Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.69 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________

NGUYỄN MẠNH LINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1997

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________

NGUYỄN MẠNH LINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1997
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Kim Đỉnh


Hà Nội, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ý tƣởng,
các số liệu cũng nhƣ kết cấu luận văn là kết quả do quá trình nghiên cứu dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS. Trần Kim Đỉnh – Khoa Lịch Sử, Trƣờng Đại học Khoa
học và Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đó là những kết quả trung
thực, khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VỚI CAMPUCHIA TỪ
NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1991 ............................................................................... 8
1.1. Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam – Campuchia đến năm 1979............. 8
1.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với
Campuchia từ năm 1979 đến năm 1985 ............................................................ 9
1.2.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................... 9
1.2.2. Chủ trƣơng và các hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

nhằm xây dựng, củng cố quan hệ hữu nghị với Campuchia.Error! Bookmark not defi
1.3. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mối quan hệ với
Campuchia từ năm 1986 đến năm 1991 .......... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Bối cảnh lịch sử .................................. Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các hoạt động đối ngoại
với Campuchia.............................................. Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỦNG
CỐ, PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VIỆT
NAM – CAMPUCHIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1997Error! Bookmark not defined.
2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản và các hoạt động của Nhà nƣớc, Chính
phủ Việt Nam trong việc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt
Nam - Campuchia. ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đẩy mạnh phối hợp
với Campuchia đấu tranh thi hành Hiệp định Paris về giải pháp chính trị
toàn bộ cho vấn đề Campuchia. ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm củng cố, phát triển
quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với Campuchia, tích cực phối hợp
giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nƣớc.Error! Bookmark not defined.


2.2.3. Các hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam với Campuchia.Error! Bookmark not
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận xét .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Một số thành tựu, ƣu điểm cơ bản ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế. ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kinh nghiệm. ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cần đánh giá đúng sự biến đổi của tình hình trong nƣớc và quốc tế để
dự báo chính xác về xu thế vận động của thời đại nhằm kịp thời có những

điều chỉnh phù hợp trong hoạt động đối ngoại giữa hai nƣớc.Error! Bookmark not de
3.2.2. Tiếp tục đổi mới tƣ duy đối ngoại trong quan hệ với Campuchia đảm

bảo các nguyên tắc, yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn tình hình và xu thế vận

động của thời đại, có sự kế thừa nền tảng của lịch sử quan hệ hai nƣớc.Error! Bookma
3.2.3. Luôn chủ động, nhạy bén nắm bắt các vấn đề mâu thuẫn giữa các

nƣớc, nhóm nƣớc để đề ra các chủ trƣơng, giải pháp linh hoạt, mềm dẻo.Error! Bookm
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

CPP

: Đảng Nhân dân Campuchia (Cambodian People’s Party)

FUNCINPEC

: Mặt trận Thống nhất Dân tộc vì một nƣớc Campuchia Độc
lập, Trung lập, Hòa bình và Hợp tác
(Front Uni National
pourun Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, etCoopératif)

JIM


: Cuộc gặp không chính thức ở Jakarta
(Jakarta Informal Meeting)

MTĐKDTCN

: Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nƣớc

SNC

: Hội đồng Dân tộc Tối cao Campuchia
(Supreme Nation Council)

SOC

: Nhà nƣớc Campuchia
(State of Campuchea)

UNHCR

: Cao ủy Liên Hiệp Quốc về ngƣời tị nạn.
(United Nations High Commissioner for Refugees)

UNTAC

: Tổ chức gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia.
(United Nations Transitional Authority in Campuchia)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống chính sách xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, chính sách đối
ngoại luôn giữ vai trò quan trọng, góp phần tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi hay
khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nƣớc.
Trong quan hệ đối ngoại, quan hệ với các quốc gia láng giềng và khu vực luôn
đƣợc các nƣớc quan tâm, chú trọng. Đúc rút từ kinh nghiệm đối ngoại trong lịch sử
dân tộc, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn luôn mong muốn có quan hệ hữu nghị
với tất cả các nƣớc láng giềng, đặc biệt là các quốc gia trên bán đảo Đông Dƣơng.
Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia có vị trí địa lý cận kề, chung
đƣờng biên giới trên đất liền và trên biển, có lịch sử quan hệ bang giao lâu đời.
Đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia ra đời, mối quan hệ đó tiếp tục đƣợc hai đảng, hai nhà nƣớc và nhân
dân hai nƣớc vun đắp ngày một sắt son khi cả hai dân tộc cùng đoàn kết sát
cánh chiến đấu, đồng cam cộng khổ, một lòng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc chiến đấu lâu dài chống lại bọn thực dân, đế quốc hung hãn xâm lƣợc
nhằm giành lại cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho nhân dân mỗi nƣớc.
Trong thực tế lịch sử đã chứng minh, mối tình đoàn kết Việt Nam – Campuchia
đã trở thành sức mạnh giúp hai dân tộc lật đổ ách thống trị của bọn thực dân, đế
quốc xâm lƣợc, gây chiến tranh phi nghĩa đem lại hòa bình, độc lập tự do cho
các dân tộc trên bán đảo Đông Dƣơng. Có thể nói, liên minh chiến đấu Việt
Nam – Campuchia trở thành quy luật phát triển của cách mạng hai nƣớc, là quy
luật sống còn của nhân dân hai nƣớc, là một trong những điều kiện cơ bản để cả
hai dân tộc cùng sống trong tự do, hòa bình, hạnh phúc, ấm no.
Tuy nhiên, lịch sử luôn có những nốt thăng, trầm của nó, quan hệ giữa
Việt Nam – Campuchia là mối quan hệ đặc thù riêng biệt, với nhiều biến cố lịch
sử, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Ngay sau khi Việt Nam hoàn
toàn thống nhất đất nƣớc, non sông thu về một mối, tập đoàn Khmer Đỏ do Pol
pot, Iêng Xari và Khiêu Xamphon cầm đầu đã gây hấn, phản bội lại tình đoàn
kết, gắn bó giữa hai dân tộc. Để bảo vệ an ninh, quốc phòng, chủ quyền, lãnh
1



