Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NHỮNG tác PHẨM ĐÁNG CHÚ ý từ 1975 đến hết THẾ kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.18 KB, 7 trang )

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Có hôm đồng đội đi công tác
NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI ĐAN
Nhớ đấy, nhưng mà... thêm lớp chăn.
- Ý Nhi
Gà buốt gáy lười đâm tiếng khản
Ca bát khua cho đỡ bất thường
Giữa chiều lạnh
Núi giấu trong lòng trăm thứ quặng
Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
Anh bòn không kiếm đủ rau ăn...
Vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Nhẫn nại như thể đó là việc phải làm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
suốt đời
Bao năm không thấy màu con gái
Vội vã như thể đó là lần sau chót
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em...
Mây đến thường rủ anh mơ mộng
Không thở dài
Biết vậy, khuya em đỏ ánh đèn
không mỉm cười
Ước gì có chút hương bồ kết
Chị đang giữ kín đau thương
Cho đá mềm đi núi ấm lên.
Hay là hạnh phúc
Lòng chị đang tràn đầy niềm tin
Viên xúc xắc mùa thu- Hoàng Nhuận
Hay là ngờ vực
Cầm


Không một lần nào chị ngẩng nhìn lên
Chị đang qua những phút giây trước lần
gặp mặt
Hay sau buổi chia ly
Trong mũi đan kia ẩn giấu niềm hân
hoan hay nỗi lo âu
Trong đôi mắt kia là chán chường hay
hy vọng
Giữa chiều lạnh
Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
Dưới chân chị
Cuộn len như quả cầu xanh
Đang lăn những vòng chậm rãi

Tình yêu đến trong đời không báo động
Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ
Viên xúc xắc mùa thu ru trong cỏ
Mắt anh nhìn sáu mặt bão mưa giăng
Anh đi qua những thành phố bọc vàng
Những thị trấn mẹ ôm con tr6en cỏ
Qua ánh nắng bảy màu,qua ngọn đèn hạt
đỗ
Qua bao cuộc đời tan vỡ lại hồi sinh
Anh đi qua những đôi mắt lặng thinh
Những đôi mắt nhìn anh như họng súng
Anh đi qua tổ chim non mới dựng
Qua tro tàn thành quách mấy triệu năm

Thư mùa đông- Hữu Thỉnh
Thư viết cho em nhòe nét mực

Phên thưa sương muối cứ bay vào
Núi rét đêm qua chừng mất ngủ
Sáng ra thêm bạc một nhành lau.
Ở đây tuyết trắng bên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ
Mực đóng thành băng trong ruột bút
Hơ hoài than đỏ chảy thành thư.
Chắn gió cây run trong rễ tím
Hạt ngô gieo xuống cũng co mầm

Anh đi qua tất cả mối tình câm
Mối tình nói rồi mối tình bỏ dở
Đôi tay kẻ ăn xin, đôi môi hồng trẻ nhỏ
Đất nước đau buồn chưa hết Mỵ Châu
ơi!
Lông ngỗng bay như số phận giữa trời
Trọng Thủy đứng suốt đời không hết lạ
Vệt lông ngỗng con đường tình trắng
xóa
Có ai hay thăm thẳm giếng không cùng


Nhưng chính anh không hay số phận lại
điệp trùng
Khi mở mắt Mỵ Châu em ngồi đó
Toa thứ ba ôm cặp ai nuc nở
Suốt đời anh mang tội với con tàu
Sẽ tan đi những thành phố bảy màu
Đôi trái cấm trong vườn đời em, anh làm
vỡ

Nhưng giọt mực thứ ba em ơi không thể
lỡ
Xin trải lòng ta đón chấm xanh rơi
Giọt mực em thong thả đến trong đời
Không giấu được trong lòng tay nhỏ bé
Viên xúc xắc xoay tròn trong gió xé
Sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh.
DẶN CON – Trần Nhuận Minh
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này

MIỆNG NGƯỜI VÀ HỌNG SÚNG
Thi Hoàng
Đất nước tôi nằm duỗi dài mộng mơ bên
bờ biển
Giấc mơ rỉ máu bao lần

