Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nguyễn ái quốc sáng lập đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.17 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Quốc Thành

NGUYỄN ÁI QUỐC
SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Quốc Thành

NGUYỄN ÁI QUỐC
SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trình Mưu
2. GS.TS. Phùng Hữu Phú

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trình
Mưu và GS.TS. Phùng Hữu Phú. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận
án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2014
Tác giả luận án
Phạm Quốc Thành


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

6

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

6

1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

19


1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

22

Chương 2. NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

24

2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

24

2.1.1. Tình hình thế giới

24

2.1.2. Tình hình Việt Nam

26

2.2. Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam
theo khuynh hướng cách mạng vô sản

32

2.2.1. Hướng đi tìm đường giải phóng dân tộc Việt Nam


32

2.2.2. Xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

34

Tiểu kết chương 2

42

Chương 3. NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
VÀ TỔ CHỨC CHO SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

44

3.1. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị

44

3.1.1. Xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

44

3.1.2. Truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam

75

3.2. Chuẩn bị về tổ chức

84


3.2.1. Nhận thức vai trò của tổ chức cách mạng

84

3.2.2. Thành lập tổ chức cách mạng tiền thân và đào tạo cán bộ

85


Tiểu kết chương 3

91

Chương 4. NGUYỄN ÁI QUỐC THỐNG NHẤT CÁC TỔ CHỨC CỘNG
SẢN THÀNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

93

4.1. Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

93

4.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị hợp nhất

93

4.1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

99


4.2. Bước ngoặt lịch sử

104

4.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện trọng đại trong lịch sử
cách mạng nước ta

104

4.2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng nhu cầu giải phóng và phát
triển dân tộc Việt Nam

106

Tiểu kết chương 4

109

Chương 5. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

110

5.1. Sáng tạo tư tưởng về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

110

5.1.1. Từ phê phán chủ nghĩa thực dân đến lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản


110

5.1.2. Từ giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam

115

5.2. Sáng tạo trong hoạt động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

130

5.2.1. Chủ động, quyết định trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

130

5.2.2. Lựa chọn lộ trình phù hợp trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam

135

Tiểu kết chương 5

140

KẾT LUẬN

141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

146

TÀI LIỆU THAM KHẢO

147


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại
của cách mạng Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người là “một
trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX” [248, tr.2],
một nhân vật trong lịch sử đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống và “được ghi
nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn
là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những
người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi
trái đất này” [228, tr.37].
Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc, là
một cống hiến to lớn, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa tư tưởng của nhân
loại. Nhận thức đúng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động” [51, tr.127]. Nghị quyết số 09-NQ của Bộ Chính trị khóa VII
(18/2/1995) khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học
thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và cả dân tộc” [66; tr.219]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
tiếp tục nhấn mạnh rằng: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt
Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh” [53, tr.84]. Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư, ngày 27 - 3 2003, Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

trong giai đoạn mới, cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học
tập tư tưởng của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua. Ngày nay, trong sự nghiệp
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh

1


cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng. Đó là sự tổng kết lịch sử, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Đúng như Đại hội X của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định: “Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng,
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy
đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng” [54,
tr.70]; Đa ̣i hô ̣i XI của Đảng ta (1-2011) tiếp tục nhấn mạnh rằng tư tưởng Hồ Chí
Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” [55, tr.88].
Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh không
chỉ đối với quá khứ, hiện tại, mà còn tỏa sáng đến tương lai. Trên tinh thần đó, việc
tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn những cống hiến của Hồ Chí Minh vào
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là việc làm mang ý nghĩa thiết thực.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, với ý chí độc lập và lòng
khát khao tự do, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đã xác định con
đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho Việt Nam. Trong những năm 20 của thế kỷ
XX, trên cơ sở nắm vững phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, qua
nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xây dựng lý luận và xác
lập được một hệ thống quan điểm cách mạng toàn diện, khoa học để truyền bá vào

