Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ưu đãi CHO đối TƯỢNG NHIỄM CHẤT độc HOÁ học tại HUYỆN yên lập TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.71 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
CHO ĐỐI TƢỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC
TẠI HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
CHO ĐỐI TƢỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC
TẠI HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành Công tác Xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Quỳnh Nam


Hà Nội - 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới PGS.TS
Mai Quỳnh Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Xã hội
học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tận
tình truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tại trường,
giúp em có thể vận dụng những lý thuyết trong thực tế công việc của mình.
Em xin trân thành cảm ơn đến các cán bộ chính sách, các hội tại huyện
Yên Lập đã cho em những lời khuyên bổ ích về chuyên môn, những số liệu cụ
thể giúp em có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chúc sức khỏe quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị cán bộ chính sách,
các hội tại Yên Lập sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Học viên

Nguyễn Thị Điệp

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..............................................................................8
3.
Ý
nghĩa
của
nghiên
cứu......................................................................................Error! Bookmark not
defined.
4.
Mục
đích

nhiệm
vụ
nghiên
cứu.....................................................................Error! Bookmark not defined.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu...........................Error! Bookmark not defined.
6.
Câu
hỏi
nghiên
cứu.............................................................................................Error!
Bookmark
not defined.
7
Giả
thuyết
nghiên

cứu.........................................................................................Error! Bookmark not
defined.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................16

9. Phạm vi và kết cấu luận văn……………………………………… …....17
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI
TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP
– TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................18
1.1. Khái niệm về vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách đối tƣợng nhiễm
chất độc hoá học và một số vấn đề liên quan........................................................18
1.1.1. Khái niệm vấn đề xã hội .........................................................................18
1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội ..................................................................18
1.1.3. Chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hoá học .........................19
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu về chính sách đối tƣợng nhiễm chất
độc hóa học..............................................................................................................22

4


1.2.1. Thuyết phát triển tâm lý xã hội (Psychosocial Development E.Erickson.........................................................................................................22
1.2.2. Học thuyết nhu cầu của A.Maslow ........ Error! Bookmark not defined.
1.3. Khái quát địa bàn và việc thực hiện chính sách ƣu đãi đối tƣợng nhiễm
chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ...........................................27
1.3.1. Chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hoá học..........................27
1.3.2. Về việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá
học tại huyện Yên Lập - Phú Thọ......................................................................31
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI TƯỢNG
NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ.....35

2.1. Đặc điểm đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú
Thọ............................................................................................................................35
2.1.1. Đặc điểm đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh
Phú Thọ .............................................................................................................35
2.1.2. Đặc điểm của lực lượng thực hiện chính sách tại huyện Yên Lập. .....44
2.1.3. Đặc điểm các tổ chức xã hội tham gia hoạt động chính sách tại Yên
Lập ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách ƣu đãi đối tƣợng nhiễm chất
độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ...................................................51
2.2.1. Đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại Yên Lập - Phú Thọ ..................51
2.2.2. Lực lượng thực hiện chế độ chính sách tại huyện Yên Lập .................56
2.2.3. Một số vấn đề về thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất
độc hoá học tại huyện Yên Lập ........................................................................60
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI
TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ
THỌ..........................................................................................................................72
3.1. Phát huy vai trò hệ thống thống chính sách, thiết thực hoá cơ chế, đáp ứng
mọi mặt với đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học....................................................72
3.2. Nâng cao vai trò, nhận thức, hành động của lực lƣợng thực hiện và chủ thể
nhiễm chất độc hoá học .........................................................................................76

5


3.3. Huy động các nguồn lực, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan, các tổ
chức cộng đồng cùng tham gia, kết hợp xây dựng môi trƣờng tốt cho đối tƣợng
nhiễm chất độc hoá học sinh sống.........................................................................82
KẾT LUẬN..............................................................................................................87
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................88

PHỤ LỤC...............................................................................................................91

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐHH

Chất độc hóa học

NCC

Người có công

CĐDC

Chất độc da cam

LĐ TB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội



Quyết định

UBND

Uỷ ban nhân dân


Bà mẹ VNAH

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

AHLLVT,AHĐ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng Lao động

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Độ tuổi

Bảng 2.2:

Trình độ học vấn

Bảng 2.3:

Thu nhập

Bảng 2.4:

Tình trạng bệnh tật

Bảng 2.5:

Yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe


Bảng 2.6:

Kênh thông tin chủ yếu mà đối tượng nhiễm CĐHH về
chính sách ưu đãi NCC

Bảng 2.7:

Liên hệ của người nhiễm CĐHH khi có những thắc mắc,
kiến nghị

Bảng 2.8:

Trách nhiệm và tinh thần làm việc của cán bộ chính sách

Bảng 2.9:

Thái độ, Thái độ của người đề nghị hưởng trợ cấp CĐHH
nhưng chưa được giải quyết

Bảng 2.10:

Nguyên nhân dẫn đến hồ sơ người nhiễm CĐHH chưa
được giải quyết

Bảng 2.11:

