Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

VAI TRÒ của KHOA học kỹ THUẬT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH tế NHẬT bản từ năm 1945 đến 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.71 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊ TÚ

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊ TÚ

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số

:60 22 0311

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. Đặng Xuân Kháng


Hà nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đặng Xuân Kháng
người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã
giảng dạy em trong suốt thời gian qua.
Với điều kiện hạn chế về kiến thức của bản thân, nên luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của thầy cô cũng như các
bạn học viên trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 12 năm 2014
Học viên

Lƣơng Thị Tú


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng
Xuân Kháng, tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, Ngày 25 thán 12 năm 2014
Học viên

Lƣơng Thị Tú



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

USD

Đô la Mỹ

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

MITI

Bộ thương mại quốc tế và Công nghiệp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
STT
1


2

Tên bảng
Bảng 1.2.2. Thiệt hại về tài sản quốc gia do cuộc chiến tại
Thái Bình Dương
Bảng 2.3. Tỷ lệ tăng trưởng GDP về danh nghĩa và về

Trang
12

40

thực chất % (1952-1973)
3

3.1.1. Đầu tư nhà xưởng và thiết bị trong Kế hoạch hợp lý
hóa sắt thép lần thứ 2

48


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ....................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn. ........................................................................... 5

7. Kết cấu của luận văn............................................................................... 5
CHƢƠNG 1: NƢỚC NHẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.. 7
1. 1. Chính trị ............................................................................................. 8
1.2. Kinh tế.........................................................Error! Bookmark not defined.
1. 3. Xã hội .........................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT Ở NHẬT
BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973 ..........................Error! Bookmark not defined.
2.1. Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại và vai trò của nó đối với sự
phát triển kinh tế ................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Một số khái niệm về cách mạng khoa học - kỹ thuật.. Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Vai trò của Cách mạng khoa học - kỹ thuật đối với sự phát triển
kinh tế. ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Chính sách phát triển khoa học- kỹ thuật của Nhật Bản từ năm 1945 đến
1973 ...................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Chính sách mua lại các phát minh sáng chế khoa học- kỹ thuật phương
Tây.....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học- kỹ thuật... Error! Bookmark
not defined.
2.2.3. Chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo.......Error! Bookmark not defined.


2.2.4. Phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học ...... Error! Bookmark not
defined.
2.3. Những thành tựu về khoa học- kỹ thuật Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai.........................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC- KỸ THUẬT ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973.... Error! Bookmark
not defined.
3.1. Việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào phát triển kinh tế Error! Bookmark

not defined.
3.1.1.Trong lĩnh vực công nghiệp .........................Error! Bookmark not defined.
3.1.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp .........................Error! Bookmark not defined.
3.2. Tác động của khoa học- kỹ thuật đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản
..........................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tác động tích cực. ......................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tác động tiêu cực. ......................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam.........................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp phát
triển của đất nước ...............................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam ...................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 12
PHỤ LỤC ................................................................................................ 91



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khoảng giữa thế kỷ XX nhân loại đang trải qua cuộc cách mạng
khoa học- kỹ thuật hiện đại (từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX gọi là cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ) với quy mô to lớn, nội dung sâu
sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu và ứng dụng của
khoa học-công nghệ đã đưa tới những bước tiến nhảy vọt thật là vĩ đại, làm
thay đổi cơ bản các nhân tố của sản xuất, đưa tới sự phát triển mạnh mẽ cho
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là Nhật Bản.
Nhật Bản bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là
một nước bại trận, bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, đất nước rơi vào tình

