Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Sử dụng kỹ năng dạy học nâng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LỮ THỊ GIANG

SỬ DỤNG KỸ NĂNG DẠY HỌC - NÂNG CAO KHẢ NĂNG
HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LỮ THỊ GIANG

SỬ DỤNG KỸ NĂNG DẠY HỌC - NÂNG CAO KHẢ NĂNG
HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5 TUỔI

Chuyên ngành: Âm nhạc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Vũ Văn Cảng

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Vũ Văn Cảng - người đã trực


tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ dẫn cho em những tri thức,
phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Thư viện, Ban
chủ nhiệm Khoa Tiểu Học – Mầm non Trường Đại học Tây Bắc, các nghành và
tập thể lớp K53 ĐHGD Mầm non B đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên
cứu để hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng toàn
thể các cô và các cháu mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi Trường Mầm non Hoa ban và
Trường Mầm non Hoa Hồng – Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suất quá trình thực hiện khóa luận này.
Sơn La, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện

Lữ Thị Giang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

TN

: Thực nghiệm

TB

: Trung bình

%


: Phần trăm

MGN

: Mẫu giáo nhỡ

XHTBCN : Xã hội tư bản chủ nghĩa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

KHKT

: Khoa học kĩ thuật


MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 6
6. Những đóng góp của khóa luận ........................................................................ 6
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 7
8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
B PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 9
1.1. Khái quát chung ............................................................................................. 9

1.1.1. Lí luận về nghệ thuật âm nhạc .................................................................... 9
1.1.2. Thực tiễn âm nhạc ....................................................................................... 9
1.2. Sơ lược về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc.............. 10
1.2.1. Nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc ................................................................. 10
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc ............................ 11
1.3. Vai trò của nghệ thuật âm nhạc .................................................................... 14
1.3.1. Vai trò của nghệ thuật ca hát đối với con người và xã hội nói chung........... 14
1.3.2. Vai trò của nghệ thuật ca hát đối với trẻ thơ ............................................. 16
1.3.3. Chức năng của nghệ thuật âm nhạc........................................................... 17
1.3.4. Dạy học ở trường mầm non ...................................................................... 25
1.4. Đặc điểm tâm lý và khả năng hoạt động của trẻ mẫu giáo nhỡ có liên quan
đến sự tiếp nhận của âm nhạc.............................................................................. 26
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ ..................................................... 26
1.4.2. Khả năng ca hát của trẻ mẫu giáo nhỡ ...................................................... 28
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ NĂNG NÂNG
CAO KHẢ NĂNG HỌC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5
TUỔI ................................................................................................................... 31
2.1. Khảo sát điều tra ........................................................................................... 31


2.1.1.Địa bàn điều tra .......................................................................................... 31
2.1.2. Mục đích điều tra....................................................................................... 31
2.1.3. Thời gian điều tra ...................................................................................... 31
2.1.4. Phương pháp điều tra ................................................................................ 32
2.1.5. Nội dung đã điều tra .................................................................................. 32
2.2. Phân tích kết quả điều tra ............................................................................. 32
2.2.1. Kết quả điều tra đối với trẻ........................................................................ 32
2.2.2. Kết quả điều tra đối với giáo viên ............................................................. 34
2.2.3. Nguyên nhân thực trạng............................................................................... 36

2.3. Sử dụng một số kỹ năng nâng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
nhỡ 4 - 5 tuổi ....................................................................................................... 37
2.3.1. Kỹ năng hát diễn cảm âm nhạc.................................................................. 37
2.3.2. Kỹ năng cảm thụ âm nhạc ......................................................................... 38
2.3.3. Kỹ năng sáng tạo âm nhạc ........................................................................ 42
2.3.4. Kỹ năng hoạt động âm nhạc độc lập ......................................................... 44
2.3.5. Kỹ năng ca hát trên tiết học....................................................................... 45
2.3.6. Kỹ năng ca hát mọi lúc, mọi nơi ............................................................... 46
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 47
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 48
3.1. Mục đích thể nghiệm .................................................................................... 48
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thể nghiệm ............................................... 48
3.3. Mẫu thể nghiệm............................................................................................ 48
3.4. Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm.................................................................. 48
3.5. Các bước thể nghiệm.................................................................................... 49
3.6. Kết quả thể nghiệm ...................................................................................... 50
3.7. Giáo án thể nghiệm ...................................................................................... 51
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 61
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 62
KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64
PHỤ LỤC


A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc. Như chúng ta đã
biết âm nhạc tác động đến con người ngay từ thuở còn nằm nôi, nghe tiếng hát
ru của mẹ. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của

trẻ khi nghe thấy âm nhạc, đã làm tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui
vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Bởi
chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân
cách trẻ.
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất đước và KHKT thời hiện đại.
Chính vì thế giáo dục trẻ em là hết sức cần thiết phải được ngành giáo dục quan
tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học chính xác và nhân cách toàn diện để
theo kịp thời đại. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời
sống con người. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm của trẻ, khi nghe thấy
tiếng nhạc đã khẳng định rằng cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những năm đầu
tiên sẽ là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như thẩm
mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất… Trong khi tác động đến tình cảm, âm nhạc cũng
đồng thời hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức. Âm nhạc trong trường mầm
non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa hành vi của trẻ. Trong khi cùng hát, cùng
múa, cùng chơi trò chơi âm nhạc với những xúc cảm giữa trẻ xuất hiện sự cảm
thông quan tâm đến nhau, trẻ biết kiềm chế điều khiển vận động để cùng bạn bè
thể hiện bài hát, điệu múa.
Đặc điểm của lứa tuổi mầm non là thích vui chơi, hoạt động, ham tìm hiểu
để nhận thức cuộc sống thì âm nhạc lại càng gần gũi và gắn bó hết sức tự nhiên.
Đây chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển xúc cảm, phát triển tình cảm, trí
tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, bồi
dưỡng khả năng thẩm mỹ.
Ở trường mầm non, đặc biệt với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, âm nhạc là một
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng
1


tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Khác với loại hình
nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh…, âm nhạc không hoàn toàn xác
định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc được thực hiện bằng âm thanh và bằng

ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… cùng
với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, phát triển
lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm… Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kì
diệu đầy cảm xúc trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trên nôi qua
lời ru của ông bà, cha mẹ, anh chị em.... Trẻ mầm non dễ có cảm xúc, vốn ngây
thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới
âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển
chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Ca hát là một trong nội dung giáo dục âm nhạc, nó có vị trí quan trọng
trong đời sống, có ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm
nhạc và lời ca, bằng cả sự thể hiện tình cảm của người hát và khơi dậy ở người
nghe những cảm xúc, hiểu biết nhất định. Trong trường mầm non hoạt động âm
nhạc là một trong hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng
ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với
hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào
các hoạt động.
Tuy nhiên khi trẻ hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính
xác về giai điệu và lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp với nội
dung… Mặt khác kỹ năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm
vực, tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan
phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, bộ máy phát thanh còn yếu ớt, rất hay
nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng với sự phát triển của cơ thể, so với
người trưởng thành thanh quản của trẻ chỉ lớn bằng một nửa, các dây thanh
mảnh dẻ, ngắn, vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, lưỡi còn chưa hoàn thiện,
lấp khá đầy khoang miệng, hơi thở còn yếu, hời hợt và đặc biệt sự phối hợp giữa
2



tai nghe và giọng chưa chủ động, không điểu khiển được hệ thanh quản và hô
hấp, nên các âm phát ra chưa rõ ràng và nhiều khi không theo chủ định của trẻ.
Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật, vậy làm thế nào để trẻ hát hay hát chính
xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì lý do trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy học âm
nhạc cho trẻ nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng kỹ năng dạy học - Nâng
cao khả năng học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi”.
2. Lịch sử vấn đề
Âm nhạc là sản phẩm tinh thần của nhân loại. Nó tồn tại và phát trển cùng
với sự thay đổi xã hội loài người. Nó luôn đồng hành với con người, là nền tảng
tinh thần có giá trị không chỉ trong thời đại ngày nay mà ngay từ thời nguyên
thủy. Âm nhạc trong thời kì nguyên thủy tồn tại một cách thuần khiết, nhằm
phục vụ cho cuộc sống xã hội và mọi sinh hoạt của thời bấy giờ. Mặc dù âm
nhạc lúc đó chỉ có âm nhạc tự biên tự diễn của tiếng reo hò, tiếng hú. Thời kì đó
cuộc sống chính là sinh tồn chưa có nhu cầu về thẩm mỹ nhưng nó đã thể hiện
được khát khao mong muốn của con người trong cuộc sống.
Trong xã hội phong kiến nhu cầu của xã hội đã đòi hỏi cao về lí tưởng
thẩm mĩ chính vì lẽ đó đã có sự xuất hiện các loại ca hát chuyên nghiệp phục vụ
cho đời sống của giai cấp thống trị và giai cấp quý tộc đó là hát cung đình. Hát
dân gian, hát hò - vè để phục vụ cho tầng lớp thường dân. Ở giai đoạn này âm
nhạc đã có vị trí nhất định trong xã hội, âm nhạc đã có vị trí.
Chuyển sang giai đoạn XHTBCN cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kĩ thuật tiên tiến đã làm thay đổi đời sống vật chất, nhu cầu hưởng thụ
cuộc sống của con người cao hơn. Do đó ca hát ở giai đoạn này đã phát triển
hoàn thiện, đạt được sự chuẩn mực trong kĩ thuật và kĩ năng ca hát tuy nhiên
trong nó mang tính giai cấp rõ rệt.
Bước vào kỉ nguyên mới của thời kì CNXH, thì ca hát mới có điều kiện,
sức mạnh phản ánh hiện thực, cải tạo cuộc sống một cách thiết thực. Ca hát trở
thành cái chung trong xã hội, nó là sự sáng tạo không ngừng của con người đồng


3


thời phục vụ đời sống tinh thần của con người, đưa con người đạt tới đỉnh cao
của chân, thiện, mĩ.
Trải qua qua các thời kì lịch sử ca hát không ngừng phát triển cùng với sự
tiến bộ của cuộc sống. Có thể thấy hoạt động ca hát đã có ảnh hưởng quan trọng
tới con người tới cuộc sống.
Ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề về âm nhạc đã được
đưa vào trong hệ thống chương trình giáo dục các bậc học, đặc biệt trong
chương trình giáo dục mầm non âm nhạc là một phần không thể thiếu trong hoạt
động của trẻ. Được phân chia theo hình thức tích hợp theo chủ đề chủ điểm của
từng lứa tuổi cụ thể như: Âm nhạc tích hợp trong chủ đề lứa tuổi nhà trẻ, lứa
tuổi mẫu giáo nhỡ, lứa tuổi mẫu giáo lớn. Sự phân chia theo chủ đề của từng lứa
tuổi nhằm mục đích sư phạm, xác định được đối tượng giáo dục để sáng tác theo
khả năng nhận thức và mức độ nắm bắt của từng độ tuổi theo từng giai đoạn, trẻ
sẽ cảm thụ và tiếp nhận bài một cách hiệu quả dễ hơn. Ở trường mầm non “giáo
dục âm nhạc cho trẻ mầm non” là sự khởi đầu âm nhạc cho trẻ. Đối với mẫu giáo
bé thì thời kì này trẻ xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động, trẻ thích nói và hát
trong mọi hoạt động, thích nghe nhạc và biết đáp ứng lại hay biết bắt chước cử chỉ
hành động của mọi người xung quanh hoặc trên ti vi, phim ảnh. Trẻ hát được cả
câu hay cả đoạn dài trong bài hát quen thuộc, nhận ra ngay các bài hát, giai điệu
quen thuộc, hát đi hát lại một bài, thích làm quen với nhạc cụ, vỗ tay nhanh chậm
theo nhịp điệu bài hát. Mẫu giáo nhỡ thì trẻ đã biết nhận xét về âm nhạc như vui vẻ,
trầm tĩnh, êm dịu, nhịp độ nhanh, chậm, giọng bạn hát, tiếng kêu của các con vật,
tiếng đàn gì vang lên… Và trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc
cùng với kinh nghiệm như nghe hát có đệm đàn, xem động tác điệu bộ và trẻ có thể
sử dụng bàn phím ở mức độ đơn giản, có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể hiện
cảm xúc khi hát.Trẻ lứa tuổi này đã hình thành thị yếu âm nhạc chuẩn bị cho trẻ
những kĩ năng sơ giản bước vào lớp một.

