Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo thực tập doanh nghiep (Đại Học Đà Lạt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 24 trang )



LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, thông tin liên lạc đặc biệt là thông tin di
động là một lĩnh vực quan trọng và không ngừng phát triển. Nó là nền tảng
để các ngành khác trong nền kinh tế quốc gia phát triển. Để đáp ứng được
nhu cầu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng thuê bao như hiện nay
của quốc gia đòi hỏi ngành thông tin và truyền thông phải mở rộng, nâng cấp
và phát triển mạng di động ngày một rộng lớn và đáp ứng các kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại. Và với việc phát triển như vậy, để tạo cho sinh viên năm cuối
như chúng em có kinh nghiệm áp dụng thực tế về chuyên ngành Điện tửViễn thông mà chúng em đang theo học, khoa Vật Lý, trường Đại Học Đà
Lạt đã tổ chức cho sinh viên chúng em được đi thực tập thực tế tại các doanh
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Lâm Đồng.
Với đợt thực tập doanh nghiệp tại Công Ty Thông Tin Di Động Khu
Vực IV- Mobifone Lâm Đồng, em đã được phân công về Tổ kỹ thuật, cùng
với sự giúp đỡ của các anh kỹ sư trong Tổ kỹ thuật trong công ty đặc biệt là
anh Trần Hải Bằng đã nhiệt tình trình bày các vấn đề, nội dung và phân công
công việc trong suốt quá trình thực tập, từ đó là tiền đề giúp chúng em có thể
hoàn thành tốt trong đợt thực tập tại công ty .
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về công ty thông tin di động Mobifone.
- Chương 2: Cấu trúc trạm BTS của Mobifone Lâm Đồng.
- Chương 3: Quy trình lắp đặt, bảo dưỡng và phát sóng trạm BTS.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :


Các thầy các cô ở Khoa Vật Lý – Trường Đại Học Đà Lạt đặc biệt là
thầy Nguyễn Hữu Lộc đã truyền đạt cho chúng em nhiều kinh nghiệm
và kiến thức để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập doanh nghiệp
cuối cùng này.





Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung Tâm Thông tin Di Động Khu
vực VI- Mobifone Lâm Đồng, các anh chị trong Tổ Kỹ Thuật Viễn
thông Đà Lạt đặc biệt là anh kỹ sư Trần Hải Bằng,anh Thảo, anh Thọ,
anh Nguyên và anh Trí đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và hướng


dẫn tận tình cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Do thời gian, khuôn khổ báo cáo không nhiều cũng như những hạn
chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót,
hạn chế trong báo cáo này. Em rất mong được sự hướng dẫn, dạy bảo thêm
của các thầy cô của trường, các anh kỹ sư của Trung Tâm. Đó là những kinh
nghiệm quí báu giúp em trưởng thành hơn trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


GVHD : Kỹ sư Trần Hải Bằng.



SV

: Nguyễn Phạm Anh Khoa.




QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


Lên khoa Vật Lý – trường Đại Học Đà Lạt:




7h sáng thứ 2 ngày 16/11 tất cả sinh viên có mặt đúng giờ trên khoa
gặp Thầy Lộc để được thầy dặn dò, lưu ý những điều quan trọng trong
đợt thực tập và đồng thời nhận giấy giới thiệu thực tập ở các doanh
nghiệp mà ta thực tập.

Thực tập thực tế tại trung tâm Thông tin Di động KV VIMobifone Lâm Đồng.( 2 tuần từ ngày 16/11 đến ngày 28/11).
• 8h thứ 2 ngày 16/11 sinh viên được chia ra 2 nhóm, và em được điều
đến đơn vị thực tập là Tổ kỹ thuật Viễn thông Đà Lạt.


+ Số lượng các anh trong tổ kỹ thuật là 5 kỹ sư.
+ Tổ trưởng : Giám đốc Kỹ sư Trần Hải Bằng.
+ Trung tâm được chia thành hai tổ kỹ thuật đó là Tổ Viễn
thông Bảo Lộc và Tổ Viễn thông Đà Lạt.


Bắt đầu thứ ba ngày 17/11 Bốn sinh viên Luật, Ly, Khoa, Tích được
phân công đi thực tập trực tiếp cùng với sự hướng dẫn và phân công
của anh Thảo theo lịch phân chia mỗi ngày 2 sinh viên, có bữa điều 34 sinh viên nhầm đáp ứng nhiệm vụ của các anh trong công ty giao
phó.



Lịch cụ thể như sau:

Tuần
Tuần 1

Thứ 2
Lên khoa
VL

Thứ 3
Ly - Luật

Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Khoa-Luật- Ly –Luật Tích Tích
Khoa

Tuần 2

Luật - Tích

Khoa -Tích Khoa –
Tích-Luật

KhoaLuật

Tích – Ly –
Luật




Công việc trong đợt thực tập.



Bữa đầu tiên chúng em được nghe anh Trần Hải Bằng giới thiệu về
các nội dung chính và kiến thức cần có ở tổ kỹ thuật là:



Điều lưu ý quan trọng ở các trạm BTS là các mạch nguồn, cung cấp
điện cho các thiết bị Viễn thông.



Kiểm tra định kỳ và tham gia phụ các anh trong tổ kỹ thuật ở mỗi
trạm BTS trong thời gian sắp tới.



Tìm hiểu sâu về hệ thống BTS đang hoạt động tại VNS Mobifone
Lâm Đồng.