trạng tan hoang, đổ nát, người dân khủng hoảng niềm tin. Nhưng, chỉ sau hơn
20 năm, một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, Nhật Bản đã vươn
mình kinh dị từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một siêu cường kinh tế thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản trong các thập kỷ 50,
60 và đầu 70 của thế kỷ XX là một hiện tượng của thời đại, khiến cho cả thế
giới phải ngạc nhiên, khâm phục và ngưỡng mộ. Sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1945 đến 1973 là đề tài hấp dẫn thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Họ lý giải nguyên nhân nào dẫn
đến sự phát triển thần kỳ ở một đất nước nghèo tài nguyên và đầy thiên tai
như vậy.
Đi tìm nguyên nhân cho sự phát triển đó, các nhà khoa học từ các
chuyên ngành khác nhau đã đưa ra những lời giải đáp khác nhau. Phần lớn
các công trình nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân khiến Nhật Bản trở
thành một siêu cường kinh tế có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể
không nhắc đến vai trò của nhân tố khoa học - kỹ thuật.
Hơn nữa, tuy hiện nay nền kinh tế Nhật Bản không còn phát triển thần
kỳ như những năm 1960, 1970 nữa, nhưng nước Nhật vẫn là một cường quốc
kinh tế thế giới và dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Ở
1


châu Á, Nhật Bản từng bước khẳng định vai trò tiên phong của mình. Nhật
Bản trở thành một đối tác kinh tế lý tưởng và là tấm gương cho các quốc gia
đang trên con đường tìm kiếm sự thành công như Việt Nam học tập. Vì vậy,
mô hình phát triển kinh tế của Nhật Bản vẫn cần được nghiên cứu và khám
phá. Bài học từ những bước đi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai, những thành công cũng như thất bại của mô hình kinh tế và đặc
biệt là những ứng dụng về khoa học- kỹ thuật của Nhật Bản vẫn là một điều
cần phải tìm hiểu sâu kỹ để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ta hiện nay.

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn vấn đề “Vai trò
của khoa học kỹ thuật trong việc phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm
1945 đến 1973” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu của các học giả trong và ngoài nước
đề cập đến vai trò của khoa học-kỹ thuật trong việc phát triển nền kinh tế
Nhật Bản ở những góc cạnh, mức độ khác nhau:
- Takafusa Nakamura, Phát triển kinh tế nước Nhật hiện đại, Bộ
ngoại giao Nhật Bản 1985. Cuốn sách giới thiệu về kinh tế Nhật Bản từ năm
1868 cho đến năm 1973, đặc biệt tác giả đi sâu vào tìm hiểu kỷ nguyên tăng
trưởng nhanh trong giai đoạn 1951-1973 và lý giải những nguyên nhân đưa
tới sự phát triển thần kỳ giai đoạn này, trong đó có cả nhân tố khoa học-kỹ
thuật.
- Lê Văn Sang, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ, Viện kinh tế thế
giới, Hà Nội 1988. Nội dung bài viết đánh giá sự phát triển của nền kinh tế
Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1973 và nhân tố khoa học- kỹ
thuật được tác giả lý giải là một nguyên nhân quan trọng đưa tới sự phát triển
của nền kinh tế Nhật Bản.
- Đào Huy Ngọc, Vài suy ngẫm về sự “thần kỳ” Nhật Bản, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội 1991. Cuốn sách đã giới thiệu một số nét về những chủ
2


trương lớn trong phát triển kinh tế của thời Thiên hoàng Minh-Trị và khái
quát những giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay. Phần lớn của cuốn sách được dành cho việc nghiên cứu
một số nhân tố về xã hội, con người, về khoa học- kỹ thuật, dẫn tới sự phát
triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật Bản.
-Yutaka Kosai, Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh , Viện kinh tế thế giới,
Hà Nội 1991. Cuốn sách này điểm lại lịch sử nền kinh tế Nhật Bản đương đại,

