Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non hoa hồng – huyện mộc châu – tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.89 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÒ THỊ HÀ

THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ
NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA
HỒNG – HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÒ THỊ HÀ

THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ
NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA
HỒNG – HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục mầm non
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Lường Thị Định

Sơn La, năm 2016


LỜI CẢM ƠN


Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
ThS. Lường Thị Định – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cô giáo trường Mầm non Hoa Hồng –
huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung
cấp các số liệu, tài liệu về trường để em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khảo thí
khoa học và Kiểm định chất lượng, thư viện trường Đại học Tây Bắc, toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non cùng các bạn sinh viên lớp
K53 ĐHGD Mầm non C đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu.
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lò Thị Hà


THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN
A. CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch nghĩa

CĐSPMN

Cao đẳng sư phạm mầm non

ĐHSPMN

Đại học sư phạm mầm non


TCSPMN

Trung cấp sư phạm mầm non

TCVĐ

Trò chơi vận động

BT

Bình thường

SDD

Suy dinh dưỡng

BP

Béo phì

TC

Thấp còi

B. BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng theo dõi sức khỏe trẻ 24 - 36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa
Hồng - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La (2015 - 2016)……………………..…..30


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lich
̣ sử nghiên cứu vấ n đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu..................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Giả thuyế t khoa ho ̣c........................................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4
8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 6
1.1. Sơ lược về thiết kế trò chơi vận động ............................................................ 6
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi......................................... 7
1.1.3. Vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi ...................... 8
1.1.4. Ý nghiã của viê ̣c thiết kế trò chơi vâ ̣n đô ̣ng cho trẻ 24 - 36 tháng tuổ i .......... 11
1.1.5. Phân loại TCVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi .............................................. 12
1.2. Đă ̣c điể m tâm lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổ i .................................................. 16
1.3. Đă ̣c điể m sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổ i ................................................. 21
1.3.1. Đặc điểm của hệ vận động và sự phát triển vận động đối với hệ vận động ...... 21
1.3.2. Đặc điểm của hệ thần kinh và vai trò của sự phát triển vận động đối với hệ
thần kinh .............................................................................................................. 22
1.3.3. Đặc điểm của hệ tuần hoàn và vai trò của sự phát triển vận động đối với
hệ tuần hoàn......................................................................................................... 23
1.3.4. Đặc điểm của hệ hô hấp và vai trò của sự phát triển vận động đối với hệ
hô hấp…. ............................................................................................................. 24
1.4. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ............................ 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG

MẦM NON ......................................................................................................... 29


2.1. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 29
2.1.1. Khảo sát thực tiễn ...................................................................................... 29
2.1.2. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 30
2.2. Căn cứ để thiết kế ra một số trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi . 35
2.2.1. Căn cứ vào sự phát triển vận động của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. ................. 35
2.2.2. Căn cứ vào hoạt động trong ngày và hoạt động phát triển vận động cho trẻ ...36
2.2.3. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình tăng trưởng và phát triển của trẻ 24 – 36 tháng
tuổi trường Mầm non Hoa Hồng.....................................................................................37
2.2.4. Căn cứ vào nội dung hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong chương
trình giáo dục mầm non ....................................................................................... 38
2.3. Các bước thiết kế TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong khóa luận .............. 39
2.4. Thiết kế một số TCVĐ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi theo chủ đề ở trường mầm
non……. .............................................................................................................. 44
2.4.1. Trò chơi: Tàu hỏa đi vào đường hầm ........................................................ 44
2.4.2. Trò chơi: Thuyền cập bến ......................................................................... 45
2.4.3. Trò chơi: Bắn máy bay .............................................................................. 46
2.4.4. Trò chơi: Đua xe ô tô ................................................................................ 46
2.4.5. Trò chơi:Chở hàng về kho......................................................................... 47
2.4.6. Trò chơi “Xe đạp xuống dốc” ................................................................... 47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 51
1. Kết luận ........................................................................................................... 51
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 51
2.1. Đối với giáo viên .......................................................................................... 51
2.2. Đối với cán bộ quản lý Giáo viên mầm non ................................................ 52
2.3. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non ............................................. 52
2.4. Đối với các cấp quản lí ................................................................................. 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trẻ em là những mầm xanh là những chủ nhân tương lai đất nước, là
lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của cha ông để lại, gánh vác mọi công việc xây
dựng Tổ quốc vì vậy trẻ em cần được quan tâm một cách đặc biệt nhất là về mặt
giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là “ Nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 5 tuổi”. Vì vậy cần giáo dục trẻ một cách
bài bản có hệ thống tạo cơ sở để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ,… nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách
con người xã hội chủ nghĩa.
1.2. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục phát triển
toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Những nhiệm vụ quan
trọng của giáo dục thể chất là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo
dai, bền bỉ, biết phối hợp động tác, giữ thăng bằng và kỹ năng định hướng
trong không gian,…nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo dục
cho trẻ những phẩm chất đạo đức – ý chí lành mạnh. Để thực hiện được những
nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả người giáo viên mầm non phải biết vận
dụng sáng tạo những kiến thức đã học và thiết kế ra những trò chơi vận động
(TCVĐ) phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bởi TCVĐ có ý nghĩa to lớn trong
việc rèn luyện thể lực cho trẻ, nó phù hợp với lối học “học mà chơi chơi mà
học” của trẻ. Khi trẻ tham gia vào các TCVĐ thì sẽ được vận động tích cực một
cách nhẹ nhàng không bị gò bó, gượng ép.
1.3. Tuy nhiên việc thiết kế TCVĐ cho trẻ còn nhiều hạn chế đặc biệt là
trẻ lứa tuổi 24 – 26 tháng. Đầu tiên là hạn chế về sự phát triển sinh lý của trẻ, trẻ
ở lứa tuổi này có hệ xương còn non yếu, xương còn nhẹ, nhiều xương ống, trong
xương còn chiếm nhiều phần sụn, xương chưa dính đến nhau,…do vậy dễ bị

