ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o------
NGUYỄN THỊ THANH THUẬN
QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO QUAN HỆ VỚI CỘNG HOÀ
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2012)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.02.06
HÀ NỘI - 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o------
NGUYỄN THỊ THANH THUẬN
QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO QUAN HỆ VỚI CỘNG HOÀ
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2012)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.02.06
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Long
HÀ NỘI - 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận
đƣợc sự ủng hộ, hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các
bạn bè và đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
- PGS.TS. Thái Văn Long – Phó viện trƣởng Viện Quan hệ Quốc tế -Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ngƣời thầy đáng kính đã
giúp đỡ, động viên, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn.
- PGS.TS. Hoàng Khắc Nam –Trƣởng khoa Quốc tế học –Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài luận văn.
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quốc tế học, các thầy
cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại trƣờng.
- Các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn với
những đánh giá và góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn nữa.
Trân trọng !
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Thanh Thuận
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
:
Asociation of Southeast Asia Nations - Hiệp hội
các nƣớc Đông Nam Á
APEC
:
Asia - pacific Economic Co-operation - Tổ chức
hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng
ASEM
:
The Asia - Europe Meeting - Hội nghị Thƣợng
đỉnh Á - Âu
AIDS
:
Acquired Immuno Deficiency Syndrom - Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
HIV
:
Human Immuno deficiency virus - Virút gây ra
suy giảm miễn dịch ở ngƣời
SARS
:
Severe acute Respiratory Syndrome - Hội
chứng hô hấp cấp tính nặng
A/H5N1
:
Cúm gà
A/H1N1
:
Bệnh nhiễm trùng đƣờng hô hấp cấp tính do
virút cúm AH1N1
4
MỤC LỤC
MỞĐẦU ……………………..…………………………………………….7
CHƢƠNG I:QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC LÁNG
GIỀNG TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH………………………………..14
1.1 một số vấn đề chung………………………………………………………..14
1.1.1 một số khái niệm cơ bản………………………………………………………..14
1.1.2.khái quát quá trình hình thành và nội dung cơ bản trong quan điểm quốc
tế của Hồ Chí Minh…………………………………………………………………….17
1.2. khái quát luận điểm chính về quan hệ với các nƣớc láng giềng trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ……………………………………………………………23
1.2.1 quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới……………………….23
1.2.1.1Đối với Trung Quốc……………………………………………………………24
1.2.1.2 Đối với Campuchia ………………………………………………………….25
1.2.1.3Đối với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ………………………………27
1.2.2 các nước láng giềng không có chung biên giới……………………………..41
CHƢƠNG II: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỐI NGOẠI VỚI LÀO THỜI KỲ
ĐỔI MỚI (1986-2012)…………………………………………………………44
2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới …………………………………………..45
2.1.1 Bối cảnh trong nước và khu vực ………………………………………………45
2.1.2 Bối cảnh lịch sử hai nước Việt -Lào …………………………………….48
2.2 Thực trạng vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ……………………...50
2.2.1 Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh
vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 1986-1997……………………………..51
2.2.2 Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh
với Lào từ 1997-2012……………………………………………………………62
CHƢƠNG III ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ CỦA
HỒ CHÍ MINH VỚI LÀO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (1986-2012)…………………………………………70.
3.1 Những thuận lợi và khó khăn mà Đảng ta gặp phải trong quá trình vận dụng
quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh …………………………………………..70
3.1.1 Những thuận lợi…………………………………………………………………70
3.1.2 Những khó khăn …………………………………………………………71
3.2 Một số kết quả đạt đƣợc trong quá trình vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ
Chí Minh ……………………………………………………………………….73
3.2.1 Quan hệ Lào -Việt đa phương,đa diện hóa ……………………………...73
3.2.2 Trên lĩnh vực thương mại …………………………………………………….76
3.2.3 Trên lĩnh vực an ninh ,quốc phòng ………………………………………….78
3.2.4 Trên lĩnh vực văn hóa,giáo dục ,y tế……………………………………..79
3.3 Một số khuyến nghị giúp quan hệ hai nƣớc phát triển trong thời gian tới.. 81
5
3.3.1Tăng cường vai trò lãnh đạo của hai Đảng và cả trong giải quyết đúng đắn
lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế…………………………………………………..81
3.3.2. Việt -Lào nhất trí về tư tưởng ,đường lối chính trị………………………....82
3.3.3 Hoàn thiện chính sách ,pháp luật……………………………………………..84
3.3.4 Tăng cường giao lưu các tỉnh biên giới ……………………………………..84
3.3.5 Đẩy mạnh ngoại giao nhân dân………………………………………….84
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………85
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý báu, một đóng góp quan
trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt
quá trình cách mạng Việt Nam. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một bộ
phận hợp thành, là sự phát triển tất nhiên, có cơ sở trực tiếp từ tƣ tƣởng cách
mạng của Hồ Chí Minh. Tƣ tƣởng đó là nền tảng cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta, cho hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta đi tới thắng lợi.
