Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỐI hợp QUẢN lý các DỊCH vụ văn hóa TRÊN địa bàn QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.47 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN PHI LONG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÁC
DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN PHI LONG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÁC
DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS-TS Phạm Ngọc Thanh


Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn................................................................. 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................7
5. Mẫu khảo sát.................................................................................................. 7
6. Vấn đề nghiên cứu......................................................................................... 7
7. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 7
8. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………….………. 8
9. Kết cấu luận văn……………………………………………………..……. 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 9
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm văn hóa.................................................................................... 9
1.1.2. Dịch vụ văn hoá....................................................................................... 10
1.1.3. Quản lý đối với dịch vụ văn hoá.............................................

12

1.1.4. Quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn hoá...................................... 19
1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và hoàn thiện quy trình......... 20
1.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng ................................................. 20
1.2.2. Vấn đề hội nhập văn hóa của Việt Nam với quốc tế............................... 25
1.2.3. Vai trò các chủ thể quản lý trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa.................... 25
1.3. Nội dung, điều kiện để hoàn thiện quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ

văn hóa........................................................................................................................... 26
1.3.1. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên
quan đến hoạt động dịch vụ văn hoá và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách phát triển hoạt động dịch vụ văn hoá mang tính đặc thù của địa phƣơng
thuộc thẩm quyền........................................................................................................... 26

1


1.3.2. Quy hoạch phát triển dịch vụ văn hóa...................................................... 27
1.3.3. Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ văn hóa. .............................. 28
1.3.4. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ và trang bị phƣơng tiện phục vụ cho
công tác quản lý dịch vụ văn hóa.................................................................................. 28
1.3.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát dịch vụ văn hóa............................................. 29
* Kết luận chƣơng 1..................................................................................................... 30

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÁC DỊCH
VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH……………………………….. 31
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế văn hoá xã hội và tình hình phát triển dịch
vụ văn hoá của quận Ba Đình........................................................................................ 31

2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế văn hoá xã hội của quận Ba Đình... 31
2.1.2. Tình hình phát triển dịch vụ văn hoá ở quận Ba Đình............................ 34
2.2. Thực trạng công tác phối hợp quản lý Nhà nƣớc đối với dịch vụ văn hoá
ở quận Ba Đình.............................................................................................................. 39
2.2.1. Khái quát về quy trình phối hợp trong công tác quản lý các dịch vụ văn
hóa trên địa bàn quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội...................................................... 39
2.2.2. Việc thực hiện quy trình phối hợp quản lý dịch vụ văn hoá trên địa bàn
quận Ba Đình, những ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân................................................ 44
2.2.2.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân..................................................... 44

2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................ 46
* Kết luận chƣơng 2...................................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHỐI HỢP QUẢN LÝ
CÁC DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH............................... 52
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu quản lý Nhà nƣớc đối với dịch vụ văn hoá trên
địa bàn quận Ba Đình.................................................................................................... 52
3.1.1. Những dự báo tác động đối với dịch vụ văn hoá..................................... 52
3.1.1.1. Dự báo về sự phát triển kinh tế-xã hội của Quận trong những năm tới... 52
3.1.1.2. Dự báo xu hƣớng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với dịch
vụ văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình.......................................................................... 53

2


3.1.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu......................................................................... 58
3.1.2.1. Phƣơng hƣớng chung............................................................................ 58
3.1.2.2. Mục tiêu đến năm 2020......................................................................... 59
3.2. Giải pháp tăng cƣờng sự phối hợp quản lý Nhà nƣớc đối với dịch vụ
văn hoá.......................................................................................................................... 60
3.2.1. Thể chế hóa các văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế thống nhất trong
công tác quản lý dịch vụ văn hóa.................................................................................. 60
3.2.2. Phối hợp giáo dục, tuyên truyền, định hƣớng nhận thức trong xã hội
đối với dịch vụ văn hóa................................................................................................ 61
3. 2.3. Phối hợp trong công tác xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch các
loại dịch vụ văn hóa............................................................................................................... 63

