Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN đội NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH ở các DI TÍCH cấp QUỐC GIA đặc BIỆT tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.33 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN TRƢỞNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH
CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN TRƢỞNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở CÁC DI TÍCH
CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM LÊ THẢO

Hà Nội – 2015



LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Phạm Lê Thảo, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ rất lớn đối với tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch Hà Nội, Ban quản lý các khu: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch; đã cho phép tác giả được khai thác các nguồn tư liệu của ngành và được tham
chiếu điều tra điển hình về nguồn lao động Thuyết minh viên du lịch tại điểm.
Luận văn này cũng đánh dấu kết quả quá trình học tập của tác giả trong thời
gian qua tại khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác
giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô trong khoa Du lịch học,
khoa Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã đóng góp những ý kiến rất có ích cho tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng và tâm huyết trong quá trình viết luận
văn của mình, nhưng Luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và những ai
quan tâm đến đề tài này.

Tác giả
Nguyễn Văn Trƣởng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH
VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ............................................................8
1.1. Thuyết minh viên du lịch ...................................................................................8
1.1.1. Khái niệm Thuyết minh viên du lịch ..................................................................8
1.1.2. Phân loại Thuyết minh viên du lịch.................................................................10
1.1.3. Đặc điểm lao động và vai trò của Thuyết minh viên du lịchError! Bookmark
not defined.
1.1.4. Một số yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ đối với Thuyết
minh viên du lịch ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Kinh nghiệm sử dụng Thuyết minh viên du lịch của một số quốc gia và địa
phương....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Kết luận và một số bài học rút ra cho du lịch Việt NamError! Bookmark not
defined.
1.2. Di tích cấp quốc gia đặc biệt............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân loại di tích lịch sử văn hóa .................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH Ở
CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘIError!

Bookmark

not defined.
2.1. Giới thiệu về các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà NộiError! Bookmark
not defined.


2.1.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) Hà Nội ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám ........ Error!

Bookmark not defined.
2.1.3. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
(DTPCT) .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Số lƣợng và trình độ của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích
cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Số lượng và cơ cấu Thuyết minh viên du lịch . Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Trình độ và kỹ năng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịchError! Bookmark
not defined.
2.3. Quản lý, sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịchError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Cơ chế, chính sách cho việc quản lý, sử dụng Thuyết minh viên du lịch Error!
Bookmark not defined.
2.3.2. Sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. ..... Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di
tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội ..................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYẾT MINH VIÊN DU
LỊCH Ở CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI HÀ NỘI ....... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Định hƣớng chính về phát triển du lịch Việt NamError!

Bookmark

not

defined.
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Yêu cầu đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với đội ngũ Thuyết minh viên du lịch trên cơ sở phân

tích thực trạng ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp................ Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng ......... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Các giải pháp khác .......................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê về trình độ đào tạo cơ bản của Thuyết minh viên du lịch Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.1: Trình độ nghiệp vụ du lịch của Thuyết minh viên du lịch ........... Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2: Phân loại TMV theo ngoại ngữ ............ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3: Mức thu nhập trung bình của Thuyết minh viên du lịch .............. Error!
Bookmark not defined.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kiến trúc Khu di tích Trung tâm HTTL ....... Error! Bookmark not
defined.
Sơ đồ 2.2: Kiến trúc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ........ Error! Bookmark not
defined.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kiến trúc khu DTPCT .................... Error! Bookmark not defined.


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DTLSVH


Di tích lịch sử - văn hoá

DTPCT

Di tích phủ chủ tịch

HTTL

Hoàng Thành Thăng Long

TMVDL

Thuyết minh viên du lịch

UNESCO
VM-QTG

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Văn Miếu – Quốc Tử Giám


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Nội có tiềm
năng và lợi thế so sánh đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Hà Nội là
địa phương đứng đầu trong cả nước về số lượng và các giá trị tài nguyên, các di tích
lịch sử - văn hoá (DTLSVH), đặc biệt là từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ
đô. Tuy số lượng du khách đến Hà Nội tăng mạnh trong những năm qua, tốc độ

tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng ngành du lịch của Hà Nội chưa xứng với tiềm
năng và lợi thế của mình [16, tr.134]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung,
Du lịch Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò của mình đối với xã hội. Những
nỗ lực hội nhập và phát triển đã hình thành tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du
lịch. Chuyên môn hoá trong phát triển du lịch ngày càng rõ rệt, đặc biệt là ở lĩnh
vực dịch vụ. Tính chuyên nghiệp càng cao, chuyên môn hoá càng rõ rệt dẫn đến
việc hình thành và phát triển những nghề mới.
Trong những năm gần đây hoạt động du lịch trở lên hết sức đa dạng,
phong phú với nhiều loại hình hấp dẫn. Một trong những loại hình được quan
tâm, phát triển mạnh nhất là du lịch văn hoá. Loại hình du lịch này đã đáp ứng
được nhu cầu tham quan giải trí, lòng ham hiểu biết và mang ý nghĩa giáo dục rất
cao. Không những chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng mà chúng còn được coi là
nền tảng phát triển của ngành du lịch. Các di tích này cũng chứa đựng các giá trị
to lớn về kiến trúc mỹ thuật, phản ánh từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Điều
này cũng dẫn đến hình thành một đội ngũ những người chuyên thuyết minh cho
du khách tại các di tích.
Luật Du lịch ra đời, có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 đã chính thức công
nhận một nghề mới trong hệ thống nghề của ngành du lịch – nghề Thuyết minh viên
du lịch. Điều 78 Luật Du lịch định nghĩa chức danh Thuyết minh viên du lịch, quy
định tiêu chuẩn cơ bản của nghề và cơ quan quản lý, tuy nhiên các văn bản dưới
Luật vẫn chưa có các quy định tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, về kiến thức, về kỹ
năng của Thuyết minh viên du lịch làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và sử
dụng đội ngũ này.

1


Hầu hết các Thuyết minh viên du lịch tại các khu di tích lịch sử là những
người được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên ngành tại các trường văn hoá và
lâm nghiệp. Số còn lại và phần lớn những Thuyết minh viên du lịch tại điểm du lịch

văn hoá cộng đồng là thành viên của cộng đồng bản địa, với những hiểu biết phong
phú về khu điểm du lịch đó.
Tuy nhiên, lực lượng Thuyết minh viên du lịch này còn rất mỏng, chưa đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch và đa phần những Thuyết minh viên du lịch đang
hoạt động không được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn khách du lịch.
Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Sở dĩ có tình
trạng này là do các nguyên nhân khách quan (sự phát triển và nhu cầu của xã hội)
và cả nguyên nhân chủ quan (xuất phát từ phía ngành du lịch và các ngành liên quan
như văn hoá, giáo dục…).
Việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển một cách
hợp lý đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di
tích cấp quốc gia đặc biệt tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của
mình với hy vọng Luận văn sẽ giúp ích phần nào đó cho công tác phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị

nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng
nghề cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ở các di tích quốc gia đặc
biệt tại Hà Nội.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ


Thuyết minh viên du lịch. Các nội dung cụ thể bao gồm: các vấn đề về Thuyết minh
viên du lịch (khái niệm, vai trò…).

2


+ Đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch hiện
tại, thực trạng sử dụng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc
biệt tại Hà Nội.
+ Căn cứ vào thực trạng về chất lượng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch bao gồm: Các
giải pháp về cơ chế, chính sách; Các giải pháp về đào tạo và tuyển dụng; Các giải
pháp khác…
2.3.
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Đội ngũ Thuyết minh viên du lịch (người giới thiệu) ở các di tích quốc gia

đặc biệt tại Hà Nội hiện đang tham gia vào dịch vụ phục vụ khách du lịch.
+ Nhu cầu sử dụng dịch vụ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích quốc gia
đặc biệt tại Hà Nội của khách du lịch và các đối tượng liên quan.
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Hiện nay, tại Hà Nội có 12 di tích quốc gia đặc biệt trên

tổng số 62 di tích quốc gia đặc biệt của cả nước, trong số đó tác giả đã lựa chọn

nghiên cứu 3 di tích điển hình có sử dụng Thuyết minh viên du lịch tại Hà Nội: Di
tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Di tích
lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích lịch sử Khu lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
+ Về thời gian: Thu thập và sử lý các thông tin liên quan đến đối tượng
nghiên cứu trong phạm vi không gian nghiên cứu đã xác định trong khoảng từ năm
2009 – 2014.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.

Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích số liệu
Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu

các đối tượng và mối quan hệ đa chiều và nhiều biến động trong không gian như
ngành du lịch. Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu
thập được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu.

3


3.2.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp này hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu

về du lịch. Để có được một lượng thông tin đầy đủ cần tiến hành thu thập thông tin,
dữ liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí, sách, mạng internet,
báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội từ năm 2009 – 2014, số liệu
cập nhật về Thuyết minh viên du lịch.
3.3.


Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp này có mục đích cơ bản là điều tra nhằm bổ

sung hoặc kiểm tra tình hình thực tế những thông tin cần thiết về Thuyết minh viên
du lịch cho quá trình phân tích, xử lý số liệu, cập nhật thông tin mới nhất khi thực
hiện đề tài.
Các thông tin thu thập trên thực tế giúp tác giả có sự đánh giá khách quan
thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, qua đó sẽ tổng hợp được các ý kiến,
quan điểm đa dạng nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết
minh viên du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Gồm hiện trạng về trình
độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề, nhu cầu đào tạo…chất lượng dịch vụ thuyết minh tại
các điểm di tích; hiện trạng công tác quản lý và sử dụng Thuyết minh viên du lịch
…làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các
di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời
gian tới.
3.4.

Phương pháp khảo sát thực tế
Đây là phương pháp được tác giả thực hiện đề tài sử dụng trong quá trình

nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng công tác tuyển dụng, quản lý, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thuyết minh viên du lịch, thực trạng việc cung cấp và
sử dụng dịch vụ thuyết minh tại các di tích, đặc điểm của hoạt động thuyết minh
cho khách du lịch ở các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội…đề tài đã thực hiện 5
lần khảo sát tại: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
- Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích
lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

4



Các di tích được lựa chọn khảo sát là những di tích quốc gia đặc biệt tại Hà
Nội có ảnh hưởng mang tính quyết định đến trình độ, kỹ năng của Thuyết minh viên
du lịch. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đội ngũ này.
3.5.

Phương pháp chuyên gia
Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến

chủ đề nghiên cứu là rất cần thiết. Tác giả thực hiện đề tài đã sử dụng biện pháp gặp
gỡ, trao đổi trực tiếp đối với các chuyên gia trên địa bàn Hà Nội về dịch vụ thuyết
minh, Thuyết minh viên du lịch, về công tác đào tạo đội ngũ Thuyết minh viên du
lịch, quản lý và sử dụng đội ngũ này. Các chuyên gia được mời tham gia ý kiến là
các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, quản lý di sản, đào tạo, các nhà quản lý các
doanh nghiệp, các điểm du lịch…Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã giúp
cho việc hoàn thiện và nâng cao giá trị của các kết quả nghiên cứu của đề tài.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, do đặc điểm của các bảo tàng cộng với nhu cầu tham quan học
tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh và người dân nên tại các bảo tàng đã hình
thành nên đội ngũ Thuyết minh viên du lịch. Khi du lịch dần phát triển, khách du
lịch trong và ngoài nước quan tâm đến các di tích lịch sử, văn hoá. Đặc biệt là các di
tích có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc thì tại
một số điểm di tích cũng đã xuất hiện những người làm nhiệm vụ thuyết minh cho
khách du lịch khám phá thiên nhiên và văn hoá bản địa, với nhu cầu cao của du
khách về kiến thức tự nhiên, văn hoá, lịch sử cũng đang trở thành những loại hình
du lịch đặc trưng của nhiều khu vực trên cả nước đặc biệt là thủ đô Hà Nội – trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước.
Điều này cũng dẫn đến việc hình thành một đội ngũ những người chuyên
làm thuyết minh cho du khách tại các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,

các điểm du lịch chủ yếu khai thác các giá trị văn hoá…
Ở nước ta, ngành Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, góp
phần quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế đất nước cũng đồng nghĩa với việc phải
tập trung nhiều nguồn lực để phát triển đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực du lịch,
trong đó có nguồn nhân lực hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch. Hướng dẫn