từ năm 1945 tới đầu những năm 1980. Khi phân tích sự phát triển kinh tế
nước Nhật tác giả cũng đã đề cập đến cuộc cách mạng công nghệ và tác động
của nó.
- Shigeru Nakayama, Khoa học, kỹ thuật và xã hội nước Nhật thời hậu
chiến, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
1993. Cuốn sách chủ yếu giới thiệu về những cơ chế mà Nhật Bản đã khuyến
khích sự phát triển của khoa học- kỹ thuật và những tác động của nó đến xã
hội Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Juro Teranishi và Yutaka Kosai, Kinh nghiệm cải cách kinh tế của
Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1995. Nội dung bài viết đã
đưa ra một cách nhìn mới về quá trình cải cách và ổn định kinh tế ở Nhật Bản
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các tác giả cũng đã dành một phần cuốn sách
để mô tả quá trình nhập khẩu công nghệ và công nghệ được xem là một trong
những nhân tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Nhật Bản.
- Kenichi Ohno, Phát triển kinh tế Nhật Bản, Diễn đàn phát triển Việt
Nam, Hà Nội 2007. Với cuốn sách này người đọc sẽ được đi một chuyến hành
trình phân tích về những thay đổi của nền kinh tế Nhật Bản. Nội dung cuốn
sách giới thiệu cho độc giả những nghiên cứu mới nhất về lịch sử Nhật Bản
trên con đường đi lên từ một nước đang phát triển thành một siêu cường kinh
tế có nhiều nhân tố, trong đó có cả nhân tố về sự phát triển của khoa học công nghệ.
- Nguyễn Tiến Lực, Nhật Bản những bài học từ lịch sử, Nhà xuất bản
Thông tin và truyền thông, Hà Nội 2013. Toàn bộ cuốn sách đã cung cấp cho
3


người đọc những kiến thức về lịch sử Nhật Bản, những việc người Nhật đã
làm cho đất nước họ, một số bài học cho Việt Nam và đặc biệt tác giả đã đi
sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra các kiến giải riêng của mình, góp phần
giải mã hiện tượng phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ hai. Trong đó, yếu tố tiến bộ của khoa học-kỹ thuật trở

thành một nhân tố quan trọng dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế
Nhật Bản…
Nhìn chung, do yêu cầu, mục đích của mỗi cuốn sách khác nhau, đề cập
đến các lĩnh vực khác nhau, nên vấn đề về vai trò của khoa học- kỹ thuật
trong việc phát triển kinh tế Nhật Bản từ 1945 đến 1973 chỉ là một nội dung
mang tính chất kết cấu của hệ thống cuốn sách. Do vậy, tác giả luận văn muốn
tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đề tài đầy đủ hơn
là một điều rất cần thiết. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu sự phát triển của khoa học- kỹ thuật ở Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ hai và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ
năm1945 đến 1973. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
+ Trình bày một số nét khái quát về đất nước Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ hai
+ Phân tích và đánh giá sự phát triển của khoa học- kỹ thuật ở Nhật
Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
+ Góp phần làm rõ vai trò của khoa học- kỹ thuật trong sự phát triển
kinh tế Nhật Bản từ 1945 đến 1973

4


+ Trên cơ sở đã nghiên cứu rút ra những nhận xét, thấy được những
thành công cũng như thất bại trong việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật ở Nhật
Bản ở thời kỳ này và đưa ra một số bài học kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển

nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của khoa
học kỹ thuật trong việc phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 đến 1973
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của khoa học kỹ thuật đối với việc phát
triển kinh tế Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến năm 1973.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trong
đó phương pháp lịch sử là chủ yếu.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh… các số liệu, các sự kiện và nội dung lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà khoa học đi trước và
khai thác thêm một số tư liệu, luận văn làm rõ hơn về vai trò của khoa học kỹ
thuật trong việc phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1945 đến 1973. Từ đó, rút
ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện
nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ
công tác giảng dạy, học tập bộ môn lịch sử thế giới.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục luận văn gồm 3 chương:

5


Chương 1: Nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chương 2: Sự phát triển của khoa học- kỹ thuật ở Nhật Bản từ năm
1945 đến 1973
Chương 3: Tác động của khoa học- kỹ thuật đến sự phát triển kinh tế
Nhật Bản từ năm 1945 đến 1973