thổ, tính mạng và tài sản của nhân dân, đáp lời kêu cứu của nhân dân
Campuchia, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam
giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Pol pot diệt chủng; giúp đỡ nhân dân
Campuchia xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng; không ngừng tăng cƣờng,
củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nƣớc và hai dân tộc.
Có thể nói, quan hệ với Campuchia luôn đƣợc coi là ƣu tiên đối ngoại
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực
không ngừng hoàn thiện về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách để quan hệ giữa
hai nƣớc không ngừng phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hiện nay, trƣớc
những biến đổi lớn của tình hình trong nƣớc và quốc tế, quan hệ của Việt Nam
với Campuchia tiếp tục đạt đƣợc những thành tựu, kết quả quan trọng, đồng
thời có nhiều thách thức, khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu chủ trƣơng của
Đảng trong quá trình củng cố, phát triển quan hệ của Việt Nam với Campuchia
những năm từ 1979 đến năm 1997 một cách hệ thống, toàn diện, rút kinh
nghiệm từ thành tựu và hạn chế mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, gợi
mở những vấn đề, giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục đƣa quan hệ hai nƣớc phát
triển ổn định trong hiện tại và tƣơng lai, góp phần phục vụ lợi ích của nhân dân
hai nƣớc.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam với
quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1997” làm đề tài
luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về quan hệ Việt Nam - Campuchia từ xƣa đến nay đƣợc nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên do việc tiếp cận nhiều
tài liệu, văn bản gốc về vấn đề này ở trong nƣớc còn nhiều hạn chế. Qua khảo
cứu, chúng tôi xin điểm qua một vài nhóm công trình tiêu biểu về nội dung liên
quan đến quan hệ hai nƣớc:
- Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam với
thế giới, khu vực và các nước Đông Dương: Tam giác Trung Quốc –

Campuchia – Việt Nam của (U. Bớc – sét (1981), Nxb. Thông tin lý luận, Hà
2


Nội); Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta (Lê Duẩn (1983),
Nxb. Sự thật, Hà Nội); Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ
với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001 (Luận án Tiến sỹ lịch sử của Nguyễn
Thị Mai Hoa, Lƣu tại Thƣ viện Quốc gia, Hà Nội); Ngoại giao Việt Nam hiện đại
vì sự nghiệp đổi mới (Vũ Dƣơng Huân (2002), Nxb. CTQG, Hà Nội)…
Công trình “Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam” của U. Bớc sét cung cấp rất nhiều tƣ liệu, tác giả đã vẽ nên bức tranh khá đầy đủ về cuộc sống
của nhân dân Campuchia trong thời kỳ Pol pot - Iêng Xary lãnh đạo đất nƣớc.
Đồng thời công trình làm sáng tỏ đƣợc phần nào thái độ của Việt Nam đối lập hẳn
với thái độ giới cầm quyền Bắc Kinh đối với sự sống còn của nhân dân Campuchia.
Luận án: Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với
Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001 (Luận án Tiến sỹ lịch sử của Nguyễn Thị
Mai Hoa, Lƣu tại Thƣ viện Quốc gia, Hà Nội) đã trình bày và phân tích chủ
trƣơng đối ngoại của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ sau khi đất nƣớc hòa
bình thống nhất đến năm 2001. Luận án đã đề cập đến quá trình giải quyết mặt
quốc tế của vấn đề Campuchia, nhằm mục tiêu thúc đẩy bình thƣờng hóa quan hệ
Việt – Trung, bởi Trung Quốc là nƣớc liên quan, có những ảnh hƣởng, chi phối
trực tiếp quá trình này.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam
với Campuchia: Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945 – 2005) (Lƣu Văn
Lợi (1998), tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội); Tội ác diệt chủng của bọn Pol pot –
Iêng Xari (Nxb. Sự thật (1979), Hà Nội); Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000)
(Nguyễn Đình Bin (chủ biên, 2006), Nxb. CTQG, Hà Nội); Mãi mãi đứng bên
cạnh nhân dân Việt Nam anh hùng (Nxb. Sự thật (1982), Hà Nội)…
Nhìn chung, nhóm công trình này chú trọng đến mói quan hệ đặc biệt giữa
hai nƣớc từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 2 năm 1930) đến cuối
những năm 80 của thế kỷ XX, khi Quân tình nguyện Việt Nam rút về nƣớc, hoàn

thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Một số công trình đã thể hiện đƣợc mối
quan hệ chính trị - ngoại giao hữu nghị, bền chặt giữa Việt Nam với Campuchia
trong các giai đoạn lịch sử quan trọng đối với hai nƣớc.
3