Việc tổ chức lễ tết hàng năm

8



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua quá trình tồn tại dân tộc ta luôn phải đấu tranh không ngừng để
khẳng định quyền độc lập, tự chủ, tự do…lịch sử đã khắc ghi biết bao cuộc
chiến tranh để bảo vệ nền hoà bình. Gần đây nhất là kháng chiến chống Pháp
và chiến tranh chống Mỹ, với tinh thần quật khởi lớp lớp các thế hệ đã làm
nên những chiến thắng oanh liệt, nhưng đằng sau nó là sự hy sinh xương máu
của hàng triệu chiến sĩ đồng bào, những hậu quả chiến tranh để lại còn lâu dài
và cần nhiều năm nữa để giải quyết thông qua các chính sách xã hội.
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Đảng và Nhà nước ta có
nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công trong các năm qua. Đặc biệt là
đối tượng nhiễm chất độc hoá học, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh
thần người có công, đồng thời thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng,
nhà nước nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tính đến tháng 01/2014 Việt Nam có 2.5 triệu người đang hưởng chính
sách, khoảng 1.5 triệu người đang nhận trợ cấp hàng tháng, trong đó vấn đề
chất độc Dioxin cần giải quyết là lâu dài, khó khăn, phức tạp nhất. Hội nghị
Trung ương 5 (khoá XI) tháng 5-2012 khẳng định: mức độ trợ cấp ưu đãi
người có công còn thấp, đời sống của một bộ phận người có công... chưa bảo
đảm được mức tối thiểu các yêu cầu dịch vụ xã hội căn bản, nhất là về nhà ở,
nước sạch và thông tin. Vì vậy, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội là một
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống
chính trị và là trách nhiệm của toàn xã hội”[30, 15].
Yên Lập là huyện miền núi của tính Phú Thọ nơi có truyền thống anh
hùng cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ địa
phương có hàng vạn con em, nhân dân tình nguyện tham ra chiến trường, một


9


phần hy sinh nằm lại chiến trường và một phần trở về xây dựng quê hương họ
mang trên mình cả thương tích, tàn tật, hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là
một bộ phận nhiễm và phơi nhiễm chất độc hoá học trong kháng chiến chống
Mĩ. Tác hại, ảnh hưởng của nó còn rất nặng nề, đang đòi hỏi sự cần thiết phải
thực các chính sách xã hội.
Trong thời gian qua hệ thống các chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ,
giải quyết, giúp đỡ những đối tượng nhiễm chất độc hoá học tương đối hiệu
quả tại địa bàn Yên Lập cụ thể như đời sống người nhiễm chất độc hoá học đã
được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, họ có điều kiện tiếp cận các dịch
vụ xã hội nhanh nhạy và phù hợp hơn... Tuy nhiên, bên cạnh đó trong thực tế
quá trình thực hiện chính sách ưu đãi còn nảy sinh nhiều vấn đề, hạn chế, mâu
thuẫn cần khắc phục: Hệ thống văn bản ban hành cho đối tượng nhiều, chồng
chéo, thiếu tính hệ thống, có nhiều mục quy định gây nhiều tranh cãi. Qúa
trình thực hiện chính sách, giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội chưa
thống nhất, việc nắm bắt, tiếp cận đối tượng còn chưa cụ thể, khiến nhiều đối
tượng lợi dụng khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng các chính sách ưu đãi….
mặt khác còn nhiều đối tượng chưa nắm bắt, hiểu biết cụ thể các chính sách,
khiến quá trình tổ chức thực hiện, làm hồ sơ, hưởng chế độ kéo dài gây nhiều
bức xúc cả cho đối tượng, người làm và dư luận xã hội.
Thêm vào đó bản thân đối tượng nhiễm chất độc hoá học có nhiều vấn
đề khó khăn đang nảy sinh, như họ phần lớn đều là người cao tuổi, bản
thân họ mắc bệnh do phơi nhiễm chất độc hoá học làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của họ đồng thời sinh con dị dạng, dị tật, họ có tâm lý tự ty và muốn
che giấu tình trạng bệnh của mình và con mình đặc biệt khi con cái họ đến
tuổi kết hôn, đã có nhiều trường hợp đề nghị dừng trợ cấp vì lý do đó,
trong khi đó đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn tâm lý e ngại đi viện,
sợ tốn kém chi phí và mọi người biết tình trạng bệnh của mình cũng là vấn

đề đang đặt ra hiện nay.