cong vẹo, sai khớp. Thứ hai là hạn chế về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn chưa đa
dạng phong phú; lớp học, sân chơi dành cho các TCVĐ còn hạn hẹp. Thứ ba là
giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian vào việc thiết kế trò chơi vận động cho
trẻ, giáo viên còn phụ thuộc vào sách vở sử dụng những trò chơi có sẵn trong
1


khi đó trẻ 24 – 36 tháng tuổi là trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về
mọi mặt nhất là mặt thể chất vì vậy trẻ cần được tham gia vào các TCVĐ mới
phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Từ những lý do trên, đề tài “ Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 –
36 tháng tuổi trường mầm non Hoa Hồng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” đã
được lựa chọn để nghiên cứu thành khóa luận.
2. Lich
̣ sử nghiên cứu vấ n đề
Nghiên cứu sự phát triển về thể chất của trẻ là một vấn đề không còn mới
mẻ mà nó đã có từ rất lâu nhưng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến tận
bây giờ nó vẫn luôn là sự lựa chọn nóng cho các nhà nghiên cứu. Qua nhiều thời
đại giáo dục thể chất nhất là những TCVĐ, hoạt động vận động nhằm phát triển
thể chất cho trẻ vẫn luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau như: giáo dục học, tâm lý học, triết học,… và đã đạt được những
thành tựu to lớn.
Có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục học trên khắp thế giới cùng tham
gia nghiên cứu về sự phát triển thể lực và TCVĐ cho trẻ như: nhà giáo dục lỗi
lạc K.D.Usixci (1824 – 1870) người Nga, đề cao vai trò của thể lực và TCVĐ
của trẻ ở ngoài trời; nhà triết học, nhà xã hội học, nhà sư phạm G.Spencer (1820
– 1903) tác giả của học thuyết “ sức dư thừa” cho rằng chơi (vận động) chính là
sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, tinh
thần vui vẻ hơn. Ngoài các tác giả trên ta có thể kể đến một số tác giả như: P.Ph
Lexgap, G.Rútxô, I.G. Pestalozi, các nhà tâm lý, nhà giáo dục học Macxit,

…cũng đã có những tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù những nghiên
cứu này tuy khác nhau về phương pháp nhưng lại luôn tìm hiểu chung về một
vấn đề là thể chất và TCVĐ cho trẻ.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển thể lực nhất là những vấn đề liên quan đến
vận động, TCVĐ cũng đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và đã có nhiều
công trình nghiên cứu thành công về vấn đề này.
Tác giả Phùng Thị Tường – Đặng Lan Phương với cuốn sách: Trò chơi
vận động và bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2 - 6 tuổi.
2


Nhóm tác giả Nguyễn sinh Thảo – Nguyễn Thị Tuất với cuốn sách: Các
hoạt động phát triền vận động của trẻ mầm non.
Tác giả Tạ Thúy Lan – Trần Thúy Loan nghiên cứu sự phát triển thể chất
cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Tác giả Trần Đông Lâm nghiên cứu về TCVĐ cho trẻ mẫu giáo.
Tác giả Đặng Hồng Phương nghiên cứu về phương pháp hình thành kỹ
năng vận động cho trẻ mầm non.
Ngoài những tác giả nêu trên thì vẫn còn rất nhiều tác giả với rất nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu này đều dựa
vào đặc điểm phát triển của trẻ em cũng như điều kiện của vùng miền nơi trẻ
sinh sống để thiết kế ra các trò chơi, đề xuất ra các biện pháp nhằm góp phần
giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả phát triển thể chất của trẻ qua các giờ học ở trường mẫu
giáo nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tìm hiể u và hệ thống hóa mô ̣t số cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn liên quan

đế n khóa luận.
3.2.2. Thiế t kế một số TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi theo chủ đề ở
trường mầm non.
4. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu
4.1. Đố i tượng nghiên cứu
Tìm hiểu việc thiết kế trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
4.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
4.2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
4.2.2. Địa bàn nghiên cứu

3


Trường mầm non Hoa Hồng – huyện mộc Châu – tỉnh sơn La gồm: 10 giáo
viên, 2 lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi (mỗi lớp 30 trẻ)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó,
đọc và hệ thống hóa, chọn lọc những tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận
cho khóa luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi với một số giáo viên ở trường
mầm non về thực trạng nhận thức và trình độ đào tạo của giáo viên liên quan đến
việc thiết kế TCVĐ cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
5.2.2. Quan sát giờ học phát triển thể chất, quan sát và ghi chép lại những
TCVĐ thường dùng ở trường mầm non mà giáo viên sử dụng nhằm phát triển thể
chất cho trẻ.
5.2.3. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: thống kê số liệu
thu thập được sau khỏa sát để có những nhận định, đánh giá thực trạng một cách

khoa học chính xác.
6. Giả thuyế t khoa ho ̣c
6.1. Trò chơi vận động dành cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi còn rất ít.
6.2. Thực tiễn GV chưa thực sự quan tâm đến TCVĐ cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi.
6.3. Nếu thiết kế được một số TCVĐ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 sẽ giúp giáo
viên tổ chức giảng dạy hiệu quả hơn từ đó trẻ hứng thú và tích cực tham ra vận
động hơn.
7. Đóng góp của khóa luận
7.1. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc thiết kế TCVĐ
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
7.2. Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung 6 TCVĐ mới cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi vào kho tài liệu dạy học cho giáo viên mầm non, và nhằm giúp giáo
viên tổ chức chức TCVĐ cho trẻ thường xuyên hơn nói riêng và nhằm giúp trẻ
4


24 – 36 tháng tuổi vận động dễ dàng thông qua các TCVĐ, từ đó nâng cáo chất
lượng giáo dục phát triển thể lực nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung.
7.3. Khóa luận hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Tây
Bắc, sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non nói riêng,
cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phầnm mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Cơ sở thực tiễn và thiết kế một số TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non.