6


CHƢƠNG 1
NƢỚC NHẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, là một dãy đảo nằm giữa biển
Bắc Thái Bình Dương và biển Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia hải đảo
hình vòng cung, dài khoảng 3000 km. Về phía bắc, quần đảo Nhật Bản tiếp
giáp với nước Nga qua biển Nhật Bản và biển Okhotsk, phía nam cách Đông
Nam Á và lục địa châu Đại Dương qua Thái Bình Dương, phía tây tiếp giáp
với Đài Loan, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản và biển
Đông Trung Hoa, phía đông đối diện với lục địa châu Mỹ qua Thái Bình
Dương.
Quần đảo Nhật Bản có “tổng diện tích gần 37,79 vạn km2 gồm 4
đảo lớn lần lượt là Honshu, Hockkaido, Kyushu, Shikoku và hơn 3000 đảo
lớn nhỏ” [10, tr.11].
Nhật Bản là một bộ phận của vành đai núi Thái Bình Dương chạy theo
hướng tây bắc - đông nam, từ miền tây châu Mỹ, qua Alaska, Nhật Bản xuống
Đông Nam Á. Nhật Bản có địa hình phức tạp: đường bờ biển dài, khúc khuỷu,
nhiều vũng, vịnh nhỏ; hơn 70% diện tích là núi với hơn 500 đỉnh cao hơn
2000 mét; sông ngắn, chảy xiết; hồ nhỏ, sâu, nước trong; đồng bằng phù sa và
đồng bằng ven biển đều hẹp, chiếm khoảng 15% diện tích đất nước.
Phần lớn khí hậu Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa và ở cực
đông bắc của khu vực khí hậu gió mùa chạy từ Nhật Bản qua bán đảo Triều

Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á tới Ấn Độ. Địa hình và khí hậu trên đã tạo
cho nước Nhật một hệ sinh thái đa dạng với các loài động, thực vật á nhiệt
đới, ôn đới và á hàn đới.
Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản của nước Nhật lại nghèo nàn. Các
mỏ than ở Hokkaido, Honshu và Kyushu chất lượng thấp và trữ lượng ít. Dầu

7


mỏ, sắt, đồng, vàng, bạc, lưu huỳnh, chì chữ lượng thấp và phần lớn đã cạn
kiệt.
Những điều kiện tự nhiên trên ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử hình
thành và phát triển của đất nước Nhật Bản. Vị trí địa lý gần lục địa châu Á
nhưng lại được cách bởi biển Nhật Bản và biển Đông Trung Hoa giúp Nhật
Bản vừa tiếp thu được nhiều dòng văn hóa khác nhau, vừa tránh được nguy cơ
xâm lược từ lục địa. Quần đảo Iki và Tsushima là chiếc cầu nối giữa miền tây
bắc Kyushu và bờ biển phía Nam bán đảo Triều Tiên. Các dòng hải lưu nóng
từ phía nam lên và hải lưu lạnh từ phái bắc xuống cũng như khí hậu gió mùa
đã khiến Nhật Bản từ xa xưa thành nơi gặp gỡ các luồng di cư và các ảnh
hưởng văn hoá từ Đông Bắc Á và Đông Nam Á tới.
Dân số Nhật Bản theo thống kê “năm 2003 là 127,62 triệu dân (gồm
khoảng 62,30 triệu nam giới và 65,31 triệu phụ nữ). Mật độ dân số trung bình
là khoảng 342,3 người/km2”[10, tr.11].
Trên cơ sở đó, cư dân trên quần đảo Nhật Bản đã hình thành và viết nên
những trang sử phát triển rực rỡ tạo nên một nền văn hoá độc đáo, vừa đồng
nhất vừa dung hòa.
1. 1. Chính trị
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đã chấp nhận tuyên bố Potsdam
đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh. 3 năm và 8 tháng đã trôi qua
kể từ cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, 8 năm kể từ khi bùng nổ chiến tranh