3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật
2.4 ..................
phục vụ cho công tác quản lý.......................................................................................... 64
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát và quản lý các dịch vụ văn

hóa, cải cách các thủ tục hành chính trong công tác cấp phép...................................... 66
* Kết luận chƣơng 3...................................................................................................... 68
KẾT LUẬN................................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 71
1. Đối với cấp Trung ƣơng và Thành phố............................................................. 71
2. Đối với cấp Quận.............................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 73

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QU:

Quận ủy

HĐND:

Hội đồng nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân

Sở VHTT&DL:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

VHTT:


Văn hóa Thông tin

TDTT:

Thể dục Thể thao

GDĐT:

Giáo dục Đào tạo

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

Trạm BTS:

Trạm thu phát sóng di động

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1 . Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Văn hóa là một lĩnh vực lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của
mỗi quốc gia, dân tộc. Thực hiện chính sách của Nhà nƣớc đối với vấn đề văn hóa

trong thời kỳ mới, các cấp, các ngành cần có một cái nhìn mới về văn hóa nói chung
và quản lý văn hóa nói riêng.
Đất nƣớc ta sau thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt đƣợc thành tựu to
lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng. Góp phần vào những thành tựu to lớn ấy có đóng góp không nhỏ của lĩnh vực
văn hoá. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc ta luôn coi trọng các
chính sách đầu tƣ cho văn hoá, đầu tƣ nhân tố con ngƣời, khuyến khích và tạo điều
kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa và hƣởng thụ văn hóa ngày càng nhiều
hơn, các dịch vụ văn hóa đƣợc khuyến khích đầu tƣ phát triển, chủ trƣơng xã hội hoá
trên lĩnh vực văn hoá đƣợc triển khai rộng rãi.
Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thời gian qua trên địa
bàn quận Ba Đình - là một quận trung tâm của Thủ đô lịch sử anh hùng, trung tâm
Hành chính, Chính trị quốc gia - đã nhanh chóng phát triển nhiều loại hình dịch vụ
văn hóa nhƣ karaoke, vũ trƣờng, quảng cáo, băng đĩa hình, trò chơi điện tử,
Internet… thu hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, góp phần làm phong
phú đời sống văn hoá tinh thần trong nhân dân. Khẳng định chính sách của Nhà nƣớc
ta đã ban hành là phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội và khẳng định nền tảng
tinh thần đƣợc quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập sự tiếp cận văn hoá đã nảy sinh không ít
các biểu hiện tiêu cực trong các loại hình dịch vụ văn hóa, tác động xấu đến tƣ
tƣởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân, nhất là đối tƣợng thanh thiếu niên. Dƣ luận xã hội và các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng đã phản ánh với nhiều mức độ khác nhau. Cơ quan chức
năng cũng rất khó khăn, lúng túng và bị động trong công tác quản lý đối với một số
loại hình dịch vụ văn hóa.

5


Trong những năm qua, cùng với tiến trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,

bên cạnh những yếu tố tích cực, những mặt trái của những dịch vụ văn hóa nhƣ:
karaoke, vũ trƣờng, quảng cáo, băng đĩa hình, trò chơi điện tử, Internet... đã làm xói
mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, lối sống, thị hiếu văn hóa,
hành vi cƣ xử của con ngƣời, từ đó xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại. Trƣớc thực
trạng đó, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu
quả để tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với các dịch vụ văn hoá.
Chính vì vậy, qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình
phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình- Thành phố Hà
Nội” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần trong công tác quản lý các dịch
vụ văn hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc góp phần nâng cao đời sống
văn hóa, xây dựng vững chắc nền tảng tinh thần của xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trung ƣơng, Thành phố Hà Nội và quận Ba Đình đã ban hành nhiều văn bản
quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa cũng nhƣ có rấ t nhiề u các bà i viế t
của các nhà quản lý văn hóa các cấp nhƣ