5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Sơ lược về thiết kế trò chơi vận động
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Thiết kế là gì?
Theo George, Trưởng khoa Đồ họa trường Đại học Luân Đôn thì “Thiết
kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở
thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế
có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó”.
Nghĩa là: Khi nhắc đến thiết kế chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những cái mới mẻ,
chưa từng được công bố, chưa ai khám phá hay chưa có một ai biết đến,... Nó
hoàn toàn là sản phẩm của sự sáng tạo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nó xuất
hiện là để nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu của xã hội và nó phù hợp với
sự phát triển của xã hội.
1.1.1.2. Trò chơi vận động là gì?
Trò chơi vận động là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra
cho trẻ chơi. TCVĐ là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận
động cơ bản trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. TCVĐ dành cho trẻ mầm
non thường là những trò chơi có chủ đề. Nội dung chơi thường phản ánh về hiện
tượng thiên nhiên, xã hội, các hành động của con vật... do đó, TCVĐ mang tính
hiện thực.
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải
thích của giáo viên để thực hiện đúng các vận động cần thiết. Cho nên, đặc điểm
nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận
thức và vận động.
Ví dụ: Trong trò chơi vận động Mèo đuổi chuột, quy tắc chơi quy định là
chuột chạy trốn, Mèo đuổi chuột. Nhưng chuột và mèo chạy trốn và đuổi như

thế nào là do các cháu tự thảo thuận, điều này thể hiện rõ ở trẻ. Do vậy trò chơi
vận động mang tính sáng tạo.

6


Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong khi chơi là
những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tự giác tham gia vào trò chơi một cách say sưa.
Giáo viên cần chú ý đến đặc điểm này, vì nếu để trẻ chơi thoải mái đến quá sức
chịu đựng của mình thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
1.1.1.3. Trò chơi vận động theo chủ đề là gì?
Trò chơi vận động theo chủ đề là những trò chơi được thiết kế ra theo
từng chủ đề nhằm giúp trẻ khắc sâu những kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng
và dễ hiểu. Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật thì các trò chơi vận động được
thiết kế sẽ là những trò chơi mô phỏng hay bắt chước lại dáng đi của các loài
động vật từ đó trẻ biết được đặc điểm dáng đi, cách thức di chuyển của các loài
động vật mà trẻ được học (chẳng hạn như dáng đi của con mèo, con chó, con lợn
là đi bằng bốn chân dạng bò; con gà, con vịt là đi bằng hai chân dạng đi đứng,...)
1.1.2. Đặc điểm của TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Cũng như các trò chơi khác của trẻ ở trường mầm non, TCVĐ thường do
người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi. Nội dung chơi chứa đựng các nhiệm vụ
rèn luyện, hoàn thiện các vận động cơ bản và các tố chất thể lực. Dựa và đặc điểm
phát triển của trẻ mà TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi có những đặc điểm sau:
Thứ nhất là TCVĐ phải đơn giản về cách chơi, dễ thực hiện, đồ dùng đồ
chơi được sử dụng trong trò chơi phải có sẵn hoặc có thể tự làm được từ những
nguyên liệu có sẵn ở địa phương, vùng miền.
Thứ hai là mỗi TCVĐ phải có ba điểm liên quan chặt chẽ với nhau (nội
dung chơi, hành dộng chơi, luật chơi):
- Nội dung chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện. Đó là những
vận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi và thể hiện dưới dạng hành vi con vật mà

trẻ biết: con gà, con chuột, con mèo,... hoặc những phương tiện xã hội: đoàn tàu,
ô tô, tàu thủy,... Nội dung vận động được hình tượng hóa như vậy sẽ lôi cuốn sự
hứng thú, tích cực của trẻ và tiếp cận dễ dàng hơn.
- Hành động chơi là những hệ thống động tác (thao tác) vận động mà trẻ
phải thực hiện trong quá trình chơi. Hệ thống các động tác vận động thường có

7


lời ca, tiếng hát có vần nhịp đi kèm: trẻ vừa hát vừa chạy nhảy, vừa hát vừa
bò,...
- Luật chơi là những quy ước, quy định mà trẻ phải tuân theo trong khi
chơi. Luật chơi ở đây không gò đứa trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc xong nó
trở thành động cơ thúc đẩy trẻ vận động tích cực.
Thứ ba là trong TCVĐ, mọi trẻ đều được tham ra. Có hoạt động tập thể
nên có sự ganh đua. Trong đó yếu tố thắng thua đã kích thích tính tích cực vận
động của trẻ. Nói đúng hơn, kết quả chơi đã kích thích tính tích cực vận động.
Song điều lý thú hơn là dù thắng hay thua, mọi trẻ đều vui vẻ thoải mái, không
hề buồn bã.
1.1.3. Vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Ở trường mầm non, TCVĐ được sử dụng một cách tối đa, nó vừa là nội
dung học tập trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học
vận động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất yêu
thích, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện.Trò chơi mang lại niềm vui cho
trẻ, làm cho tinh thần của trẻ sảng khoái, một yếu tố quan trọng để phát triển thể
chất cho trẻ, vì tinh thần sảng khoái, thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được phát triển
tốt hơn. Khi tham ra trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách
tích cực, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu... góp
phần tăng cường sức khỏe cho trẻ và TCVĐ còn ảnh hưởng đến tính cách của
trẻ. Trò chơi vận động là một nội dung quan trọng trong giáo dục thể chất. Vì

vậy trò chơi vận động có những vai trò sau:
Bảo vệ sức khỏe:
Ở độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề
kháng còn yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ phải
chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi
trường, trẻ dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, một trong những vai trò quan
trọng của TCVĐ là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự
phát triển thể lực toàn diện.