Cho đến khi từ bên kia đại dương dạt
sang đây một cuộc chiến tranh
Cuộc chiến tranh cộc cằn bằm vặm
Miệng người định mở ra thì họng súng
chĩa vào
Năm 1954 – Vĩ tuyến 17
Mỗi chúng tôi đều bị cưa ngang
Chiếc thắt lưng vẫn thắt bình thường đột
nhiên cứ làm mình ghê rợn
Đến một sáng mai ra
Nửa dưới hoặc trên thân xác sẽ không
còn (!)
Tiếng tiểu liên cười khành khạch trong
đêm
Những đồng chí, đồng bào bị giết
Cái chết không phải động từ cũng chẳng
phải tính từ
Không, không, không! Không thể gì nói
được
Cái chết trong miệng mình sống dậy
những đêm đêm.
Trường Sơn mùa mưa như vừa vớt lên từ
lòng biển
Rừng thì già, tuổi mình thì rất trẻ
Mười tám đôi mươi sức vóc âm thầm
Môi mím chặt mở trừng trừng họng
súng
Đường dài cháy gan bàn chân
OV10, C130 tiếng động cơ dai nhờn như
nhựa nóng

Dính chặt vào thịt da
Chúng tôi đi qua
Đi qua
Dãy Trường Sơn rùng rùng sốt rét
Những viên bi của bom bi đổ máu đồng
đội lăn qua ngực mình
Mắt mờ đục đói ăn, tóc khô xác tưởng
chừng bẻ gãy
Đường độc đạo một đi không trở lại


Cái chết chuyện trò theo kiểu một người
thân
Mặt trời mọc như chiếc mầm căm thù
chắc mẩy
Xuyên qua sương khói mịt mù trái tim
nhấp nhói
Chúng tôi đi
Biết đích xác kẻ thù trước mặt
Bên kia sông Hiền Lương hoa kẽm gai
buôn buốt nở
Nơi cát trắng vô tâm chỉ điểm mặt
người
Nơi chuông nguyện van nài ba thế giới
Nơi mũ sắt sùm sụp
Nơi ét xăng và máu người quằn quại bốc
thành hơi
Nơi… !
Bắp thịt đeo quân hàm cấp tướng
Đồng đô la trong buồng tắm cười giòn

A - Bắn bó, viên đạn ngấm vào ai cũng
chẳng sợ lầm
B – Chôn hết, cả lịch sử cũng cho vào
quan tài chôn được.
Đến nỗi buồn cũng mệt nhoài rã bữa
Khóc than ư? Cassette khóc thay người
Viên đạn nổ chẳng kể gì phải trái
Tàu lá dừa gió tạt khẽ lung lay
Đất chết lặng dưới mặt người úp sấp
Máu chảy ra ngơ ngác dưới mặt trời.
Tiếng thét câm trong miệng ai há hốc
Vừng trán như đám cháy
Mí mắt mẹ phải nâng cả một bầu trời
toan đổ sập
Em vịn ánh trăng gày cho đất đỡ lung
lay
Tôi bắt gặp cuộc chiến tranh vào lúc
mình cường tráng nhất
Tuổi hai mươi như nước lũ
Bom đạn nổ tung con đập, nước tràn bờ
Tôi - Giản ước đến tận cùng để còn lại
chính tôi
Tôi nổ súng!
Khói đặc kịt như nút dây buộc chặt
Vỏ đạn dưới chân lổn nhổn

Lá héo mềm rủ xuống quệt qua vai
Lửa vật vã xem còn gì để cháy
Căn hầm hồi sinh, đất tưởng xác xơ rồi.
Cái bình toong khô thật là kỳ diệu

Cứ dốc vài lần nước lại ướt qua môi
Và đường đạn của mình đi như nói được
Cả những lời mình chưa kịp nói ra
Những lời thật như bàn tay mở hết
Chẳng quanh co trong cuộc chiến tranh
này.
Tuổi đôi mươi như viên đạn vàng au
nặng trĩu
Mình đã bắn đi rồi đâu có tiếc
Và đột nhiên trống rỗng đến không ngờ
Những va động dồn xô mắc trong cuống
họng
Đám mây chiều ngắc ngoải bầm đen
Chữ còn mất lá thư tình cháy rách
Máu cứng lại giòn khô như rỉ sắt
Lỗ thủng âm u trên những ngực người;
Tôi là hạt cứng đanh chưa nảy lá
Chiến tranh dẵm lên trày vỏ đã bao lần
Chiến thắng rồi đi tìm mộ bạn
Rừng trong veo khiến cho mình dường
như chẳng có
Mình thành ra đất ấm
Thành bâng khuâng ngan ngát hương
rừng
Nấm mộ nhận ra tôi
Đất và cỏ thì thầm hỏi chuyện
Một khoảng không ngân nga tôi có thể
gõ vào
Có thể ghé nhìn vào
Có thể bước vào trong ấy nữa