Việt Nam, xây dựng tổ chức cách mạng, tiến tới thành lập một đảng cách mạng nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau. Quá trình này
cho thấy Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta với tất cả những đặc điểm lịch
sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam; hay nói cách khác, Người đã
Việt Nam hóa một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về giải phóng dân tộc,
từng bước truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc nước ta chuyển biến
mạnh mẽ theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Chính lý luận cách mạng của
Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX là
yếu tố có vai trò quyết định hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một cống
2


hiến đặc biệt quan trọng của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam vào đầu thế
kỷ XX cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn vị trí, tầm quan trọng
đặc biệt của tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh trong việc hình thành Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ to lớn, lâu dài,
đòi hỏi sự đóng góp trí tuệ và kiến thức của nhiều nhà khoa học cả về lý luận và
thực tiễn, cả trong và ngoài nước. Bởi vì, tư tưởng của Người là hệ thống các quan
điểm toàn diện, sâu sắc, càng đi sâu nghiên cứu, chúng ta lại càng khám phá ra
nhiều điều kỳ diệu trong cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với lý do như vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Ái Quốc với việc xác định con đường giải phóng dân tộc, chuẩn bị
tiền đề tư tưởng chính trị, tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Làm sáng rõ quá trình chuẩn bị, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của
Nguyễn Ái Quốc; rút ra những nhận xét về quá trình sáng lập Đảng.
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam của Nguyễn Ái Quốc.
- Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định con đường giải
phóng dân tộc cho Việt Nam
- Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị tư tưởng chính trị
và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

3


- Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Rút ra nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn
Ái Quốc.
4. Đóng góp của luận án
4.1. Về tư liệu
Góp phần sưu tầm, hệ thống hóa sử liệu liên quan đến quá trình sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong đó có cập
nhật những sử liệu mới trong Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng toàn tập.
4.2. Về nội dung
- Luận án góp phần làm rõ vai trò quyết định, sự chủ động của Nguyễn Ái
Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phân tích một cách toàn diện quá trình Nguyễn Ái Quốc xác lập con đường
giải phóng dân tộc, xây dựng lý luận cách mạng, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và
tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua đó, luận án góp phần làm
sáng tỏ hơn nhận định: chính lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong

những năm 20 của thế kỷ XX là yếu tố quyết định nhất hình thành nên Đảng Cộng
sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
- Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản góp phần để Nguyễn Ái Quốc xác
định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam; tính đúng đắn của con đường cách
mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam; góp phần phản bác
quan điểm sai trái về vai trò của Người trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Làm rõ cống hiến sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành được những nội dung nêu trong luận án, chúng tôi đã tham
khảo các nguồn tài liệu cơ bản sau:
Nguồn tài liệu chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất trong luận án là bộ Hồ Chí
Minh toàn tập, gồm 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011;
bộ sách Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc

4


gia xuất bản trong các năm 1993 - 1996 và một số văn kiện của Đảng được in trong
bộ Văn kiện Đảng toàn tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bắt đầu từ
năm 1998.
Nguồn tài liệu quan trọng thứ hai chúng tôi sử dụng là các bài nói, bài viết
của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các công trình nghiên cứu cấp nhà nước về
tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, về sự
hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn tài liệu quan trọng thứ ba là các công trình của các nhà nghiên cứu
trong nước liên quan đến đề tài luận án về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí
Minh được công bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học.

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các bài phát biểu của một số nguyên thủ
quốc gia, một số chính trị gia trên thế giới về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và
tham khảo công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tiểu sử, sự nghiệp
và tư tưởng Hồ Chí Minh,...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn,
chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc,
phương pháp tiếp cận hệ thống, so sánh,..., để làm nổi bật vai trò và sự sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 5 chương, 11 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt
Nam
Chương 3. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương 4. Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng
Cộng sản Việt Nam
Chương 5. Nhận xét về quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam của
Nguyễn Ái Quốc