- Các công trình nghiên cứu về quan hệ quân sự Việt Nam – Campuchia
và vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước: Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt
Nam – Lào – Campuchia (Hoàng Văn Thái (1983), Nxb. Sự thật, Hà Nội); Vấn đề
Campuchia (Trƣờng Chinh (1979), Tạp chí Quân đội nhân dân số ra tháng 2, Hà
Nội); Bộ đội tình nguyện Quân khu 9 qua hơn 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế ở
Campuchia (Nguyễn Đệ (2005), Nxb. QĐND, Hà Nội); Quân đội nhân dân Việt
Nam và nhiệm vụ cao cả trên đất ban Campuchia (Lê Đức Anh (1986), Nxb.
QĐND, Hà Nội)…
Tác phẩm Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia
(Hoàng Văn Thái (1983), Nxb. Sự thật, Hà Nội) đã nêu bật quan hệ liên minh chặt
chẽ về quân sự của Việt Nam và Campuchia trong các giai đoạn lịch sử quan
trọng và cả trong thời kỳ CHND Campuchia hồi sinh đất nƣớc sau họa diệt chủng.
Cuốn sách khẳng định: Trong mọi thời kỳ, những chiến sỹ quân tình nguyện Việt
Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ đã cùng kề vai, sát cánh với quân, dân
Campuchia đánh đuổi kẻ thù chung, giành lấy những thắng lợi to lớn cho cách
mạng mỗi nƣớc.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa
Việt Nam – Campuchia: Cộng hòa nhân dân Campuchia mười năm bảo vệ và
xây dựng đất nước (Phạm Thành (1989), Nxb, Sự thật, Hà Nội); Kỷ yếu tám năm
hoạt động của Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (Ban
Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (2007), Nxb, GTVT, Hà
Nội); Kỷ yếu Hội nghị về quan hệ Việt Nam – Campuchia (Viện KHXH (1980,
Tp. Hồ Chí Minh)…
Công trình Cộng hòa nhân dân Campuchia mười năm bảo vệ và xây dựng

đất nước (Phạm Thành (1989), Nxb, Sự thật, Hà Nội) đã tái hiện chặng đƣờng
lịch sử 10 năm (1979 – 1989) của đất nƣớc Campuchia trên lĩnh vực xây dựng
chính quyền, khôi phục phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế…Trong đó,
công trình đã đề cập đến sự giúp đỡ, ủng hộ của Việt Nam đối với Campuchia
trên tất cả các lĩnh vực.

4


Tóm lại, thông qua các công trình trên, dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau, các tác giả đã phân tích, làm rõ những chuyển biến của tình hình thế giới và
khu vực, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trƣớc những biến đổi
mang tính bƣớc ngoặt và chủ trƣơng đối ngoại của Đảng ta đối với Campuchia.
Tuy nhiên, nhìn chung các công trình trên chƣa đề cập đến quan hệ của Việt Nam
với Campuchia một cách hệ thống, toàn diện, đặc biệt dƣới góc độ nghiên cứu về
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả chƣa khai thác sâu vào việc phân
tích, nhận định, đánh giá về chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan
hệ với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1997 nhƣ đề tài chúng tôi đã lựa chọn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia trong thời gian
từ năm 1979 đến năm 1997, tuy nhiên, để có cơ sở kiểm chứng những chủ trƣơng
đó, luận văn nghiên cứu quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện những chủ trƣơng, quan
điểm đó trong bối cảnh lịch sử chung, bƣớc đầu có những tìm hiểu sâu vào chi tiết.
4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia từ năm 1979 đến
năm 1997, trên cơ sở đó, mạnh dạn đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan
về ƣu điểm, hạn chế trong chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện của Đảng đối với

việc củng cố, phát triển quan hệ anh em Việt Nam với Campuchia; từ đó đúc rút
ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho hiện tại và tƣơng lai trong phát triển
quan hệ đối ngoại giữa hai nƣớc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau
- Trình bày, phân tích những nội dung cơ bản, chủ yếu trong chủ trƣơng,
chính sách làm bật lên quan điểm của Đảng đối với mối quan hệ Việt Nam với
Campuchia trong thời gian từ năm 1979 đến năm 1997.
5


- Dựng lại một cách khách quan bức tranh về mối quan hệ Việt Nam –
Campuchia; qua đó, phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạch định và
chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng, chính sách qua các thời kỳ lịch sử.
- Một số nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Những đƣờng lối, chủ trƣơng cơ bản thể hiện quan điểm của Đảng với
mối quan hệ của Việt Nam với Campuchia; những chính sách thực hiện của Nhà
nƣớc Việt Nam thông qua các sự kiện chính trong quá trình triển khai thực hiện
các quan điểm đó trong phát triển quan hệ ngoại giao của hai nƣớc với giới hạn
thời gian từ năm 1979 đến năm 1997.
5. Nguồn tƣ liệu, hƣớng sử dụng và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu và hướng sử dụng
- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lenin, Hồ Chí Minh về đối ngoại,
quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, thông tƣ,…của Đảng và Nhà nƣớc
Việt Nam về đối ngoại, quan hệ quốc tế, quan hệ Việt Nam với Campuchia; các
báo cáo của các bộ, ngành nhƣ Ngoại giao, Quốc phòng, Giáo dục và Đào
tạo…(đã công bố và chƣa công bố) là những tài liệu gốc của luận văn.

- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia về
chính sách đối ngoại của Đảng, quan hệ Việt Nam – Campuchia,…là nguồn tƣ
liệu quan trọng, đƣợc luận văn kế thừa, khai thác, sử dụng để làm sáng tỏ những
nội dung có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời trong
quá trình nghiên cứu, là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ
phƣơng pháp lịch sử. Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện
lịch sử, tác giả cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện
lịch sử, chân thực lịch sử, để tái hiện lại bức tranh sinh động trong việc giải
quyết vấn đề Campuchia nhằm hội nhập với cộng động quốc tế, tạo môi trƣờng
quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc của Việt Nam.
6


Đồng thời với quá trình đó, tác giả kết hợp kết hợp sử dụng phƣơng pháp lôgic
để lí giải một số vấn đề mang tính chất phức tạp trong quan hệ đối ngoại quốc tế,
phát hiện ra bản chất và những đặc điểm manh tính quy luật đang ẩn mình vô
vàn sự kiện phức tạp tiềm ẩn trong vấn đề Campuchia trong giai đoạn này.
Ngoài ra, còn sử dụng phƣơng pháp liên ngành: Phƣơng pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, chính trị, thống kê để xử lí số liệu, phƣơng pháp
trao đổi, thảo luận để tranh thủ ý kiến mang tính phản biện cho những nhận định,
đánh giá... của mình, nhằm làm giảm bớt tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Về tư liệu: Luận văn sƣu tầm, hệ thống và khai thác, giới thiệu nguồn tƣ
liệu phong phú, có giá trị về các chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo thực hiện
quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Campuchia của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về nội dung khoa học:
- Trình bày hệ thống, khách quan, tƣơng đối toàn diện, làm sáng tỏ quan
điểm, chủ trƣơng đối ngoại cũng nhƣ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1997.
- Đƣa ra những ý kiến đánh giá, nhận xét về ƣu điểm, hạn chế trong đề ra
chủ trƣơng và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng của Đảng trong
quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia, qua đó, rút ra một số kinh nghiệm lịch
sử chủ yếu phục vụ hiện tại nhằm phát triển quan hệ hai nƣớc.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên
cứu, học tập lịch sử ở một số nội dung có liên quan.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng mối quan
hệ đối ngoại với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1991
Chƣơng 2: Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam củng cố, phát triển
quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Campuchia từ năm 1991 đến
năm 1997
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm
7


Chƣơng 1:
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VỚI CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 1991
1.1. Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam – Campuchia đến năm 1979
Việt Nam và Campuchia là hai nƣớc láng giềng nằm trên bán đảo Đông
Dƣơng, có nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa và phong tục tập quán. Hai nƣớc có
chung đƣờng biên giới trên bộ, trên biển và có chung dòng sông Mêkông nối
liền hai nƣớc. Đất nƣớc Campuchia và vùng đất Nam bộ và Tây Nguyên của
Việt Nam trên cơ bản thuộc địa vực hạ lƣu và châu thổ sông Mêkông. Đây là
một vùng có nền văn hóa lâu đời và tập trung những quan hệ văn hóa truyền

thống. Từ những kết quả nghiên cứu khảo cổ học, ngƣời ta có thể nhận ra rằng
mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam và Campuchia cùng nằm trong một khu vực
văn hóa chung với những đặc trƣng thống nhất trong lối làm ăn, lối sống, văn
hóa nghệ thuật, tôn giáo... Tất cả đã gắn bó với nhau, phát triển trong suốt chiều
dài lịch sử.
Trong tiến trình lịch sử, nhân dân Đại Việt và Chân Lạp1 đã có mối quan
hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ bùi, tƣơng thân tƣơng ái, chung lƣng đấu
cật cải tạo thiên nhiên và chống ngoại xâm làm nên những trang sử vẻ vang của
cả hai dân tộc. Đến cuối thế kỷ XIX, giai cấp phong kiến đầu hàng thực dân
Pháp, nhân dân Campuchia liên kết với các nghĩa sĩ Việt Nam trong phong trào
Trƣơng Công Quyền - Pôkumpao để chống xâm lƣợc phƣơng Tây. Đến tháng 2
năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đến tháng 10 năm 1930 đổi tên
thành Đảng Cộng sản Đông Dƣơng) đã đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng ba
nƣớc Đông Dƣơng (Việt Nam, Campuchia, Lào) đi đến thắng lợi. Từ đây, bắt
1

Thuật ngữ Chân Lạp và Đại Việt để chỉ chung cho phần lãnh thổ thuộc Campuchia và Việt Nam ngày nay.
Trong suốt các thế kỷ XI-XVI, quốc hiệu Đại Việt và Chân Lạp có một thời gian ngắn bị giánđoạn: Trong đó,
đối với Việt Nam, quốc hiệu Đại Việt đƣợc khởi đặt năm 1054 dƣới thời vua Lý Thánh Tông kéo dài đến đầu thế
kỷ XIX, tuy nhiên quốc hiệu này có thời gian bị gián đoạn đó là dƣới thời Hồ (1400-1407) có quốc hiệu là Đại
Ngu và trong những năm 1407-1428 là dƣới thời kỳ thuộc Minh. Còn đối với Campuchia, tên Chân Lạp xuất
hiện trong chính sử Việt Nam và Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VI và thứ VII, bị gián đoạn trong thời kỳ họ
đánh chiếm và cai trị Chiêm Thành (từ năm 1199 đến đầu thế kỷ XII), thời kỳ mà chính sử Trung Quốc gọi họ là
Chiêm Lạp và phải đến khi nhà Nguyên thành lập (năm 1279) mới gọi lại là Chân Lạp.