10


Từ thực tế trên, việc nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người
nhiễm chất độc hoá học nói chung và đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại
Yên Lập – Phú Thọ nói riêng là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn nội
dung “Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá
học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Công tác Xã hội .
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc thực hiện các chính sách xã hội đối
tượng nhiễm chất độc hoá học ngày càng được chú ý và quan tâm nhiều hơn
nhằm tri ân, hướng tới sự bình đẳng, công bằng trong xã hội. Có nhiều chính
sách và các vấn đề đã được nghiên cứu đề cập.
Về phương diện Nhà nước trên cấp độ quốc gia năm 1995 đã ban hành
pháp lệnh ưu đãi đối với Thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công.
Đây là lần đầu tiên có một Pháp lệnh được xây dựng có cơ sở khoa học, có hệ
thống về đối tượng và tiêu chuẩn, về chế độ chính sách, định tính và định
lượng hợp lý…đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có
công, qua đó đảm bảo được một bước lợi ích công bằng xã hội và nâng cao
đời sống của họ, góp phần ổn định chính trị xã hội trong thời gian đổi mới,
nhiều chính sách chế độ không còn phù hợp, nhà nước đã nghiên cứu, ban
hành nhiều Nghị định kịp thời điều chỉnh chế độ chính sách đối với người có
công để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Ngày 29/6/2005 Quốc hội đã
ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, đây là một văn bản được
xây dựng trên cơ sở khoa học nghiên cứu một cách hệ thống phù hợp với tình
hình hiện nay, định hướng cho việc thực hiện chính sách ưu đãi, góp phần cải
thiện nâng cao đời sống đối với người có công trong giai đoạn hiện nay và

trong những năm sắp tới.
Có rất nhiều nội dung tiếp cận nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác
nhau về chính sách ưu đãi đối với người có công, trong đó có đối tượng
11


DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh, 2005, Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở
Việt Nam, Nxb. Thế giới.
2. Đặng Nguyên Anh, 2013, “An sinh xã hội ở Việt Nam: thực trạng và
đề xuất mô hình giải pháp”, Tạp chí Xã hội học.
3. Trịnh Hoà Bình, 1998, Gia đình nông thôn và vấn đề chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, Nxb. KHXH.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2008), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2002), 55 năm Sự nghiệp
Hiếu nghĩa – Bác ái, Nxb Lao động – Xã hội , Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006, ban
hành điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 28/6/2006
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 101/2013/NĐ-CP, ngày 04/9/2013, quy
định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
9. Phan Thị Kim Dung (2007), Mạng lưới xã hội của người cao tuổi ở
thành phố Quy Nhơn hiện nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.HCM, TP.HCM.
10. Nguyến Hữu Dũng, “Cơ sở lí luận xây dựng và thực hiện chính sách
xã hội nhằm bảo đảm hoà quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh
tế” Tạp chí Xã hội học. số 1\2007, tr.10
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị TW8 khoá XI,
Nxb Chính trị quốc gia, H. 2013
15. Trịnh Văn Đệ (2007), Hoàn thiện công tác quản lý người có công
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Thu Hà, “Giải pháp đổi mới công tác xã hội ở Việt Nam
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Xã hội học.
số 1/2012, tr.104
17. Nguyễn Thị Hồng Hạnh: "Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc
hóa học tại thành phố Biên Hòa (Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung
Dũng và phường Tân Phong), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc
gia HN, Hà Nội.
18.Trần Đình Hiếu (2012), "Hiện trạng về chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng hiện nay", ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19. Lê Thị Hoè (2012), Nỗi ám ảnh chất độc màu da cam, Bảo tàng tỉnh
Bình Dương, Bình Dương
20. Tác giả Văn Thị Huệ: "Hoạt động thực hiện chính sách đối với người
nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia HN, Hà Nội.
21. Nguyễn Thu Hường (2013), Những hậu quả chất độc da cam/dioxin
đối với sức khoẻ con người, Sở Y tế Hà Giang, Hà Giang.
22. Mai Quỳnh Nam (chủ biên), Những vấn đề xã hội học trong công

cuộc đổi mới, Nxb. CTQG, H. 2005
23. Lê Mạnh Năm, Nguyễn Phan Lâm, “Cộng đồng làng trong hệ thống
an sinh xã hội hiện nay” Tạp chí Xã hội học. số 1/2007, tr.64
24. Lê Bách Quang, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Văn Lương và cộng sự
(2006), Nghiên cứu các bệnh liên quan đến chất độc hoá học/Dioxin ở Cựu
chiến binh Việt Nam, H. 2006

13


25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày
29/6/2005.
26. Bùi Nhựt Phong (2003), Chính sách xã hội (Tài liệu lưu hành nội
bộ), trường Đại học Đà Lạt, Đà Lạt.
27. Phòng Lao động – TB&XH Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (2013), báo cáo
chi trả trợ cấp NCCCM tháng 01/2013.
28. Phòng Lao động – TB&XH Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (2013), báo cáo
thực hiện điều dưỡng NCCCM năm 2013.
29. Phòng Lao động – TB&XH Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (2013), báo cáo
kết quả hoạt động của phòng Lao động TB&XH năm 2013.
30. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản. Đà Nẵng, 2004
31. Nguyễn Thị Thuý Oanh (2009), Thiệt hại do Dioxin gây ra cho dân
cư và hệ sinh thái môi trường các “điểm nóng”: vùng Sa Thầy – Kon tum, A
Lưới, Quảng Trị, Đại học Công nghiệp TP.HCM, TP.HCM.
32. Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI), H. tháng 52012, tr. 15
33. Hồ Thị Kim Uyên, Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc chăm sóc
nạn nhân chất độc hoá học da cam/dioxin tại cộng đồng (nghiên cứu trường
hợp huyện A Lưới , tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Xã hội học, Hà Nội. 2008.


14



×