: Bài viết của PGS – TS Phạm Duy Đức

Viện trƣởng Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh về “Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã đƣợc in trong sách Phát triển văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 – Những vấn đề phƣơng pháp luận, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2009; Bài “Công tác phối hợp trong các cơ quan Nhà nƣớc” đƣợc
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 149-tháng-6-2009 ngày 20/06/2009 của
Thạc sỹ Nguyễn Phƣớc Thọ, Phó Vụ trƣởng, Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ;
Những phát biểu trả lời phóng viên báo Văn hóa của bà Vũ Thùy Anh, Trƣởng
phòng Quản lý văn hóa (Sở VH,TT&DL Hà Nội) và ông Nguyễn Thanh Phong,
Chánh Thanh tra Sở VH,TT&DL Hà Nội,… về vấ n đề quản lý các dich
̣ vu ̣ văn hóa ,
trong đó nêu ra nhƣ̃ng bấ t câ ̣p , sƣ̣ yế u kém của các nhà quản lý đố i với nhƣ̃ng biế n

tƣớng trong liñ h vƣ̣c kinh doanh dich
̣ vu ̣ văn hóa...
Tuy nhiên, chƣa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách toàn diện
cả về cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò phối hợp quản lý các dịch vụ văn hoá trên địa

6


bàn quận Ba Đình - TP Hà Nội. Cho nên ngƣời viế t đề xuất những giải pháp đồng bộ
nhằm tăng cƣờng sự phối hợp quản lý các dịch vụ văn hoá trên điạ bàn quâ ̣n Ba Đình
- Thành phố Hà Nội để giải quyết đƣợc các bất cập trong thực tế góp phần xây dựng
Quâ ̣n luôn xƣ́ng đáng là Trung tâm Hành chính – Chính trị quốc gia.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phối hợp quản lý các dịch
vụ văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa
trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các phƣơng hƣớng , giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phối hợp
quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2006 đến nay
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn
hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
5. Mẫu khảo sát
Khảo sát các văn bản, tƣ liệu và khảo sát thực tế hoạt động phối hợp quản lý
các dịch vụ văn hóa của các đơn vị chức năng trên địa bàn quận Ba Đình.
6. Vấn đề nghiên cứu

- Quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình ,
thành phố Hà Nội hiện nay là nhƣ thế nào?
- Cần có những giải pháp nhƣ thế nào để hoàn thiện quy trình phối hợp quản lý
các dịch vụ văn hóa trong thời gian tới?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng quy triǹ h phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa của Quận Ba Đình
hiện nay đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản , nhƣng vẫn còn một số hạn chế , bất cập
nhƣ: Thiế u các chế tài cu ̣ thể , hiê ̣u quả, quy trin
̀ h phối hợp chƣa chặt chẽ nên vẫn còn

7


hiện tƣợng né tránh, đùn đẩy việc giữa các cơ quan quản lý,…
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa bàn Quận, cần
hoàn thiện quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa gắn liền với các giải pháp
cụ thể về cơ chế chính sách; về đội ngũ cán bộ; về cơ sở vật chất – tài chính; về giáo
dục, tuyên truyền...
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Đƣợc vận dụng để đánh giá các kết quả,
báo cáo trong công tác phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa của các đơn vị.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế, quan sát: Qua các cuộc khảo sát, kiểm tra, quan
sát thực tế từ đó có các đánh giá, tổng hợp sự phối hợp trong công tác quản lý các
dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận.
- Nghiên cứu tài liê ̣u : Đƣợc sử dụng trong quá trình thu thập các văn bản, báo
cáo việc thực hiện quy trình quản lý các dịch vụ văn hóa.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận

Chƣơng 2. Thực trạng sự phối hợp quản lý các dịch vụ văn hóa trên địa
bàn quận Ba Đình
Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện quy trình phối hợp quản lý các dịch vụ văn
hóa trên địa bàn quận Ba Đình
Phần kết luận và khuyến nghị