8


đầu hình thành liên minh chiến đấu giữa cách mạng ba nƣớc Việt Nam,
Campuchia và Lào trên tinh thần quốc tế vô sản.

Trong suốt thời gian dài đấu tranh, cách mạng ba nƣớc dƣới sự lãnh đạo
của các Đảng Cộng sản đã có những bƣớc trƣởng thành to lớn, tăng cƣờng đoàn
kết, kề vai sát cánh từng bƣớc đánh bại âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp,
chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
Với lòng yêu hòa bình, nhân dân Việt Nam – Campuchia cùng với nhân
dân Lào đã anh dũng, kiên cƣờng, cần cù, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn kề
vai sát cánh giành lấy thắng lợi cuối cùng ở Campuchia vào ngày 17 tháng 4
năm 1975 và ở Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tình đoàn kết chiến
đấu giữa nhân dân các nƣớc Việt Nam, Campuchia và Lào đã chiến thắng trƣớc
chiến tranh phi nghĩa của kẻ thù xâm lƣợc, từ đây đã mở ra một thời kỳ mới để
nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Thế nhƣng, tập đoàn Khmer Đỏ do bè lũ Pol pot – Iêng Xari – Khiêu
Xamphon đã thi hành các chính sách phản động, dã man đẩy nhân dân
Campuchia bên bờ diệt chủng. Về đối ngoại, Khmer Đỏ liên tục gây xung đột ở
biên giới, tàn sát hàng vạn ngƣời dân vô tội tại vùng biên giới với các nƣớc láng
giềng, trong đó có Việt Nam. Khmer Đỏ khƣớc từ mọi đề nghị thiện chí, mong
muốn đàm phán hòa bình từ phía Việt Nam. Trƣớc sự tấn công vũ trang mang
tính chiến tranh xâm lƣợc của tập đoàn Khmer Đỏ, các đơn vị quân đội của Việt
Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, tổng phản kích đánh đuổi bè lũ phản
động Khmer Đỏ ra khỏi biên giới đất nƣớc, đáp lời kêu cứu của nhân dân
Campuchia tiến lên giải phóng đất nƣớc Campuchia khỏi họa diệt chủng để xây
dựng và khôi phục đất nƣớc. Mở ra thời kỳ mới trong lịch sử đất nƣớc
Campuchia và quan hệ của Việt Nam với Campuchia.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối
ngoại với Campuchia từ năm 1979 đến năm 1985
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Vào những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, tình hình trong nƣớc và
quốc tế tiếp tục có nhiều biến động tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho cách
9



mạng Việt Nam và Campuchia, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quan hệ giữa hai nƣớc.
Về tình hình quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc có những bƣớc phát
triển mới, những thuộc địa cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ cũng đã giành
đƣợc độc lập. Các nƣớc đang phát triển đã có sự liên kết chặt chẽ trong đấu
tranh đòi xóa bỏ những quan điểm bất bình đẳng với các nƣớc tƣ bản phát triển,
đòi thiệt lập một “trật tự kinh tế mới” công bằng hơn. Cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật diễn ra với các đợt sóng công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ thông tin mang lại những biến đổi sâu sắc, toàn diện, nhanh chóng trong
mọi mặt đời sống xã hội của nhân loại, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất vật chất,
tạo ra những bƣớc nhảy vọt về tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, đẩy
mạnh việc cơ cấu lại các nền kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới và thúc
đẩy kinh tế tri thức. Cuộc khủng hoảng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa nói
chung và trong nội tại của các nƣớc xã hội chủ nghĩa nói riêng đang trở nên
trầm trọng hơn, những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm và chính kiến về vấn đề
quốc tế, về đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc của các Đảng Cộng sản tiếp tục bộc
lộ rõ rệt, ngày càng có dấu hiệu trầm trọng, rồi lâm vào khủng hoảng và suy
thoái, lên đến “đỉnh của vòng xoáy trôn ốc”. Ở nhiều nƣớc xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt ở Đông Âu, tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng, giữ lập trƣờng tƣ tƣởng
bảo thủ bác bỏ mọi tƣ tƣởng cải cách đổi mới diễn ra khá phổ biến làm cho đời
sống nhân dân tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn gây ra những bất bình trong
quần chúng đã tác động tiêu cực đến phong trào cách mạng thế giới.
Trong lúc này, bề ngoài việc Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc tuy đang đẩy
mạnh các hoạt động hòa hoãn với nhau, nhƣng bên trong là những cuộc đấu
tranh ngầm về lợi ích hòng kìm chế sức ảnh hƣởng lẫn nhau tại các khu vực trên
thế giới, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục duy trì bao vây, cấm vận về kinh tế đối với Việt
Nam, Lào và Campuchia; Trung Quốc một mặt gây sức ép quân sự tại biên giới
phía Bắc Việt Nam, một mặt tiếp tục tăng cƣờng viện trợ cho Khmer Đỏ gây
chiến làm mất ổn định tại Campuchia, đồng thời xúi giục các nƣớc Đông Nam Á

lên án, chống lại Việt Nam trên nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực; Tàn quân
10


.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU SÁCH, BÁO, VĂN KIỆN
1.

