Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn thi môn vấn đề con người trong văn học trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.45 KB, 15 trang )

Môn: Vấn đề con người trong văn học trung đại
Câu 1: Xu hướng giải phóng tình cảm trong văn học thế kỉ XVIII – nửa
đầu thế kỉ XIX.
Bài làm
Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người. Ở mỗi giai đoạn văn học
khác nhau, cách xây dựng hình tượng nhân vật có những đặc điểm riêng, chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là ảnh hưởng của quan
niệm của tác giả cũng như của cả thời đại về vấn đề con người. Cảm xúc, tình
cảm của con người luôn là đối tượng của khoa nghiên cứu phê bình văn học.
Vấn đề kiểm soát hay giải phóng cảm xúc luôn được đặt ra trong văn học xưa
và nay.
Trong văn học trung đại Việt Nam, vấn đề ứng xử với tình cảm con người
chịu ảnh hưởng k nhỏ bởi các học thuyết triết học đạo đức – tôn giáo như Nho
giáo, Phật giáo, vì thời kì hình thành văn học viết Việt Nam (khoảng thế kỉ X)
ngang với thời Tống, là thời kì phát triển của Lí học với chủ trương kiểm soát
tình càm rất nghiêm ngặt, cũng là thời kì Phật giáo thiền tông phát triển với
chủ trương tu tâm, đạt đến tâm hư, tâm thanh tịnh, thực chất là chủ trương
diệt tình. Quan niệm của Nho giáo đối với tình, cảm xúc được thể hiện khá rõ
trong sách Trung Dung. Sách này nói về đạo “trung hòa”, bàn đến việc làm
chủ hay kiểm soát tình cảm, cảm xúc, đưa tình cảm vào quỹ đạo, khuôn khổ
của tính, của đạo. Theo Nho giáo, tâm có hai trạng thái, “tâm vị phát” và “tâm
dĩ phát”. “Tâm vị phát” là cảm xúc chưa phát lộ, ở dạng tiềm ẩn, chưa thể
thiên lệch. Đây là trạng thái lí tưởng cần phải duy trì. “Tâm dĩ phát” thì phải
kiểm soát chặt chẽ, đưa vào khuôn khổ của đạo. Khổng Tử đề cao thứ cảm
xúc trung hòa, không thái quá mà k bất cập “lạc nhi bất dâm, ai nhi bất
thương”. Phàm người ta ai cũng có tính, tình và vật. HỌc giả nên bảo tồn tâm,
nuôi dưỡng bản tính mà tiết chế tình. Tồn tâm dưỡng tính, bảo toàn chân tâm,
tiết chế tình thực ra đối với nhà nho là bảo toàn tâm phù hợp với đạo đức,
1



nhân nghĩa. Nói cách khác, Nho gia thu hẹp phạm vi của tâm vào bản tính đạo
lí, đề cao chủ nghĩa duy lí đạo đức mà tỏa chiết tình cảm con người.
Văn học Trung đại VN thời kì đầu còn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo
thiền tông. Phật giáo nói chung, phật giáo thiền tông nói riêng còn chủ trương
kiểm soát tâm lí tình cảm con người triệt để hơn, nghiệt ngã hơn cả Nho giáo.
NHững khái niệm như “hư tâm”, “không tâm”, “vô tâm” của nhà Phật hướng
đến lí tưởng diệt dục,vô dục, xóa sạch tất cả những hỉ, nộ, ái, ố, dục để tìm sự
an lạc trong tĩnh mịch, thanh tịnh. Tất nhiên trong bối cảnh văn hóa Phật giáo
đó, tình bị coi là nguồn gốc dẫn đến đau khổ, tội lỗi, nghiệp chướng. Nếu Nho
giáo chủ trương chế tình, tòng tính, thì Phật giáo chủ trương vô tình, diệt dục.
Tình khó mà mở đường đi vào văn học như một đối tượng được quan tâm, đề
cao. Trong áp lưc văn hóa của Nho giáo và Phật giáo cộng lại, tình bị áp chế,
bị dồn nén để cho chí, đạo, tu tâm, quả dục, diệt dục thắng thế.
3. Trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến XVII, vấn đề ứng xử với
tình cảm theo một đường hướng chính là kiểm soát cảm xúc tình cảm của
mẫu hình thánh nhân, quân tử. Thơ Thiền Lí trần không đề cập đến những
tình cảm, cảm xúc cá nhân của con người. Các thiền sư thường thể hiện cái
tình “say mùi thiền”, “đượm mùi thiền”, những hỉ, nộ, ái, ố đều được kiểm
soát trong “đạo”, sung sướng hay khổ đau, sống hay chết không phải là vấn đề
các thiền sư quan tâm nên dường như k nói đến và k có cảm xúc. Khi nói đến
chuyện sống – chết thì các thiền sư, trong các bài kệ của mình, đều thể hiện
thái độ bình thản, sống gửi thác về.
Đến thế kỉ XV, trong thơ văn Nguyễn Trãi, ta cũng chưa thấy có dấu hiệu của
việc đề cao tình cảm, cảm xúc. Nguyễn Trãi “say mùi đạo, trà ba chén / Tả
lòng phiền, thơ 4 câu”. Những tình cảm được nói đến trong thơ Nguyễn Trãi
là những “tình vị phát”, tình còn nằm trong tầm kiểm soát, đó là lòng yêu
nước thương dân, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bần hài hòa với thiên
nhiên…
2