8


Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của
những điều kiện môi trường xung quanh: mặc dù sức chống đỡ ban đầu của cơ
thể trẻ còn yếu ớt, nhưng vẫn có thể rèn luyện được bằng cách sử dụng các hệ
thống biện pháp thích hợp. Chẳng hạn dạo chơi nơi không khí thoáng mát, sử
dụng các TCVĐ phù hợp với lứa tuổi,… việc sử dụng các TCVĐ đối với độ tuổi
này có vai trò đặc biệt bởi vì, khi trẻ tham gia chơi TCVĐ thì sự tiêu hao nhiệt
tăng lên nhiều do đó phải chú ý thiết kế trò chơi vận động phù hợp với sức trẻ và
độ tuổi.
Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý: Vai trò
này rất quan trọng bởi vì các quá trình cốt hóa của hệ xương trong thời gian này
mới chỉ phát triển, hệ cơ còn tương đối yếu, hệ vận động dễ bị biến dạng. Chế
độ vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển vận động của trẻ.
Trò chơi vận động tạo cho trẻ khái niệm về tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi,… tập
thói quen với việc giữ tư thế hợp lý trọng mọi hoạt động. Khi trẻ chuyển từ bò
sang đi, điều quan trọng là củng cố các nhóm cơ chủ yếu giữ tư thế thẳng đứng,
các cơ bàn chân và cẳng chân để ngăn ngừa bàn chân bẹt.
Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật: Khi vận động
của trẻ bị hạn chế sẽ gây nên sự phát triển chậm chạp đáng kể của hệ tuần hoàn,

hệ hô hấp và các hệ cơ quan khác của cơ thể. Hoạt động vận động thường xuyên
sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và các
chức năng của cơ thể như tăng cường năng lực co bóp, lưu thông máu, điều hòa
thần kinh tim được cải thiện, bộ máy hô hấp cũng được hoàn thiện.
Vai trò giáo dưỡng:
Nhờ có tính thích nghi của hệ thần kinh, những kĩ năng vận động được
hình thành dễ dàng ở trẻ em. Trẻ sử dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống
hàng ngày để di động, dần dần thành thói quen vận động. Những thói quen vận
động giúp trẻ tiết kiệm được sức di chuyển trong không gian, thúc đẩy sự phát
triển của các cơ quan bên trong cơ thể, tăng cường khả năng nhận thức thế giới
xung quanh. Trẻ biết bò thì nó tự bò đến các đồ vật mà nó thích và làm quen với
chúng… Tập luyện đúng đắn với các động tác của bài tập vận động cũng như
9


các động tác trong trò chơi vận động sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cơ
bắp dây chằng, khớp, hệ xương. Tạo ra khả năng lặp lại các động tác với số lần
nhiều hơn và ảnh hưởng tốt tới hệ tim mạch, hô hấp cũng như việc phát triển các
tố chất thể lực (sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự mạnh mẽ bền bỉ).
Vai trò giáo dục:
Trò chơi là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ: Là phương tiện mở rộng,
củng cố chính xác hóa những biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội
dung chủ yếu của trò chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện đó là
những vận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi và được thể hiện dưới dạng hành vi
vận động mà trẻ biết tất cả những điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới
nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn.
Là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. Trong một số trường hợp
khi tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ khám phá được nhiều
điều mới lạ, thú vị với thế giới xung quanh. Là phương tiện phát triển các quá
trình tâm lý nhận thức của trẻ (cảm giác, tri giác,trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,

ngôn ngữ). Ví dụ: Khi trẻ tham gia trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
với bạn, trao đổi suy nghĩ của mình với các bạn, nói và thực hiện theo yêu cầu
của người lớn… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về thao tác, hành động chơi,
thực hiện hành động chơi, giao lưu với trẻ khác trong nhóm khác… Qua đó
ngôn ngữ của trẻ được phát triển (vốn từ được phong phú, kĩ năng giao tiếp
được phát triển).
Trò chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em khi tham gia trò chơi
đứa trẻ trải nghiệm được thái độ, tình cảm đạo đức và tập được các hành vi ứng
xử trong khi chơi đối với các bạn trong khi chơi, trẻ được thử sức hành động
như người lớn, qua đó dần dần hình thành hành vi thái độ cho bản thân, thực
hiện hành động chơi phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của trò chơi.
Trò chơi là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ: Khi tham gia trò chơi trẻ cảm
nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về mầu sắc, hình dạng, kích thước,
âm thanh của trò chơi.

10


Trò chơi là phương tiện giáo dục lao động cho trẻ em: Khi tham gia trò
chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những
người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận được những biểu tượng về lao động, về
ý nghĩa xã hội tính hợp tác của trẻ. Trong quá trình chơi dưới sự hướng dẫn của
cô giáo, trẻ được hướng dẫn một số phẩm chất đạo đức cần thiết cho người lao
động tương lai (tính mục đích, tính sáng tạo…). Như vậy trò chơi là phương tiện
giáo dục toàn diện cho trẻ, mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ tạo điều kiện cho trẻ
phát triển một cách tự nhiên nhất.
1.1.4. Ý nghiã của viê ̣c thiết kế trò chơi vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổ i
Ở trường mầm non, TCVĐ vừa là phương tiện để dạy trẻ vận động, vừa
là hình thức tổ chức giáo dục thể chất một cách tích cực, thoải mái, giúp trẻ giải
quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất một cách dễ dàng, vừa là phương tiện để giáo