Tìm hiểu về tủ GMS, tủ 3G (cụ thể là tủ RBS 3418 của Ericsson)



Sau đây là các trạm BTS trong địa bàn khu vực Lâm Đồng mà em
được tiếp xúc và thực hiện các công việc bảo dưỡng:





Trạm BTS ở chợ Hòa Bình
+ Trạm được đặt trong khách sạn gần khu vực rạp chiếu
phim.
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là: Vệ
sinh trạm, đo đạc và kiểm tra các bình ác quy, đồng thời
dùng máy tính kiểm tra các sự cố.



Trạm BTS ở Nguyễn An Ninh
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
Quét dọn vệ sinh trạm, kiểm tra nguồn điện, thay các bình ác
quy bị hết điện.



Trạm BTS ở Hoàng Hoa Thám.
+ Trạm được đặt trong nhà dân.
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
gắn áp phích phòng cháy chữa cháy, kiểm tra máy phát điện,
thêm xăng cho máy phát điện.



Trạm BTS ở Prenn-LDDA25.
+ Đây có lẽ là trạm xa nhất mà em được đi.

+ Trạm này mới tu sửa và xây lại.
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
thêm nhiệt kế, dán áp phích, thay các bình Ác quy, dọn dẹp
bụi bặm của các thiết bị Viễn Thông, nối lại dây cáp bị đứt.



Trạm BTS ở Hồ Tuyền Lâm.
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
Dán áp phích phòng cháy chữa cháy, kiểm tra máy phát
điện, thêm xăng cho máy phát điện.



Trạm BTS ở Đoàn Thị Điểm


+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
Dọn vệ sinh, kiểm tra máy móc.


Trạm BTS ở Đào Duy Từ -LDDA 16
+ Trạm này được tích hợp cả 2 băng tần GSM 900/1800 và là 1
trong những trạm Viba của Đài Viễn Thông Miền Đông tại Đà
Lạt.
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:

Dọn vệ sinh, kiểm tra máy móc.



Trạm BTS ở Phường 10
+ Nhiệm vụ và công việc chính ở các ở trạm BTS này là:
Dọn vệ sinh, kiểm tra máy móc.
.



Việc bảo dưỡng, kiểm tra, dọn vệ sinh ở mỗi trạm được thực hiện 1
tháng ít nhất 1 lần cho mỗi nơi.



Ngoài các công việc đi trực tiếp xuống các trạm chúng em còn làm
các công việc văn phòng : Thực hiện ghi chép các bản báo cáo chi tiết
hư hỏng hay vẫn vận hành tốt với câu trả lời OK hoặc NOK về các
thiết bị máy móc ở mỗi trạm BTS.




Công việc ở nhà sau 2 tuần thực tập và quan sát thực tế:
Được Anh Trần Hải Bằng gửi gmail 2 file tài liệu bằng Tiếng Anh
gồm:



Thiết bị 2G Alcatel.




Thiết bị 3G Ericsson.
Để chúng em dịch, nguyên cứu và tìm hiểu về các loại thiết bị Viễn
thông hiện đang được sử dụng ở mỗi trạm BTS của Mobifone- Lâm
Đồng, qua đó làm báo cáo đợt thực tập thực tế vừa rồi.


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI
ĐỘNG MOBIFONE.


Lịch sử phát triển.

Công ty thông tin di động (VMS) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào
ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai
thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone,
đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực
hoạt động của Mobifone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới
và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin.
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông
Đinh Văn Phước.
- 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực I và II.
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) thành lập Trung tâm
Thông tin di động Khu vực III.
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính
Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức
về việc cổ phần hóa Công ty Thông tin di động. Ông Lê Ngọc Minh lên làm
Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ

hưu).
- 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV.
- 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15
năm thành lập Công ty Thông tin di động, Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá
trị Gia tăng.
- Tính đến tháng 4/2008, Mobifone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị
phần thuê bao di động tại Việt Nam.
Mobifone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất
tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải
thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam
Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt là trong năm
2009, MobiFone vinh dự nhận giải thương Mạng di động xuất sắc nhất năm
2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam trao tặng.


Cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có 20 Phòng, Ban chức
năng và 20 đơn vị trực thuộc khác bao gồm 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại
9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa
phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin
MobiFone, Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng


lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa
thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.
Ngoài ra, MobiFone có ba công ty con bao gồm Công ty cổ phần Dịch vụ
kỹ thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone toàn cầu và
Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone.

Văn phòng Tổng Công ty viễn thông MobiFone: Tòa nhà MobiFone Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1 có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu
trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối
với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát
triển của Tổng Công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone - Duy Tân, số 5/82 đường Duy Tân, Quận
Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 2 có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí
Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty
cung cấp đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế
hoạch phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: MM 18, đường Trường Sơn, phường 14, Quận 10, TP. HCM.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 3 có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu
trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp đối
với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch phát
triển của Tổng Công ty trên khu vực miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 4 có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp
đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công tytrên địa bàn các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện
Biên, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc.
Địa chỉ: 414, đường Mê Linh, phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 5 có trụ sở chính tại Hải Phòng,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp
đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công tytrên địa bàn các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh,

Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang.
Địa chỉ: Số 8, lô 28 A, Lê Hồng Phong, Q. Ngô Quyền, TP. Hải
Phòng.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 6 có trụ sở chính tại Nghệ An,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp
đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công ty trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà


Tĩnh, Quảng Bình.
Địa chỉ: 10, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hưng Bình, Tp.
Vinh, tỉnh Nghệ An.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 7: có trụ sở chính tại Khánh Hòa,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp
đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công tytrên địa bàn các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc
Lắc, Đắc Nông, Khánh Hòa.
Địa chỉ: Số 21, Hai Bà Trưng, phường Xương Huân, TP. Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8: có trụ sở chính tại Bình Dương,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp
đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công tytrên địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Long An
Địa chỉ: 22/8 Nguyễn Ái Quốc, Phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa,
Đồng Nai.
Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 9: có trụ sở chính tại Cần Thơ,
chịu trách nhiệm kinh doanh toàn bộ các dịch vụ do Tổng công ty cung cấp

đối với tất cả các nhóm khách hàng theo mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch
phát triển của Tổng Công tytrên địa bàn các tỉnh: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Địa chỉ: 06 Hòa Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Trung tâm Viễn thông Quốc tế: Có nhiệm vụ Quản lý, kinh doanh dịch
vụ viễn thông quốc tế; Đề xuất đầu tư, giải pháp, thiết bị và ứng dụng để
phát triển dịch vụ kinh doanh quốc tế; Điều hành định tuyến lưu lượng;
Quản lý, kinh doanh dịch vụ Chuyển vùng quốc tế; Duy trì và bảo đảm chất
lượng dịch vụ viễn thông quốc tế.
Trung tâm Quản lý, điều hành mạng (NOC) có chức năng, nhiệm vụ:
Quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn và cơ sở hạ tầng lắp đặt
thiết bị phần mạng lõi; Điều hành công tác xử lý sự cố phần mạng lõi; Tối ưu
đảm bảo chất lượng các hướng lưu lượng và dịch vụ cung cấp tới khách
hàng; Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an
toàn an ninh.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MobiFone có chức năng, nhiệm
vụ: Nghiên cứu, phát triển công nghệ ; ứng dụng các kết quả nghiên cứu,
phát triển, các giải pháp khoa học công nghệ mới tại Tổng công ty; Thiết kế,
phát triển và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, dịch vụ giá trị gia
tăng, dịch vụ công nghệ thông tin..; Nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất
lượng các sản phẩm, dịch vụ hiện có với chất lượng và giá thành tối ưu; Tổ
chức hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ đã được giao ; tiến
hành các hợp tác liên kết nghiên cứu khoa học công nghệ với các doanh
nghiệp; Thực hiện tư vấn về chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,...
tư vấn về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ cho nội bộ Tổng công ty và các đơn


vị ngoài.
Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone có

chức năng, nhiệm xây dựng và triển khai các phương án kinh doanh, chính
sách kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng, data; hợp
tác kinh doanh với các đối tác cung cấp nội dung,...
Trung tâm Công nghệ Thông tin MobiFone có chức năng, nhiệm vụ
sau: Chủ trì nghiên cứu, sản xuất, phát triển mới các phần mềm ứng dụng
Công nghệ thông tin phục vụ các đơn vị, khách hàng trong và ngoài Công
ty; Nghiên cứu các hệ thống phần mềm của Công ty do đối tác đang triển
khai, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới làm chủ hệ thống, chủ trì tối
ưu, nâng cấp, mở rộng các tính năng của hệ thống; Nghiên cứu, cập nhật và
thử nghiệm công nghệ. Đề xuất phương án sử dụng công nghệ mới trong
lĩnh vực công nghệ thông tin; Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, và triển khai
các giải pháp công nghệ trọn gói cho các khách hàng trong và ngoài Công
ty; Cung cấp dịch vụ phần mềm: tích hợp hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì,
tối ưu, đào tạo... cho khách hàng trong và ngoài Công ty.
Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone có
chức năng, nhiệm vụ sau: Lắp đặt, sửa chữa thiết bị viễn thông và các thiết
bị phụ trợ khác; Đo kiểm chất lượng mạng lưới; cung cấp số liệu phục vụ
công tác tối ưu của các đơn vị trong Công ty; Nghiên cứu, thử nghiệm các
giải pháp, công nghệ, ứng dụng kỹ thuật.
Trung tâm Tính cước và Thanh khoản MobiFone có chức năng,
nhiệm vụ khai thác hệ thống tính cước tập trung và các hệ thống công nghệ
thông tin nội bộ của Tổng Công ty để phục vụ cho công tác kỹ thuật mạng
lưới và cung cấp số liệu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
Công ty
Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone có chức năng, nhiệm vụ tư vấn
đầu tư, xây dựng chuyên ngành thông tin di động, thông tin, viễn thông cho
các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty.
Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam có chức
năng, nhiệm vụ: Quản lý, vận hành khai thác bảo dưỡng thiết bị, truyền dẫn
và cơ sở hạ tầng mạng vô tuyến; Điều hành công tác xử lý sự cố các trạm

phát sóng thuộc địa bàn miền Bắc; Tối ưu vùng phủ sóng đảm bảo chất
lượng mạng phục vụ khách hàng theo yêu cầu của các Công ty kinh doanh;
Phối hợp đơn vị trong công tác phát triển mạng, triển khai dịch vụ mới, an
toàn phòng chống lụt bão.


CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TRẠM BTS CỦA MOBIFONE
LÂM ĐỒNG.
Trong quá trình thực tập tại Tổ kỹ thuật em được đi khảo sát nhiều
trạm BTS trong khu vực, gần có xa có, xa nhất có lẽ là trạm BTS ở dưới
Prenn, Hồ Tuyền Lâm,... Qua mỗi trạm chúng em được trực tiếp phụ với
mấy anh trong công ty làm những công việc như : kiểm tra nguồn, phụ các
anh vận chuyển các bình Ác Quy, máy phát điện, và viết báo cáo kết quả
kiểm tra được ở các trạm. Qua đó em đã biết qua cấu trúc cơ bản của một
nhà trạm BTS Mobifone gồm những phần sau:
- Thiết bị nguồn: tủ nguồn AC, DC của hãng Delta.
- Thiết bị 2G: Alcatel 9100 BTS.
- thiết bị 3G: dùng tủ RBS 3418 của Ericsson.
- Thiết bị truyền dẫn: truyền dẫn quang.
- Nhà trạm: ổn áp, 2 máy điều hòa, hệ thống feeder, anten.
Hình 1: Tủ Alcatel 9100 BTS
Hình 2: truyền dẫn viba số.
Hình 3: Thiết bị 3G RBS 3418
.


Hình 4 :Hệ thống nguồn.




GIỚI THIỆU VỀ BTS A9100 ALCATEL.



Khái niệm về BTS.

BTS là một thiết bị dùng để phát tín hiệu ra môi trường vô tuyến đến các
máy dị động và thu tín hệu từ các máy di động cũng thông qua môi trường
vô tuyến. Nó thông tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um và kết
nối với bộ điều khiển trạm góc BSC(Base Station Controller) thông qua giao
diện Abis.


Vị trí BTS trong hệ thống GSM.

Sơ đồ dưới mô tả vị trí của BTS trong hệ thống mạng GSM. Các BTS được
đặt khắp nơi trong vùng có kế hoạch phủ sóng và nó được kết nối tới bộ điều
khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller). Ngoài ra vị trí của BTS còn
phụ thuộc vào cấu hình kết nối tới BSC, chẳng hạn như có các cấu hình sau:
-Sectorised configuration.
-Multipion configuration.
-Chain configuration.
-Star configuration.
Sơ đồ cấu Trúc mạng GSM



Phân loại BTS.

Thiết BTS bị mà công ty ta sử dụng ở khu vực phía nam là loại thiết bị

A9100 của hãng ALCATEL nó gồm có 2 loại chính đó là:


MBI.

Là loại BTS dùng trong phòng kín, trong loại BTS nầy lại chia thành 2
dạng, đó là dạng nhỏ MBI3, nó chỉ gồm có 3 subrack với trọng lượng lớn
nhất là 150kg; loại còn lại là MBI5 nó gồm có 5 subrack với trọng lượng tối
đa là 270kg. Kích thước và hình dạng được được mô tả như sau:


Vị trí của các khối được lắp đặt trên mỗi Slot trong từng Subrack được
tính như sau: Vị trí = 16(quy định) x số Subrack + Slot. Note: Mỗi Subrack
chứa TRE cần phải có quạt gắn thêm.
Ngoài những subrack chính dùng để lắp đặt những thiết bị chính của BTS
thì nó còn có những khe nhỏ xen giữa những subrack dùng để lắp đặt các
quạt để làm mát cho thiết bị của BTS và một khu vực dùng cho việc đấu nối
cáp tín hiệu và cáp cảnh báo cho BTS.


MBO.

Là loại BTS có thể đặt ở ngoài trời và cũng giống như BTS MBI nó cũng
có 2 dạng là MBO1 với trọng lượng lớn nhất là 255kg và MBO2 là dạng mở
rộng của MBO1 với trọng lượng tối đa là 425kg. Kích thước và hình dáng
được mô ta mô tả như sau:

Cũng tương tự như MBI, MBO cũng có những tầng quạt và khu vực
dùng để đấu nối cáp tín hiệu và cáp cảnh báo. Ngoài ra nó còn có thêm các
khu vực dùng để lắp đặt ắc qui và những khu vực dùng cho việc lắp đặt các

thiết bị truyền dẫn.


Cấu trúc và chức năng các khối của Alcatel 9100 BTS.

Các khối chức năng chính được tích hợp trong 3 khối thiết bị: SUMA,
TRE, ANC. 3 khối này nằm trong một subrack là STARS.
Hình 1.4 : sơ đồ các khối chính.
- Abis: Giao diện BTS-BSC.
- SUM: Station unit module.


- Trans: Khối truyền dẫn.
- Clock: Xung clock.
- OMU: Đơn vị hoạt đông và bảo dưỡng.
- TRE: Thiết bị thu phát.
- AN: Anten network.
- BTS-TE: BTS terminal (local maintenance terminal).
1.4.1. Khối SUMA ( Station Unit Module).
- XCLK (External clock): là đồng hồ bên ngoài
- CLKI: là hệ thống đồng hồ chủ được phân phối tới TRE vàAN
- MMI: thông qua serial link để kết nối tới BTS – Terminal, thực hiện quản
lý lỗi…, tác động trực tiếp đến hệ thống bằng một số lệnh đơn giản.
- XBCB: External BTS control bus
- BCB: BTS control bus (trạng thái, cấu hình, cảnh báo…)
- BSII: mang thông tin TCH, RSL, OML,IOM-CONF
- SUMA: là khối trung tâm của một BTS, một BTS chỉ có một SUMA bất kể
số sector và TRX là bao nhiêu.
Những chức năng SUMA:
- Quản lý link truyền dẫn Abis (lên đến 2 giao diện Abis)

- Tạo xung đồng hồ cho tất cả các modul BTS, các đồng hồ này có thể
được đồng bộ từ một đồng hồ tham chiếu bên ngoài: Abis link, GPS, BTS
khác, có thể được tạo ra trong kiểu xung rỗi bởi một bộ phát tần số bên
trong.
- Thực hiện chứng năng vận hành và bảo dưỡng cho BTS
- Quản lý ghép các dữ liệu TCH, RSL, OML, QMUX
BTS

- Điều khiển chức năng AC/DC khi chúng được tích hợp bên trong
- Điều khiển nguồn (dung lượng, điện áp, nhiệt độ)
- Thiết lập điện áp và dòng cho việc nạp pin.