Trung- Nhật và 14 năm kể từ “Sự kiện Mãn Châu” với sự đầu hàng của Nhật
Bản cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc.
Tuyên bố Potsdam của Nhật Bản chấp thuận đã được coi là kết quả của
hội nghị thượng đỉnh của các lực lượng liên quân tổ chức tại Potsdam vào
tháng 7 năm 1945. Nó bao gồm những điều kiện sau:
- “Phải xóa bỏ vĩnh viễn quyền lực và ảnh hưởng của những người đã
lừa dối và đẩy nhân dân Nhật Bản vào cuộc chiếm đoạt thế giới, bởi vì chúng
8


ta tin chắc rằng, không thể có một trận tự mới về hòa bình, an ninh và công
bằng khi chủ nghĩa quân phiệt vô trách nhiệm còn ngự trị trên thế giới (Điều 6).
- Cho tới khi một trận tự mới như vậy được thiết lập và cho tới khi khẳng
định chắc chắn rằng sức mạnh gây chiến của Nhật Bản đã bị phá bỏ, thì
những điểm trên lãnh thổ Nhật Bản, theo sự xác nhận của quân Đồng minh,
sẽ bị chiếm đóng để bảo đảm cho việc giành được những mục tiêu cơ bản mà
chúng ta đề ra cho tương lai (Điều 7).
- Chính phủ Nhật Bản sẽ gỡ bỏ mọi cản trở với việc phục hồi và củng cố
các xu hướng dân chủ trong nhân dân Nhật Bản. Tự do ngôn luận, tự do tín
ngưỡng, và tự do tư tưởng, cũng như việc tôn trọng những quyền cơ bản của
con người sẽ được tạo dựng (Điều 10)”… [13, tr.34]
Sau khi đề ra những điều kiện trên, Tuyên bố còn bổ sung thêm điều sau:
“Nếu làm trái thì Nhật Bản sẽ bị phá hủy nhanh chóng và triệt để” [13, tr.34].
Vào lúc đó thì nền kinh tế Nhật Bản đã ở gần tình trạng sụp đổ hoàn toàn, và
việc chấp nhận tuyên bố Potsdam là sự lựa chọn hợp lý duy nhất. Điều này
được thể hiện rõ kể từ khi những người đưa ra Tuyên bố đã dựa vào sự chênh
lệch quá rõ giữa sức mạnh của chính họ và sức mạnh của người Nhật Bản, là
cái dường như chỉ làm bộc lộ sự giả dối của lời tuyên bố rằng: “Người Nhật
Bản, với tư cách là một chủng tộc, sẽ không bị nô dịch, hay với tư cách là một
dân tộc sẽ không bị hủy hoại” [12, tr.35]. Ở Nhật Bản vào thời đó sự bại trận

đã được gọi là “sự kết thúc của chiến tranh” và việc đất nước bị chiếm đóng
bởi vũ lực đã được gọi là “sự đóng quân của các đội quân”.
Trong điều kiện như vậy, lúc này nhiệm vụ chủ yếu mà nhà cầm quyền
Nhật Bản phải làm là thực hiện nghiêm túc những sắc lệnh của Bộ chỉ huy các
lực lượng chiếm đóng đưa ra. Chính phủ Nhật chỉ giữ là vai trò chính quyền
thứ hai, đứng sau Bộ chỉ huy quân Đồng minh. Trong Bộ chỉ huy quân Đồng
minh thì người Mĩ nắm vai trò chi phối nên thực chất Nhật Bản bị lệ thuộc
chặt chẽ vào nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tướng Mĩ Douglas
MacArthur (Mác Áctơ) được giao cho giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực
9