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa vốn là hiện tƣợng xã hội hết sức đa dạng, phức tạp, đa cấp độ, văn
hóa từng đƣợc nhìn nhận theo nhiều cách thức khác nhau. Ở trình độ lý luận và yêu
cầu của xã hội hiện nay, văn hóa đƣợc xem nhƣ là tất cả những gì liên quan đến
con ngƣời, ít nhiều thể hiện đƣợc sức mạnh bản chất của con ngƣời. Từ đó, có thể
hiểu văn hóa là những phƣơng thức và kết quả hoạt động của con ngƣời đạt đƣợc
trong lịch sử, bao gồm giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra.
Với nghĩa hẹp, văn hóa phản ánh hệ thống các giá trị và quy tắc ứng xử đƣợc xã hội
chấp nhận. Theo nghĩa này, văn hóa hàm chứa những quan điểm về mục đích, giá
trị và lý tƣởng của xã hội. Văn hóa hƣớng con ngƣời tới chân, thiện, mỹ. Nói đến
văn hóa là nói đến con ngƣời và văn hóa là thuộc tính biểu hiện bản chất xã hội của
con ngƣời.
Với tính phức tạp, đa chiều nhƣ vậy thật khó khăn để đƣa ra một định nghĩa
hoàn chỉnh, có tính bao quát về văn hóa. Nghiên cứu về văn hóa chúng tôi hiểu
rằng, văn hóa chính là tổng thể những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra (văn hóa
tức là nhân hóa), đó là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản thân sự phát
triển của con ngƣời. Các giá trị này, thực chất chính là kết quả của sự tƣơng tác
giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Các giá trị này đều
tƣơng tác và gắn bó với nhau. Trong các giá trị vật chất có các giá trị tinh thần và

trong các giá trị tinh thần đều hàm chứa các giá trị vật chất. Trong hai giá trị đó
cũng hàm chứa sự phát triển của năng lực bản chất của con ngƣời.
Dù là văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần cũng đều là sản phẩm trực tiếp hay
gián tiếp của con ngƣời. Vì vậy, Mác đã nói rằng, văn hóa là sự thể hiện các năng lực
bản chất của con ngƣời, bao gồm khả năng, sức mạnh, phƣơng thức nhận thức, đánh
giá và cải tạo thế giới của con ngƣời.
Từ cách hiểu nhƣ vậy về văn hóa, chúng tôi lựa chọn định nghĩa chính thức về
văn hóa của UNESCO (đây cũng là một định nghĩa văn hóa đƣợc nhiều ngƣời chấp

9


nhận) để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình: “Văn hóa phản ánh và thể hiện
một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng
đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhƣ diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ
nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Thực chất, trong luận văn này chỉ đề cập đến các hoạt động văn hóa gắn liền
với sự quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đƣợc cụ thể hóa trên địa bàn
quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
1.1.2. Dịch vụ văn hoá
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ văn hóa
Trong nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh các hàng hóa vật thể hữu hình còn có
những loại dịch vụ mà ngƣời ta mua và bán trên thị trƣờng. Đó là hàng hóa phi vật
thể, hay còn gọi là hàng hóa - dịch vụ.
Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức và
đƣợc trả công, nhằm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của công
chúng.
Dịch vụ văn hóa tồn tại ở nhiều dạng: văn hóa phi vật thể, văn hóa tâm linh,
văn hóa du lịch, văn hóa giải trí, văn hóa sinh hoạt xã hội…Những nhân tố ảnh

hƣởng đến dịch vụ văn hóa bao gồm: nhân tố thời đại, nhân tố truyền thống, nhân tố
lịch sử.
Dịch vụ văn hóa hiện nay ở Việt Nam có cả dịch vụ văn hóa công nhƣ: các dịch
vụ văn hóa về tâm linh, du lịch và một số dịch vụ văn hóa về sinh hoạt xã hội,... và
dịch vụ văn hóa tƣ nhân nhƣ: hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo, băng đĩa
hình, dịch vụ karaoke, vũ trƣờng. Tuy nhiên hiện nay các dịch văn hóa công đƣợc tổ
chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch một cách khá
tốt, không có nhiều những biến tƣớng, phức tạp. Ngƣợc lại, các dịch vụ văn hóa tƣ
nhân hiện nay lại đang có những bất cập đi ngƣợc lại với thuần phong mỹ tục của
dân tộc nên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trong góc độ nghiên
cứu của đề tài, tác giả xin phép đƣợc đề cập vấn đề phối hợp quản lý các dịch vụ văn
hóa tƣ nhân trên địa bàn quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