Trời xanh lịm, trời ơi xanh quá!
Đâu rồi bụi lồ ô đâu rồi cây xăng lẻ
Tiếng chim ngọt đằm và cánh bướm như
mơ…
Trước mộ bạn với hai bàn tay trắng
Nghe nặng dần niềm khát vọng không
tên
Nỗi đau như trái chín
Đưa tôi về lại cuộc đời thường.
Thời tem phiếun thời phân quần áo lót


Còn nhân phẩm thì tự tìm thứ ấy chẳng
ai cho.
Đất nước bẫm ngón chân rịn mồ hôi hột
Trên bãi lầy, nắng cháy vào gan ruột
Cây lúa tong teo thức ngủ cùng người
Lời nói thật nằm im trong miệng
Bất chợt vùng ra chạy giữa ban ngày
Những nhịp cầu mới vượt, những công
trường bụi lầm
Trước ngực người thở gấp
Thật nhọc nhằn nhịp thở của thời tôi
Tôi đất nâu
Tôi gạch đỏ
Tôi được gặp những người quan trọng
Tôi bị em chối từ.
Chiến tranh đã qua rồi em đẹp thế
Mắt em thành họng súng chĩa vào tôi
Nhưng tôi biết em là hạnh phúc

Ánh mắt em ướt đẫm ánh sao trời
Dẫu đắt mấy xin đừng ai mặc cả
Tôi chẳng mang nỗi buồn của mình bán
chác cho ai
Còn niềm vui thì như nồi cơm Thạch
Sanh thuở ấy
Mong ai sẻ chia cho nó lại đầy
Chỉ xin người một bông hoa nhỏ
Hay nói lời thân yêu
Vâng, dẫu chỉ một lời!
ÁM ẢNH (Trích Sự mất ngủ của lửa)
Nguyễn Quang Thiều
Tấm mạng nhện giăng nơi cửa sổ phòng
tôi không có mưu mô độc ác gì
Mỏng như hơi thở con tôi phả vào mặt
kính
Nó dịu dàng đỡ những giọt sương đêm
Như tấm võng của bà mẹ đỡ đứa con
Ru êm ái trong ban mai màu ngọc
Nhưng đời tôi phải chăng đã gặp những
lọc lừa
Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ
Rằng ý nghĩa tôi sẽ mắc vào tơ nhện
Con nhện già lao ra từ một khe cửa sổ
Vồ lấy ý nghĩ của tôi

Phủ lên đó một lớp nhựa độc màu trắng
Như người ta phết bơ lên lát bánh mỳ
Khi ý nghĩ của tôi tê cứng
Nó sẽ ăn ngon lành

Như kẻ ăn mày ăn lát bánh mỳ phết bơ
béo ngậy
Vừa ăn nó vừa gãi những cái chân dài
lên từng sợi tơ mảnh
Như thằng du côn vừa uống rượu vừa
gẩy đàn
Sự nghi ngờ đã lây lan, sự căm thù đã
lây lan
Nhưng mãi mãi tấm mạng nhện kia
không có mưu mô độc ác gì
Mỏng như hơi thở của con tôi phả vào
mặt kính
TRÊN ĐẠI LỘ (Trích Sự mất ngủ của
lửa – Nguyễn Quang Thiều)
Những người đàn bà vác dậm đi thành
một hàng dọc về phía bên phải sát mép
đại lộ
Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu
và đen
Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra
Nhưng tất cả cũng một màu như thế
Những chiếc dậm đan bằng tre trên vai
họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên
Những cái giỏ bên hông như những cái
đầu trọc lắc lư theo nhịp bước
Bóng họ đổ xuống đường thành những
vũng đen
Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường - Những
nòng súng gỗ hết đạn

Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi
trong lòng dậm như cờ ngày việc làng
giã đám
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những
tấm huân chương
Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi
đón chào