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Ở nước ta, việc nghiên cứu về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã được tiến
hành khá sớm - từ hơn nửa thế kỷ về trước. Tuy nhiên, nghiên cứu sự nghiệp và tư
tưởng của Người một cách toàn diện và có hệ thống, chủ yếu mới được đặt ra từ sau
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991).
Trong đó, vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nội dung đó đã
được phản ánh đậm nét trong các bài nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, như: Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam (Trường Chinh, Nxb.
Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và
dân tộc ta (Lê Duẩn, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986); Những nhận thức cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bác
Hồ sống mãi với non sông (Nguyễn Văn Linh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990); Tư
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000);…
Rất nhiều công trình khác đề cập đến vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam, như: Thế giới đổi thay, Hồ Chí Minh sống mãi (Nguyễn
Khánh Toàn, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990); Sự hình thành về cơ bản tư
tưởng Hồ Chí Minh (Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Bác
Hồ người Việt Nam đẹp nhất (Hà Huy Giáp, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1977); Chủ
tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc (Hùng
Thắng, Nguyễn Thành, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985); Dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh (Đặng Xuân Kỳ, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990); Góp
phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đinh Xuân Lâm,
Lê Mậu Hãn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Về con đường giải phóng dân

6


tộc của Hồ Chí Minh (Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996); Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ

Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Nguyễn Ái Quốc
với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 1921 - 1930 (Phạm Xanh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009); Việt Nam 1919-1930: Thời kỳ tìm tòi và
định hướng (Nguyễn Văn Khánh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007);
80 năm (1930-2010) Đảng Cộng sản Việt Nam - Những chặng đường lịch sử (Ngô
Đăng Tri, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010); Sự chuyển biến của
phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu
thế kỷ XX (Đinh Trần Dương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002); Sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911 - 1945)
(Nguyễn Đình Thuận, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); Quá trình vận động
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đinh Xuân Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2007); Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng
Cộng sản (Phạm Ngọc Dũng chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007);
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội nghị thành lập Đảng và Đại hội II, III của Đảng (Lê
Văn Yên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Nguyễn Ái Quốc: Sự sáng tạo
trong sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực (Nguyễn Đình
Đài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006);…
Có thể khái quát nội dung một số công trình tiêu biểu liên quan tới đề tài
Nguyễn Ái Quốc với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị Trung
ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, do Lê Mậu Hãn Chủ biên, tác giả đã
dành 15 trang (từ trang 9 đến trang 24) để phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc
chuẩn bị về tư tưởng chính trị, về cán bộ và các điều kiện chính trị khác cho việc ra
đời của chính đảng cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Các
tác giả cuốn sách nhận định: Bằng trí tuệ sáng suốt, hoạt động và khảo sát cách
mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được chân lý cách mạng giải phóng dân tộc: Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách

7



mạng vô sản. Giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm
đường trở về Tổ quốc để phát động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân,
của dân tộc Việt Nam, “trước hết là chuẩn bị tổ chức ra một đảng cách mạng tiên
phong của giai cấp công nhân và của dân tộc ta. Vì muốn làm cách mạng thắng lợi
trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững thì cách mạng mới thành công.
Đảng muốn vững thì phải có lý luận cách mạng, nhất là chủ nghĩa Lênin” [95;
tr.11]. Đồng thời, trong cuốn sách, các tác giả cũng đã phân tích quá trình biến
chuyển cách mạng, thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách mạng tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Việt
Nam. Tuy nhiên, những nguy cơ chia rẽ do trong nước cùng lúc xuất hiện ba tổ
chức cộng sản, đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước
đòi hỏi của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đội ngũ đại biểu của Đông Dương
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các tác giả khẳng định:
Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong việc tiếp thu và truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, người sáng lập ra Đảng và vạch ra
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Cương lĩnh
cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan
điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn [95, tr.23].
Trong tác phẩm Hồ Chí Minh tiểu sử, do GS. Song Thành (Chủ biên), Nxb.
Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 (Công trình là sản phẩm của đề tài mang mã số
KX.02.11 thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.02 giai đoạn
1991-1995), có độ dày 758 trang khổ 15 x 22 cm, đã phản ánh tương đối đầy đủ về
cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, “một cuộc đời oanh liệt, vô cùng trong sáng
và đẹp đẽ”, đồng thời khảo cứu sâu tiểu sử Hồ Chí Minh trên những lĩnh vực chủ
yếu: Các mối quan hệ từ gia đình, quê hương, nhà trường, xã hội, dân tộc, thời đại;
từ bạn bè, đồng chí, đến kẻ thù; các hoạt động đấu tranh từ trong nước, ra nước
ngoài, từ đời sống chung của nhân loại đến đời sống riêng của dân tộc; các lĩnh vực