Lê Đức Anh (1986), Quân đội nhân dân Việt Nam và nhiệm vụ cao cả
trên đất bạn Campuchia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

2.

Xuân Anh (1989), “Hòa bình thế giới và các vấn đề xung đột khu vực”,
Tạp chí Cộng sản, số 2.

3.

Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Bình - Ủy viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại buổi lễ khánh thành
11


và bàn giao Viện Xã hội học Campuchia, ngày 26/10/1991, Lƣu tại Ban
Đối ngoại Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.

Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại cuộc Hội đàm với Đoàn cấp cao Đảng
Nhân dân Campuchia tại Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 1991, Lƣu tại Ban
Đối ngoại Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.

5.

Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Khánh - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng nước CHXHCN Việt Nam trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch
Hội đồng Bộ trƣởng Campuchia Hoàng tử N.Cha Crapong vào ngày
12/5/1992 tại Hà Nội, tài liệu lƣu tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia 3,
phông Bộ Giáo dục, hồ sơ: 641.

6.

Bài phát biểu của Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Kiệt trong
cuộc Hội đàm với Thủ tƣớng thứ nhất Campuchia N.Ranarith, ngày
16/01/1995 tại Hà Nội, Tài liệu lƣu trữ tại Ban Đối ngoại Trung ƣơng
Đảng Cộng sản Việt Nam.

7.

Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao) (2006), Các văn bản pháp lý về việc giải
quyết Biên giới Việt Nam - Campuchia, Nxb Thế giới, Hà Nội.

8.

Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV (khóa IV,
ngày 27/7/1978), Lƣu tại Cục lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng.

9.


Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa V (1985), Báo cáo, kiến nghị của
Ban Đối ngoại Trung ương về tình hình chủ trương quan hệ giữa nước ta
với một số nước, Tài liệu lƣu tại kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông số
21, Đơn vị bảo quản số 298.

10.

Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử giai đoạn 10 năm chuyên gia Việt Nam
giúp cách mạng Campuchia (1988), Tổng kết 10 năm chuyên gia Việt
Nam giúp cách mạng Campuchia (1978 – 1988), Tài liệu lƣu trữ tại Cục
Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.

11.

Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi và bài
học. Nxb. CTQG, Hà Nội.

12.

Ban Đối ngoại Trung ƣơng (1978), Báo cáo bổ sung về thái độ của đồng
chí Hô-Shi-Nô - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương
12


Đảng Cộng sản Nhật Bản đối với tình hình Việt Nam và quan hệ Việt
Nam – Campuchia, Tài liệu lƣu tại kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, số
88/V2-ĐN, Phông số 82, Đơn vị bảo quản 2308.
13.


Ban Đối ngoại Trung ƣơng (1978), Thông báo một số tình hình có liên
quan đến chính sách của Mỹ đối với quan hệ Việt Nam – Campuchia, Tài
liệu lƣu tại kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, số 88/V2-ĐN, Phông số 82,
Đơn vị bảo quản 2308.

14.

Tạ Văn Bảo (1982), Xứ sở nụ cười, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

15.

Báo cáo tình hình công tác quân sự của Quân ủy Trung ương (số 45QUTƢ ngày 8/2/1979). Tài liệu lƣu tại Trung tâm lƣu trữ Bộ Quốc phòng,
hồ sơ 1085.

16.

Báo cáo về vấn đề trao đổi kinh tế giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam –
Campuchia. Tài liệu lƣu tại kho lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng,
Phông: 82, tên phông: Ban Đối ngoại TW (1958 – 1991), ĐVBQ: 2308.

17.

Báo Nhân Dân, ngày 8/4/1978, Sự thật về Liên bang Đông Dương, Hà Nội.

18.

Báo Nhân dân, ngày 9/1/1979, Hà Nội.

19.


Báo Nhân dân, ngày 10/1/1979, Hà Nội.

20.

Báo Nhân dân, ngày 29/1/1981, Hà Nội.

21.

Báo Nhân dân, ngày 30/1/1981, Hà Nội.

22.

Báo Nhân dân, ngày 07/1/1989, Trích Diễn văn của Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đọc tại Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Quốc
khánh nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, Hà Nội.

23.

Báo Nhân dân, ngày 21/2/1989, Bài phát biểu của Thủ tướng Campuchia
Hun Sen tại JIM-2, Hà Nội.

24.

Báo Nhân dân, ngày 21/2/1989, Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch tại JIM-2, Hà Nội.

25.

Báo Nhân dân, số 13468, ngày 25/10/1991, Hà Nội.


26.

Báo Nhân dân, số 23548, ngày 27/01/1992, Thông cáo chung Việt Nam –
Campuchia nhân chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm - Ủy viên
BCH Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao
nƣớc CHXHCN Việt Nam tới Campuchia từ ngày 24/01 đến ngày
13


26/01/1992, Hà Nội. Tài liệu lƣu tại Ban Đối ngoại Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Việt Nam, Vụ Lào – Campuchia.
27.