Trong văn xuôi, ở thế kỉ XVI, các tác phẩm truyện, kí vẫn chưa có xu hướng
đề cao tình cảm, cảm xúc. Chuyện người con gái Nam Xương có nói đến tình
cảm vợ chồng của Vũ Nương và Trương Sinh. Nhưng không hề có đoạn nào
nói về tình yêu của hai người, chỉ là “Trương Sinh mến vì dung hạnh của
nàng nên hỏi nàng làm vợ”. Đến khi Trương Sinh đi lính, trong cảnh chia ly,
không thấy Vũ Nương bày tỏ tình cảm yêu thương, nhớ nhung, buồn bã mà là
một lời nhắn nhủ, dặn dò “ Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo
được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình
yên thế là đủ rồi”. Trong suốt ba năm, nỗi nhớ được tả chỉ là “Mỗi khi thấy
bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời lại k thể
nào ngăn được”. Rõ ràng, văn học thời kì này chưa chú tâm tả tình cảm, cảm
xúc mà chủ yếu kể sự việc. Tình cảm nếu có thì cũng là tình cảm nằm trong
tầm kiểm soát của đạo.
Phải đến thế kỉ XVIII, khi hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hóa có nhiều thay
đổi, trong văn học có xu hướng giải phóng tình cảm cảm xúc. Chính xác hơn
là khoảng giữa thế kỉ XVIII, trong đời sống văn học có dấu vết chắc chắn của
việc đề cao tình. Rất nhiều thể loại đi sâu thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc
của con người như ngâm khúc, hát nói, truyện nôm bác học, thơ đường luật...
Các cung bậc cảm xúc đa dạng của con người được thể hiện trong văn thơ,
bao gồm cả tình yêu lứa đôi. Sự phát triển của các tác phẩm văn học theo xu
hướng đề cao tình cảm, cảm xúc đã làm thành một trào lưu văn học đề cao
tình (trào lưu chủ tình) trong văn học trung đại VN thế kỉ XVIII – XIX.
Có thể mô tả trào lưu này từ nhiều góc độ khác nhau. Trên phương diện quan
niệm về con người, ta nhận thấy mẫu nhân vật sống chủ tình, “việt danh giáo
nhiệm tự nhiên” rất rõ nét. Tiếng khóc như là biểu hiện của cảm xúc k bị kiềm
chế nữa mà đã đi vào trong thơ. Một nhà nho thế kỉ XIX nhận xét: Thúy Kiều
khóc Đạm Tiên, Tố Như khóc Kiều, người đời nay khóc người đời xưa, người
đời sau khóc người đời nay, hai chữ tài tình là một mối thông lụy của bọn tài
tử khắp gầm trời, suốt xưa nay. NHững người phụ nữ k che giấu xúc cảm,