lượng Đồng minh. Mục tiêu chủ yếu của lực lượng chiếm đóng là thủ tiêu chủ
nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản và dân chủ hóa nước Nhật.
Để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện Tuyên cáo Potsdam ở Nhật Bản,
lực lượng Đồng minh đã thành lập 2 cơ quan đặc biệt là Uỷ ban Viễn Đông ở
Oasinhtơn và Hội đồng Đồng minh ở Tokyo. Hai tổ chức này chỉ tồn tại về
mặt hình thức còn quyền lực thực tế là do người Mĩ nắm giữ.
Từ cuối 1947-1948 dưới tác động của cuộc Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản
lại nằm trong ý đồ chiến lược của Mỹ nên nhanh chóng được vực trở lại với
một số chính sách ưu tiên đặc biệt của Mỹ. Cùng với những tác động có hiệu
quả của các cuộc cải cách trong các lĩnh vực khác nhau, ý đồ của Mỹ cùng
với những bối cảnh quốc tế thuận lợi sau chiến tranh, mặc dù vẫn còn những
hạn chế nhưng những cuộc cải cách này thực tế có ý nghĩa kinh tế, chính trị,
xã hội to lớn. Nhờ các cuộc cải cách này mà nền chính trị dân chủ, hòa bình ở
Nhật Bản được thiết lập, nền kinh tế thị trường đầy đủ được hình thành, dân
chủ hóa kinh tế được đảm bảo, cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát
triển, chúng không chỉ góp phần khôi phục kinh tế mà còn tạo điều kiện quan
trọng cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo, tạo nên sự thần kỳ lần thứ II của
Nhật Bản.

Trong lịch sử nước Nhật thì đây là lần đầu tiên Nhật Bản bị quân đội
nước ngoài chiếm đóng và kiểm soát chính quyền. Đây là một thời kỳ hết sức
khó khăn đối với người dân và chính quyền Nhật Bản. Các chính sách của nhà
nước đều do Mĩ chi phối và kiểm soát. Từ một nước tư bản lớn mạnh, một
cường quốc kinh tế châu Á trong những năm trước chiến tranh, nhưng giờ đây
Nhật Bản đã trở thành một nước chiến bại, bị quân Đồng minh chiếm đóng, bị
thống trị, bị phụ thuộc. Có thể nói, chưa khi nào đất nước Nhật Bản lại rơi vào
tình trạng có muôn vàn khó khăn như lúc này. Vấn đề đặt ra cho toàn thể nhân
dân, chính quyền Nhật Bản là phải nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc, lấy lại
vị thế về kinh tế của quốc gia, dân tộc.

10


Đứng trước tình hình đó, từ năm 1945 - 1951, Nhật Bản đã tiến hành
cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là cơ sở cho sự cất
cánh kỳ diệu trong thời kỳ từ năm 1952 đến 1973 của Nhật Bản. Các cuộc cải
cách chính trị: thanh trừng tội phạm phát xít, phong trào đòi tự do hoạt động
của các đảng phái chính trị đã đi trước một bước tạo tiền đề cho cải cách, làm
trong sạch bộ máy chính trị, chuyển toàn bộ bộ máy chính trị phục vụ chiến
tranh sang phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và đã thổi một làn gió tự do,
dân chủ trong nền kinh tế, tạo điều kiện, cơ sở thuận lợi cho Nhật Bản bước
vào kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế .
Cải cách chính trị Nhật Bản quan trọng nhất sau chiến tranh là cải cách
Hiến pháp. Hiến pháp mới đã được ban bố vào ngày 7/10/1946 dưới hình thức
chế độ Thiên Hoàng là tượng trưng, chủ quyền thuộc về nhân dân, hòa bình
và tôn trọng quyền cơ bản của con người. Hiến pháp trên thực tế đã tuyên bố
xóa bỏ những hình thức phong kiến ràng buộc quyền cơ bản của con người.
Hiến pháp 1946 thực tế công khai xóa bỏ những ràng buộc phong kiến và là
điểm khởi đầu cho những tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng của xã hội Nhật

Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã tạo cơ sở xã hội mới cho mọi
người dân trong cuộc sống và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển đất nước.
Hiến pháp Nhật Bản 1946 được coi là Hiến pháp hòa bình đã thực sự có hiệu
quả trong thực tế cùng với áp lực của sức mạnh Đồng minh, cùng nhiều lý do
khách quan và chủ quan khác nhau, môi trường hòa bình do Hiến pháp mang
lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản ổn định, an tâm phát triển kinh tế.
Các cuộc cải cách chính trị như thanh trừng những người có tư tưởng quân
phiệt, hiếu chiến ra khỏi các công ty, xí nghiệp hay trong các cơ quan chính
phủ đã tạo điều kiện thổi vào đây những tư tưởng mới, hòa bình, dân chủ, tự
do. Cùng với những biến đổi trong nền chính trị, xã hội Nhật Bản do cải cách
chính trị tạo ra, những thành quả của nó đã tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt đẹp
giữa chủ-thợ trong quá trình lao động.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. G.C Allen (1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, tập 1, Viện Kinh tế Thế
giới, Hà Nội.
12


2. G.C Allen (1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, tập 2, Viện Kinh tế Thế
giới, Hà Nội.
3. Eiichi Aoki (2008), Nhật Bản đất nước và con người, NXB Văn học, Tp Hồ
Chí Minh.
4. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời
kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Phạm Thị Thanh Bình (2001), Vai trò Nhật Bản trong phát triển kinh tế

ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4.
6. Nguyễn Duy Dũng, 2000, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời kì đổi
mới, Tc. Nghiên cứu Nhật Bản, số 3.
7. Nguyễn Điển, Nguyễn Phú Đức(1986), Tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu
quả, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 19451951, NXB Khoa học Xã hội, Hµ Néi.
9. Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) (2002), Điều chỉnh chính
sách kinh tế của Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới,
Hà Nội.
11. Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình - Trần Anh Phương (đồng cb) (1999),
25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998, NXB Khoa học Xã hôi,
Hà Nội.
12. Lê Phụng Hoàng (chủ biên)(1999), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo
dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Yutaka Kosai (1991), Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh , Viện kinh tế thế
giới, Hà Nội.
14. Hisao Kanamori (1994), Thành công của Nhật Bản- Những bài học về
phát triển kinh tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
15. Phan Ngọc Liên, (chủ biên) (1995), Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
13


16. Nguyễn Kiều Liên (2005), Khoa học kỹ thuật thế kỷ XX, NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
17. Nguyễn Tiến Lực (2013), Nhật Bản những bài học từ lịch sử, NXB Thông
tin và truyền thông, Hµ Néi.
18. Hoàng Xuân Long (2002), Bí quyết thành công trong sự bắt chước công
nghệ của Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2.

19. Seki Mitsuhiro (1998), Nền kinh tế Nhật Bản trong kỷ nguyên Đông Nam
Á mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Michio Morishima(1991), Tại sao Nhật Bản thành công? Kỹ thuật phương
Tây và tính cách Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hµ Néi.
21. Akio Morita (2013), Made in Japan- Akio Morita $ Sony, đột phá chất
lượng, kiến tạo tương lai, NXB Lao động- Xã hội, Hµ Néi.
22. Takafusa Nakamura (1988), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát
triển và cơ cấu, tập 1, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội.
23. Takafusa Nakamura (1988), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát
triển và cơ cấu, tập 2, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội.
24. Takafusa Nakamura (1988), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: sự phát
triển và cơ cấu, tập 3, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội.
25. Takafusa Nakamura (1985), Phát triển kinh tế nước Nhật hiện đại, Bộ
ngoại giao Nhật Bản.
26. Shigeru Nakayama (1993), Khoa học, kỹ thuật và xã hội nước Nhật thời hậu
chiến, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
27. Đào Huy Ngọc (1991), Vài suy ngẫm về sự “thần kỳ” Nhật Bản, NXB Sự
thật, Hà Nội.
28. Kenichi Ohno (2007), Phát triển kinh tế Nhật Bản, Diễn đàn phát triển
Việt Nam, Hµ Néi.
29. Saburo Okita (1988), Các nền kinh tế đang phát triển và Nhật Bản: Những
bài học về tăng trưởng, Viện kinh tế thế giới, Hµ Néi.