dục toàn diện cho trẻ.
Trong quá trình giáo dục thể chất, trò chơi vận động là phương tiện hoàn
thiện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ: bò, chạy, nhảy, ném, bắt… Đồng thời qua
trò chơi này, những phẩm chất thể lực cơ bản cũng được hình thành: sự nhanh
nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, mạnh dạn… Nhờ sự vận động một cách tích cực, hứng
thú mà quá rình trao đổi chất của trẻ được tăng cường, hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu
hóa hoạt động tích cực hơn; hoạt động của hệ thần kinh được linh hoạt, bền bỉ
hơn, cơ bắp phát triển mạnh mẽ. TCVĐ góp phần phát triển sự tập trung chú ý,
trí nhớ, tư duy tưởng tượng và cảm xúc cho trẻ em. Để tham gia trò chơi, trẻ
phải tập trung nghe cô giáo giới thiệu nội dung chơi, luật chơi, làm cho tri giác,
trí nhớ có chủ định của trẻ được phát triển.
Khi tham gia trò chơi, trẻ tích cực sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ chơi,
tình huống chơi trong hoàn cảnh tưởng tượng nhờ đó mà tư duy, trí tưởng tượng
của trẻ được phát triển. Những trò chơi vận động có kèm lời ca, tiếng hát mô tả
hành động làm cho ngôn ngữ trẻ được phát triển. Trong khi thể hiện hành động
chơi, nhất là hành động chơi theo vai (vai quạ, vai gà con, vai gà mẹ…) và kết
thúc chơi (ai thắng, ai thua…) mang lại niềm vui vô bờ bến, qua đó xúc cảm,
tình cảm của trẻ được phát triển (trẻ lo lắng, chạy thật nhanh khi “quạ” đuổi; vui
11


sướng khi chạy đến bên mẹ không bị bắt…). Khi tham gia TCVĐ, các biểu
tượng về thế giới xung quanh: đặc điểm hoạt động lao động của người lớn, cách
thức đi của con vật, của phương tiện giao thông… được mở rộng và củng cố.
TCVĐ còn ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ. Trong khi chơi trẻ
thể hiện hành vi, đạo đức, tính cách của mình, trẻ phải tuân theo quy tắc (luật)
của trò chơi. Những quy tắc đó điều khiển hành vi của trẻ, tạo điều kiện để trẻ
hợp tác với nhau trong khi chơi, hình thành ở trẻ tính trung thực, lòng dũng cảm,
tính kiên trì… Thực tế cho hay rằng, trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ ở
trường mầm non, người ta thường tổ chức trò chơi vận động hoặc ít ra là đưa ra

yếu tố chơi vào các bài tập thể dục, các vận động cơ bản để trẻ thực hiện một
cách có hứng thú.
TCVĐ còn là phương tiện để chống mệt mỏi, căng thẳng của trẻ trong
hoạt động học tập. Trong quá trình chơi trò chơi vận động, không những sự căng
thẳng thần kinh được giảm bớt mà cơ thể trẻ còn được “nạp thêm” năng lượng,
tăng cường khả năng tập trung trong hoạt động. Do vậy, người ta thường sử
dụng trò chơi vận động để chuyển tiếp giữa các hoạt động.
1.1.5. Phân loại TCVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, nên chúng ta có thể phân loại trò chơi vận
động theo các cách khác nhau:
+ Phân loại trò chơi theo hình thức tổ chức hình thức tổ chức, bao gồm:
Trò chơi tập thể, toàn lớp, nhóm tổ và cá nhân.
+ Theo lượng vận động, bao gồm: Trò chơi lượng vận động lớn, vừa và nhỏ
+ Theo năng lực vận động cơ bản, bao gồm: Trò chơi đi bộ, chạy, nhảy,
ném, bò, trườn, trèo.
+ Theo việc giáo dục tố chất thể lực, bao gồm: Trò chơi sức mạnh, sức
bền, tốc độ, linh hoạt.
+ Theo tình huống chơi, bao gồm: Trò chơi có nhiều tình huống, không có
tình huống.
+ Theo việc sử dụng dụng cụ trong trò chơi, bao gồm: Trò chơi tay không
và trò chơi có dụng cụ.
12


+ Theo dụng cụ khác nhau, bao gồm: Trò chơi với bóng, vòng, dây, gậy
gỗ, cầu thăng bằng,…
+ Theo tính chất của trò chơi và chủ đề thể hiện trong trò chơi, bao gồm 2
nhóm: TCVĐ có luật đơn giản và trò chơi vận động mang tính chất của các trò
chơi thể thao, gọi là trò chơi vận động mang tính thể thao.
Trong các cách phân loại TCVĐ nêu trên thì cách phân loại cuối cùng là

phù hợp với trẻ mầm non vì nó bao trùm hết các trò chơi vận động trong chương
trình giáo dục vận động cho trẻ.
- Nhóm trò chơi vận động có luật đơn giản
Nhóm trò chơi này bao gồm các TCVĐ khác nhau về nội dung, phương
pháp tổ chức trẻ, mức độ phức tạp của luật chơi và đặc điểm của nhiệm vụ vận
động. Vì vậy, người ta chia nhóm trò chơi vận động này thành những nhóm nhỏ,
bao gồm: Trò chơi vận động có chủ đề, trò chơi vận động không có chủ đề, trò
chơi vận động vui nhôn giải trí.
+ Trò chơi vận động có chủ đề
Trò chơi loại này được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm vận động
của trẻ, những hiểu biết và những ấn tượng của chúng về cuộc sống xung quanh
như: Nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông, các hiện tượng
thiên nhiên và một số con vật.
Những đặc điểm vận động của các hiện tượng trên là cơ sở để xây dựng
nội dung và quy tắc của trò chơi. Trò chơi vận động có chủ đề có nội dung và
quy tắc chơi. Chủ đề là quy tắc của trò chơi sẽ xác định tính chất vận động của
trẻ trong khi chơi. Có trường hợp trẻ phải chạy nhấc cao đầu gối bắt chước con
ngựa, trong trường hợp khác trẻ phải nhảy như con thỏ, có lúc lại phải biết leo
lên thang giống như các chú công an cứu hỏa,… Như vậy, trò chơi vận động có
chủ đề, các vận động của trò chơi bao giờ cũng mang tính bắt chước. Trẻ tham
gia chơi phải bắt đầu vận động, dừng lại hoặc thay đổi vận động cho phù hợp
với quy tắc của trò chơi. Quy tắc và nội dung chơi có liên quan chặt chẽ với
nhau. Quy tắc xác định hành vi và mối quan hệ qua lại của các trẻ tham gia chơi.