Trong quá trình tìm hiểu về một số phương pháp nâng cao khả năng học
âm nhạc của trẻ MGN người viết có tham khảo một số tài liệu như: Cuốn
“Nghiên cứu âm nhạc với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi” của nhạc viện Hà
4


Nội 1995, thì tác giả đề cập đến kiến thúc cơ bản của âm nhạc và đưa ra một số
phương pháp dạy trẻ làm quen với âm nhạc. Tác giả đã nhận thức được vai trò
của âm nhạc đối với trẻ nhưng chỉ dừng ở việc dạy trẻ chứ chưa đưa ra được
phương pháp, biện pháp nâng cao kết quả học.
Hay cuốn “Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non” của tác giả Hoàng Văn
Yến - Nhà xuất bản giáo dục. Dựa trên cơ sở mẫu giáo tiên tiến, cấu trúc bằng
các dạng hoạt động “Ca hát - Nghe nhạc - Vận động theo nhạc - Trò chơi âm
nhạc” tuy nhiên vấn còn rất nhiều hạn chế như thiết bị vật chất chỉ tiến hành
hoạt động ca hát là chủ yếu, lấy ca hát làm trung tâm vừa thực hiện các động tác
vận động theo bài hát kết hợp với nghe nhạc tạo cho trẻ yêu thích âm nhạc, cảm
thụ âm nhạc.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là một vấn đề quan trọng được
các nhà giáo dục quan tâm. Với mong muốn làm phong phú thêm kho tàng các
biện pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo, giúp cho chương trình chăm sóc
trẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển.Tôi chọn khóa luận nghiên cứu “Sử dụng
kỹ năng dạy học - Nâng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ MGN 4 - 5 tuổi”.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng kỹ năng dạy học - Nâng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo nhỡ (4- 5 tuổi)
3.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ MGN trường Mầm Non Hoa Ban - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La
và trẻ MGN trường Mầm Non Hoa Hồng - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát việc giáo dục âm nhạc của trẻ MGN 4-5 tuổi, để trẻ học tốt âm
nhạc ở trường mầm non, nhằm giúp trẻ có hứng thú hơn trong quá trình học âm
nhạc và tiếp thu kiến thức âm nhạc cơ bản một cách dễ dàng, khoa học hơn từ đó
năng cao hiệu qủa của quá trình giáo dục âm nhạc.

5


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và khảo sát thực trạng dạy âm nhạc cho trẻ MGN 4 - 5 tuổi ở trường
mầm non.
Xây dựng một số kĩ năng năng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ MGN 45 tuổi.
Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các kỹ năng
nâng cao khả năng học âm nhạc cho trẻ MGN 4-5 tuổi.
Xử lí kết quả thực nghiệm
5. Giả thuyết khoa học
Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với nghiên cứu lí luận, chúng
tôi thấy các kĩ năng để trẻ MGN 4 - 5 tuổi học âm nhạc hiện nay còn hạn chế.
Hoặc nếu có thì chưa gây được sự hứng thú thực sự với trẻ, eo hẹp chưa đạt
được hiệu quả cao. Do vậy, nếu các phương pháp trong khóa luận mang tính khả
thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học âm nhạc cho trẻ MGN 4 - 5 tuổi, góp
phần kế thừa cái tốt cái đẹp phát huy mặt mạnh trong giao dục và khắc phục chỗ
yếu kém để phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ.
6. Những đóng góp của khóa luận
Trên cơ sơ nghiên cứu của khóa luận, phát hiện thực trạng của trẻ mẫu
giáo nhỡ khi học âm nhạc. Xây dựng các kĩ năng học âm nhạc của trẻ mẫu giáo
nhỡ (4 - 5 tuổi) làm quen với âm nhạc.
Sự thành công của đề tài sẽ bổ sung cho việc hình thành và phát triển

nhân cách cho trẻ. Qua giờ học âm nhạc và thông qua tác phẩm âm nhạc có chất
lượng, phù hợp với lứa tuổi sẽ góp phần nâng cao phát triển nhận thức của trẻ,
trẻ yêu thích âm nhạc hứng thú với tất cả hoạt động âm nhạc trong trường mầm
non. Đồng thời đề tài hoàn thành được lưu trữ tại thư viện Trường Đại Học Tây
Bắc sẽ làm tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu khoa học về sự
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non cho sinh viên khoa Tiểu
Học - Mầm non nói riêng và toàn thể sinh viên nói chung có nhu cầu tìm hiểu
âm nhạc mầm non.
6