5


viên và Thuyết minh viên du lịch đã trở thành đề tài được nghiên cứu đưa vào giảng
dạy đào tạo tại nhiều trường cao đẳng và đại học có ngành du lịch trên toàn quốc.
Vấn đề hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch và các vấn đề xoay quanh tới
nghề nghiệp hướng dẫn viên, Thuyết minh viên du lịch như nguyên lý hoạt động
hướng dẫn, thuyết minh, nghệ thuật thuyết minh, thực hành thuyết minh… đã được
nghiều tác giả nghiên cứu và biên soạn tại các giáo trình phục vụ cho chương trình
bồi dưỡng đào tạo cho đông đảo thế hệ sinh viên và học viên ngành Du lịch. Các
giáo trình đồng thời cũng là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với nhiều đối
tượng hoạt động trong ngành du lịch. Cố giáo sư Đinh Trung Kiên với giáo trình
“ Nghiệp vụ hướng dẫn Du lịch” do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản
năm 2000; Khoa Du lịch (2001), “Nguyên lý và thực hành hướng dẫn du lịch”, Giáo
trình giảng dạy, Đại học Mở Hà Nội; giáo trình của tác giả Nguyễn Cường Hiền
(1994), “Nghệ thuật Hướng dẫn Du lịch” Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội; Trương
Tử Nhân (2006), “Thực hành Hướng dẫn du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân…đều có nhiều đóng góp hữu ích không chỉ đối với công tác đào tạo giảng
dạy mà còn đối với nhiều mục đích khác phục vụ mục tiêu phát triển ngành du lịch.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trực tiếp vấn đề về phát triển đội ngũ
Thuyết minh viên du lịch đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học
giả, các nhà nghiên cứu có thể kể đến các tác giả và công trình nghiên cứu như sau:
Báo cáo tổng hợp - đề tài khoa học cấp bộ “Thực trạng và một số giải pháp
nhằm phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch Việt Nam” Chủ nhiệm đề tài:

Tiến sĩ. Phạm Lê Thảo, cơ quan chủ trì: Vụ Lữ hành - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch - Tổng cục Du lịch năm 2010. Bên cạnh đó còn có “Giáo trình bồi dưỡng
nghiệp vụ cho Thuyết minh viên du lịch” do Bộ văn hoá, thể thao và Du lịch - Tổng
cục Du lịch biên soạn năm 2013 là một trong những giáo trình nghiên cứu về đội
ngũ Thuyết minh viên du lịch tương đối hệ thống, bài bản với nhiều nội dung mang
tính tổng quan về lý thuyết Thuyết minh viên du lịch, nghề nghiệp Thuyết minh
viên du lịch …,
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể về công tác
phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch cũng như các giải pháp, định hướng

6


phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia đặc biệt tại
Hà Nội. Cùng với đó, vai trò của đội ngũ thuyết minh trong việc phát huy những giá
trị văn hoá dân tộc và phát triển du lịch, chúng ta cần phải có những giải pháp trước
mắt, lâu dài và cụ thể để nâng cao chất lượng của đội ngũ Thuyết minh viên du lịch
tại điểm.
Trước thực trạng này, tác giả cho rằng cần phải có nghiên cứu đầy đủ hơn về
thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp
quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Đề tài nghiên cứu được hy vọng giúp ích nhiều hơn
cho công tác phát triển đội ngũ này trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Như
vậy có thể nói rằng, đề tài nghiên cứu của tác giả là độc lập, không trùng với bất cứ
công trình nào đã được nghiên cứu và công bố trước đây.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về Thuyết minh viên du lịch và di tích cấp quốc
gia đặc biệt.
Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp quốc gia

đặc biệt tại Hà Nội.
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển đội ngũ Thuyết minh viên du lịch ở các di tích cấp
quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

7


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH
VÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT

1.1.

Thuyết minh viên du lịch

1.1.1. Khái niệm Thuyết minh viên du lịch
“Thuyết minh viên du lịch” là một thuật ngữ chỉ người làm công tác giới
thiệu, hướng dẫn cho khách tham quan, du lịch ở các điểm du lịch. Thuyết minh
viên du lịch có trách nhiệm đi cùng đoàn khách trong phạm vi điểm du lịch mà họ
phụ trách, cung cấp thông tin về điểm du lịch, đồng thời trả lời tất cả các câu hỏi
của khách tham quan du lịch về những vấn đề liên quan đến điểm du lịch.
Nhìn chung, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Thuyết minh viên du lịch
phải có vốn kiến thức rất sâu và am hiểu tường tận nội dung điểm du lịch nơi họ tác
nghiệp. Đồng thời, Thuyết minh viên du lịch cần có khả năng giao tiếp tốt trên cơ
sở điều khiển được ngôn ngữ sử dụng trong khi thuyết minh cũng như nắm bắt được
đặc điểm tâm lý của đối tượng khách.
Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ “Thuyết minh viên” được ghép bởi cụm từ
“thuyết minh” và “viên”. Trong đó, “thuyết minh” là “nói hay chú thích cho người
ta rõ hơn về những sự vật, sự việc hay hình ảnh đã đưa ra”; “viên” được giải thích là
yếu tố ghép thêm để cấu tạo một danh từ có nghĩa chỉ người ở trong một tổ chức
hay chuyên làm một công việc nào đó”. [17]