Ngày nay, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và
thực tiễn, cùng với toàn bộ tƣ tƣởng của Ngƣời, đang dẫn dắt nhân dân ta phấn
đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nƣớc trên thế giới trong nhịp bƣớc khẩn
trƣơng của thời đại”1.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đƣợc hình thành trên cơ sở những giá
trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, trong sáng, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nƣớc,
truyền thống văn hoá, truyền thống ngoại giao của dân tộc ta và thực tiễn Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đƣợc thể hiện sâu sắc
ở hệ thống những quan điểm, luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và thông qua
thực tiễn hoạt động đối ngoại, hoạt động quốc tế của Ngƣời, của Đảng và Nhà
nƣớc ta, ngày càng đƣợc phát triển, hoàn thiện.
Quan điểm quốc tế nằm trong hệ thống quan điểm trong tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại. Quan điểm đó thể hiện ở nhiều mặt: đối với nhân dân lao
khổ trên thế giới, đối với các Đảng Cộng sản anh em trên thế giới, đối với các
quốc gia dân tộc trên thế giới, đặc biệt là với các nƣớc láng giềng, Ngƣời luôn
thể hiện thiện chí hoà hiếu trƣớc sau nhƣ một và tấm lòng thuỷ chung son sắc
với bạn bè quốc tế nói chung, các nƣớc láng giềng nói riêng.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. tr. 139.
7
Đối với nhân dân Lào trƣớc đây, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay,
mối quan hệ lại càng mật thiết gắn bó hơn, bởi lẽ nƣớc ta và nƣớc láng giềng có
chung đƣờng biên giới, cùng nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, có cùng ý thức hệ
lấy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cùng chung
kẻ thù là đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt trong tiến trình cách mạng mỗi nƣớc.
Ngƣời đã đặt nền móng và phấn đấu không mệt mỏi để xây dựng, vun đắp tình
hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào. Quan điểm quốc tế về
quan hệ với các nƣớc láng giềng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thực sự là di sản
tinh thần quý báu, cần đƣợc vận dụng sáng tạo và phát huy trong tình hình mới.
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá là một yêu cầu khách quan của mỗi quốc gia
trong quá trình hội nhập quốc tế, cần có cách tiếp cận mới trong quan hệ quốc tế,
đoàn kết quốc tế. Đối với Lào và Việt Nam, hội nhập quốc tế là cơ hội lớn để
thu hút nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Song đây cũng là một thách thức đầy khó
khăn vì sức cạnh tranh không cao, dễ bị tụt hậu và nhiều hệ lụy nhƣ chảy máu
chất xám, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái; nguy cơ mất bản
sắc văn hoá dân tộc và "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch chống phá
thành quả cách mạng của nhân dân hai nƣớc.
Tình hình đó đã thúc bách hai Đảng ở hai nƣớc Việt Nam và Lào quyết tâm
lãnh đạo đất nƣớc tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đồng thời, tăng cƣờng hơn nữa tình đoàn kết quốc tế Việt - Lào để chống
lại những thế lực phản động từ bên ngoài, giữ vững độc lập dân tộc, tăng cƣờng
đoàn kết, đƣa cách mạng mỗi nƣớc phát triển đi lên. Theo đó, việc trung thành,
vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quan hệ
quốc tế nói riêng, cũng nhƣ quan điểm của Ngƣời về quan hệ với các nƣớc láng
giềng là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với cách mạng của hai nƣớc. Tình
hình đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: "Quan điểm quốc tế về quan hệ với
các nước láng giềng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng
8
Cộng sản Việt Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ
đổi mới (1986-2012)" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quan hệ Quốc
tế của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nói chung và sự vận dụng của Đảng ta
đƣợc nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu quan tâm nghiên cứu trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, quan điểm quốc tế với các nƣớc láng giềng và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào thời kỳ đổi mới (1986-2012) còn ít đƣợc các nhà khoa học, các luận án,
luận văn quan tâm. Nhìn chung, tinh thần đoàn kết Lào - Việt đƣợc các nhà
nghiên cứu tiếp cận, nhìn nhận đánh giá ở những góc độ khác nhau, cụ thể nhƣ
là:
* Sách:
"Quan hệ Việt - Lào, Lào Việt", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, bao
gồm một số bài của các nhà chính trị, các nhà khoa học, các nhà văn hoá của
Việt Nam và Lào, viết về mối quan hệ Lào - Việt, Lào - Việt tập trung vào ba
chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt; Lịch sử quan
hệ Việt - Lào, Lào - Việt; Một số nét về đặc điểm đất nƣớc, lịch sử văn hoá và
kinh tế Lào.
