng với một hệ thống mốc giới hiện đại giữa nước ta và các nước có
chung biên giới, mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai
bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị; tạo tiền
đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt Nam – Trung Quốc; Việt Nam – Lào;
Việt Nam – Campuchia thành những đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn
định lâu dài. Đặc biệt là ngày 31-12-2008, công tác phân giới cắm mốc trên đất

liền giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã chính thức hoàn thành, kết thúc 8
năm triển khai trên thực địa... Do đó, công tác thông tin, tuyên truyền về chủ đề
6


chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo chí nói chung, báo Biên phòng nói
riêng cũng có nhiều thay đổi.
Ngoài luận văn thạc sỹ nêu trên, cho đến nay, với những công trình đã
được công bố, ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề thông tin,
tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên một ấn phẩm báo chí
hay cơ quan báo chí nào. Trong một số khóa luận cử nhân, luận văn cao học
ngành báo chí học, các tác giả chỉ đề cập về công tác tuyên truyền đối với nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trên biển, tiêu biểu như: Nguyễn Thị
Hòa: “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của
Đài Tiếng nói Việt Nam – Qua thực tế các chương trình trên Hệ Thời sự Chính
trị tổng hợp VOV1”, (Luận văn thạc sỹ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011); Lưu Công Luật: “Công tác tuyên
truyền về biển đảo và Bộ đội Hải quân của báo Hải quân Việt Nam”, (Khóa
luận cử nhân báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009)…
Một số tác giả khác đã nghiên cứu, khảo sát vấn đề có một số nội dung
liên quan để thực hiện khóa luận cử nhân đại học và luận văn thạc sỹ ngành Báo
chí học, như: Hoàng Tuấn Long: “Tác động của báo chí đối sự phát triển của
khu vực miền núi, dân tộc – khảo sát trên báo Nhân dân, Biên phòng và Dân tộc
và phát triển”, (Luận văn Thạc sỹ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
2004); Nhâm Hồng Hắc: Nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo in dành cho
đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi biên giới phía Bắc – khảo sát
trên báo: Biên phòng, Dân tộc và phát triển, chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền
núi (báo Nông nghiệp Việt Nam) từ tháng 7-2004 đến tháng 7-2005”, (Khóa
luận cử nhân báo chí, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện Báo

chí và Tuyên truyền, 2006)…
Như vậy, theo khảo sát của tác giả, vấn đề thông tin, tuyên truyền về chủ
quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo in mới có duy nhất một tác giả quan
tâm nghiên cứu, tuy nhiên, nghiên cứu này bộc lộ nhiều hạn chế so với thực tế
7


hiện nay (như đã phân tích ở trên). Là một sỹ quan Biên phòng, một nhà báo
công tác lâu năm tại báo Biên phòng với nhiều “ấp ủ” về lĩnh vực này, tác giả
chọn đề tài: “Thông tin về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo in” để
thực hiện luận văn thạc sỹ ngành báo chí học. Tác giả hy vọng sẽ góp phần thiết
thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền về nội dung
trên của báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết - ba cơ quan báo
chí có có tác động nhiều tới chủ quyền, an ninh biên giới đất liền; đồng thời
cung cấp những kinh nghiệm tốt cho các đồng nghiệp ở các cơ quan báo chí
khác trong quá trình khai thác thông tin, thực hiện tác phẩm cũng như tổ chức
nội dung thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên các
ấn phẩm của mình. Qua đó, tác giả mong muốn nâng cao nhận thức của mình về
lĩnh vực này để phục vụ cho quá trình tác nghiệp báo chí và nghiên cứu sâu hơn
sau này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả thông
tin về đề tài chủ quyền, ANBG của báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại
đoàn kết; đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả thông tin trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các khái niệm về chủ quyền, ANBG; quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta, vai trò của báo chí nói chung và báo Biên phòng, Dân tộc và Phát
triển, Đại đoàn kết nói riêng về việc thông tin, tuyên truyền về chủ quyền,

ANBG;
- Khảo sát nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền trên ba ấn phẩm
trên từ tháng 1 đến tháng 12-2011;
- Phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền về
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ANBG trên cơ sở khảo sát về nội dung, hình thức
thông tin, tuyên truyền và qua điều tra khảo sát sự tác động của báo Biên phòng,
8


Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương, giải pháp, cách thức thông tin,
tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo Biên phòng, Dân
tộc và Phát triển, Đại đoàn kết (sự chỉ đạo của Ban biên tập, khả năng tác nghiệp
của phóng viên, biên tập viên) về chủ đề chủ quyền, an ninh biên giới đất liền.
Cụ thể hơn là các số báo, ấn phẩm, chương trình, bài, tin, ảnh... về chủ đề
chủ quyền, an ninh biên giới đất liền; nội dung, hình thức, cách thức thông tin
tuyên truyền của báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các số báo, ấn phẩm, tác phẩm thông tin, tuyên truyền
về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền trên báo Biên phòng, Dân tộc và Phát
triển, Đại đoàn kết trong phạm vi năm 2011.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam, Ủy ban Dân tộc, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh BĐBP; các tác phẩm của các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội liên quan trực tiếp đến đề tài. Luận văn
có sử dụng tài liệu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài
nước, các tài liệu thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết có liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng nội dung, hình thức thể hiện
của các tác phẩm thông tin, tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới đất liền
của báo Biên phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết và yêu cầu của việc
nâng cao chất lượng nội dung này của báo trong tình hình mới.
9


5.2 . Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đặt ra, tác giả sử dụng một số
phương pháp sau đây:
- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Biên tập báo Biên phòng; tác nghiệp của Biên tập viên, phóng viên; các
số báo, ấn phẩm, chương trình, tác phẩm của báo Biên phòng, Dân tộc và Phát
triển, Đại đoàn kết nhằm thông tin về chủ đề bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
đất liền.
- Phương pháp so sánh về công tác tuyên truyền đối với chủ đề bảo vệ
chủ quyền, an ninh biên giới đất liền giữa ba ấn phẩm báo Biên phòng, Dân tộc
và Phát triển, Đại đoàn kết.
- Điều tra xã hội học đối với độc giả, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân
tộc nơi biên giới, đại diện lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của ba cơ quan
báo chí trên về chất lượng thông tin, cách thức thông tin trên báo Biên phòng,
Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết.
Đồng thời, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những kết quả và quan
điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu, tư liệu liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp một số luận cứ
làm cơ sở khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ huy của Ban Biên tập báo Biên
phòng, Dân tộc và Phát triển, Đại đoàn kết và quá trình tác nghiệp của phóng
viên, biên tập viên ba báo này cũng như các các cơ quan báo chí khác về chủ đề
chủ quyền, an ninh biên giới đất liền.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc ứng dụng kết quả đề tài là một cơ hội để Ban biên tập, cán bộ, phóng
viên, biên tập viên, kỹ thuật viên liên quan đến mảng thông tin chủ quyền, an
ninh biên giới đất liền tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong lĩnh vực khó khăn,

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoa Bằng (1954), Quang Trung - Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc,

NXB Bốn Phương.
2.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Báo chí với công tác tuyên

truyền, đấu tranh chống luận điệu sai lầm, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà
Nội.
3.

Phạm Hữu Bồng (1999), Ổn định lâu dài BGQG, Đề tài KX-XH

07-05, Hà Nội.

4.

Nguyễn Mạnh Cầm (2009), Đổi mới về đối ngoại và hội nhập quốc

tế, NXB Chính trị quốc gia.
5.

Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông cha ta bảo vệ

Biên giới quốc gia, NXB Công an nhân dân.
6.

Phan Huy Chú (1980), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.
7.

Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chỉ

hiện đại, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban

Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
12.

Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào? (Tái bản lần thứ tư),

NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
13.

Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn

lâm đến đời thường), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

11


14.

Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao

động, Hà Nội.
15.


Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2012), Truyền thông - Lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.

Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - những vấn

đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
17.

Phan Khắc Hải (2004), “Để mãi mãi xứng đáng nhà báo - chiến sỹ

bộ đội biên phòng”, Báo Biên phòng, (số 17 + 18).
18.

Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ

Văn hóa - Thông tin Việt Nam, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
(SIDA), Hà Nội.
19.

Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXB Thông Tấn, Hà Nội.
20.

Jane T. Harrigan - Karen Brown Dunlap (2011), Con mắt biên tập,

NXB Tổng hợp TP. HCM.

21.

Vũ Hiền, Trần Quang Nhiếp (2000), Báo chí trong đấu tranh chống

“diễn biển hòa bình”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22.

Hiệp định về quy chế Biên giới quốc gia giữa Việt Nam- Lào ký

ngày 1-3-1990.
23.

Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam- Trung Quốc ký

ngày 30-12-1999.
24.

Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định Biên giới quốc gia giữa

Việt Nam- Lào (18-7-1977) ký ngày 24-1-1986.
25.

Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và

Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định Biên giới quốc gia năm
1985.
26.

Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (1999), Dư luận xã hội trong sự


nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


27.

Tăng Huệ (1996), Nghiên cứu phương pháp đấu tranh của BĐBP

chống lấn chiếm biên giới tuyến biên giới đất liền phía Bắc, Luận án PTS khoa
học Quân sự, Hà Nội.
28.

Đinh Văn (2007), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
29.

Nguyễn Văn Hưởng (2006), “Công tác phối hợp tuyên truyền bảo

vệ an ninh Tổ quốc”, Tạp chí Công an nhân dân.
30.

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2009), Chính trị và phát triển

bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - những vấn đề lý
luận và thực tiễn, HV Chính trị - Hành chính.
31.

Lịch sử BĐBP tập I, II, NXB Công an nhân dân, 1990.


32.

Lịch sử Đảng bộ BĐBP (1959 – 2009), NXB Công an nhân dân,

33.

Đặng Vũ Liêm (1996), Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo

2010.
vệ chủ quyền an ninh biên giới phía Bắc, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học triết học
của do PGS,TS. Trần Quáng Nhiếp, PGS Đỗ Văn Thống hướng dẫn.
34.

Đặng Vũ Liêm (1997), Vai trò nhân dân các dân tộc trong sự

nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án
PTS Triết học, Hà Nội.
35.

Đặng Vũ Liêm (1994), Xây dựng mô hình an ninh cộng đồng ở biên

giới lấy đồn biên phòng làm nòng cốt, Đề tài cấp bộ - Bộ Nội vụ.
36.

Luật an ninh quốc gia năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi

hành, NXB Sự thật, 2005.
37.


Luật báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999.

38.

Luật biên giới quốc gia (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia,

Sự Thật, Hà Nội, 1995. T 253.
40.

Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Học viện Báo

chí và Tuyên Truyền, NXB Thông tấn, Hà Nội.
13


41.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập - tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà

42.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà

43.

Nghị định số: 129/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2006 quy


Nội.
Nội.
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.
44.

Nghị định số: 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất

45.

Nghị định số: 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành

liền.
chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
46.

Nghị định số: 89/2009/NĐ-CP về đối ngoại biên phòng

47.

Trần Quang Nhiếp (chủ biên) (2004), Nâng cao hiệu quả của báo

chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48.

Ngô Gia Văn Phái (1964), Hoàng Lê nhắt thống chí, NXB Hà Nội

49.


Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, trong các văn bản pháp luật về quản

lý bổ sung và xây dụng bộ đội biên phòng (2002), NXB Công an nhân dân.
50.

Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng.

51.

Hà Huy Phượng (2006), Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo

in, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
52.

Hà Huy Phượng (2009), Biên tập và trình bày ảnh trên báo in ở

Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội.
53.

Phan Văn Rân (2010), Nguyễn Hoàng Giáp, Chủ quyền quốc gia

dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
54.

Dương Xuân (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.


14


55.

Tạ Ngọc Tấn (2007), “Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta

hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (số 9).
56.

Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) - Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo

chí, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
57.

Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (2007), Cơ sở lý luận báo chí, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, NXB Lý luận Chính trị.
58.

Tạ Ngọc Tấn (tuyển chọn) (2004), Hồ Chí Minh về báo chí, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59.

Dương Văn (2009), “Nâng cao chất lượng thông tin báo chí trong

tình hình hiện nay”, songtre.vn.
60.


Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giáo trình Tác

phẩm báo chí, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
61.

Thông tư số 179/2001/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn

thực hiện Nghị định 34/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
62.

Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, NXB Quân đội Nhân dân,

Hà Nội, 1996.
63.

Nguyễn Uyển (2004), Báo chí – mấy thể loại thông dụng, NXB

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
64.

Phùng Quốc Việt (2004), Báo Biên phòng với chủ đề báo vệ chủ

quyền an ninh biên giới quốc gia (Khảo sát Báo Biên phòng từ năm 2001 đến
2003), luận văn thạc sĩ báo chí học.
65.

Nguyễn Quang Vinh, “Tăng cường công tác quản lý báo chí trong

thời gian hiện nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 30-7-2014.
/>int=true

66.

Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2011), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại

học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

15



×