7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận phụ lục tài liệu tham khảo nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này tôi nghiên cứu những cơ sở lý luận về tâm, sinh lý
trong quá trình hình thành nhân cách nói chung và cho trẻ làm quen với âm nhạc
nhằm tìm hiểu: Thực trạng trường Mầm Non Hoa Ban - Huyện Mộc Châu Tỉnh Sơn La và trường Mầm Non Hoa Hồng - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La.
Chương 2. Thực trạng về sử dụng một số kỹ năng nâng cao khả năng
học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi
Chương 3. Thể nghiệm sư phạm
Trong chương này tôi tiến hành kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của
phương pháp đã đề xuất, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách thông qua
âm nhạc.
Xử lý các kết quả thể nghiệm bằng thống kê toán học để đánh giá tính khả
thi của giả thuyết khoa học mà khóa luận đã đề xuất.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, nghiên cứu thu thập các tài liệu, sách báo có liên quan tới vấn đề
đang nghiên cứu từ đó thu thập tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận.

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Dùng phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cô và trẻ trong tiết học
âm nhạc, các tiết vận động theo nhạc, tổ chức hoạt động văn nghệ ngoại khóa.
Sử dụng Phương pháp trò chuyện trao đổi với giáo viên để nắm được
thực trạng.
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm nhằm so sánh kết quả
giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm nhằm đưa ra kết quả cần thiết.
8.3 Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu thu được sau khi khảo sát để thu được những nhận
định, đánh giá thực trạng một cách khoa học và chính xác. Để định lượng kết
7


quả nghiên cứu, khái quát hóa và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
8.4. Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép việc sử dụng một số kĩ năng nâng cao khả năng học
âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi)
8.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng các phương pháp đã đề xuất tác động đến trẻ, từ đó thu được
những tài liệu nhằm đánh giá mức độ nâng cao khả năng học âm nhạc của trẻ
khi áp dụng phương pháp này.

8


B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Lí luận về nghệ thuật âm nhạc
Lí luận nghệ thuật âm nhạc là một môn khoa học xã hội, là nghệ thuật lấy

âm thanh là phương tiện biểu hiện nghệ thuật nhằm khắc họa hiện thực cuộc sống,
thể hiện tư tưởng tình cảm của con người và phản ánh thế giới quan, nhân sinh
quan, có tính lôgic về quy luật, là một môn nghệ thuật có tính đặc thù riêng biệt.
Quá trình phát triển lý luận nghệ thuật âm nhạc là quá trình phát triển lý
luận học thuật của một loại hình nghệ thuật nảy sinh trong những khái niệm,
định nghĩa, thuật ngữ trong cuộc sống đó cũng là những thành tố hàm ẩn của
phạm trù lí luận âm nhạc.
Vậy lí luận âm nhạc là các lĩnh vực chuyên ngành âm nhạc là những trọng
tâm chủ yếu của nghệ thuật âm nhạc là những định nghĩa, khái niệm của hệ thống
liên quan tới vấn đề nghiên cứu nghệ thuật âm nhạc: Lịch sử, nguồn gốc, hình thái,
đặc trưng, tính chất của hệ thống thuật ngữ âm nhạc. Nghiên cứu các quy tắc, quy
luật, tính khoa học của chuyên ngành âm nhạc.
1.1.2. Thực tiễn âm nhạc
Thực tiễn âm nhạc là toàn bộ hoạt động vật chất của con người để tạo ra
những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội, bao gồm hoạt động sản xuất,
chinh phục tự nhiên, đấu tranh giành chính quyền, thực nghiệm khoa học (Thực
tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng - Hồ Chí Minh,
1995, tập 8, trang. 496).
Thực tiễn âm nhạc là toàn bộ các hoạt động biểu hiện của nghệ thuật âm
nhạc bao gồm quá trình sáng tác bài hát, dàn dựng, biểu diễn ca hát và ca hát
trong ngày hội lễ.
Mỗi tác phẩm âm nhạc đều trải qua quá trình sáng tạo liên tục, gắn bó
chặt chẽ với nhau giữa người sáng tác (Nhạc sĩ), người biểu diễn (Nghệ sĩ) và
người nghe (thính giả) toàn bộ đều hướng đến tính chất nghệ thuật âm nhạc qua
giọng ca, qua dáng dấp cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc khi thể hiện bài hát. Thực tiễn
9


là những hoạt động để tạo ra một sản phẩm văn hóa dân tộc có giá trị tinh thần
đó chính là các tác phẩm âm nhạc.