Như mây trước cơn giông trôi nặng nề,
oi bức
Những người đàn bà vác dậm đi thành
một hàng dọc về phía bên phải sát mép
đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người
BÀI THƠ RIÊNG CHO NHỮNG
NGƯỜI CHẾT – Phùng Khắc Bắc
(Trích Một chấm xanh – 1992)
Họ đều đi qua chiếc cửa này
Có chiếc lớn bằng bàn tay
Có cái chỉ bằng hạt tấm
Có cái không hình dáng
Nhưng dễ dàng cho mọi người đi qua…
Một trái bom, một viên bi, một làn hơi
cay ngạt, một độ nóng, một loại siêu vi
trùng, một loại tế bào lạ…
Những cánh cửa luôn khép hờ,
Không bao giờ đóng hoặc khoá
Ai cũng được một lần mở ra

Ai cũng sợ khi đến lượt mình phải mở.
Sau khi qua cửa làm giấy nhập cảnh vào
thế giới âm
họ được ghi vào danh sách vĩnh hằng và
được điểm lại công lao, tội tình để định
lại chức danh trong xã hội mới.
Cái lần sau NGÀY VIỆT NAM
Con số di đân vềc cõi âm như một ngày
hội
Họ đến tay không , trần truồng. ai cũng
như ai.
Gái trai, già trẻ đều phải xếp hang lần
lượt qua bàn nhận thẻ, lập tên.
Cái tên là những con số dài như thời
gian nối lại.
Trong số những người về sau cuộc chiến
tranh
Có người còn nguyên hình
Có kẻ cụt chân, có người thiếu ngón,
Người thủng đầu, người xơ gan, nát
ngực
Có người chỉ còn là một cục thịt,

Vì mình mà anh ta chịu một chum bom
B52 làm gì không tan biến
Nhưng dù vậy trước hết anh ta vẫn phải
về cõi âm
Vì không có cõi siêu hình cho cái gọi là
tan biến.
Trông vào cái đám người mới này thật là

dị dạng
Chỉ có chúa tể cõi âm là nhìn được từng
người nguyên hình dáng.
Còn mỗi người nhìn vào nhau thấy được
phần còn lại.
Niềm vui cõi trần trút qua cánh cửa ấy
Nhưng không vì thế mà vơi đi
Vẫn phải trút qua chiếc cửa ấy niềm vui
mới đầy lên
Đó cũng là quan niệm của cõi trần
Thực tình chiếc cửa đó làm vơi đi niềm
vui, tình yêu, hạnh phúc.
Có người gọi chiếc cửa ấy là cửa công
bang cho từng con người sống
Nhưng cũng nói thêm, nó cũng bất công
không kém gì lượng công bằng.
Đó chỉ là sự san bằng
Còn sự công bằng cần và phải làm ngay
trên thế gian.
Những người chết sau khi lập xong tên,
xóm vào nói chuyện với nhau
Vì nhu cầu giao tiếp đến chết vẫn chưa
thôi.
Họ cũng hỏi quê quán, mẹ cha, và nói
lên những ước muốn sở cầu
Và họ đề bạt những những điều cần lên
người có thẩm quyền trong cõi tối đen
huyền bí.
Người quyền lực nói:
Mọi việc sẽ được an bài, đâu sẽ có đấy.

Trong khi nói chuyện họ nhận ra nhau
Ai ở phía này, ai ở phía kia
Và họ cười khì, lắc đầu thoả thích
Giống như sau khi diễn kịch, mỗi người
vừa sắm xong vai mình.
Tuy vậy, có kể vẫn âm ỉ chất chính trị
trong hồn,


Ngay trong cõi âm vẫn mưu mô làm
chiến tranh lần nữa.
Chúa tể cõi âm mỉm cười:
Tên kia, người chưa thấy một lần chết là
quá đủ rồi sao?
Còn lúc này, người có thích đánh nhau
để tranh chấp gì, để được gì
Và cái chính là người tìm đâu ra cái
chết.
NGÀY HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN –
Phùng Khắc Bắc
(Trích Một chấm xanh – 1992)
I.
Anh về lại ngôi nhà mình
Sau mười năm chiến tranh.
Mẹ đón anh buổi bình minh nhập
nhoạng,
Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng
vạng,
Mưa… Mưa… Mưa…
Mưa ngoài trời