1.4.2. Khối TRE ( Transceiver Equipment).


- RFI: giao diện này được sử dụng để loop vòng
- PSI: giao diện này để cung cấp nguồn
- PRI: Power Supply & Remote Interface được sử dụng để phân phối nguồn.
- CUI: giao diện này được sử dụng để thâm nhập trực tiếp đến các thành
phần khác nhau của TRE (truyền dữ liệu điều khiển, cấu hình giữa TRED và
TREA) - CUI cũng mang những tín hiệu đồng hồ tham chiếu đến các thành
phần của TRE
- I2CE: giao diện này được sử dụng để TRED nhận dữ liệu được lưu trữ trên
TREA
- RCD: giao diện này được sử dụng để thông báo việc kiểm tra tín hiệu DC
từ giao diện RFI (TREA) đến TRED
- ADR (Addressing)
- DEBUG: giao diện này được sử dụng trong suốt quá trình phát triển để
kiểm tra các TRE (từ MMI) Modul TRE thực hiện những chức năng
Telecom.

Chức Năng Các Khối Trong TRE:


TRED:

Hệ thống TRED chiệu trách nhiệm về phần số của TR:
+ Xử lý điều khiển và báo hiệu, nó chịu trách nhiệm quản lý các chức
năng O&M của TRE.
+ Ghép kênh, nhảy tần, mật mã và giải mật mã.
+ Mã hoá (DEC).
+ Giải điều chế (DEM).
+ Mã hoá và phát (ENCT).
+ Đầu cuối BCB.


TREA:
+ Điều chế.
+ Điều khiển và biến đổi cao tần phần phát (TXRFCC).
+ Tổng hợp phần phát (TXSYN).
+ Biến đổi trung tần phần thu (RXIF).
+ Tổng hợp phần thu (RXSYN).


+ Giải điều chế trung tần (ISD).
+ RF loop.
+ TRE PA board bao gồm bộ khuếch đại công suất, nó đảm nhiệm
khuếch đại công suất tín hiệu cao tần bởi TXRFCC. Nó cũng cung cấp
VSWR và kiểm tra nguồn, RF loop.



TREP: Cung cấp nguồn cho TRE (DC/DC).

1.4.3. Khối ANC ( antenna Network Combiner).
ANC kết nối 4 máy phát đến 2 antenna. Phân phối tín hiệu nhận được
từ mỗi antenna đến 4 máy thu (thu thường và thu phân tập) Modul này bao
gồm 2 cấu trúc giống nhau, mỗi cấu trúc bao gồm:
+Antenna: nó có chức năng là phát sống ra môi trường vô tuyến và
thu sống từ máy di động phát đến.
+ Một khối duplexer: dùng để kết hợp hai hướng phát và thu trên cùng
một antenna.
+ Một khối LNA: khối nầy có chức năng khuếch đại tín hiệu mà
antenna thu được lên mức đủ lớn để cho TRE có thể xử lí được.
+ Hai khối Spliter: khối này có chức năng tách tín hiệu thu của 2 TRE.
+ WBC: bộ này có chức năng kết hợp hai đường phát lại với nhau để
đi trên cùng một đường đến bộ duplexer. Thực tế ta chỉ dùng bộ này khi ta
dùng hơn 2 TRX trên cùng một sector, nếu không dùng kết hợp thì ta phải
gở cầu ra và kết nối trực tiếp với duplexer mà không thông qua bộ WBC.
Khi qua bộ ANC tín hiệu sẽ bị suy hao là 3.3dBm.


Nguyên lý hoạt động của BTS.



Tín hiệu từ BSC gửi đến.

- Tín hiệu từ BSC đưa tới BTS thông qua giao diện Abis trên đường
truyền PCM
gồm có các tín hiệu sau:
· Tín hiệu thoại TCH (traffic channel).

· Tín hiệu báo hiệu RSL (radio signalling link).
· Tín hiệu vận hành bảo dưỡng OML (operation maintenance link).
· Tín hiệu truyền dẫn Qmux.
- Các tín hiệu này được phân bố trên khung PCM. Các tín hiệu này
đầu tiên được đưa đến khối SUMA (khối Tranmission sẽ đảm nhiệm phần


này), sau đó nó đưa đến các khối chức năng khác để xử lý như sau:
· Tín hiệu Qmux (lưu giữ mã điểm của trạm để hệ thống có thể nhận biết
trạm)
được kết cuối tại phần truyền dẫn, để thực hiện quá trình điều khiển truyền
dẫn. Thông tin Qmux được ghép chung với thông tin OML trên cùng một
TS.
· Các tín hiệu về vận hành bảo dưỡng thì kết cuối tại khối OMU, khối
nhận
thông tin O&M, xử lý và đưa ra các lệnh liên quan đến quá trình vận hành
bảo
dưỡng.
· Các tín hiệu về lưu lượng và báo hiệu sẽ được đưa đến khối TRE ở đây
sẽ thực
hiện các chức năng xử lý số băng gốc (mã hóa thoại, mã hóa kênh truyền,
đan
xen, mật mã ..) và analog vô tuyến (điều chế vô tuyến). Sau đó tín hiệu được
đưa đến ANC để kết hợp với các tín hiệu của các TRE khác để đưa lên
antenna rồi phát ra môi trường vô tuyến.