14


30. Hoàng Đình Phu (1998), Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá,
NXB Khoa học - kĩ thuật, Hà Nội.
31. Hoàng Đình Phu (1999), Lịch sử kĩ thuật và cách mạng công nghệ đ-ơng
đại, NXB Khoa học - kĩ thuật, Hà Nội.

32. G.B.Sansom, (1994), Lch s Nht Bn, tp1, NXB Khoa hc Xó hi, H Ni.
33. G.B. Sansom, (1994), Lch s Nht Bn, tp 2, NXB Khoa hc Xó hi, H Ni.
34. G.B. Sansom, (1995), Lch s Nht Bn, tp 3, NXB Khoa hc Xó hi, H Ni.
35. Lờ Vn Sang (1988), Kinh t Nht Bn giai on thn k, Vin kinh t
th gii, H Ni.
36. Lờ Vn Sang, Lu Ngc Trnh, 1991, Nht Bn: ng i ti mt siờu
cng kinh t, NXB Khoa hc xó hi, H Ni.
37. Juro Teranishi v Yutaka Kosai (Ch biờn) (1995), Kinh nghim ci cỏch
kinh t ca Nht Bn, NXB Khoa hc xó hi, H Ni.
38. Nguyn Anh Thỏi (Ch biờn) (2006), Lch s th gii hin i, NXB Giỏo
dc, H Ni.
39. Lu Ngc Trnh (1996), Chin lc con ngi trong thn k kinh t
Nht Bn, NXB Chớnh tr quc gia, H Ni.
40. Lu Ngc Trnh (1998), Kinh t Nht Bn: Nhng thng trm trong lch
s, NXB Thng kờ, H Ni.
41. Cung Kim Tin (biờn son) (2002), T in trit hc, NXB Vn hoỏ thụng
tin, H Ni.
42. Nakamura Takafusa, Nhng bi ging v lch s kinh t Nht Bn hin i
1926-1994, NXB Chớnh tr quc gia, H Ni.
43. Thụng tn xó Vit Nam , Cung cỏch qun lý xớ nghip Nht Bn, bn tin
ni b thỏng 1, nm 1988.
44. Vin ngụn ng hc, Hong Phờ (ch biờn) (1997), T in ting Vit,
NXB Nng Trung tõm t in hc, Nng.
45. Vin nghiờn cu i hc Chuo, (1992), Kinh t Nht Bn sau chin tranh
th gii th hai, NXB Khoa hc Xó hi, H Ni.
15


46. Trần Thị Vinh (Chủ biên) (2008), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 2,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

47. Ezraf Vogel (1990), Hoa kỳ học gì ở Nhật Bản, NXB Khoa học Xã hội,
Viện kinh tế thế giới, Hà Nội.
48. Martin Wolf (1990), Những bài học từ sự thành công của nền kinh tế Nhật
Bản, NXB TP Hồ Chí Minh.
49. Các trang wed: http://vi. wikipedia.org/wiki/
:
: http:// vnexpress.net
: .
: .
Tiếng Anh
50. Benson John & Matsumura Takao (2001), Japan 1868-1945 from
Isolation to Occupation, Longman Press.
51. Shiraishi, Masaya (1990), Japanese relations with Vietnam:1951-1987,
Southeast Asi Program, Cornll University, Ithaca.
52. Vinh Sinh (1988), Phan Boi Chau and the Dong Du Movement, Yale
University, Center for International and Area Studies, New Haven.

16


×