Báo Nhân dân, Thông cáo của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam
ngày 03/6/1993, số 13965, ngày 04/6/1993, Hà Nội.

28.

Báo Nhân dân, Thông cáo chung Việt Nam – Campuchia, số 14220, ngày
04/4/1994, Hà Nội

29.

Báo Nhân dân, số 14420, ngày 25/11/1994, Hà Nội.

30.

Báo Nhân Dân, Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia, ngày 11/6/1999,
Hà Nội.


31.

Báo Quân đội nhân dân, ngày 11/5/1979, Hà Nội.

32.

Báo Quân đội nhân dân (1986), số 9061, ngày 19 tháng 8, Hà Nội.

33.

Báo Quân đội nhân dân, ngày 26/1/1989, Hà Nội.

34.

Nguyễn Đình Bin (Chủ biên) (2006), Ngoại giao Việt Nam 1945 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35.

Biên niên sự kiện hoạt động của Đảng, Nhà nước, quân đội, chuyên gia
Việt Nam – Campuchia (2008), tập III, Tài liệu lƣu tại Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam.

36.

Biên niên sự kiện hoạt động của Đảng, Nhà nước, quân đội, chuyên gia
Việt Nam – Campuchia, tập V (1988-1989), Tài liệu lƣu tại Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam.

37.


Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam, Điện
số 99 gửi Trung ương Cục miền Nam (ngày 4/4/1970), Lƣu tại Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
(1981), Nghị quyết số 39, ngày 18/5/1981, Về tình hình thế giới và nhiệm
vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Lƣu tại Cục Lƣu trữ
Văn phòng Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.

38.

39.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
(1983), Nghị quyết số 10, ngày 11/4/1983, Về tăng cường tình đoàn kết,
hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới, Lƣu tại
Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.

40.

Bộ Ngoại giao Việt Nam (1978), Bản tin 28/2 của Văn phòng Bộ Ngoại
14


giao, Dư luận quốc tế về quan hệ Việt Nam – Campuchia, Tài liệu lƣu tại
kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.
41.

Bộ Ngoại giao CHND Campuchia (1984), Sách Trắng, Campuchia, Lƣu
tại kho Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.


42.

Bộ Quốc Phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2010) (lƣu hành nội
bộ), Lịch sử Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách
mạng Campuchia (1978 – 1989), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

43.

Bộ Tƣ lệnh Quân khu 7 (1995), 50 năm lực lượng vũ trang Quân khu 7
(1945 – 1995), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

44.

Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 03/7/1987 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Việt Nam “về quan hệ giữa Đảng ta với Đảng Nhân dân cách
mạng Lào và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia”. Tài liệu lƣu tại
Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, phông 34, ĐVBQ 579.
Chỉ thị số 98/CT-QP ngày 25/3/1991 của Bộ Quốc phòng Việt Nam về
việc Giúp hệ thống nhà trường Quân đội Campuchia, Lƣu tại Trung tâm
Lữu trữ Bộ Quốc phòng Việt Nam, phông: Bộ Tổng tham mƣu, hồ sơ:
4485.

45.

46.

Chỉ thị số 59/CT-TM ngày 25/3/1991 của Bộ Tổng tham mƣu Quân đội
nhân dân Việt Nam , Tài liệu lƣu tại Trung tâm Lữu trữ Bộ Quốc Phòng
Việt Nam, phông Bộ Tổng tham mƣu, hồ sơ: 3481.


47.

Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 10/12/1991 về nhiệm vụ của chúng ta trước
tình hình mới ở Campuchia, Tài liệu lƣu tại kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Trƣờng Chinh (1979), Vấn đề Campuchia, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

48.
49.

Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Quyển 1, Phần Dƣ
địa chí, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50.

Trần Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ, Hà Nội.

51.

Đại Nam thực lục (2002), tập1, Bản dịch của Viện Sử học, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.

52.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của BCH Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
15



53.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chỉ thị số 03 – CT/TW ngày
14/11/1991 về một số nhiệm vụ cấp bách ở biên giới Việt Nam –
Campuchia trước tình hình mới, Lƣu tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng
Cộng sản Việt Nam.

54.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ V (tập1), Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

55.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

56.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

57.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

58.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội

59.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, NXb.
CTGQ, Hà Nội

60.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb.
CTQG, Hà Nội

61.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 31, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

62.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

63.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

64.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 42, Nxb.

CTQG, Hà Nội

65.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

66.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 44, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

16


67.

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

68.

Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49, Nxb.
CTQG, Hà Nội.

69.

Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng (26/11/1985), Thư động viên cán bộ, chiến
sỹ Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc
tế tại Campuchia. Tài liệu lƣu tại Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc Phòng, hồ

sơ 1447.

70.

Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng (2008), Công tác Đảng, công tác chính trị
trong quân đội nhân dân Việt Nam (1975 – 2005), Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

71.

Đảng Nhân dân Campuchia (1986), Văn kiện Đại hội lần thứ V, Nxb. Sự
Thật, Hà Nội.

72.

E. V. Cô-bê-lép (1986), Campuchia: Từ thảm họa đến hồi sinh, Nxb.
Tiến bộ, Matxcơva.

73.

