Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.87 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRƯƠNG NGỌC TÙNG

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI QUAN HỌ
THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRƯƠNG NGỌC TÙNG

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI QUAN HỌ
THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Dân gian
Mã số: 60220125

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT HƯƠNG

HÀ NỘI - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các số liệu, tên đề tài và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Hà Nội ngày 15.12.2014
Người cam đoan

Trương Ngọc Tùng


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng
dạy lớp Cao học K57 Ngữ văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô giảng dạy chuyên ngành
Văn học dân gian của trường nói riêng, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức chuyên sâu về Văn học và Văn học Dân gian, làm cơ sở cho
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Việt Hương đã tận tình hướng
dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực
hiện, có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì cô đã hướng dẫn, chỉ
bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Thư viện tỉnh Bắc Ninh, các câu lạc bộ Quan họ
trong tỉnh Bắc Ninh, Nhà hát Quan Họ Bắc Ninh, các Liền anh, Liền chị Quan
họ và các Nghệ nhân làng Xuân Ổ, Phú Lâm, Làng Diềm, Lộ Bao và hội
Quan họ người cao tuổi Tiên Du đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hiệu trưởng và BGH
trường THPT Minh Phú, nơi tôi công tác và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt

nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
góp ý của Thầy/ Cô và các bạn học viên.
Hà Nội tháng 12. 2014
Học viên

Trương Ngọc Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
4. Phương pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ... Error! Bookmark not defined.
1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử...................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh BắcError!

Bookmark

not


defined.
1.2.1. Môi trường tự nhiên .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênError!

Bookmark

not

defined.
1.2.3. Môi trường kinh tế................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Môi trường văn hoá............................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển dân ca Quan họ ............ Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm dân ca Quan họ ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Khái niệm lời ca dân ca Quan họ cổ .... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Nguồn gốc ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Lịch sử phát triển .................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI QUAN HỌ TRONG
ĐỜI SỐNG ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiênError!
not defined.
3

Bookmark


2.1.1. Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung
Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ứng xử của người Quan họ với tự nhiênError!


Bookmark

not

defined.
2.2. Ứng xử của người Quan họ trong môi trường xã hộiError!

Bookmark

not defined.
2.2.1. Ứng xử của người Quan họ trong gia đìnhError!

Bookmark

not

defined.
2.2.2. Ứng xử của người Quan họ với xã hội.. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI QUAN HỌ TRONG
VĂN BẢN LỜI CA........................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Ứng xử của người Quan họ thể hiện qua nội dung lời ca ................. Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiên …….………….
Error! Bookmark not defined.
3.1.2.

Ứng

xử


của

người

Quan

họ

trong

gia

đình

………………….……….….Error! Bookmark not defined.
3.1.3.

Ứng

xử

của

người

Quan

họ


ngoài



hội

………………….…………….Error! Bookmark not defined.
3.2. Phương thức thể hiện lối ứng xử của người Quan họ qua lời ca ...... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Thể thơ, vần nhịp ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ngôn ngữ lời ca Quan họ ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Hình tượng trong lời ca ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 9
4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến dân ca Quan họ Bắc Ninh là nói đến một loại hình nghệ thuật
dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo, có chiều dài lịch sử và không gian
văn hóa sâu rộng. Sức hút của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này đã
vươn ra khỏi địa bàn nơi nó sinh ra, lan truyền trong và ngoài nước. Ngày
nay, chúng ta dễ dàng chứng kiến tại các lễ hội, các hội nghị, các trung tâm
vui chơi giải trí và thậm chí trong các đám cưới ở khắp mọi miền đất nước
hình ảnh liền anh liền chị Quan họ xúng xính tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy e lệ
bên chiếc nón quai thao và ca lên những giai điệu, lời ca mượt mà lôi
cuốn…Vì sao dân ca Quan họ lại có sức sống, sự lan tỏa rộng khắp và mạnh