Tín hiệu thu từ máy di động MS.
Hình 1.5.2: sơ đồ tín hiệu thu, phát tại BTS.


Tín hiệu thu được từ MS qua antenna của BTS (thu phân tập để đảm
bảo tín hiệu tốt nhất cho TRE xử lý) và sau đó được truyền xuống khối
ANC, khối này sẽ lọc, khuếch đại tạp âm thấp(LNA), phân chia tín hiệu (thu
phân tập), sau khi được xử lý ở khối ANC tín hiệu tiếp tục được đưa đến
TRE, đây là khối chịu trách nhiệm chủ yếu về quá trình giải điều chế vô
tuyến, giải mã, giải mã hoá kênh và giải mã hóa thoại. Tín hiệu sau đó được
đưa đến khối SUMA tại đây nó thực hiện quá trình ghép các tín hiệu lại trên
khung PCM, quá trình này được thực hiện tại phần truyền dẫn (transmission)
sau đó qua giao diện Abis sẽ gởi đến BSC.


Một số cấu hình thực tế.

Đối với việc đấu cấu hình cho các loại tủ 9100 thiết bi Alcatel, bridge
có vai trò quan trọng. Bridge có chức năng kết nối đầu ra của wide band
combiner (WBC) với duplexer. Khi 2 TRE được dùng trên 1 port anten thì
phải dùng WBC và bridge, khi chỉ dùng 1 TRE trên 1 port anten thì không
cần
dùng
WBC

bridge.
Chú ý: Nếu 1 cell dùng cấu hình 3 thì có 1 port được cấu hình 2 TRE, 1 port
được cấu hình 1 TRE để công suất phát của các TRE như nhau nên dùng
WBC và bridge trên cả 2 port.





Hướng dẫn xử lý lỗi.



CELL [43] LOSS-OF-ALL-CHAN [3].
- Loại cảnh báo: Nhóm lỗi suy giảm chất lượng mạng.
- Nguyên nhân: Tất cả các timeslot bộ thu phát của một BTS không
dùng được cho mục đích thông tin liên lạc, nguyên nhân có thể do:
· Lỗi truyền dẫn.
· Lỗi BSC.
· Lỗi RSL/TRE.
- Độ ảnh hưởng: Trạm mất dịch vụ
- Cách xử lý:
· Kiểm tra, xử lý các cảnh báo liên quan tới BTS.
· Kiểm tra, xử lý các cảnh báo truyền dẫn.
· Kiểm tra, xử lý các cảnh báo BSC liên quan.
· Nếu tất cả các cell đều bị thì reset BTS.
· Xác đinh các RSL/TRE lỗi trong cửa sổ USD để lock/unlock
RSL/TRE bị lỗi, nếu không hết thì reset các TCU liên quan của BSC.
· Lock/unlock cell trong RNUSM.
· Lock/unlock RA.
· Xóa/tạo lại cell.



RX-TX [10] ANTENNA-VSWR-URGENT [12].
- Loại cảnh báo: Lỗi trạm.
- Mô tả: Cảnh báo liên quan tới việc giám sát tỷ số sóng đứng VSWR
của anten.
- Nguyên nhân:

· Kết nối của các đầu connector chưa tốt: Lỏng, hở.
· Hệ thống feeder bị móp, méo, bị nước vào.
· Lỗi anten, TRE, ANC
- Độ ảnh hưởng: Ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
- Cách xử lý:
· Lock/unlock ANC.
· Kiểm tra ngưỡng tỷ số sóng đứng VSWR. Nếu phát hiện không
đúng thì tiến hành cài đặt lại ngưỡng VSWR.
· Dùng máy đo bird để kiểm tra hệ thống feeder, connector lên
anten.



RX-TX [10] ANTENNA-VSWR-WARNING [11].
- Loại cảnh báo: Nhóm lỗi suy giảm chất lượng mạng.
- Mô tả: Cảnh báo liên quan tới việc giám sát tỷ số sóng đứng VSWR
của anten.
- Nguyên nhân:
· Kết nối của các đầu connector chưa tốt: Lỏng, hở.
· Hệ thống feeder bị móp, méo, bị nước vào.
· Lỗi anten, TRE, ANC


- Độ ảnh hưởng: Trạm có thể mất dịch vụ.
- Cách xử lý:
· Lock/unlock ANC.
· Kiểm tra ngưỡng tỷ số sóng đứng VSWR. Nếu phát hiện không
đúng thì tiến hành cài đặt lại ngưỡng VSWR.
· Dùng máy đo bird để kiểm tra hệ thống feeder, connector lên
anten.