8


đời sống tinh thần, như tư tưởng, lý luận, đạo đức, phong cách, lối sống,... Các tác
giả đã dành hẳn một chương, với dung lượng 60 trang (chương 5) để đi sâu nghiên
cứu quá trình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chuẩn bị điều kiện và sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (11-1924 đến tháng 2-1930). Quá trình chuẩn bị và sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong các mục: Xây dựng tổ chức
cách mạng theo khuynh hướng mácxít; Xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm
Đường Cách mệnh; sát cánh chiến đấu với nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đại
cách mạng ở Quảng Đông; Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương; Xây
dựng lực lượng cách mạng trong Việt Kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan); Hợp nhất
các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong phần kết của
Chương 5, các tác giả khẳng định rõ:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt trong tiến trình
phát triển của cách mạng Việt Nam. Nó là nhân tố đầu tiên, quyết định đưa
cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của sự vận động nội tại của phong trào
cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Nguyễn Ái Quốc đã đóng
vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra kết quả tất yếu đó: là người tìm ra con
đường cứu nước; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, là người tổ
chức, rèn luyện và sáng lập Đảng Cộng sản ở nước ta và trở thành lãnh tụ
sáng suốt của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã mở ra một
thời kỳ mới vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc [200, tr.213].
Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương: Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
(dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, đã
có chuyên đề X: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán
bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Trong chuyên đề, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương nhấn mạnh:

là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh không
ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một đảng mácxít thật sự
vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, lý tưởng

9


cách mạng, […]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng vô sản vào
hoàn cảnh cụ thể của một nước vốn là thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu [6, tr.221].
Trong công trình này, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương khẳng định, theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu để đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi” [6, tr.222]; “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm
kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước”
[6, tr.224]; “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là
Đảng của dân tộc Việt Nam” [6, tr.226]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm cốt” [6, tr.229]; “Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây
dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản” [6, tr.231]; “Đảng vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [6, tr.237];
“Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng” [6, tr.237].
Nguyễn Ái Quốc với quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ đề
được quan tâm trong một số công trình được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia biên
soạn nhân các dịp kỷ niệm năm chẵn thành lập Đảng.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia phối hợp với Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn sách: Tìm hiểu vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, xuất bản năm 2005. Cuốn sách bao
gồm 33 bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đã
dành những vị trí đầu tiên để đăng tải hai chuyên khảo về vai trò của Hồ Chí Minh
trong việc sáng lập Đảng. Trong bài viết Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc sáng

lập Đảng Cộng sản Việt Nam, TS. Lê Văn Yên (Nxb. Chính trị quốc gia) đã mở đầu
bằng sự khái quát: “Suốt từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đem hết sức mình phục vụ công việc trọng đại, có ý nghĩa quyết định
đối với toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam là đào tạo ra lực lượng cách mạng
nòng cốt đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam, xây dựng tổ chức tiền thân
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
1.

A.A. Xôcôlốp, Quốc tế Cộng sản và Việt Nam (1999), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

2.

Phạm Ngọc Anh (2000), “Sự khẳng định của Hồ Chí Minh về vai trò của chủ
nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nghiên cứu lý luận (1),
tr.11-13.

3.

Đỗ Văn Ba (2000), “Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (5),
tr.6-7.

4.

Bác Hồ ở Pháp (Hồi ký) (1970), Nxb. Văn học, Hà Nội


5.