3


cam chiu lặng câm theo giáo lí nữa mà đã nói lên tiếng lòng với những nỗi
khát kha chảy bỏng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là người chinh phụ,
người cung nữ, là Hồ Xuân Hương. Nguyễn CÔng Trứ theo đuổi lối sống
phong lưu, trọng tình cảm và có những nét “nhiệm đản”: ngất ngưởng, công
khai ca ngợi thú tài tình, lên chùa dẫn theo ả đào…
Về phương diện thể loại, những thể loại quan trọng của giai đoạn này như
ngâm khúc, truyện thơ, hát nói đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con
người tự nhiên, trần thế. Ngâm khúc là bài thơ dài miêu tả thế giới nội tâm
với nhiều trạng thái cảm xúc của người phụ nữ.
VD: Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Chinh phụ ngâm được Phan Huy Ích đánh giá là “tình cao điệu lạ đứng đầu
rừng thơ văn” Cả khúc ngâm là những tiếng lòng, những tâm tình sâu kín của
người phụ nữ xa chồng với buồn nhớ, hoài niệm, hồi tưởng. Tóm lại là các
trạng thái tâm lí, tình cảm phong phú, phức tạp đều được thể hiện trong Chinh
phụ ngâm.
Truyện thơ Nôm bác học có tính chất trữ tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ
tình của truyện Nôm là Truyện Kiều, tác phẩm được giới nghiên cứu mệnh
danh là cuốn bách khoa toàn thư của một ngàn tâm trạng. ND đã nén thời gian
hàng năm trong1 đôi câu thơ và để miêu tả nội tâm nhân vật, ông sẵn sàng
“dãn” thời gian của một vài tuần trong vài chục câu thơ, Trong khoảng thời
gian được dãn rộng đó, đối tượng được miêu tả k phải là sự kiện mà chính là
các trạng thái tâm lí, cảm xúc. Phạm trù thời gian cá thể xuất hiện trong
truyện Nôm bác học nhất là trong Truyện Kiều gắn liền với khuynh hướng đề
cao tình cảm riêng tư, cá nhân nhân vật. Trong Truyện Kiều, ND cũng đã đề


4


cập đến tình yêu lứa đôi với nhiều cung bậc khác nhau, là tình cảm không
được thể hiện trong văn học các giai đoạn trước đó.
“Người về chiếc bóng năm canh / Người đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
Hát nói là thể loại ra đừi trong không gian văn hóa vui chơi giải trí thích hợp
cho nội dung diễn tả con người cá nhân tự do, siêu việt danh giáo. Trong
không gian này người văn nhân tài tử được thể hiện tính cách phong lưu ngất
ngưởng của mình. Ngay những bài hát nói của NCT về chí nam nhi đầy khí
phách thì chất cá nhân vẫn rất rõ nét.
Những thể loại có nguồn gốc ngoại nhập như thơ Đường luật cũng được cách
tân để chuyển tải cảm xúc riêng tư, nhất là tình yêu. Tập Lưu Hương Ký của
HXH có nhiều bài thơ Đường luật viết gửi tặng những người bạn tình, ghi lại
nỗi nhớ nhung, tình cảnh cô đơn.
Trong văn xuôi chữ Hán việc nhận diện nhân vật trong cuộc sống thường
ngày, nhìn nhận con người tự nhiên là xu hướng nổi trội
Như vậy, văn học trung đại giai đoạn XVIII- XIX đã có những đổi mới trong
cách ứng xử với tình cảm, cảm xúc, theo xu hướng đề cao tình, lấy con người
tự nhiên, phàm trần làm đối tượng thể hiện. Mẫu hình nhân vật như vậy thiên
về đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, mang đậm màu sắc cá
nhân thầm kín, riêng tư chứ không phải là những lí tưởng tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ của con người xã hội, con người cộng đồng, con người
theo lí tưởng “nội thánh ngoại vương”, tu kỉ trị nhân. Trào lưu chủ tình đã tạo
nên một bước ngoặt lớn trong tiến trình văn học trung đại, làm nên những giá
trị chủ yếu của văn học giai đoạn này.