1.2. Sơ lược về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc
1.2.1. Nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc
Nghệ thuật âm nhạc là một loại nghệ thuật suất hiện song hành cùng với
loài người trước cả ngôn ngữ được hình thành, nó tồn tại và phát triển theo giai
đoạn lịch sử văn hóa của dân tộc, là một trong những thành tựu văn hóa mà con
người đạt được. Ngay từ thời kì sơ khai nguyên thủy thì khi bắt đầu xuất hiện
con người thì nghệ thuật âm nhạc đã trở thành một nguồn động lực lớn và thiết
thực trong đời sống văn hóa tinh thần của con người thời kì đó. Trải qua mỗi
thời kì nghệ thuật âm nhạc lại càng được hoàn thiện và phát triển đã trở thành
một nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống của con người qua các giai đoạn
lịch sử.
Khi nói đến lịch sử, nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc đã xuất hiện rất nhiều
quan điểm mỗi quan điểm lại khác nhau như: thuyết bản năng (kant), học thuyết
bản năng (Saclơ Đacuyn), học thuyết tôn giáo (phật giáo), thần (balamon), chúa
(thiên chúa giáo), học thuyết lao động (Mác - Ănghen).
Học thuyết bản năng (Saclơ Đacuyn): Nhà sinh vật thiên tài người Anh đã
có công lớn trong việc chứng minh giải thích nguồn gốc của loài người, nhưng
nghệ thuật âm nhạc ông lại giải thích ngược lại với khoa học duy vật. Ông cho
rằng nghệ thuật âm nhạc cũng giống tiếng hót của loài chim xuất phát từ bản năng
hấp dẫn giống nòi, là con đường tự nhiên từ sự sống, ý nghĩa này tỏ ra hoàn toàn
không thỏa mãn và đủ sức thuyết phục vì “nghệ thuật” quyến rũ trong giới động
vật là biểu hiện của bản năng. Còn âm nhạc là biểu hiện tinh thần của con người
một cách đặc thù, có mục đích thực tiễn và bản chất của nó có tính xã hội.
Thuyết bản năng (Kant): Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật âm nhạc
phương tây cho rằng nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc là bản năng của con
người. Âm nhạc tồn tại độc lập ngoài xã hội, Kant; học giả người đức xác
định rằng âm nhạc bắt nguồn từ nhu cầu lao động hàng ngày, nhu cầu sinh
hoạt của con người.
10



Học thuyết tôn giáo: Khi giai cấp phân chia rõ rệt thì tôn giáo càng phát
triển. Tôn giáo trở thành công cụ của thế lực cầm quyền. Loại hình nghệ thuật
âm nhạc là loại âm nhạc xuất hiện từ ma thuật, nghi lễ tôn giáo sử dụng. Tôn
giáo đã chiếm đoạt và là biến dạng dần âm nhạc trở thành thuộc tính tôn giáo.
Học thuyết lao động - sáng tạo (Mác - Ănghen) xuất phát từ quan điểm
duy vật biện chứng khoa học, những người nghiên cứu nghệ thuật đã làm cho
chặng đường phát triển của lịch sử loài người để quan sát, xác định nguồn gốc
của nghệ thuật âm nhạc. Họ khẳng định “nguồn gốc nghệ thuật nói chung,
nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc nói riêng là lao động sáng tạo của con người”. Từ
những động tác thô sơ săn bắn, hái lượm, dệt vải, thêu thùa…Từ nguyên thủy
âm nhạc đã hình thành và phát triển.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật có giá trị tinh thần cao con người, nó tác
động đến người nghe bằng âm nhạc và lời ca. Âm nhạc phản ánh hiện thực
khách quan trong cuộc sống sinh hoạt của con người là hình thức nghệ thuật dễ
tiếp nhận, dễ biểu diễn. Vì vậy, âm nhạc mang tính quần chúng rộng rãi được
đánh giá cao và không thể thiếu trong cuộc sống của con ngưới.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc
1.2.2.1. Môi trường nảy sinh nghệ thật âm nhạc
Âm nhạc cũng như các loại hình khác đều phải gắn bó hữu cơ với các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Môi trường là điều kiện tiền đề
mang lại những cảm hứng sáng tạo của con người đặc biệt là trong nghệ thuật
âm nhạc, môi trường đã làm âm nhạc trong từng thời kì không ngừng biến đổi
và phát triển theo nhu cầu xã hội. Âm nhạc và môi trường là hai thể không thể
tách rời nhau khi ta nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ
thuật âm nhạc cần nghiên cứu môi trường.
Với môi trường tự nhiên: Con người sống trong thiên nhiên cảm nhận
được âm thanh, như tiếng chim, tiếng gió, tiếng các loài thú... Và tổng hợp lại
theo ngẫu nhiên và tạo ra giai điệu. Tự nhiên đã có ảnh hưởng mức độ nào đó tối
nghệ thuật âm nhạc của mỗi dân tộc.


11


Môi trường lao động: Kinh tế lao động là điều kiện có tính quyết định quan
trọng, chi phối trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc cũng như
với các loại hình nghệ thuật khác. Chính vì do đặc điểm nội dung nghệ thuật của
tùng vùng, miền phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế riêng của từng khu vực.
Môi trường xã hội: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nghệ
thuật âm nhạc phản ánh đời sống sinh hoạt, chính trị tinh thần của nhân dân.
Nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống của con người.
Còn trong môi trường văn hóa: Văn hóa là sản phẩm trí tuệ của con người
được truyền lại từ đời này sang đời khác. Lời ca giai điệu của âm nhạc là
phương tiện giáo dục thẩm mĩ cho con người. Trong các nghi lễ tôn giáo, ma
thuật cũng là yếu tố quan trọng cho sự hình thành nghệ thuật âm nhạc.
Ngoài ra nhịp điệu sinh lí của con người: Hơi thở, tiếng nhịp của trái
tim, động tác đi và chạy… Cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nghệ
thuật âm nhạc, nhất là loại nhịp sinh lí đó được biểu hiện qua động tác nhảy
múa. Hiện tượng này nói lên sự liên quan mật thiết giữa hai bộ môn nghệ thuật
âm nhạc và múa.
1.2.2.2. Các thời kì hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động. Những chứng cứ và những di
tích khảo cổ cho thấy âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vốn xuất hiện từ rất lâu
đời. Âm nhạc phản ánh mọi hoạt động của con người từ khi chào đời tới lúc
vĩnh biệt cuộc sống. Không những thế, âm nhạc còn hỗ trợ trở lại để con người
sản xuất và sáng tạo. Tồn tại trong mọi thời đại và mọi dân tộc khác nhau trên
trái đất, âm nhạc không ngừng phát triển và hoàn thiện chiếm vị trí quan trọng
trong nền văn hóa dân tộc, đời sống văn hóa xã hội.
Nghệ thuật âm nhạc thời nguyên thủy trong những buổi ban đầu nghệ
thuật ca hát là sản phẩm của xã hội nguyên thủy, thời kì này ca hát là hoạt động