Ban nghiên cứu Tạp chí Lịch sử Đảng Trung ương (2002), Chủ tịch Hồ Chí
Minh: Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.

Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

7.

Báo Nhân dân (10553), ngày 19-5-1983.

8.

Báo Thống nhất (155), ngày 19-5-1965.

9.

Hoàng Chí Bảo (2013), “Truyền thống và giá trị của Đảng nhìn từ mối quan
hệ giữa Đảng với dân”, Tạp chí Lịch sử Đảng (1), tr.21-26.

10.

Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (2011),
Nghiên cứu, xác minh tư liệu và địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt

động ở nước ngoài từ năm 1911 đến năm 1941, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.

Nguyễn Khánh Bật (2000), “Tìm hiểu quan điểm cách mạng trước hết phải có
Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng (2), tr.33-36.

12.

Đặng Thế Biểu (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản: một số
nhận thức sâu sắc”, Nghiên cứu lý luận (5), tr.3-8.

13.

Nguyễn Dương Bình (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân tộc, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.

11


14.

Nguyễn Đức Bình (2005), “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – người sáng lập
và rèn luyện Đảng ta”, Lý luận chính trị (1), tr.4-7.

15.

Nguyễn Đức Bình (2005), “Những tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (732), tr.3-5.


16.

Phạm Bình (1991), “Góp thêm một số tư liệu về Hội nghị thành lập Đảng và
hội nghị Trung ương tháng 10-1930”, Tạp chí Cộng sản (6), tr.52-53.

17.

Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam (1961), Ban Nghiên cứu Tạp chí
Lịch sử Đảng Trương ương xuất bản, Hà Nội.

18.

C. Mác và Ăng-ghen (1998), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự
thật, Hà Nội.

19.

C.Mác và Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật,
Hà Nội.

20.

C.Mác và Ăng-ghen (1993), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật,
Hà Nội.

21.

C.Mác và Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự
thật, Hà Nội.


22.

C.Mác và Ăng-ghen (1997), Toàn tập, tập 32, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự
thật, Hà Nội.

23.

C.Mác và Ăng-ghen (1998), Toàn tập, tập 35, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự
thật, Hà Nội.

24.

Các tổ chức tiền thân của Đảng (1977), Ban Nghiên cứu Tạp chí Lịch sử
Đảng Trương ương xuất bản, Hà Nội.

25.

Phan Bội Châu toàn tập (1990), Nxb. Thuận Hóa, Huế.

26.

Vũ Văn Châu (2000), “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là một tất
yếu lịch sử”, Nghiên cứu lý luận (1), tr.7-10.

27.

Vũ Văn Châu (1997), “Hồ Chí Minh với luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa”, Nghiên cứu lý luận (2), tr.7-9.

28.


Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của giai cấp công
nhân và nhân dân Việt Nam (In lần thứ 8), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Trường Chinh (1985), Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp cách
mạng của chúng ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

12


30.

Trường Chinh (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp vĩ đại, gương sáng
đời đời, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

31.

Trường Chinh (1992), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb.
Thông tin lý luận, Hà Nội.

32.

Trường Chinh, Hoàng Tùng,... (1984), Những vấn đề lý luận của phong trào
giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội.

33.

Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,... (1952), Hồ Chủ tịch, người sáng lập và

rèn luyện Đảng ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

34.

Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb. Sử học,
Hà Nội.

35.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp (1987), Nxb. Sự thật, Hà Nội

36.

Phạm Hồng Chương (2011), “Nguyễn Ái Quốc với Việt kiều ở Thái Lan
(1928-1929”), Tạp chí Lịch sử Đảng (10), tr.23-26; tr.30.

37.

Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38.

Danh nhân Hồ Chí Minh (2000), tập 1, Nxb. Lao động, Hà Nội.

39.

Danh nhân Hồ Chí Minh (2000), tập 2, Nxb. Lao động, Hà Nội.

40.


Nguyễn Thị Ngọc Diễn, Nguyễn Minh Phụng (2008), “Cống hiến của đồng
chí Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân trong quá trình thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận (8), tr.19-21.