Như vậy, có thể hiểu Thuyết minh viên du lịch chỉ người chuyên làm nhiệm
vụ diễn giải bằng lời cho khách tham quan du lịch hiểu rõ hơn về điểm du lịch.
Theo Điều 78, chương 7 Luật Du Lịch có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006
quy định:
“Thuyết minh viên du lịch là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch
trong phạm vi khu vực du lịch, điểm du lịch. Thuyết minh viên du lịch phải am hiểu
kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, có khả năng giao tiếp với khách du lịch và
ứng xử văn hoá”.[11]
Từ quy định trên, có thể thấy một người được gọi là Thuyết minh viên du
lịch phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

8


- Đảm nhiệm công tác thuyết minh, giới thiệu trực tiếp về điểm du lịch cho
khách tham quan, du lịch
- Làm việc trong phạm vi một khu, một điểm du lịch
- Có đầy đủ vốn kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch
- Có khả năng chuyển tải thông tin tới khách thông qua các kỹ thuật giao tiếp
- Biết cách ứng xử và mang lại sự hài lòng cho khách tham quan du lịch
Phân tích nội dung công việc mà Thuyết minh viên du lịch đảm nhiệm, có thể thấy
rằng nhiệm vụ mà Thuyết minh viên du lịch thực hiện (giới thiệu hướng dẫn khách
tham quan du lịch tại một điểm du lịch) chính là một phần nhiệm vụ của hướng dẫn
viên du lịch. Cũng vì lý do này mà ở Việt Nam thuật ngữ Thuyết minh viên du lịch
được sử dụng để chỉ người làm nhiệm vụ kể trên trong khi đó ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, thuật ngữ hướng dẫn viên tại điểm (on-site guide) được sử dụng với
nét nghĩa tương đương. Thuật ngữ khác nhau, nhưng nội hàm các khái niệm này
không khác nhau bởi xét về bản chất, vai trò và nhiệm vụ của Thuyết minh viên du
lịch hay hướng dẫn viên tại điểm là như nhau.
Ở Việt Nam, ngoại trừ quy định trong Luật Du lịch, thuật ngữ Thuyết minh

viên du lịch được sử dụng khá đa dạng và chưa có khái niệm thống nhất. Tương tự
như vậy, khái niệm hướng dẫn viên tại điểm đã được đề cập trong một số tài liệu
của nước ngoài, nhưng khái niệm này cũng rất đa dạng. Theo đó hướng dẫn viên tại
điểm là những người thực hiện các chương trình du lịch có tính chất giáo dục hay
giới thiệu, hướng dẫn khách tại một điểm nhất định với những hiểu biết rất sâu về
điểm du lịch mà họ phụ trách. Hoặc đơn giản hơn, hướng dẫn viên tại điểm là người
thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch cho khách du lịch hay khách tham quan ở
một điểm du lịch. [30]
Từ những phân tích ở trên, căn cứ vào thực tế công việc của người làm công
tác thuyết minh tại các điểm du lịch, có thể đi đến kết luận: Thuyết minh viên du
lịch là người làm việc tại điểm du lịch, có trách nhiệm cung cấp thông tin trực tiếp
cho khách về điểm du lịch và các vấn đề liên quan; hướng dẫn khách đi tham quan
trong phạm vi điểm du lịch.

9


Thuyết minh viên du lịch là người trực tiếp giới thiệu về điểm du lịch nơi
họ làm việc và hướng dẫn khách đi tham quan trong phạm vi điểm du lịch đó.
Đây chính là nội dung mà tác giả lựa chọn để làm định hướng xuyên suốt đề
tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.1.2. Phân loại Thuyết minh viên du lịch
Thuyết minh viên du lịch không được phân loại theo yêu cầu công việc mà
họ đảm nhiệm vì nhiệm vụ chính của tất cả các Thuyết minh viên du lịch đều là giới
thiệu, diễn giải bằng lời nội dung của điểm du lịch. Tuy nhiên có thể phân loại
Thuyết minh viên du lịch theo tính chất đặc thù của điểm du lịch mà tại đó Thuyết
minh viên du lịch thực hiện nhiệm vụ của họ. Theo đó, Thuyết minh viên du lịch
được phân chia thành các nhóm chính bao gồm: Thuyết minh viên du lịch tại bảo
tàng, Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích, Thuyết minh viên du lịch tại các
khu bảo tồn tự nhiên và Thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.

