Đề cương ôn thi tốt nghiệp
môn sinh theo từng chương
Chương Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
Câu 1:Theo quan niệm của Lamac, tiến hóa là quá trình :
A.phát triển có tính kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn
thiện.
B.tích lũy các biến dị có lợi, đào thái những biến dị có hại dưới
ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
C.tích lũy các biến dị có lợi, đào thái những biến dị có hại dưới
ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.
D.củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan
đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết Lamac là
A. bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài
sinh vật.
B. giải thích sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình.
C. chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình phát triển từ
đơn giản đến phức tạp.
D. nêu được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong lịch sử tiến hóa.
Câu 3:Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể” là
A. Moocgan.
B. Đacuyn.
C. Lamac.
D. Menđen.
Câu 4: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:
A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh
trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là
nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
B.Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt
dộng sinh sản hữu tính
C.Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
D.B và C đúng
Câu 5:Khi đề cập đến vai trò của biến dị trong chọn giống và
tiến hóa, Đacuyn cho rằng :
A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của chọn lọc tự nhiên.
B. Chỉ có những biến dị xác định mới là nguyên liệu cho chọn
lọc tự nhiên.
C. Chỉ có những biến dị không xác định mới là nguyên liệu cho
chọn lọc tự nhiên.
D. Biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành dặc điểm thích
nghi của sinh vật.
Câu 6:Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho chọn giống và tiến hóa là những :
A. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng
lẻ theo hướng xác định.
B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng
lẻ theo hướng không xác định.
C. Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định dưới tác dụng
của ngoại cảnh.
D. Biến đổi trong đời cá thể do tác dụng trực tiếp của ngoại
cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
Câu 7:Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự
nhiên là
A. tế bào.
B. quần xã.
C. quần thể.
D. cá thể.
Câu 8:Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là:
A. Sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần
thể.
B. Sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần
thể.
C. Sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài.
D. Sự phân hoá khả năng phát sinh các đột biến của các cá thể
trong quần
Câu 9:Thành công lớn nhất của Đacuyn trong học thuyết tiến
hóa là đã khẳng định
A. loài mới được hình thành theo con đường phân ly tính trạng.
B. toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa
lâu dài của sinh vật
C. chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến
hóa của sinh giới.
D. biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành đặc điểm thích
nghi của sinh vật.
Câu 10:Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là:
A. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò chọn lọc trong quá trình tiến
hoá.
B. Giải thích chưa thỏa đáng về quá trình hình thành loài mới.
C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến
dị.
D. Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các
đặc điểm thích nghi.
Câu 11:Trong quá trình tiến hóa nhỏ, các cơ chế cách ly có vai
trò
A. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã
phân ly.
B. thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
C. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
D. góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
Câu 12:Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính do
M.Kimura (1968) đề xuất dựa trên các nghiên cứu về những
biến đổi trong
A. Cấu trúc của các hệ gen.
B. Cấu trúc của các phân tử prôtêin.
C. Cấu trúc của các NST.
D. Hoạt động của các enzim.
Câu 13:Một quần thể ngẫu phối có đặc điểm là :
A. có tính đa hình cao nhờ tần số alen luôn biến đổi
B. có các hình thức sinh sản phong phú.
C. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. gen lặn luôn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp.
Câu 14:Nội dung nào sau đây thuộc định luật Hacđi-Vanbec?
A. Tỷ lệ kiểu hình được duy trì ổn định quá các thế hệ.
B. Tần số tương đối của các alen có thể bị thay đổi do quá trình
đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Tần số tương đối của các alen của mỗi gen có khuynh hướng
duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Tần số tương đối của các alen của kiểu gen có khuynh hướng
duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 15:Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không
có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của các alen A và a là:
A : a = 0,6:0,4. Tần số tương đối của alen A : a ở các thế hệ sau
sẽ là:
A. A : a = 0,8:0,2.
B. A : a = 0,7:0,3.
C. A : a = 0,6:0,4.
D. A : a = 0,5:0,5.
( theo Đl Hacđi-Vanbec thì tần số tương đối các alen của mỗi
gen ko đổi qua các thế hệ)
Câu 16:Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong một quần thể
ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng,tần số tương đối của các
kiểu gen là 0.81AA + 0.18Aa + 0.01aa = 1. Hãy cho biết tần số
tương đối của các alen A, a trong quần thể:
A. A: 0,1; a: 0,.9
B. A: 0,3; a: 0,7
C. A: 0,9; a: 0,1
D. A: 0,7; a: 0,3
Câu 17:Trong một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ các alen là 0,7A :
0,3a. Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di
truyền là
A. 0,49aa : 0,42Aa : 0,09AA.
B. 0,01aa : 0,58Aa : 0,41AA.
C. 0,09aa : 0,42Aa : 0.49AA.
D. 0,41aa : 0,58Aa : 0,01AA.
Câu 18:Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể
giao phối.
B. cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
C. ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao
phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối.
Câu 19:Ý nghĩa lý luận của định luật Hacđi-Vanbec là
A. Giải thích tính ổn định tương đối qua một thời gian của các
quần thể trong tự nhiên.
B. Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương
đối của các alen trong quần thể.
C. Giải thích cơ sở lý luận của quá trình tiến hóa nhỏ, cho biết
được tốc độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Giải thích vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ bản, sự mất
cân bằng của quần thể sẽ đưa đến sự tiến hóa.
Câu 20:Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi-Vanbec là giúp các
nhà chọn giống
A. xác định tần số tương đối các alen nhờ tỉ lệ kiểu hình.
B. xác định cấu trúc quần thể nhờ tần số đột biến gen.
C. xác định khả năng thích nghi của vật nuôi, cây trồng.
D. có biện pháp tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.
Câu 21:Các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại gồm:
A. Biến dị cá thể, giao phối, phân li tính trạng.
B. Đột biến, giao phối, di nhập gen, phân li tính trạng.
C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
D. Biến dị tổ hợp, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
Câu 22: Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa theo quan
niệm hiện đại là
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
B. đột biến gen.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. biến dị tổ hợp.
Câu 23:Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên
trung bình là
A. 10-6
B. 10-4 đến 10-2
C. 10-4 .
D. 10-6 đến 10-4
Câu 24:Nhân tố là điều kiện thúc đấy quá trình tiến hoá:
A. Các cơ chế cách li.
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình đột biến.
D. Quá trình giao phối.
Câu 25:Nhân tố làm tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong nội
bộ quần thể là
A. Các cơ chế cách ly.
B. Quá trình đột biến.
C. Quá trình giao phối.
D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 26:Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố định hướng cho
sự tiến hóa của sinh giới là
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình giao phối.
D. Các cơ chế cách ly.