Đề cương ôn thi tốt nghiệp
môn sinh theo từng chương
Câu 27:Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác
động lên cấp độ tổ chức sống nào dưới đây mang ý nghĩa tiến
hóa nhất ?
A. Quần xã
B. Cá thể.
C. Quần thể.
D. Tế bào.
Câu 28:Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nội dung nào sau đây
không phải là vai trò của giao phối ?
A. Giao phối phát tán các đột biến trong quần thể.
B. Giao phối tạo ra biến dị tổ hợp vô cùng phong phú.
C. Giao phối làm mất cân bằng tỉ lệ sinh - tử.
D. Qua giao phối các gen lặn có cơ hội gặp nhau tạo nên thể đột
biến
Câu 29:Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó:
A. Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau
trước sự thay đổi của những yếu tố môi trường
B. Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự
thích nghi của cơ thể trước môi trường sinh thái
C. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính
chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài
D. Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử
của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu 30:Thích nghi kiểu hình là thích nghi trong đó:
A. Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau
trước sự thay đổi của những yếu tố môi trường
B. Hình thành các thường biến trong đời cá thể, bảo đảm sự
thích nghi thụ động của cơ thể trước môi trường sinh thái
C. Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và
tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài
D. Hình thành những đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch
sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
( hai câu trên có thể hoán đổi các phương án lựa chọn cho nhau
vì thích nghi kiểu hình và thích nghi sinh thái là một)
Câu 31: Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền
môi trường giúp nó tránh được kẻ thù và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc săn mồi. Hình thức thích nghi này được gọi là:
A.Màu sắc nguỵ trang
B.Thích nghi sinh thái
C.Thích nghi kiểu gen
D.Màu sắc tự vệ
Câu 32: Dạng thích nghi nào sau đây là sự thích nghi kiểu hình ?
A. Con bọ lá có hình dạng, màu sắc giống lá cây.
B. Con bọ que có thân và chi giống cái que.
C. Sâu ăn lá rau có màu xanh lục.
D. Con tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Câu 33: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen?
A. Con bọ que có thân và chi giống cái que.
B. Tắc kè hoa biến đổi màu sắc theo nền môi trường.
C. Cây xứ lạnh rụng lá mùa đông.
D. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc ở nước
sâu có lá hình bản dài.
Câu 34:Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các
đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật:
A.Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc
tự nhiên
B.Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự
nhiên
C.Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh
vật
D.Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến
theo những hướng khác nhau thích nghi với từng điều kiện
sống nhất định
Câu 35:Sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh
vật(thích nghi kiểu gen) là kết quả của cả một quá trình (L;
lịch sử; C: chọn lọc), chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu:
quá trình (B: biến dị’ Đ: đột biến), quá trình (G: giao
phối; L: cách li) và quá trình (C: chọn lọc tự nhiên; T: tạo
thành loài mới)
A.L; Đ; G; C
B.C; B; L; T
C.L; B; L; T
D.C; Đ;G; C
Câu 36 : Nội dung nào sau đây không đúng đối với quan niệm
hiện đại về sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống ?
A. Sự biến đổi kiểu hình xảy ra trong giới hạn thường biến giúp
sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
B. Điều kiện sống luôn thay đổi, đặc điểm thích nghi cũ sẽ bị
đào thải,chọn lọc tự nhiên sẽ chọn lọc hình thành đặc điểm
thích nghi mới với môi trường sống.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng
thích nghi kịp thời mà không có loài nào bị đào thải.
D. Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
chịu sự chi phối của quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự
nhiên.
Câu 37: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình hình
thành loài mới bằng con đường địa lý?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên
đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng
khác nhau dần dần hình thành loài mới.
B. Điều kiện địa lý trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể
sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở
những sinh vật có khả năng di động xa.
D. Cách ly địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong
loài.
Câu 38:Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân
biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn hình thái
B. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái
C. Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh
D. Tiêu chuẩn di truyền.
Câu 39: Đối với thực vật, động vật ở các loài sinh sản hữu tính,
để phân biệt 2 loài khác nhau trong tự nhiên cần đặc biệt chú ý
đến tiêu chuẩn
A. hình thái
B. địa lý - sinh thái.
C. sinh lý - hóa sinh.
D. di truyền.
Câu 40: Ở các loài giao phối, loài là một nhóm (C: cá thể; Q:
quần thể) có những (G: kiểu gen; T: tính trạng) chung về
hình thái,sinh lý, có khu phân bố (X: xác định; K: không xác
định; Y: xác định hoặc không xác định) trong đó các cá thể có
khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những
nhóm quần thể khác
A.C; G; X
B.C; T; Y
C.Q; T; K
D.Q; T; X
Câu 41:Mỗi loài trong tự nhiên có đơn vị tổ chức cơ bản là:
A. Nòi sinh thái.
B. Nòi địa lý.
C. Cá thể.
D. Quần thể.
Câu 42:Nòi sinh thái là nhóm quần thể :
A. Phân bố trong 1 khu vực địa lý xác định
B. Thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định.
C. Ký sinh trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
D. Phân bố trong những môi trường có điều kiện sống giống
nhau.
Câu 43:Nòi địa lý là nhóm quần thể của cùng một loài
A. Phân bố khắp nơi trên trái đất.
B. Phân bố trong một khu vực địa lý xác định.
C. Thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
D.Phân bố trong những khu vực khác nhau có điều kiện sống
giống nhau.
Câu 44:Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử
cải biến thành phần (H: kiểu hình, G: kiểu gen) của quần thể
ban đầu theo hướng (F: phức tạp và đa dạng, N: thích nghi)
tạo ra (Hm: kiểu hình mới; Gm: kiểu gen mới), cách li (D:
di truyền, S: sinh sản) với quần thể gốc:
A.H; F; Hm; D
B.G; N; Gm; D
C.G; N; Gm; S
D.H; F; Hm; S
Câu 45:Qua sơ đồ phân ly tính trạng, ta có thể kết luận toàn bộ
sinh giới ngày nay đều :
A. Không có chung nguồn gốc
B. Có chung nguồn gốc
C. Có tổ chức cao
D. Được thích nghi cao độ.
Câu 46:Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là
A. ngày càng đa dạng.
B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý.
D. ngày càng hoàn thiện.
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: A
Câu 6: B
Câu 7: D
Câu 8: B
Câu 9: C
Câu 10: C
Câu 11: B
Câu 12: B
Câu 13: C
Câu 14: C
Câu 15: C
Câu 16: C
Câu 17: C
câu 18: C
Câu 19: A
Câu 20: A
Câu 21: C
Câu 22: B
Câu 23: D
Câu 24: A
Câu 25: A
câu 26: B
Câu 27: C
Câu 28: C
Câu 29: A
Câu 30: A
Câu 31: B
Câu 32: D
Câu 33: A
Câu 34: A
Câu 35: A
Câu 36: C
Câu 37: C
Câu 38: D
Câu 39: D
Câu 40: D
Câu 41: D
Câu 42: B
Câu 43: B
Câu 44: C
Câu 45: B
Câu 46: C