- Thuyết minh viên du lịch tại bảo tàng: là những người làm công tác thuyết
minh tại các bảo tàng tổng hợp hay bảo tàng chuyên đề. Bảo tàng với chức năng
quan trọng là giáo dục, tuyên truyền đòi hỏi Thuyết minh viên du lịch phải có vốn
kiến thức rộng và sâu về nội dung trưng bày trong bảo tàng cũng như các khối kiến
thức về văn hoá, lịch sử có liên quan, đồng thời có khả năng truyền đạt và giải thích
một cách sinh động về các hiện vật được trưng bày để “phục vụ nhu cầu nghiên
cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng.”[12]
- Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích: là những người làm công tác
thuyết minh tại các điểm di tích có giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học. Tương tự
như các Thuyết minh viên du lịch bảo tàng, Thuyết minh viên du lịch tại các điểm
di tích phải am hiểu về điểm di tích nơi họ tác nghiệp và có khả năng làm sống dậy
những giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của di tích thông qua bài thuyết minh và
khả năng minh hoạ sinh động về các đối tượng tham quan tại điểm di tích. Ngoài ra,
Thuyết minh viên du lịch tại các điểm di tích còn phải có khả năng tác động tới
hành vi của du khách tại các điểm di tích trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị
của di tích.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

1.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 1416/QĐ-BVHTTDL ngày
14/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Chương
trình Khung đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Hà Nội, 2009.

2.


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 1416/QĐ-BVHTTDL ngày
14/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Qui định
về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế, Hà Nội, 2009.

3.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL “Hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh
doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước
ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch”, Hà Nội, 2008.

4.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn
thực hiện một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội 2007.

5.

Phạm Văn Du (1996), Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Hà Nội phục vụ
cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, LATS ĐH Sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.

6.

Đinh Trung Kiên, (2000) Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.

11



7.

Từ Mạnh Lương (2003), Một số chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội chủ
yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn
hoá của dân tộc giai đoạn phát triển mới của đất nước, Viện kinh tế, Hà Nội.

8.

Phạm Lê Thảo (2010), Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát trienr đội
ngũ Thuyết minh viên du lịch Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ.

9.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001) Luật Di sản văn hoá, NXB Chính
trị quốc gia (2010), Hà Nội .

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Pháp lệnh thủ đô Hà Nội, NXB
Chính trị Quốc gia (2004), Hà Nội

11. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia,
2005.

12. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản văn hóa, Hà Nội, 2009.

13. Tổng cục Du lịch, Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, Hà Nội, 2007.


14. Tổng cục Du lịch, Kỷ yếu hội thảo Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt
Nam, 2005.

15. Tổng cục Du lịch, Nghiên cứu đề xuất chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Hà Nội, 2008.

16. Trương Sỹ Vinh (chủ biên), Đỗ Thanh Hoa, Đỗ Cẩm Thơ (2010), Du lịch
Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

17. Viện khoa học xã hội Việt Nam (dịch) (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Viện khoa học xã hội Việt Nam (dịch) (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2002.
Tài liệu tiếng Anh

12


20. Soverign – Balarat, Tourguide job description
21. James H. Byrns, Speak for your self-An Introduction to public speaking, Mc
Graw Hill, 1994.

22. Charles R. Goeldner, Robert W. McIntosh & J.R. Brent Ritchie, Tourism:
principles, practices, philosophies, 1995.

23. Pond, Kathleen Lingle The Professional Guide: Dynamics of Tour Guiding,

New York: Van Nostrand Reinhold, 1993.

24. Mancini, Marc, Conducting Tours (2nd Edition), New York: Delmar, 1996.
25. Nitmiluk National Park, Tour Guide Handbook
26. Y. Resinger & C. Steiner, Reconceptualising interpretation, Curent issue in
Tourism, Vol.9, No.6, 2006.

27. Lary A.Samovar & Richard E.Porter, Intercultural communication,
Wadsworth Publhing Company, 2000.

28. UNESCO and Institute for Tourism Studies (IFT), Macao SAR, Training
Manual for Heritage Guides, 4th edition, 2007.

29. Judi Varga-Toth, Intercultural communication, World University Service of
Canada, 1997.

30. Judi Varga-Toth, Principles and Practices of tour guiding, World University
Service of Canada, 1997.

31. Weisman Art Museum, Tourguide application form
32. The British Museum, Report and accounts for the year ended 31 March 2008.
Các trang web:

1.

/>
2.

www.artmuseum.gov.mo


3.

/>
4.

/>
5.

/>
6.

/>
13


7.

/>
8.

Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường] ttps://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714

14



×