5



Câu 2: Cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ “Thân”
trong Truyện Kiều
Bài làm
Trong tác phẩm văn học, nhân vật tức là con người. Thân (thân thể) của con
người là một đối tượng cần được phân tích bên cạnh các khái niệm liên quan
khác. Việc phân tích nhân vật văn học từ góc độ “thân” là một cơ sở quan
trọng để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trước khi tìm hiểu cái mới trong quan niệm về con người nhìn từ góc độ
“thân” trong Truyện Kiều, ta phải hiểu được quan niệm về “thân” và cách ứng
xử với thân của các tư tưởng triết hoc phương Đông. Một nhận xét tổng quát
là các học thuyết Nho – Phật – Đạo vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến trí thức
Việt Nam thời trung đại đều tìm cách hạn chế, kiểm soát con người bản năng.
Thân biểu hiện phần bản năng của con người. Bản năng chính của con người
được thực hiện qua nhu cầu ăn, - mặc - ở, tình dục, sống chết. Cả ba nhu cầu
này của thân xác đều được các học thuyết nhìn nhận và lí giải, về cơ bản có
nhiều điểm giống nhau. Ở đây, chúng tôi xin nói khái quát về quan niệm “dĩ
tâm khống nhân” của Nho gia và quan niệm về “thân” và “khổ” của Phật gia.
Con người lí tưởng của Nho gia là thánh nhân. Để đạt đến con người lí tưởng
là thánh nhân thì nhà nho phải tu dưỡng bằng những hình thức tu trì rất
nghiêm khắc. Nguyên lí tu thân của các nhà nho có thể bao gồm các mệnh đề
như “tồn thiên lí, khử nhân dục”, “dĩ tâm khống thân”. Về vấn đề ăn – mặc - ở
- những nhu cầu bản năng của thân, Nho giáo quan niệm rằng, “Quân tử thực
vô cầu bão, cư vô cầu an”, người quân tử không đề cao việc ăn – mặc - ở, ăn
là để tồn tại chứ không cần ăn ngon hay ăn no, mặc cốt đủ che thân chứ không
cần nhà cao, cửa rộng, không cần lụa là gấm vóc. Về vấn đề tình dục, Khổng
Tử cũng rất nghiêm khắc với sắc đẹp của phụ nữ, có quan niệm chống lại bản
năng tình dục vì cho rằng nó có hai cho việc tu dưỡng theo lí tưởng thánh
nhân. Văn hóa cổ đại Trung Quốc đã hình thành thuyết cấm dục vơi 3 mệnh

6


đề chính là: 1. Tồn thiên lí, diệt nhân dục; 2. Nam nữ thụ thụ bất thân; 3. Vạn
ác dâm vi thủ. Đối với vấn đề sống – chết, một bản năng hết sức lớn của con
người, Khổng Tử đưa ra mô hình lí tưởng của nhà nho là: đặt các giá trị luân
lí đạo đức cao hơn giá trị của thân xác. Nhà nho phân biệt hai phạm trù thân:
nhục thể chi thân (thân xác thịt) và danh tiết chi thân (thân danh tiết). Thân
xác thịt cũng cần bảo vệ nhưng thân danh tiết quan trọng hơn, vào thời điểm
bất đắc dĩ thì phải biết hi sinh thân xác thịt cho thân danh tiết.
Phật giáo là một học thuyết chú trọng đến tâm nhưng cũng có một triết lí về
thân. Thái độ của nhà Phật đối với “thân” cũng dựa trên căn bản quan niệm
phủ nhận thân thể qua các giác quan (ngũ quan). Phật học chủ trương kiểm
soát nghiệt ngã với thân xác bản năng. Về vấn đề ăn – mặc - ở, các nhu cầu
của các thiền sư được tiết giảm đến mức tối thiểu. Về vấn đề tình dục thì Phật
giáo quan niệm phải “diệt dục” để tu đạo, tu thành chính quả. Về vấn đề sinh
tử, Phật giáo Thiền tông cho rằng một khi ta diệt trừ bỏ tâm, tức các ý nghĩ
xung quanh điều sống chết thì hiển nhiên không còn tồn tại vấn đề sinh tử
nữa. “Phổ thuyết sắc thân” trong “Khóa hư lục” có ghi rõ: “Thân là gốc của
khổ, chất là nhân của nghiệp” Một khi giác ngộ rằng thân xác là nguồn gốc
của đau khổ tất con người không chạy theo dục vọng bản năng của thân xác.
Các học thuyết tư tưởng Nho giáo, Phật giáo gặp nhau trong chủ trương ứng
xử khá nghiệt ngã, đầy khắc kỉ với thân xác. Quan niệm trên vừa có mặt tích
cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có tính không tưởng. Ở đây, chúng tôi muốn
nhấn mạnh đến ảnh hưởng của quan niệm khắc kỉ của Nho giáo, Phật giáo
đến văn học trung đại VN, nhất là văn học từ thế kỉ X đến hết XVII.
Trong văn học Phật giáo thời đại Lí Trần, có thể quan sát thấy khá rõ lí tưởng
khắc phục thân xác bản năng. Trần Đình Sử đã nhận xét khá sắc sảo: “ Con
người trong văn học Lí trần vừa có mặt yêu nước, thượng võ, vừa có cảm
nhận sâu sắc về tính chất hư huyễn của cuộc đời, trước hết là cái thân con