13


Ví dụ: Trong trò chơi mèo đuổi chuột, mèo và chuột có quan hệ với nhau. Mèo
chạy chậm, chuột có thể chạy chậm và ngược lại.
Trò chơi vận động có chủ đề có các vai chơi, nó tạo ra khả năng tác động

đến trẻ thông qua hình tượng nhân vật trẻ đóng vai và thông qua các quy tắc mà
tất cả trẻ chơi phải tuân theo. Các hành động của các vai chơi có mối liên quan
chặt chẽ với nhau như: Nhưng mèo ngủ - chim đi kiếm ăn, mèo thức - chim bay
về tổ trong trò chơi Mèo và chim sẻ.
Trong một số trò chơi vận động có chủ đề thì hoạt động của người chơi lại
được xác định bởi bài ca, đồng ca hay ca dao,… Trong khi chơi trò chơi vận
động có chủ đề, trẻ được vận động một cách tự nhiên, sử dụng nhiều vận động
khác nhau và lặp lại nhiều lần các vận động đó. Nhóm trò chơi vận động có chủ
đề phần lớn là những trò chơi tập thể, số lượng trẻ chơi có thể khác nhau, từ 5
đến 25 trẻ và điều đó cho phép nhà giáo dục sử dụng loại trò chơi này với các
lứa tuổi khác nhau, trong những điều kiện với những mục đích khác nhau.
Tóm lại, trò chơi vận động có chủ đề là những trò chơi có luật. Chủ đề tạo
điều kiện để trẻ nhớ lại và thực hiện theo những động tác nhất định. Quy tắc
chơi hướng tới việc chính xác hóa quá trình chơi và quan hệ trong khi chơi.
+ Trò chơi vận động không có chủ đề
Trong nhóm trò chơi này có các loại trò chơi rất khác nhau về mặt tổ
chức: Loại dành cho nhiều trẻ chơi cùng một lúc như đuổi bắt, thì chạy
nhanh,…; loại dành cho từng nhóm nhỏ, ít trẻ tham gia như các trò chơi với
dụng cụ (ví dụ trò chơi: Ném vòng vào cổ chai, ném bóng vào rổ…) và có những
loại trò chơi trong đó trẻ chơi thi đấu với nhau như chạy tiếp sức, chuyền bóng
tiếp sức,…
Trò chơi vận động không có chủ đề là những trò chơi không có hình ảnh
để trẻ bắt chước. Các phần quy tắc chơi, vai chơi và hành động chơi đều có liên
quan với nhau.
+ Trò chơi vận động không có chủ đề loại đuổi bắt:
Loại trò chơi này rất gần với trò chơi vận động có chủ đề, chỉ khác là
không có hình ảnh nhân vật để trẻ bắt chước, ngoài ra những phần còn lại đều
14



như nhau, đều có quy tắc ; có nhân vật chủ chốt là người chạy, bị bắt ; có hành
động chơi liên quan giữa những trẻ tham gia chơi.
Trò chơi này được xây dựng chủ yếu từ những vận động đơn giản, thường
là vận động chạy kết hợp với vận động bắt hoặc tránh, né. Hành động trong trò
chơi của trẻ chỉ liên quan đến việc thực hiện một nhiệm vụ vận động nào đó
như: Hãy đuổi theo cô, Tìm cờ,…Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó do quy tắc
của trò chơi xác định. Loại trò chơi này áp dụng nhiều đối với trẻ lứa tuổi nhà
trẻ và mẫu giáo bé.
+ Trò chơi vận động không có chủ đề loại thi đua, tranh giải:
Cơ sở của loại trò chơi này là việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định
trong khuôn khổ của quy tắc. Những yếu tố thi đua trong trò chơi thúc đẩy tính
tích cực của trẻ, yêu cầu trẻ thể hiện các yếu tố vận động và phẩm chất ý chí
khác nhau như sức chịu đựng, tính tự lực,…
Có hai hình thức thi đua, tranh giải, bao gồm: Hình thức thi đua cá nhân
và thi đua tập thể: Hình thức thi đua cá nhân thường áp dụng cho trẻ lớp mẫu
giáo nhỡ như: Trò chơi Hãy đổi đồ chơi, Ai chạy nhanh đến cờ,…Trong trò
chơi, trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ vận động tốt hơn cho chính bản thân mình.
Hình thức thi đua tập thể, đồng đội tranh giải, tiếp sức thường dành cho trẻ mẫu
giáo lớn, vì sức chịu đựng của cơ thể trẻ đã đạt ở mức độ cao. Trong trò chơi,
mỗi trẻ phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Vì kết quả chung của tổ phụ thuộc vào
sự nhanh trí của mỗi tổ viên, vào sự nhịp nhàng, phối hợp của tất cả các thành
viên khi vận động.
Ví dụ như: Trò chơi Tổ nào tập nhanh nhất, Chuyền bóng tiếp sức, Cướp cờ,…
+ Trò chơi vận động không chủ đề có sử dụng dụng cụ: Quy tắc của trò
chơi loại này sẽ xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ, cách thức sử dụng dụng
cụ và thứ tự thực hiện vận động.
Mỗi trẻ tham gia chơi sẽ thực hiện hành động chơi chính, không phụ
thuộc vào những trẻ khác, nhưng kết quả của mỗi trẻ chơi lại là động cơ thúc
đẩy trẻ khác thực hiện vận động chính xác hơn phải cố gắng đạt kết quả cao hơn.
Trò chơi này thường được ấp dụng cho trẻ mẫu giáo lớn chơi.