5


mẽ đến như vậy, nhất là hiện nay, trong đời sống xã hội hiện đại có rất nhiều
hình thức giải trí khác nhau?
Từ những năm đất nước ta chìm dưới bom đạn chiến tranh, mặc dầu
còn rất nhiều khó khăn gian khổ hy sinh, song Đảng và Nhà nước ta đã rất
chú trọng công tác nghiên cứu và bảo tồn dân ca Quan họ. Trải qua hơn nửa
thế kỷ, có rất nhiều tác giả đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và để lại khối
lượng tác phẩm khá phong phú đa dạng, sâu sắc và nhiều chiều, đem đến cho
người đọc, người yêu mến Quan họ một trữ lượng kiến thức rất đầy đủ liên
quan tới vùng đất, con người Quan họ. Song chưa đủ để chúng ta kết luận
rằng đó là sức hấp dẫn của dân ca Quan họ với công chúng.
Thiết nghĩ, bên cạnh lề lối sinh hoạt, những phép tắc, phong tục, những
giai điệu uyển chuyển hay sự trình diễn của các nghệ nhân Quan họ còn có một
sự đóng góp rất lớn cho sự tồn tại và phát triển, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới
công chúng bao đời của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, ấy chính là
lời ca, đặc biệt là lời ca cổ. Trong lời ca dân ca Quan họ cổ không chỉ chứa
đựng tình cảm, tình yêu, khát vọng của ông cha ta từ muôn đời trước mà nó còn
mang trong mình một nét văn hóa đậm chất Kinh Bắc: Văn hóa ứng xử. Theo
tài liệu của các nhà nghiên cứu thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, văn hóa ứng xử
của nhân dân Kinh Bắc nói chung và người Quan họ nói riêng đã được hình
thành và phát triển từ rất lâu đời, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt, không thể
trộn lẫn. Nhưng có thể nói, trong lời ca cổ của các bài dân ca Quan họ đã chứa
đựng nét văn hóa ứng xử của người Quan họ một các sâu sắc và phong phú đa
dạng, từ cá nhân, gia đình tới xã hội, từ phong tục tập quán lễ hội tới thiên
nhiên, đất nước. Nói cách khác, trong lời ca dân ca Quan họ cổ, người Quan họ
đã thể hiện một nét văn hóa ứng xử đậm tính nhân văn, nhân bản - cội nguồn
của dân tộc Việt Nam nói chung và người Kinh Bắc nói riêng. Nghiên cứu dân
ca Quan họ dưới góc độ văn học dân gian nhìn chung các tác giả trình bày

6


tương đối phong phú, sâu sắc. Song, thực tế tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ vẫn chưa thành hệ thống, đại đa số tập
trung vào việc tìm hiểu văn hoá, âm nhạc, không gian sinh hoạt Quan họ...
Không nhiều người khai thác tìm hiểu Quan họ dưới góc nhìn văn học dân
gian, đặc biệt là khai thác lời ca cổ khi lời ca tách khỏi âm nhạc.
Trên thực tế tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy, hiện
nay mặc dầu các bài ca dân ca Quan họ cổ được sưu tầm, ký âm tương đối
đầy đủ, song để diễn giải nội dung các bài ca thành một hệ thống thống nhất
giúp người đọc người nghe dễ dàng tiếp nhận và cảm thụ được cái hay, sự sâu
sắc, ý tứ thâm trầm mà các lời bài ca cổ đem lại, đặc biệt từ đó bạn đọc cảm
nhận được nét văn hóa ứng xử mà tiền nhân gửi gắm trong lời ca cổ thì cho
đến nay chưa có ai, chưa có cuốn sách nào đề cập tới. Do đó, đôi khi người ta
nghe dân ca Quan họ thấy hay mà không hiểu tường tận vì sao hay, chưa thấy
hết được thú chơi Quan họ của người Quan họ. Và thời gian cứ trôi đi, cùng
với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và hàng ngàn hình thức
giải trí công nghệ hiện đại, con người sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu,
nghiên cứu vốn văn hóa sâu sắc và độc đáo này. Dân ca Quan họ chắc chắn
vẫn tồn tại mãi mãi, nhưng lời ca cổ với văn hóa ứng xử của người xưa sẽ ra
sao khi Quan họ cải biên, Quan họ đài, Quan họ lời mới cứ ngày một lấn át.
Rồi ngày nào đó, thế hệ sau chúng ta có còn ai hiểu rõ tường tận về ông cha
khi tiếp nhận lời ca cổ?
Từ những trăn trở muốn tìm hiểu kho tàng lời ca Quan họ cổ, một tài
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vô cùng độc đáo và sâu sắc, để thấy
được văn hóa ứng xử của tiền nhân, chúng tôi mạnh dạn khai thác một khía
cạnh nhỏ trong vô vàn nội dung khác nhau chứa đựng trong lời ca: Văn hóa
ứng xử của người Quan họ qua lời ca dân ca Quan họ cổ.