người”
7


“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô / Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô”
(Thân như ánh chớp có rồi không / Muôn cây xuân tốt thu não nùng)
(Vạn Hạnh – Thị đệ tử)
Thân cá biệt là huyễn ảo, hoa bướm là huyễn ảo (Giác Hải). Sống là chết, chết
là sống (Giới Không). Thân xác chỉ là một chặng trong chuỗi hóa sinh,
chuyển tiếp giữa hữu và vô, giữa không và sắc, cái chết như là sự trở về. Con
người nếu giác ngộ được rằng cả sắc và không đều k có thật thì vượt được
vòng sợ hãi thông thường. Gắn với cái nhìn như vậy về thân xác là thái độ an
nhiên, bình thản trước cái chết,một thái độ mà bọn người phàm tục không có
được.
Như vậy, cảm hứng về thân xác trong thơ thiền sư tập trung trong một phổ
hạn hẹp, hình tượng con người mang tính chất siêu thoát. Mô hình ứng xử với
thân xác của các bậc thiền sư có nhiều nét tương đồng với các thánh nhân
theo hình mẫu lí tưởng của Nho gia – vẫn lại là khắc phục các bản năng thể
hiện qua tai, mắt, thân thể.
Văn học của các nhà nho từ thế kỉ XV trở đi mang đậm nét ảnh hưởng của
Nho giáo trong cách ứng xử với thân xác. Thơ Nguyễn Trãi có nói đến
chuyện ăn uống,một trong những bản năng lớn nhất của con người liên quan
đến thân xác. Nhưng Nguyễn Trãi không ca ngợi thú ăn uống mà ngược lại,
mượn đề tài ăn uống để tuyên ngôn về sự ngộ đạo của mình, một lối ăn uống
rất đạm bạc.
“Cơm ăn dầu có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là”
Coi thường dục vọng về ăn, mặc, ở nên con người có dũng khí đề từ chối bả
vinh hoa, danh lợi – những thứ luôn đặt ra trước nhà nho. Nhà nho đặt thân ra
ngoài vòng tục lụy của danh lợi, hưởng “thân nhàn”: “Qua ngày qua tháng

dưỡng thân nhàn” “Lánh thân nhàn được thú màu”. Để không bị vật dục cám
dỗ, danh lợi quấy rầy, thì cách tốt nhất là chủ động tách thân ra khỏi xã hội, tự
8