Khắp nơi,
Mưa ngoài sân,
Nhưng cũng mưa cả trong nhà…
Sau lời mẹ là lời mưa reo ca…
Nhà dột.
Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài giữa hai
chiếc cột
Chiều rộng bằng khuôn chiếc tăng.
Mắc võng.
Lại mắc võng.
Vẫn là cây theo anh từ rừng về đây làm
cột.
Võng đưa sẽ ướt,
Nhưng đã có con mọt trong cột làm âm
thanh đung đưa
Ngày xưa,
Chỗ ướt mẹ nằm, sau mười năm
Vẫn chỗ mưa mẹ đứng
Mẹ trao cho anh chiếc đèn và bảo
Đừng để ngọn lửa rụng!

Mẹ xếp những thùng, chậu, nồi,
xoong…
Khúc nhạc mưa nhà dột tấu lên
Ru êm cánh võng.
Người lính nằm im,
Nghe âm thanh chiến tranh trong người
mình cất giọng
Trong đêm hoà bình đầu tiên.
II.

Không có trái bom nào rơi đúng nhà
mẹ,
Không có viên đạn nào bắn thủng mái
nhà mẹ
Chỉ có đứa con trai đi xa
Chỉ có sự chờ đợi nặng nề giọt xuống
Đã xuyên thủng mái nhà thành những lỗ
to lỗ nhỏ khác nhau
Nắng mưa lọt vào sau
Xuyên
Xối
Những sợi nắng, những sợi mưa nếu có
thể nối, cũng chỉ dài
Bằng một phần sự mong đợi
Và những hạt nắng, những hạt mưa nếu
đem xếp lại, có thể cao hơn mọi trái núi.
Mười năm, cũng chỉ là thoáng qua,
Vì tuổi mẹ sáu bẩy lần hơn,
Mẹ vẫn nói đời mình như nắng trận mưa
cơn…
Mái rạ của mẹ cũng không thủng lỗ chỗ
Nếu con chỉ đi ra đồng, ra chợ
Chứ không phải chiến tranh.
Có phải những viên đạn trong vô hình ý
nghĩ
Bắn lúc đêm khuya vào đứa con thơ bé
Đã để những lỗ thủng lốm đốm trên màu
tóc mẹ
Như nững hạt nắng hạt mưa giọt sót vào
đây,

Để ai ai cũng phải nhìn và vội ngoảnh đi
ngay…
Và đêm nào mẹ cũng khấn, để phập


phồng một lần tin, một lần vui,
Nhưng tai ác hơn, mái nhà cứ thủng.
Chẳng có na-pan, lân tinh, phốt-pho
Chỉ có mưa nắng,
Sự xa vắng, Khiến mái rạ mục mủn, bạc
như màu tóc bạc,
Đôi sẻ tự tình bị hẫng hốt hoảng vù lên,
bụi mù như tro bay…

- Ăn cơm, con!
Hoà bình trong canh cua, mồng tơi, cà

Mùi ổ rơm.

Mong đợi
Yêu đương,
Giả định: sống chết
Của mẹ về con, làm cho con được sống.
Con trở về giản dị,
Cái ngỏ nhỏ, mái nhà quê, biến thành
cổng trời, thành lâu đài trong mắt mẹ
đón con.
Buổi sớm,
Nắng xiên nghiêng,
Anh nằm ngửa,

Mái nhà có mắt nhìn anh
Người lính
Lần đầu tiên giật mình…
Những hạt bụi nhảy múa rung rinh,
Những con đường sang lên như nắng
Và mỗi người là hạt bụi lung linh.
Mẹ vẫn lên nhà xuống bếp một mình,
Chiến thắng của mẹ là anh
Niềm vui của mẹ là anh.
Nỗi buồn của anh không phải trong
chiến tranh…
Njhững sợi nắng xuyên qua nhà mình
Thành những mũi tên
Thành những viên đạn,
Bắn tiếp vào anh không gì che chắn
Phải nhận tất cả,
Vẫn anh.
Hôm qua chưa nhận một viên đạn
Hâm nay nhận những lỗ thủng
Anh về quê không mang súng
Vũ khí lúc này
Hai bàn tay.
Mẹ giục:

PHẠM THỊ THÙY
LINH




×