10


1.1.2.2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ văn hóa
Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát
triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm
gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng nhƣ cuộc sống văn minh của con ngƣời. Từ
đó, hoạt động dịch vụ trở thành một ngành kinh tế độc lập. Dịch vụ văn hoá là loại
hình dịch vụ đời sống nhằm thoả mãn nhu cầu con ngƣời, làm cho con ngƣời sống
ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nƣớc trên thế giới,
khi thu nhập của ngƣời dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì hoạt động dịch vụ văn hoá
không thể thiếu. Theo đó, dịch vụ văn hoá có các đặc điểm nhƣ sau:
- Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữu hình)
mà tồn tại dƣới hình thái phi vật thể.
- Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hƣớng vào phục vụ trực tiếp ngƣời tiêu
dùng với tƣ cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc, may đo…); quá
trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.

- Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thời cũng là
quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập, không thể tích
lũy hay dự trữ.
Hiện nay, trong xã hội nƣớc ta xuất hiện rất nhiều các loại hoạt động dịch vụ.
Chính quá trình này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần đƣợc quan tâm:
- Rất nhiều hộ gia đình, sáng thức đậy đã nhận đƣợc giấy mẫu quảng cáo của
các tổ chức kinh tế đƣợc nhét qua khe cửa hoặc quăng vào sân nhà mình. Nào là
quảng cáo bán gạo, bán tivi, đầu đĩa, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ…Thậm chí, có
những ngôi nhà mới xây xong, quét vôi, sơn trắng toát, đẹp một cách mỹ miều, thế
nhƣng sáng mở mắt ra đã thấy trên tƣờng nhà mình xuất hiện những dòng chữ đỏ
lạnh lùng: “Nhận khoan, cắt, đập, phá bê tông” hoặc “Thuốc gia truyền, đặc trị trĩ mạch lƣơn, yếu sinh lý”, kèm theo đó là số điện thoại để liên hệ.
- Nếp sống và những phong tục truyền thống ở một bộ phận dân cƣ ít nhiều đã
có những thay đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và sự da dạng
của các loại hình dịch vụ. Xã hội ngày nay, khi mà nhân tố con ngƣời đƣợc coi trọng
và phát huy thì đó cũng chính là nhân tố kích thích con ngƣời lao vào công việc với

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bính (chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Thông tư số 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006
hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi
điện tử.
3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số

12



103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá,
kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
4. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
5. Phạm Duy Đức (Chủ nhiệm) (2004), Nghiên cứu phát triển các hoạt động
văn hóa vui chơi giải trí ở Thủ đô Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Tổng quan đề
tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố.
6. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020
– Những vấn đề phương pháp luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Nhƣ Hoa (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp
hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. Lê Nhƣ Hoa (2000), Quản lý văn hóa đô thị, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
10. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn
giá trị học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Quản lý hoạt động văn hóa (1998), Nguyễn Văn Hy, TS Phan Văn Tú,
Hoàng Sơn Cƣờng..., Nxb Văn hóa - Thông tin, Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội.
12. Phan Hồng Quang – Bùi Hoài Sơn(đồng chủ biên) (2012), Quản lý văn hóa
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB CTQG.
13. Phạm Ngọc Thanh (2013), Tập bài giảng “Quản lý văn hóa và giáo dục”,
Trƣờng ĐHKHXH&NV.
14. Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện
nay, NXB CTQG.
15. Thạc sỹ Nguyễn Phƣớc Thọ (2009), Công tác phối hợp trong các cơ quan Nhà
nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 149, ngày 20/06/2009.

13



16. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Website Thƣ viện pháp luật,
18. Website Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội,
19. Website văn hóa học,
20. Website Báo văn hóa, />
14



×