chung của cả xã hội loài người phục vụ cho mục đích chung, không một ai
không một tầng lớp nào chiếm làm của riêng. Tất cả mọi người đều cùng tham
gia với nhau. Ca hát thời kì này đơn thuần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của loài
người nguyên thủy nên hình thái ca hát thời kì này là ca hát dân gian nguyên
12


thủy nhưng ca hát thời này chưa đạt tới tính hoàn thiện như ca hát dân gian ngày
nay. Sự xuất hiện và luôn chuyển của các thị tộc này sang thị tộc khác đã làm
cho các hình thái nghệ thuật âm nhạc thay đổi. Ca hát nguyên thủy đã biến đổi
theo lối sống sinh hoạt con người ở chừng mực nhất định nhuộm mầu sắc tôn
giáo, tín ngưỡng dân tộc. Lúc này, tôn giáo là nơi con người gửi gắm ước mơ
niềm hạnh phúc ấm no nên tôn giáo ngày càng có điều kiện phát triển đồng thời
ca hát cũng phát triển theo.
Như vậy, nghệ thuật âm nhạc thời kì đó chứa đựng trong mình những yếu
tố, bản chất, chức năng, yêu cầu của hình thái ca hát dân gian nguyên thủy.Tuy
nhiên ca hát thời kì này có một số hạn chế nhất định chưa hoàn thiện được tính
chất và khả năng nghệ thuật. Đây là điều kiện tất yếu của tuổi thơ ấu của một
loại hình nghệ thuật.
Nghệ thuật âm nhạc thời kì bộ lạc: Thời kì này đã xuất hiện nhiều tầng
lớp xã hội mới. Có các tù trưởng đứng đầu các bộ lạc, bộ tộc và tầng lớp dưới.
Tù trưởng, tộc trưởng là những người có quyền lực tối cao là người sáng
tạo ra các tục lệ, lễ nghi, tín ngưỡng. Nghệ thuật âm nhạc trong thời kì bộ lạc, bộ
tộc không nằm ngoài quy luật tiến hóa.
Âm nhạc dân gian trong thời kì này phát triển với trình độ chủ yếu. Nền
văn hóa sinh hoạt và nghệ thuật âm nhạc đều cùng nằm trong sự phát triển của
xã hội văn minh tiến bộ. Như vậy thời kì này hình thành và phát triển ca hát dân
gian và ca hát tín ngưỡng.
Nghệ thuật âm nhạc thời kì nhà nước: Sự xuất hiện nhà nước là một cuộc
cách mạng lớn trong lịch sử nó làm thay đổi toàn diện mọi mặt của xã hội loài

người trên mọi lĩnh vực: Thay đổi về thể chế chính trị, pháp luật, hiến pháp, văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả mọi việc đều diễn ra ở triều đình vua là người
đứng đầu, vua được coi là thiên tử - con trời để trị vì nhân dân, dưới vua là bộ
máy quan lại dùng các luật lệ hiến pháp để cai trị.
Thời kì này, do có nhu cầu cao về nghi lễ, tĩn ngưỡng, nhu cầu ca ngợi tôn
vinh thành tựu của con người đạt được trong cuộc sống mà văn hóa nghệ thuật
cung đình được hình thành. Âm nhạc cho lễ hội, tết, cưới hỏi, chúc thọ, ma chay.
13


Do nhu cầu âm nhạc trong xã hội thời kì này ngày càng lớn mà thời kì này
đã xuất hiện nhiều dạng nghệ thuật âm nhạc đó là:
Nghệ thuật âm nhạc dân gian
Nghệ thuật âm nhạc tín ngưỡng
Nghệ thuật âm nhạc cung đình
Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo
Thời kì cận hiện đại: Là thời kì rực rỡ của con người, là một mốc son lớn
trong lịch sử nhân loại. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của KHKT đã làm
nền văn hóa phát triển vượt bậc, khả năng tư duy sáng tạo của con ngừơi ngày
càng cao, con người đã sáng tạo ra được nhiều công cụ tiên tiến trong đó có cả
công cụ biểu diễn âm nhạc, bởi con người luôn khát khao đạt được chân trời
mới, đỉnh cao mới. Từ những tiến bộ của con người không những làm phát triển
các dạng nghệ thuật nói chung mà còn làm cho nghệ thuật ca hát nói riêng phát
triển mạnh mẽ. Ca hát trở nên đa dạng và luôn thay đổi theo tiến trình phát triển
và ca hát dân gian luôn thống nhất và trường tồn cùng xã hội.
1.3. Vai trò của nghệ thuật âm nhạc
1.3.1. Vai trò của nghệ thuật ca hát đối với con người và xã hội nói chung
Âm nhạc xuất hiện trong xã hội loài người từ rất sớm và trở thành một
nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, không chỉ có
mục đích giải trí mà âm nhạc còn đóng góp một vài trò to lớn với nhân loại.