15


Ví dụ: Trò chơi Ném bóng vào rổ, Ném vòng vào cổ chai,…Trẻ tham gia những
trò chơi này phải thực hiện vận động tương đối phức tạp như: Ném, tung, bắt,
lăn bóng, lăn vòng,…
+ Trò chơi vận động vui nhộn, giải trí:
Nhóm trò chơi này thường có nhiệm vụ vận động được thể hiện trong
những điều kiện khác thường và thường có các yếu tố thi đua như: Bịt mắt thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau – đánh tay vào mặt trống, đá bóng xếp dưới
sàn,…Nhảy lò cò tay cầm bóng.
Trò chơi này thường được tổ chức trong những ngày lễ, buổi liên hoan
cho trẻ ở trường mầm non nhằm đem lại sự sảng khoái, không khí vui nhộn, hay
áp dụng cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn.
- Nhóm trò chơi vận động mang tính thể thao
Một số trò chơi vận động có các yếu tố thể thao được sử dụng cho trường
mầm non: Bóng bàn, bóng đá,…Tạo thành một nhóm trò chơi vận động. Đó
chưa phải là những trò chơi thể thao thực sự, vì trẻ chỉ có thể thực hiện một vài
yếu tố kỹ thuật của những trò chơi thể thao. Khi giáo viên hướng dẫn cho trẻ
những trò này, các quy tắc của chúng đã được giản lược.
Tuy nhiên, trò chơi có tác dụng cho trẻ làm quen với hoạt động thể thao,
thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn.
1.2. Đă ̣c điể m tâm lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổ i
Trẻ 24 – 36 tháng tuổi là trẻ có đặc điểm tâm lý đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ. Trẻ muốn học hỏi nhiều hơn và muốn tự làm theo ý mình nhiều
hơn. Điều đó làm xuất hiện ở trẻ nguyện vọng muốn sống và làm việc như người
lớn nhưng sức lực còn quá non nớt. Để thực hiện nguyện vọng này trẻ tìm đến
một số hoạt động, trong đó các công việc của người lớn dù khó đến đâu, dù phức
tạp đến mấy trẻ đều có thể làm được. Trẻ hoạt động mạnh mẽ, rộng rãi hơn với
xung quanh mình. Đặc biệt trẻ thích tham ra trò chơi vận động bắt chước các

hành động, kiểu đi của các con vật (có sự ganh đua). Qua những trò chơi đó các
chức năng tâm lí của trẻ như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, cảm xúc, ý
chí, đặc biệt là chức năng kí hiệu – tượng trưng được phát triển mạnh mẽ; cũng
16


qua đó trẻ học được cách làm người một cách tự nhiên. Cứ thế hoạt động vui
chơi cùng với những hoạt động khác biến trẻ trở thành một con người có những
cơ sở ban đầu của một nhân cách đang phát triển với trí khôn của con người.
Giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có những bước phát triển
mạnh về ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm.
Về ngôn ngữ: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này theo hai
hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói và hình thành ngôn ngữ tích cực
của trẻ.
Nghe hiểu lời nói: Việc hiểu lời nói của trẻ ở giai đoạn này phải gắn với
hành động tình huống cụ thể. Trong nhận thức của trẻ các đồ vật và hành động
với đồ vật chưa thể tách rời khỏi nhau. Chẳng hạn, trẻ hiểu lời nói “đi xe” khi trẻ
nhìn thấy một người đi xe hay chính trẻ đang ngồi trên xe. Bước sang 2 tuổi lời
nói có tác động khởi động có tác dụng lớn hơn lời nói có tác dụng kìm hãm.
Nghĩa là, đứa trẻ bắt đầu thực hiện hành động nào đó theo lời chỉ dẫn dễ dàng
hơn nhiều so với việc ngưng lại hành động mà người lớn buộc thôi làm hay cấm
đoán. Thường thì đến khi lên 3 tuổi việc hiểu lời nói tách rời tình huống cụ thể
được hình thành. Đây là thành tựu quan trọng của trẻ ở lứa tuổi này. Nó giúp trẻ
biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện để nhận thức thế giới.
Hình thành ngôn ngữ tích cực: khi trẻ được 24 tháng tuổi hoạt động với đồ
vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với người xung quanh ngày càng mở rộng,
điều đó kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ tích cực (ngôn ngữ nói). Đây là thời kỳ
phát cảm ngôn ngữ. Thời kỳ này nhịp độ phát triển ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt,
đặc biệt là vốn từ được mở rộng nhanh chóng và phát âm cũng được chính xác hơn.
“Trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Khi trẻ lên 3 ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh

mẽ, trẻ thích nói, thích hỏi… lúc này, lời nói của trẻ thường gắn với quá trình tri
giác và tạo cho mình một cú pháp riêng khác với người lớn. Đến thời kỳ này ngôn
ngữ đã trở thành mọt phương tiện giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để tư
duy về thế giới xung quanh và là phương tiện để phát triển các chức năng tâm lí
khác. Tuy nhiên, không phải sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nào cũng giống nhau và