Grantơ Ivanxơ -Kenvin Râulây (1986), Chân lý thuộc về ai, Nxb. Quân
Đội Nhân Dân, Hà Nội.

74.

Lê Mậu Hãn (1998), Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Đại hội và Hội nghị
Trung ương, Nxb. CTQG, Hà Nội.

75.


Hiệp định về trao đổi hàng hóa và thanh toán thời kỳ 1991 – 1995 giữa
Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam với Nhà nƣớc Campuchia, ký ngày
28/01/1991 tại Hà Nội, Lƣu trữ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, phông Hiệp
định, hồ sơ 2727.

76.

Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa – khoa học – kỹ thuật năm 1991 ký
ngày 28/1/1991 tại Hà Nội giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam
với Nhà nƣớc Campuchia, Tài liệu lƣu trữ tại Kho Lƣu trữ Ban Đối ngoại
Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.

77.

Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa
XHCN Việt Nam với Vƣơng quốc Campuchia, ký vào tháng 4 năm 1993
tại Phnom Pênh (Campuchia). Tài liệu lƣu trữ tại Cục Lƣu trữ Bộ Ngoại
giao Việt Nam, phông Hiệp định, Hồ sơ số 2991.
17


78.

Hiệp định về hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính
phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam với Vƣơng quốc Campuchia, ký vào
tháng 4 năm 1993 tại Phnom Pênh (Campuchia). Tài liệu lƣu trữ tại Cục
Lƣu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam, phông Hiệp đinh, hồ sơ số: 2990.

79.


Hiệp định về thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Văn hóa,
Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam với Vƣơng
quốc Campuchia, ký vào tháng 4 năm 1993 tại Phnom Pênh (Campuchia).
Tài liệu lƣu trữ tại Cục Lƣu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam, phông Hiệp
định, hồ sơ số 2994.

80.

Hiệp định Lãnh sự giữa nƣớc CHXHCN Việt Nam và Vƣơng quốc
Campuchia, ký ngày 27 tháng 2 năm 1997 tại Phnom Pênh (Campuchia),
Tài liệu lƣu tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III, phông: Văn phòng Chính
phủ, hồ sơ: 11260.

81.

Học viện Quan hệ quốc tế (2004), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb.
Lý luận chính trị, Hà Nội.

82.

Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (2007), Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

83.

Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2006), Lược sử vùng đất Nam bộ Việt
Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

84.

Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề về lịch sử Châu á và lịch sử

Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

85.

Ngô Thị Hòa (2007), Quan hệ Việt Nam – Campuchia trong thời gian qua
và phương hướng phát triển, Hội thảo khoa học Quan hệ Việt Nam –
Campuchia trong bối cảnh mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển. Viện
Khoa học xã hội Việt Nam/Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

86.

Lê Hƣơng (1970), Sử Cao Miên, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.

87.

Mai Sỹ Hùng, Báo cáo chuyên đề “Tình hình Campuchia khi đi vào giải
pháp chính trị và dự bảo triển vọng”, Tài liệu lƣu trữ tại Ban Đối ngoại
Trung ƣơng, Vụ Lào – Campuchia.

88.

Nguyễn Khắc Huỳnh (2002), Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX. Tủ
sách ngoại giao, tài liệu tham khảo chỉ lƣu hành nội bộ.

89.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục (2007), Nxb. Giáo Dục, Đà Nẵng.
18



90.

Vũ Khoan (2006), Hai mươi năm đổi mới trong lĩnh vực dối ngoại, Việt
Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

91.

Kỷ nguyên mới của đoàn kết hợp tác Việt Nam – Campuchia (1979), Nxb.
Sự thật, Hà Nội.

92.

Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt
Nam (1944-2000) (2000), Nxb. Quân đội nhân dân, H., tr.995.

93.

Lƣu Văn Lợi (1998), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 - 1995
(tập 2), Nxb. Công An Nhân dân, Hà Nội.

94.

Đinh Xuân Lý (2000), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

95.

Mãi mãi đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam anh hùng (1982), Nxb Sự
thật, Hà Nội.


96.

Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, tập 4, Nxb.CTQG, Hà Nội.

97.

Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam
(1986 – 2010), Nxb. Thế giới, Hà Nội.

98.

PGS, TS. Trình Mƣu – TS. Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ Quốc tế
những năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề sự kiện, quan điểm, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội.

99.

Thu Mỹ (1991) Chính sách biến Đông Dương từ chiến trường thành thị
trường và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Thái Lan - Đông
Dương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 4.

100. Thu Mỹ (1992), Tư duy chính trị quốc tế mới của Việt Nam và tác động
của nó tới quan hệ giữa nước ta và các nước ASEAN: Quan hệ Việt
Nam ASEAN, Viện Châu Á và Thái Bình Dƣơng, Hà Nội.
101. Nghị định thƣ về trao đổi hàng hóa và thanh toán năm 1991 giữa Chính
phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam với Nhà nước Campuchia, ký ngày
28/01/1991 tại Hà Nội, Lƣu trữ tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, phông Hiệp
định, hồ sơ 2728.
102. Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị, ngày 14/5/1983 về “Trách
nhiệm giúp Bạn mạnh lên, tự đảm đương cuộc đấu tranh với địch trong

những năm tới”, Tƣ liệu lƣu tại Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng
Đảng, phông 34, ĐVBQ số 758.
19


×