Nhiều thí nghiệm khoa học cho thấy “Âm nhạc có khả năng tăng cường
sức khỏe cho con người, giúp con người giải quyết một số bệnh lý như: Chứng
tăng huyết áp, đau đầu, tim mạch cho đến sự thông tuệ của não”. Nhịp điệu và
giai điệu của âm nhạc có thể phát triển tư duy hình tượng, hình thành kĩ năng
chuẩn xác về ngôn ngữ, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Ngay từ khi xuất hiện, âm nhạc đã thừa nhận và khẳng định một cách
vững chắc về vai trò của mình trong đời sống của con người.
Ở thời kì cổ đại, vai trò của âm nhạc được đánh giá rằng: “Nếu giáo dục
văn học trau dồi về trí tuệ và thể dục phát triển thân xác thì âm nhạc trau dồi
cảm xúc và đức hạnh” (Platon).
14


Theo Platon - nhà triết học người Hi Lạp trong thời cổ đại trong chương
trình giáo dục do ông xây dựng thì sự hài hòa và nhịp điệu âm nhạc mô phỏng
hình mẫu cơ bản của vũ trụ và linh hồn.
Theo ông một đứa trẻ đang lớn lên chịu ảnh hưởng bởi những giai điệu
mà nó nghe, cho nên nó có bắt đầu có những đặc điểm cảm nghĩ và tính cách
được thể hiện bởi những giai điệu ấy. Một vài kiểu âm nhạc nào đó làm nảy sinh
sự hình thành thanh nhã, điệu bộ, dũng cảm và những đức tính khác. Như thế,
âm nhạc làm cho tâm hồn những gì thể dục làm cho thân xác.
Platon viết: “Âm nhạc là công cụ hiệu lực hơn bất cứ công cự nào khác”,
bởi nhịp điệu và sự hài hòa tìm thấy đường đi vào những nơi bí mật của tâm
hồn, chúng “bám riết” ở đó mang theo sự thanh nhã và làm cho linh hồn người
nào được giáo dục đúng đắn trở nên thanh nhã và làm cho linh hồn của người
giáo dục tồi trở nên không thanh nhã, người nào nhận được sự giáo dục đích
thực của con người bên trong này sẽ lĩnh hội một cách sắc sảo nhất trong những
điều thiếu sót và những lối lầm trong nghệ thuật và tự nhiên, với một khiếu thẩm
mĩ thực thụ,… trong thời tuổi trẻ của mình, ngay cả trước khi anh ta có thể biết
được vì sao; khi trưởng thành anh ta sẽ nhận ra và chào mừng người bạn mà sự

giáo dục của mình đã khiến cho người ấy trở nên quen thuộc.” (trích “những lợi
ích của âm nhạc” của nhà tâm lí học - tiến sĩ Anfred adier).
Nhà triết học Aristotle thì xác nhận tầm quan trọng của âm nhạc trong đời
sống con người vô cùng lớn vì nó diễn tả được những thực tại sâu xa mà các các
nghệ thuật khác không diễn tả được.
Như vậy, trong thời cổ đại âm nhạc đã có vị trí không thể thiếu trong đời
sống con người.
Trong xã hội ngày nay, vị trí âm nhạc trong cuộc sống ngày càng được
khẳng định không chỉ với chức năng giải trí của âm nhạc mà còn thể hiện vai trò
của nó trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.
Mỗi khi biểu dương tinh thần đoàn kết, nhất trí không gì bằng cách cùng
nhau hát lên một bài đồng ca. Chúng ta thường thấy trong quân đội, đoàn thể hội
đoàn khi hội họp, sinh hoạt nếu thiếu phần ca hát thì cuộc sinh hoạt thật là buồn
15


tẻ.Tiếng kèn xung phong, tiếng trống thúc trận cũng là để giúp mọi người một
lòng chiến đấu, nhất loạt tấn công.
Đó chính là khả năng gắn kết những tâm hồn lại với nhau của âm nhạc.
Trong lúc buồn nản, thất vọng, khi đó nếu chúng ta hát lên một bài ca
hùng tráng thì tinh thần của mọi người sẽ được trở lại với sự bình tĩnh cần thiết,
dần xua tan đi nỗi thất vọng chán chường trước đó. Như vậy, âm nhạc đã phát
huy tác dụng, khơi dậy lòng phấn khởi, hăng hái quả cảm của mỗi người.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi bớt chợt được nghe một bản tình ca, một
bài hát ru, một bài dân ca quan họ hay một bài hát bất kì phù hợp với tâm trạng
của mỗi chúng ta, nó sẽ tạo ra những cảm xúc riêng: Vui có, buồn có, giận hờn,
vui sướng, hạnh phúc hay đau khổ… Tất cả cảm xúc ấy điều thể để lại xúc cảm
mạnh mẽ trong tâm hồn con người. Như một người bạn tri ân, âm nhạc luôn
đồng hành với con người, là một hành trang không thể tách rời để mỗi khi cất
tiếng hát, giai điệu ấy, lời ca ấy dường như dâng trào. Cùng với nguồn cảm xúc

đang “cháy” trong tim.
Giữa cuộc sống bộn bề, hối hả, đôi khi chúng ta thả hồn của mình vào
những lời ca, tiếng hát. Khi ta buồn ta có thể nghe nhạc trong bài hát ta có thể “
giận hờn”, “đánh đu” với những cảm xúc đang chất chứa trong lòng. Khi vui ta
lại “tung tăng nhảy múa” cùng nó cảm nhận cảm giác êm đềm mà nó mang lại,
có thể nói âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống.
1.3.2. Vai trò của nghệ thuật ca hát đối với trẻ thơ
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài
người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và đã trở thành một nhu cầu lớn không
thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi.
Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có
vai trò quan trọng trong giai đoạn trẻ ở trường mầm non.
Âm nhạc góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất
cho trẻ, tạo cơ sở hình thành nhân cách. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của
âm hình tiết tấu, sự đa dạng về các thể loại âm nhạc đưa trẻ vào thế giới cái đẹp
một cách hấp dẫn và lí thú.
16


Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về con người đã khẳng định rằng:
Từ thời kì sơ sinh đến mười tuổi là thời kì tốt nhất cho sự phát triển năng khiếu.
Những ấn tượng đẹp đẽ theo trẻ suốt cuộc đời mà âm nhạc là một nghệ thuật có
sức lôi quấn mạnh mẽ nhất. Nhà sư phạm Xu- Khôm- Lin- Xki đã tổng kết:
“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và
truyện cổ tích, thiếu những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo… Âm
nhạc dẫn dắt các em đi đến điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là phương tiện bồi
dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được”
Nhiều hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò âm nhạc trong cuộc
sống của trẻ, nó tạo ra sự đồng cảm, nó khơi dậy ở trẻ tất cả những cái đẹp,
đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh

thản, khoan khoái.
1.3.3. Chức năng của nghệ thuật âm nhạc
1.3.3.1. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non
Với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, giáo dục học mầm
non là một ngành của giáo dục học. Giáo dục học mầm non ở Việt Nam hiện
nay với mục tiêu: Luyện tập cho các em mai sau trở thành công dân tốt, hình
thành và phát triển cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới trong xã hội chủ
nghĩa. Xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển cả về thể chất, tinh
thần và trí tuệ con người, giàu lòng nhân ái biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp…
Nói một cách khác nhiệm vụ giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện
Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Cùng với việc xác định mục tiêu giáo dục mầm
non, giáo dục học đưa ra một hệ thống phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo.
Mục tiêu giáo dục đào tạo nâng cao dân trí, nâng cao nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức có tay nghề cao, có năng lực
thực hành tự chủ, năng động sáng tạo có đạo đức cách mạng và tinh thần yêu
nước nồng nàn, yêu chủ nghĩa xã hội (trang 106 GDHMN tập I).

17


Trường mầm non là nơi có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở trẻ em
những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập
suốt đời. Trong đó vai trò của giáo dục âm nhạc cũng góp phần vào việc phát
triển ở trẻ những khả năng ấy.
1.3.3.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục đặc biệt, góp phần phát triển trí

tuệ. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc còn góp phần giáo dục thẩm mĩ.
Trẻ mầm non là thời kì đỉnh cao nhất cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo
dục thẩm mỹ cực kỳ quan trọng đối với con người và đặc biệt là trẻ em vì cuộc
sống con người rất cần cái đẹp. Cái đẹp là tâm hồn đời sống tình cảm trong sáng
lành mạnh. Nghệ thuật là phương tiện giáo dục thẩm mỹ chủ yếu và hiệu quả, vì
nghệ thuật là nơi cái đẹp thể hiện tập trung nhất. Tiếp xúc với tác phẩm nghệ
thuật hình thành và phát triển ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ, trên cơ sở cảm thụ
cái đẹp từ đó mong muốn và sáng tạo ra cái đẹp.
Tác phẩm nghệ thuật là món ăn không thể thiếu đối với con người nói
chung và trẻ em nói riêng. Mỗi một loại nghệ thuật khác nhau sẽ đưa thế giới
đến với trẻ bằng những cách khác nhau song nó đều mang đến cho trẻ những
tình cảm thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Âm nhạc là một trong các môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca
giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc
của mình. Trẻ thấy mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm
xúc mạnh mẽ, sâu xa thông qua các hoạt động âm nhac.
Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát chuẩn
xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm
nhạc như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa theo nhạc, trò chơi âm nhạc.
Được tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ có khả năng nhận
xét trao đổi cảm nhận của bản thân đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.

18


Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ ham muốn âm nhạc và yêu
thích hoạt động âm nhạc.
Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những ham thích, xuất
hiện dần quan hệ lựa chọn, nghĩa là có sự ham thích khác nhau.
Bài hát là phương tiện giáo dục trẻ ở nhiều mặt. Do đó các bài hát có tính

đơn giản, có tính nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm
nhạc, trong sáng lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức cao đẹp. Ví
dụ bài “Đàn gà con”- nhạc: Phi- Líp- Pen- Cô, lời: Việt Anh. Lời ca trên giai
điệu bay bổng như nhắn gửi nhắc nhở các em biết vâng lời mẹ, yêu thương mẹ
và biết học hành chăn chỉ. Hay trong bài hát “Ba ngọn nến lung linh - Ngọc Lễ”
đã tạo dựng nên hình ảnh gia đình hạnh phúc.Lời ca như nhắn nhủ các em phải
biết vâng lời cha mẹ.
Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không gì có thể đánh thức
tâm hồn con người bằng âm nhạc. Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảm
hóa mọi người cùng hướng đến cái đẹp. Những hình ảnh biểu trưng về cái đẹp
thể hiện rõ trong các bài hát: Chú Gà Trống Gọi, Con Chim Non, Bông Hồng
Mừng Cô, Cá Vàng Bơi, Con Cò, Tạm Biệt Búp Bê... Những hình ảnh đó đã
nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ về nhận thức những cái đẹp. Từ nhận thức về cái
đẹp một cách khách quan đi vào chiều sâu thế giới chủ quan ở bản thân trẻ, giúp
trẻ nhận ra cái đẹp từ đó biết yêu cái đẹp và có thái độ trân trọng, bảo vệ cái đẹp
trong thiên nhiên, trong đời sống xung quanh cũng như trong tình bạn và trong
trường mầm non.
Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ trong đó có cái đẹp và hành
vi ứng sử, giao tiếp, cách xử lý trong các tình huống, các mối quan hệ khác
nhau, từ cái đẹp hay những tấm gương trong đời sống, trong lịch sử… Những
nhân vật có thực hay các nhân vật trong truyện cổ tích... Đặc biệt là các mối
quan hệ xung quanh đời sống trẻ như: Ông bà, cha mẹ, cô giáo, anh chị, bạn bè
và mọi người xung quanh.
Giáo dục âm nhạc có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mầm non. Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ qua âm nhạc trong trường
19


×