17


các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: bé gái học nói nhanh hơn bé trai, bé trai học nói
chậm hơn bé gái nhưng lại tỏ ra hiểu lời nói của người khác tốt hơn.
Về mặt trí tuệ: Đến khoảng 3 tuổi, trẻ học được những hành động xác lập
mối quan hệ giữa các đồ vật để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó. Đây là
cơ sở để hình thành những hành động tư duy ở trẻ. Thời kì đầu, việc xác lập mối
quan hệ này thực hiện bằng các phép thử thực tế, trong đó ngẫu nhiên trẻ tìm ra
cách làm như vậy gọi là tư duy trực quan hành động. Tư duy của trẻ ở giai đoạn
này ngang tầm với trí khôn của khỉ trưởng thành J.Piaget gọi trí khôn đó là trí
khôn cảm giác – vận động hay giác động.
Ở giai đoạn này, hoạt động với đồ vật làm xuất hiện ở trẻ một hình thức
sơ khai của tư duy giúp giải quyết nhiệm vụ thực tiễn bằng thay mà tâm lí học
gọi đó là kiểu tư duy trực quan – hành động, về thực chất đây chỉ là các làm mò
mẫm theo phương thức thử và lỗi (ở loài khỉ cũng có kiểu tư duy này). Vào tuổi
lên ba, trẻ đã bắt đầu biết dựa vào những biểu tượng đã ghi lại trong đầu, dựa vào
những kinh nghiệm đã trải qua để phán đoán một điều gì đó. Tâm lí học gọi đó là
kiểu tư duy trực quan – hình tượng, kiểu tư duy này là một trình độ phát triển cao
hơn kiểu tư duy trực quan – hành động, và sẽ được phát triển đầy đủ ở lứa tuổi
mẫu giáo. Có thể nói rằng, ở bước ngoặt ba tuổi, trong quá trình phát triển tư duy
có một sự chuyển biến về chất – chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình
diện bên trong. Đây là lần đầu tiên trẻ biết nghĩ thầm ở trong óc để giải quyết
nhiệm vụ thực tiễn và cũng là lần đầu tiên trẻ biết tư duy theo kiểu người.

Về mặt tình cảm: Song song với sự xuất hiện của ngôn ngữ, sự xuất hiện
của tư duy, tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này là sự xuất hiện tiền đề của sự hình
thành nhân cách. Cùng với những đặc trưng tâm lí trên thì “cái tôi” xuất hiện.
Đây là một mốc son chói lọi trong chặng đường phát triển tâm lý của trẻ. Nó
đánh dấu một bước trưởng thành một sự “nhảy vọt” về chất (từ không đến có)
của trẻ. Ý thức xuất hiện, tự ý thức xuất hiện giúp trẻ không chỉ nhận ra mọi thứ
xung quanh mà còn nhận ra “tôi là ai?”, “con gái hay con trai?”, “tôi có thẩm
quyền gì với những người xung quanh?”, tôi là…tôi là… Chính vì “choáng
ngợp” trước “cái tôi” lần đầu tiên xuất hiện đó đã khiến trẻ thấy mình thật “phi
18


thường”. Mình được mọi người yêu thương, được mọi người quan tâm, được
chăm sóc… và là trung tâm của gia đình. Sự “ngưỡng mộ” về bản thân khiến
đứa trẻ nghĩ: Mình có thể làm được như người lớn, và trẻ “muốn” và “đòi” làm
như người lớn. Nhưng thật mâu thuẫn vì trẻ không thể “tự mình làm như người
lớn”, hơn nữa trẻ lại luôn bị người lớn “ngăn cấm” khiến trẻ cảm thấy vô cùng
“ấm ức”. Điều đó trong tâm lý học gọi là hiện tượng “khủng hoảng tuổi lên 3”.
Về thực chất đây là cuộc khủng hoảng của nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng
được làm người lớn của trẻ với khả năng của chúng…mâu thuẫn này tất yếu
phải xảy ra, đánh dấu một bước trưởng thành về trình độ tâm lý của trẻ, nhưng
nếu người lớn không ý thức được, không hiểu đầy đủ và có những giải pháp hỗ
trợ trẻ thì sẽ khiến thời kỳ khủng hoảng của trẻ kéo dài hơn và để lại hậu quả
nặng nề ở những giai đoạn sau trong cuộc đời của trẻ.
Dấu hiệu đầu tiên của sự hình thành nhân cách là sự “tự hình thành ý
thức”. Lúc này, trẻ bắt đầu tự ý thức được mình là một con người riêng biệt,
khác với người xung quanh. Trẻ ý thức được về bản thân mình, từ đó nảy sinh ý
muốn và hành động phân biệt mình với người khác, nhận ra giới tính của mình,
hiểu cơ thể mình… Bước cao hơn của sự tự ý thức là trẻ tự nhận xét, đánh giá
được mình. Thông qua cách đánh giá của người lớn, trẻ mong muốn hiểu được

bản thân mình trong quá khứ và mong muốn về mình trong tương lai.
Bước sang tuổi lên 3, khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý
thức về những khả năng của bản thân mình, đồng thời cũng xuất hiện những thái
độ mới với người lớn. Muốn độc lập, muốn mình như người lớn và làm những
việc như người lớn. tính đọc lập xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn hành động độc
lập là rất lớn, để khẳng định mình. Nhu cầu tự khẳng định mình là một động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy bước sang một giai đoạn phát triển mới. Đây là một dấu hiệu
của sự trưởng thành. Nhưng cùng với nó, ở trẻ lên 3 lại xuất hiện tính bướng
bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự làm tất cả. Đồng thời, đứa trẻ muốn có thẩm
quyền với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình. Do đó, tính ích kỷ
càng có dịp phát triển, các nhà tâm lý học gọi đó là hiện tượng khủng hoảng tuổi
lên 3. Biểu hiện tập trung của cuộc khủng hoảng này là các đặc điểm trong tính
19


×