41.

Lê Duẩn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc
ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

42.

Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa
xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

43.

Lê Duẩn (1987), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb. Sự thật,
Hà Nội.

44.

Phạm Ngọc Dũng (2007), Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.

Thành Duy (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và việc xây
dựng Đảng cầm quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (9), tr.24-28.


13


46.

Đinh Trần Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

47.

Đinh Trần Dương (2006), Tân Việt cách mạng đảng trong cuộc vận động
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48.

Nguyễn Đình Đài (2006), Nguyễn Ái Quốc: Sự sáng tạo trong thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lịch sử và hiện thực, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

49.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Các tổ chức tiền thân của Đảng, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.


51.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

52.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.


57.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

58.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

59.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

14


60.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

61.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

62.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

63.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp
hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69.

Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển (2010), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

70.

Đi-a-cốp, Xớc-kin (1960), Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.

71.

Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72.

Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73.

Phạm Văn Đồng (1976), Hồ Chủ tịch, tinh hoa của dân tộc, lương tâm của
thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

74.


Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời
đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
15


75.

Phạm Văn Đồng (1987), Những bài nói và viết chọn lọc, tập 1, Nxb. Sự thật,
Hà Nội.

76.

Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại, tương lai, Tập 1,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.

77.

Mạc Đường, Huỳnh Lứa,... (1985), Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.

78.

E. Cô-bê-lép (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

79.

Furuta Motoo (2002), Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc và đổi mới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80.


Hà Huy Giáp (1977), Bác Hồ, người Việt Nam đẹp nhất, Nxb. Thanh niên,
Hà Nội.

81.

Võ Nguyên Giáp (2001), Những bài nói và viết chọn lọc thời kỳ đổi mới,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82.

Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83.

Trần Văn Giàu (1957), Giai cấp công nhân Việt Nam: Sự hình thành và sự phát
triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

84.

Trần Văn Giàu (2007), Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, tập 2, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.

85.

Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86.


Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng Tháng Tám, tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87.

Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng Tháng Tám, tập III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88.

Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Duy Hạnh (2003), “Đóng góp của Hồ Chí Minh đối
với phong trào giải phóng dân tộc”, Tạp chí Giáo dục lý luận (5), tr.16-19.

89.

Hồng Hà (1990), Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội.

90.

Hồng Hà (1980), Bác Hồ trên đất nước Lênin, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

91.

Trần Văn Hải (2012), “Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (2), tr.3-9.

16



92.

Lê Mậu Hãn (1998), Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93.

Lê Mậu Hãn (2006), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự sáng lập và rèn luyện
Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (756), tr.19-24.

94.

Lê Mậu Hãn (2013), “Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”, Tạp chí Lịch sử Đảng (2),
tr.42-46.

95.

Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (1998), Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội
nghị Trung ương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

96.

Lê Mậu Hãn (2000), “Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập
Đảng và xác định Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự (1), tr.2-6.

97.

Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh

sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98.

Lê Mậu Hãn, Bùi Đình Phong,... (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con
đường độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, Nxb. Nghệ An.

99.

Trần Thu Hằng (1993), “Chủ nghĩa yêu nước, cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp
nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam”, Thông tin lý
luận (3), tr.19-20.

100. Nguyễn Hùng Hậu (2005), “Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam”, Lý luận chính trị (1), tr.8-11;
tr.15.
101. Vũ Quang Hiển (2010), “Hồ Chí Minh với cuộc vận động thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự (2), tr.3-7.
102. Ngô Văn Hoa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam
những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
103. Vũ Đình Hòe (2005), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh.