Cuốn sách Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống
Pháp của tác giả Đặng Văn Thái, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, đã trình
bày khá đầy đủ hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có mối quan hệ Lào - Việt.
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao của tác giả Vũ Dƣơng
Huân, Nxb Thanh niên, 2005 đã đánh giá khá sâu sắc hoạt động đối ngoại trong
cuốn hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1969), đồng thời
rút ra những quan điểm mang tính khái quát cao.
Cuốn sách Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do
(1945-1975) do Nguyễn Phúc Luân chủ biên, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc
9
Bộ Ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đã nghiên cứu hệ thống
những chủ trƣơng, chính sách ngoại giao lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong
suốt thời kỳ lịch sử 1945-1975. Đây là công trình có tính chất tổng kết kinh
nghiệm và lịch sử đấu tranh của nền ngoại giao nƣớc nhà trong thời kỳ thực hiện
nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Tác giả Vƣơng Hải Nam trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ
quốc tế - Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
trước năm 1986, và từ 1986 đến nay, trên cơ sở rút ra triển vọng của quan hệ
Việt Nam - Lào trong 10 năm tới, 15 năm tới.
Tác giả Nguyễn Văn Luyến trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ
quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (2000), Quan hệ Việt - Lào trong những năm đổi mới (1986-1999), tác giả
đã phân tích và làm nổi bật mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ
đổi mới, góp phần mở ra những phƣơng hƣớng và triển vọng hợp tác trong
những năm tiếp theo.
* Báo và Tạp chí:
Nguyễn Hoàng Giáp, Nhìn lại quan hệ Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị, an
ninh và kinh tế thời kỳ 1991-2001, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (41).
Cayxỏnphônvihản, Tư tưởng và tình cảm cao quý của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ của nhân dân các bộ tộc Lào, Tạp
chí Lịch sử Đảng số 5 (2010) tháng 5/2008.
Các bài báo và các công trình trên đã giúp ngƣời đọc hiểu rõ thêm về mối
quan hệ Việt - Lào và tƣ tƣởng đối ngoại của Hồ Chí Minh. Đó là nguồn tƣ liệu
quý để tác giả thực hiện đề tài: "Quan điểm quốc tế về quan hệ với các nƣớc
láng giềng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới (19862012)".
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo Nhân Dân số 13079 ra ngày 23/7/1990
2.
Báo Nhân Dân số 13458 ra ngày 14/10/1991.
3.
Báo Nhân Dân số 13563 ra ngày 17/2/1992.
4.
Báo Cáo Chính Trị của Cách Mạng Lào (1996),văn kiện Đại Hội Đảng
nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI ,NXB Sự Thật,H
5.
Bộ Ngoại Giao –Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Ngoại Giao(2009),vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế ,NXB Chính Trị Quốc
Gia ,Hà Nội.
6.
Chỉ Thị Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, số
24/BBT NGÀY 20 Tháng 5 năm 1987 .
7.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8.
Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào (1996),văn kiện Đại hội lần thứ
VI ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Viêng Chăn.
9.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011),văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thƣ XI ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội .
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006),văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nôi.
11.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11
13.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2000), Văn kiện đảng toàn tập, tập 7, Nxb
Chính tri Quốc gia, Hà Nội.
16.
Giao Trình Chính Sách Đối Ngoại Việt Nam (2006),Đại học Dân Lập
Đông Đô,Hà Nội.
17.
Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 1, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
18.
Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 2, xuất bản lần thứ 2 ,Nxb Chính trị
Quốc gia ,Hà Nội .
19.
Hồ Chí Minh(1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20.
Hồ Chí Minh (2005),toàn tập, tập 5,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính Trị
Quốc Gia ,Hà Nội.
21.
Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 6,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính Trị
Quốc Gia ,Hà Nội.
22.
Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 7, xuất bản lần thứ hai,Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
23. .Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 8 ,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính
Trị Quốc Gia ,Hà Nội.
24.
Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập,tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25.
Hồ Chí Minh(1996), toàn tập ,tập 11, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26.
Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 12 ,xuất bản lần thứ hai,NXB Chính Trị
Quốc Gia ,Hà Nội.
12
27.
Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu
nghị đặc biệt Việt –Lào trong cuốn di sản Hồ Chí Minh trong thời đại
ngày nay, Kỷ yếu khoa học quốc tế kỷ niệm 120 ngày sinh của chủ tịch
Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), Nxb Chính trị Hành chính,
28.
Nâng tầm quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Lào, Báo Quân dội nhân dân
Chủ nhật, 07/08/2011.
29.
Cayxỏnphônvihản (1979), Một vài kinh nghiệm chính và một số vấn đề
phương hướng mới của cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội .
13