II. THIẾT BỊ DI ĐỘNG 3G ERICSSON:

Dùng tủ RBS3418, tủ RBS3418 cũng thuộc họ RBS3000 của Ericsson, là
loại tủ phân tán, có thể lắp tối đa 6 RRU.
II.1. Các đặc tính của RBS3418.
- Có thể cài đặt mà không tốn nhiều diện tích.
- RRU có thể đặt sát Anten, giảm được suy hao Feeder và công suất
tiêu thụ
- Giao diện quang giữa MU và RRU cho phép kết nối ở khoảng cách
xa hơn, linh hoạt trong quy hoạch mạng.
- Hỗ trợ cấu hình tối đa là 6x1 hoặc 3x2 với công suất tối đa của mỗi
RRU có thể đạt đến 60w.
- Hỗ trợ HSPA, sẵn sàng cho các thế hệ kế tiếp của HSPA.
- Hỗ trợ nhiều băng tần khác nhau.
- Hỗ trợ nhiều chuẩn truyền dẫn khác nhau kể cả IP.
II.2. Kiến trúc phần cứng của RBS3418.
Phần cứng của RBS3418 có 2 khối chức năng chính là: MU (main Unit) &
RRU
(Remote Radio Unit).
II.2.1.MU (main Unit).
Bao gồm các khối sau:
- Fan Unit (Số lượng 1): Chức năng làm mát cho Subrack
- PDU/PSU (Power Distribution Unit/ Power Supply Unit) (Số lượng 1):
MU có thể sử dụng 1 PDU hoặc 1 PSU để cấp nguồn.
· PDU sử dụng để cấp nguồn -48V DC cho CBU và Fan Unit.
· DC-PSU chuyển đổi nguồn +24V DC thành nguồn -48V một chiều
để cấp cho CBU và Fan Unit.
· AC-PSU chuyển đổi nguồn AC đầu vào thành nguồn -48V DC để
cấp cho

CBU hoặc Fan Unit.
- CBU (Control Base Unit) (Số lượng 1): Là khối xử lý trung tâm của
RBS thực
hiện nhiệm vụ chính là điều khiển các chức năng của RBS và các Card thông
qua


bộ xử lý của các Card đó. Về cấu trúc phần cứng hoàn toàn giống với Card
CBU
của RBS3206 chỉ khác phần mềm.
- TXBs (Transmitter Boards) (Số lượng từ 1-2): Card phát băng gốc, hỗ
trợ HSPA, hỗ trợ tài nguyên CE. Card TXB bao gồm bộ phát băng gốc làm
nhiệm vụ: Tách cell, kết hợp kênh, mã hóa, điều chế và trải phổ với các kênh
Transport. Về cấu trúc phần cứng hoàn toàn giống với Card TX của
RBS3206 và có thể sử dụng
chung (Tham khảo thêm cấu trúc Card của RBS3206).
- RAXB (Random Access and Receiver Board) (Số lượng 1-4): Bao gồm
bộ thu
băng gốc RX làm nhiệm vụ: Kết hợp kênh cho Soft handover, giải mã, thu
RAKE,
tìm kiếm các kênh liên kết và các kênh truy nhập ngẫu nhiên. Về cấu trúc
phần
cứng hoàn toàn giống với Card TX của RBS3206 và có thể sử dụng chung
(Tham
khảo thêm cấu trúc Card của RBS3206).
· Tất cả các Card đều hỗ trợ Eul, tùy theo Version có thể hỗ trợ 10ms
TTI hoặc 10ms & 2ms TTI.
· Nếu RBS3418 có nhiều hơn 2 Card RABX thì các card này có khả
năng chia sẻ tải cho nhau, nếu một Card bị lỗi thì toàn bộ tải sẽ được dồn
qua card khác.

Hình II.2.1: Khối Main Unit của tủ RBS3418.
- OBIF (Optical Radio Unit Interface) (Số lượng 1): Cung cấp giao
diện quang để đấu nối từ RRU về MU. Có 2 phiên bản OBIF2 và OBIF4.
Chọn OBIF4 nếu cần phải đấu cảnh báo ngoài.
- Hình dạng:
· Sơ đồ chức năng.
· Kích thước (mm): 290 x 30 x 238
· Trọng lượng: < 0,9kg
- ETB (Exchange Terminal Board) (Số lượng 0-1): Cung cấp các tùy
chọn đối với các Port truyền dẫn khác nhau như E1/J1/T1, E3/J3/T3, STM-1
và Ethernet.
II.2.2. RRU (Remote Radio Unit).


- Giới thiệu: Các loại RRU (Remote Radio Unit) thông dụng của
Ericsson có thể kể đến như RRU11, RRU22, RRUW .
- Cấu trúc RRUW: Đây là loại RRU đang được sử dụng rộng rãi trong
mạng mobifone.
· RRUW hỗ trợ 4 Carrier Downlink và 4 Carrier Uplink (tùy thuộc vào
loại MU
của tủ tập trung). Hiện nay, tại tủ phân tán RBS3418 của Viettel, MU chỉ
giới
hạn 2 Carrier đối với cả đường Downlink và Uplink (RBS3418 Viettel
đang sử
dụng chỉ cho phép tối đa 2 Carrier Downlink & Uplink)
· Các thành phần của RRUW.
+ Cấu trúc phần cứng của RRU có các thành phần như sau:
+ Cấu trúc các cổng đấu nối mặt dưới:
+ Cấu trúc Logic bên trong của RRUW: Gồm 3 thành phần chính



Các bộ phát đáp băng gốc TX/RX: Chịu trách nhiệm xử lý và truyền
các tín hiệu băng gốc (tín hiệu số).



Bộ khuếch đại công suất TPA: Làm nhiệm vụ khuếch đại công suất
tín
hiệu băng gốc trước khi đưa vào bộ xử lý cao tần.



Bộ xử lý cao tần: Làm nhiệm vụ điều chế tín hiệu băng gốc thành tín
hiệu cao tần, lọc tín hiệu và phát đến Feeder để đưa đến Anten.

III.3. Sơ đồ đấu nối của RBS3418 (cho 1 sector).
- Sơ đồ 1: Remote Radio Building Block (RRB01).
· Đấu nối cấu hình 1 (1 sector – 1 carrier) sử dụng 1 RRU11.
· Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
RXB.
- Sơ đồ 1: RRB02 A
· Sử dụng cho cấu hình 1 (1 sector – 1 carrier), hoặc cấu hình 2 (1 sector
2 Carrier) sử dụng 1 RRU22.


· Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
RXB.

- Sơ đồ 1: RRB02 B
· Sử dụng cho cấu hình 1 (1 sector – 1 carrier), hoặc cấu hình 2 (1 sector

2 Carrier) sử dụng 1 RRUW01.
· Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
RXB

III. HỆ THỐNG NGUỒN:

Trạm BTS và hầu hết các hệ thống nói chung dùng nguồn DC -48V.
Ngoài ra tất cả các trạm đều có hệ thống nguồn dự phòng khi mất điện như
accui, máy phát điện.
Tủ nguồn DC nhận nguồn điện áp AC từ tủ nguồn AC qua chỉnh lưu
và ổn áp để cấp nguồn DC (-48V) cho các thiết bị trong trạm BTS ( tủ BTS,
các thiết bị truyền dẫn,...).
Tủ nguồn DC gồm có các học để cắm các Rectifier, MCU và các ngăn
để chứa ác quy ( mỗi ngăn chứa 4 ác quy, mỗi ác quy 12V).
Trong đó: rectifier: là một module nhận điện áp xoay chiều từ tủ,
chỉnh lưu và ổn áp thành 1 chiều.
MCU : một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện
chuyển sang dùng nguồn từ Ác quy, đưa ra cảnh báo khi hỏng Rectifier, mất
điện và cạn nguồn.
Thông thường trong 1 tủ nguồn DC có ít nhất 2 rectifier nhầm dự
phòng khi hỏng 1 rectifier. Khi mất điện, tủ nguồn DC đưa ra cảnh báo mất
điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS, tủ BTS này sẽ đưa về trung tâm điều
khiển, nhờ vậy mà họ biết trạm nào mất điện. Trong thời gian mất điện, tủ
nguồn DC sử dụng điện từ Ácquy, khi điện trong ácquy giảm xuống mức
quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kỹ thuật. Nếu lúc
này không triển khai máy phát điện thì Ac1quy cạn và trạm sẽ không hoạt
động được.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG VÀ
PHÁT SÓNG TRẠM BTS

Quy trình lắp đặt và phát sóng trạm BTS.


1. Lắp đặt nhà trạm:
Sau khi khảo sát, bản vẽ thiết kế của công trình sẽ được hoàn
thành.Trước khi lắp BTS nhất thiết phải có bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư
phê duyệt để đảm bảo tính thống nhất giữa bên thi công và bộ phận thiết kế,
cũng như giữa nhà thầu và chủ đầu tư.Tránh trường hợp bị dừng thi công khi
bản thiết kế chưa được phê duyệt. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tiến hành
thi công như giấy giới thiệu, công văn (nếu có). Quy trình như sau:
- Kiểm tra điều kiện thi công, thiết bị lắp đặt.
- Lắp đặt indoor: tủ BTS, hệ thống nguồn, truyền dẫn, máy điều hòa, các
bộ cảnh báo.
- Lắp đặt outdoor: anten, feeder, chống sét, hệ thống tiếp đất.
- Kiểm tra nguồn AC, DC, nối truyền dẫn với tủ BTS.
- Bật thử nguồn AC, kiểm tra các cảnh báo, điều hòa, acquy.
- Sau đó thực hiện quy trình phát sóng.
2. Quy trình phát sóng:
- Đối với các tủ RBS của Ericsson ta dùng phần mềm OMT để thực hiện
khai báo cấu hình cho trạm BTS của Mobifone.
3. Quy trình bảo dưỡng trạm BTS:
- Hàng tuần kiểm tra nhiệt độ nhà trạm, lỗ thông gió, tránh để mưa,
bụi vào nhà trạm.
- Khi đi bảo dưỡng thì kiểm tra nguồn DC, AC, các tổ acquy, các
rectifier nếu có hỏng hóc thì phải thay thế gấp.
dẫn.

- Kiểm tra các card của tủ RBS, các port, krone của thiết bị truyền

- Hàng tháng phải có những đội bảo dưỡng máy lạnh kiểm tra, sửa

chữa định kỳ tránh để tình trạng nhiệt độ không đảm bảo.
2h.

- Khi có sự cố thì yêu cầu chỉ được để mất liên lạc trạm trong vòng
- Kiểm tra xác nhận hệ thống chống sét và tiếp đất.

- Ghi lại những đặc điểm nhà trạm, sai sót còn thiếu, báo lại trung tâm
để kịp thời sửa chữa.




KẾT LUẬN

Kết quả thu được sau đợt thực tập:


Tìm hiểu phần nào tổng quan về công ty.



Tìm hiểu được môi trường, cách thức, tác phong làm việc trong môi
trường doanh nghiệp.



Nắm được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết khi làm việc trong
doanh nghiệp.





Thấy được sự thiếu sót và hạn chế về kiến thức, các kỹ năng của bản
thân, từ đó sinh viên chúng em có kế hoạch bổ sung phù hợp với bản
thân.



Ứng dụng các kiến thức, kỹ năng, cách thức nghiên cứu giải quyết vấn
đề trên ghế giảng đường để ứng dụng vào giải quyết các vấn đề, nội
dung mà doanh nghiệp yêu cầu. Đây là tiền đề cho chúng em xin việc
trong thời gian sắp ra trường tới đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu RBS 3418 của Ericsson (Mobifone cung cấp)
2. Tài liệu BTS 9100 của Alcatel (Mobifone cung cấp)
3. Một số hình ảnh tham quan thực tế, trên Iternet và trong tài liệu Mobifone
cung cấp.
4.Và một số tài liệu khác trên Internet.



×