7


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu, các hội thảo với số lượng bài viết về
Quan họ và vùng đất Kinh Bắc rất phong phú và đa dạng trải qua một thời
gian tương đối dài, giúp chúng ta lý giải phần nào vấn đề ở trên. Điển hình là
những nhà nghiên cứu như: Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý
cùng viết trong cuốn “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển” (Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, 1978). Trong cuốn sách này, cả ba tác giả đã căn cứ từ
những tư liệu, tài liệu có nguồn gốc thực tế qua quá trình tìm hiểu các hoạt
động nghệ thuật của Quan họ, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đi đến việc
kết luận nguồn gốc ra đời và phát triển của nghệ thuật Quan họ. Nhạc sĩ Hồng
Thao với công trình nghiên cứu, sưu tập bền bỉ “300 bài dân ca quan họ Bắc
Ninh” (Viện Nghiên cứu Âm nhạc, 2002) và “Dân ca Quan họ” (NXB Âm
nhạc 1997). Đây là công trình rất có ý nghĩa và chất lượng, là nguồn tài liệu
quý giá cho việc tìm hiểu về vùng đất, văn hoá và con người Kinh Bắc qua
các bài ca, làn điệu Quan họ cổ. Có thể nói công trình này của nhạc sĩ Hồng
Thao như là cuốn bách khoa toàn thư về lời Quan họ cổ, bởi ông đã dày công
sưu tầm, ghi âm, ký âm gần như tất cả các làn điệu. Ngoài ra, bạn đọc còn
được cung cấp thêm hàng trăm dị bản khác nhau được tác giả kèm thêm vào
mỗi bài ca. Hai tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh viết trong cuốn
“Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải” (Trung tâm Văn hoá Quan họ Bắc
Ninh, 2001) với rất nhiều tư liệu, cách đánh giá, tìm tòi sâu rộng. Ngoài việc
cung cấp rất nhiều văn bản lời ca dân ca Quan họ cổ, nhóm tác giả còn cắt
nghĩa, giải thích một cách tường tận, dễ hiểu cho bạn đọc các sự vật, hiện
tượng được sử dụng trong giao tiếp của người Quan họ cũng như trong lời ca
Dân ca Quan họ. Từ đó bạn đọc hiểu sâu hơn về ca từ được sử dụng trong bài
ca, thấy được sự đặc sắc trong văn hoá nghệ thuật Quan họ. Tiếp là nhóm các
tác giả Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc rất dày