17


104. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb.
Lý luận Chính trị, Hà Nội.
105. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Hội thảo
khoa học kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Nxb.
Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

106. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Viện Lịch sử
Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
107. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994), Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và thời đại ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Hồ Chí Minh
con người của sự sống, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
109. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Nguyễn Ái Quốc ở Quảng
Châu (1924-1927), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
110. Hồ Chí Minh trong trái tim nhân loại (1990), Nxb. Lao động và Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
111. Doãn Hùng (1998), “Hồ Chí Minh – người đặt nền móng và rèn luyện bản lĩnh
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận (4), tr.19-22.
112. Phạm Văn Hùng (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản”, Tạp
chí Giáo dục lý luận (9), tr.3-7.
113. Trần Văn Hùng (2000), “Một số chi tiết về hoạt động của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc những năm 20-30 thế kỷ XX”, Tạp chí Lịch sử Đảng (8), tr.50-56.
114. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “Nguyễn Ái Quốc với lớp huấn luyện
chính trị đặc biệt ở Quảng Châu và tác phẩm “Đường Cách mệnh””, Tạp chí
Giáo dục lý luận (10), tr.38-43.
115. Nguyễn Khang (1996), “Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lý
luận về cách mạng giải phóng dân tộc”, Tạp chí Lịch sử Đảng (3), tr.19-21.
116. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
117. Nguyễn Văn Khánh (2005), Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử cách
mạng Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18



118. Nguyễn Văn Khánh (2007), Việt Nam 1919-1930: thời kỳ tìm tòi và định
hướng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
119. Vũ Như Khôi (2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một thành tố trong quy luật
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự (5), tr.14-16.
120. Đặng Xuân Kỳ, Mạch Quang Thắng, Nguyễn Văn Hòa (Đồng Chủ biên)
(2005), Một số vấn đề về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
121. Lê Thế Lạng (2006), “Quá trình hình thành và hoàn chỉnh đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Lịch
sử Đảng (1), tr.35-39; tr.26.
122. Đinh Xuân Lâm (2005), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự
do của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
124. Đinh Xuân Lâm, Phan Ngọc Liên,... (1990), Hồ Chí Minh sáng ngời trang sử,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
125. V.I. Lênin: Toàn tập (1977), tập 38, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.
126. V.I. Lênin: Toàn tập (1977), tập 41, Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.
127. V.I. Lênin: Toàn tập (1980), tập 27, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
128. Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí Minh: Từ nhận thức lịch sử đến hành động
cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
129. Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái... (1993), Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thời đại ngày nay (Qua sách báo nước ngoài), Trường Đại học sư phạm Hà
Nội I và Viện thông tin Khoa học Xã hội - Viện KHXHVN xuất bản, Hà Nội.
130. Nguyễn Bá Linh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc con đường dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
131. Nguyễn Văn Linh (1990), Bác Hồ sống mãi với non sông, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
132. Hồ Tố Lương (1999), “Tác động tích cực của Quốc tế Cộng sản đối với cách
mạng Việt Nam”, Nghiên cứu lý luận (3), tr.7-11.

19


133. Hồ Tố Lương (1997), “Tìm hiểu một số đóng góp của Hồ Chí Minh và Đảng
ta với Quốc tế cộng sản”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12), tr.39-41.
134. Lê Xuân Lựu (1992), Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự
nghiệp của chúng ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
135. Đinh Xuân Lý (2007), Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
136. Đinh Xuân Lý (Chủ biên) (2005), Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
137. Đinh Xuân Lý (2012), “Về vấn đề thời gian diễn ra Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam”, Nghiên cứu Lịch sử (10), tr.69-74.
138. Lê Văn Lý (Chủ biên) (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
139. Nông Đức Mạnh (2003), Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo
của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
140. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
141. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
142. Hồ Chí Minh (1994), Biên niên tiểu sử, tập III, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
143. Hồ Chí Minh (1994), Biên niên tiểu sử, tập VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
144. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập V, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
145. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
146. Hồ Chí Minh (1995), Biên niên tiểu sử, tập VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
147. Hồ Chí Minh (1996), Biên niên tiểu sử, tập VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
148. Hồ Chí Minh (1996), Biên niên tiểu sử, tập IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
149. Hồ Chí Minh (1996), Biên niên tiểu sử, tập X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
150. Hồ Chí Minh (1990), Con đường giải phóng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
151. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

152. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
154. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
155. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20


×