8


công trong cuốn “Dân ca quan họ Bắc Ninh” (Nhà xuất bản Văn hoá ,1961)
và Dân ca Quan họ, (Nhà xuất bản Âm nhạc,1997). Đây là những công trình
nghiên cứu có quy mô tương đối lớn, các tác giả đã thể hiện sự tâm huyết của
mình trong tình yêu Quan họ bằng sự dày công sưu tầm, phân tích, đánh giá
đa dạng nhiều chiều. Từ nguồn gốc, quá trình phát triển của Quan họ tới phạm
vi ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội xưa và hiện tại. Ở đây chúng ta còn
được cung cấp thêm về sự khác biệt giữa Quan họ lời cổ và Quan họ hiện đại,
trong mối qua hệ mật thiết giữa văn hoá vùng miền của người Quan họ và lời
ca. Từ đó, người đọc sẽ cảm nhận về Quan họ sâu rộng hơn, cảm nhận sự sâu
sắc tinh tế trong lời ca hơn và thêm yêu loại hình nghệ thuật này hơn. Ngay
trong cuốn “Hà Bắc ngàn năm văn hiến”, tập 3 có tựa đề “Đất nước con
người”, đây là kết quả của hội nghị tổng kết mười bảy năm công tác bảo tồn
và bảo tàng (1956-1973), nhiều tác giả trong hội nghị đã có bài phát biểu sâu
sắc, thể tình yêu và trách nhiệm của mình với quê hương Hà Bắc, trong đó
đáng lưu ý là hai bài viết của tác giả Trần Linh Quý “Làng gốc Quan họ và
bảo tồn, bảo tàng đối với Quan họ” và của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết „Tục
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Ánh (2000), Âm nhạc Quan họ, Viện âm nhạc
2. Lê Văn Ba (1994), Chử Đồng Tử - Tiên Dung, vùng đất con người, Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin
3. Bách khoa toàn thư mở, Quan họ: />4. Chi hội Quan họ Thị Cầu (2005), Hương sắc Thị Cầu, lưu hành nội bộ
5. Ngô Duy Cương (1983), Tìm hiểu nghệ thuật phổ thơ sáu - tám trong dân
ca Quan họ, luận văn tốt nghiệp đại học ngành Lý luận âm nhạc Nhạc viện
Hà Nội
6. Lê Tùng Dương (2000), Quan họ thời micrô, báo Văn hóa, số 549
9



7. Đại Nam nhất thống chí (1971), tập 4, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
8. Đoàn dân ca Quan Họ (2004), 35 năm đoàn dân ca Quan họ (1969-2004),
Sở văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh
9. Lâm Minh Đức (2004), Từ ngữ, điển tích dân ca Quan họ, Nxb Văn hóa
thông tin
10. Lâm Minh Đức (2005), Dân ca QHBN - 100 bài lời cổ, Nhà xuất bản
Thanh Niên
11. Lê Sỹ Giáo (1998), Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở lễ hội
truyền thống, Tạp chí Văn học dân gian, số 1
12. Phạm Thế Hùng (2013), Văn hoá và văn hoá ứng xử, Nxb Văn hoá
13. Trần Văn Khê (1972), Âm nhạc truyền thống Việt Nam và hát Quan ho,
Nxb Văn hoá Dân tộc
14. Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh (2001), Dân ca quan họ - Lời ca và
bình giải, Trung tâm Văn hoá quan họ Bắc Ninh
15. Lê Danh Khiêm (2004), Tìm hiểu hát Trống quân Bắc Ninh, Trung tâm
VHTT Bắc Ninh
16. Nguyễn Xuân Kính, Phan Lan Phương (2005), Tập văn học dân gian
người Việt, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội
17. Nguyễn Thế Khoa, Hành trình sưu tầm nghiên cứu dân ca Quan họ,
website: www.spnttw.du.vn
18. Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu (1981), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Ty
văn hóa Hà Bắc
19. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ - Nguồn
gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học Xã hội
20. Trần Đình Luyện, Trần Quốc Vượng (1981), Một Hà Bắc cổ trong lòng
đất, Ty văn hóa - thông tin Hà Bắc
10



21. Trần Đình Luyện (1986), Lịch sử Hà Bắc tập I, Hội đồng lịch sử Hà Bắc
22. Trần Đình Luyện (1996), Địa chí Tân Yên, UBND huyện Tân Yên
23. Trần Đình Luyện (1997), Văn hiến Kinh Bắc tập I, Sở Văn hóa - Thông
tin Bắc Ninh
24. Trần Đình Luyện, Huy Cờ (1999), Danh nhân Kinh Bắc, Nxb Văn hoá
dân tộc
25. Trần Đình Luyện (1999), Luy Lâu - Lịch sử văn hóa, Sở Văn hoá thông
tin Bắc Ninh
26. Trần Đình Luyện (2002), Văn hiến Kinh Bắc tập II, Sở văn hóa - Thông
tin Bắc Ninh
27. Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở VHTT tỉnh Bắc Ninh
28. Trần Đình Luyện (2006), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc,
Sở Văn hoá thông tin Bắc Ninh
29. Đức Miêng (2002), Yêu một Bắc Ninh, Nxb Âm nhạc
30. Lê Việt Nga (2006), Thần tích, sắc phong các vị thần, thành hoàng làng
tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh
31. Lê Việt Nga (2012), Di sản văn hóa về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc
Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh
32. Lê Việt Nga (2013), Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh
Bắc Ninh
33. Nhà xuất bản Văn học, Nguyễn Du và Truyện Kiều (1990)
34. Nhiều tác giả (1972) Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hoá Hà
Bắc
35. Nhiều tác giả (2005), Hội Lim - Truyền thống và hiện đại, Sở văn hóa
thông tin tỉnh Bắc Ninh
36. Nhiều tác giả (2005), Thơ văn người Tiên Du, Phòng Văn hoá thông tin Thể dục thể thao Tiên Du
11



37. Nhiều tác giả (2006), Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn
và phát huy, Viện văn hóa thông tin, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh
38. Nhiều tác giả (2006), Nghệ nhân Quan họ làng Viêm Xá, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội
39. Nhiều tác giả (2006), Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh, Viện văn hóa, Sở
văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh
40. Nhiều tác giả (2006), Quan họ Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp bảo
tồn, Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh
41. Nhiều tác giả (2011), Không gian văn hóa Quan họ, Sở văn hóa thông tin
tỉnh Bắc Ninh
42. Nhiều tác giả (2011), Truyện cổ, ca dao, tục ngữ các làng Quan họ,
Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc Ninh
43. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (1961), Dân
ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hoá
44. Trần Linh Quý (2004), Trên đường tìm về Quan họ, Nxb Văn hóa thông
tin
45. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú
Ngọc (1997), Dân ca quan họ, Nhà xuất bản âm nhạc
46. Hồng Thao, Tô Ngọc Thanh (1986), Tìm hiểu âm nhạc cổ truyền, Nxb
Âm nhạc
47. Hồng Thao (1997), Dân ca Quan họ, Nxb bản Âm nhạc
48. Hồng Thao (2002), 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện nghiên cứu
âm nhạc
49. Phạm Minh Thảo (2003), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin
50. Lê Toàn (1989), Tìm hiểu một số thủ pháp Quan họ hóa trong những bài
Quan họ có nguồn gốc du nhập, Sở VHTT Bắc Ninh
12



51. Trung tâm văn hóa Quan họ (1998), Những lời ca Quan họ, Sở văn hóa
thông tin Bắc Ninh
52. Trung tâm văn hóa thông tin Bắc Ninh (2007), Đến với Quan họ lời mới,
Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh
53. Thích Quảng Tuệ (2006) Một số phong tục nghi lễ dân gian Việt Nam,
Nxb Lao Động
54. Ty văn hóa Hà Bắc (1971), Kinh Bắc phong thổ đời Lê
55. Lê Vân (2002), Hát ru ba miền, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
56. Anh Vũ (1981), Quan họ ra nguồn, Trường ca, Hội văn nghệ Hà Bắc
57. />
13



×