đặt mình giữa thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên. Lối sống đó chính là một
cách diễn đạt lí tưởng tu thân theo mô hình thánh nhân, quân tử.
Sang thế kỉ XVI, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong văn học xuất hiện ngày
càng rõ nét hình tượng ẩn sĩ. Nhìn từ góc độ ứng xử với thân xác, ẩn sĩ là
người phản ứng mạnh mẽ nhất nhưng cũng đầy tiêu cực trước xu thế chạy
theo vật dục của xã hội quyền quý. Ngợi ca cuộc sống ẩn dật đạm bạc, lên án
thói đời mê đắm trong vật dục là hai mặt của thế ứng xử với thân xác của nhà
nho, theo cách biểu đạt lí tưởng thánh nhân về thân.
Trong trường thẩm mĩ của các sáng tác thơ ca của các nhà nho, ta không thấy
đề cập đến yếu tố giới tính. Người nam nhi, bậc quân tử hiện ra trong văn thơ
nhà nho là người biết dồn sức mạnh của tinh thần và sức lực vào sự nghiệp
xây dựng trật tự xã hội lí tưởng thái bình thịnh trị. Tình yêu nam nữ bị lễ giáo
chế ngự. Những rung động bản năng bị lên án, phê phán.
Trong Truyền kì mạn lục ở thế kỉ XVI có một số trang nói đến hoan lạc ái ân
nam nữ, tuy nhiên khó có thể nói tác giả ủng hộ tình yêu thân xác đó. Nhìn
trong hệ thống, các mối tình có cảnh hoan lạc ái ân ở Truyền kì mạn lục đều
được hình dung đó là những mối tình ma quái, phản ánh tâm thức khinh miệt,
ghê sợ tình ái tự do, ngoài hôn nhân. Trong Truyền kì mạn lục có một câu
chuyện về dũng khi xả thân chủ nghĩa, sát thân thành nhân của nho gia –
Người con gái Nam Xương. Khi bị chồng nghi oan rằng không chung thủy,
Vũ Nương đã dùng cái chết để chứng minh sự trong trắng của mình.
Cũng theo Phạm Tú Châu, sự xuất hiện nghèo nàn các tiểu thuyết tình dục
chữ Hán trong VHTĐ VN có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hàng
đầu có lẽ là quan niệm tu thân khắc kỉ đều nuôi dưỡng nhân cách cao thượng
mà các tư tưởng triết học – tôn giáo tuyên truyền. Phải đến thế kỉ XVIII mới

lác đác xuất hiện một vài truyện có màu sắc tình dục, khi cách nhìn của các
nhà nho về con người, về thân xác có nhiều thay đổi.

9


Sang thế kỉ XVIII, tác phẩm Truyện Kiều ra đời đã thể hiện một quan niệm
mới mẻ, tiến bộ của nhà nho Nguyễn Du về thân xác của con người. Nhìn
chung, quan niệm này khác với quan niệm coi thường thân của truyền thống
văn hóa và văn học trước đó. Nguyễn Du tại nhiều điểm đã có khuynh hướng
đề cao thân xác, coi thân xác là một phạm trù giá trị. Quan niệm mới mẻ về
thân của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có thể khái quát thành các luận điểm:
Thương thân, xót thân; Người đẹp như một giá trị; Quyền sống của thân xác;
Thụ cảm thế giới qua giác quan
Về quan niệm thương thân, xót thân, trong Truyện Kiều, ND thể hiện sự tôn
trọng con người, mà sự tôn trọng đó phải được thể hiện trước hết qua sự trân
trọng thân xác của nó. Nguyễn Du thường công khai phản đối việc đánh đập.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có miêu tả khá nhiều cảnh đánh đập: Cảnh
cha con vương ông bị bọn sai nha đánh đập, cảnh Thúy Kiều bị Tú Bà đánh
đập, cảnh Thúy Kiều bị quan phủ đánh đòn, cảnh Thúy Kiều bị Hoạn bà đánh
đón phủ đầu… Khi miêu tả, Nguyễn Du không dùng lối “bạch miêu” như tác
giả Kim Vân Kiều Truyện, không chỉ quan tâm đến việc dựng lại chân thật,
chi tiết cảnh tượng mà ông luôn thể hiện nỗi thương xót cho thân thể con
người bị chà đạp, giày xéo. Nguyễn Du đã ‘Thương người như thể thương
thân”, tình thương con người được bộc lộ ngay trong sự cảm nhận đầy chất
nghiệm sinh của thân thể bị đòn vọt. Nguyễn Du bình luận:
Dường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người”
“Trúc côn ra sức dập vào
Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh”

Việc phản đối sự lăng nhục thân xác con người là một điểm mới trong triết lí
con người của ND, cũng là một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa
nhân đạo của ông.

10


Truyện Kiều được xem là tác phẩm thương thân, xót thân vào bậc nhất trong
văn học VN thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trong tác phẩm, ND nhiều lần
dùng ngôn ngữ thấm thía để thể hiện nỗi thương thân, xót thân, thương thân
chứ k phải thương tài:
“Trùng phùng dù họa có khi
Thân này thôi có ra gì mà mong”
“Nàng rằng trời thẳm đất dày
Thân này đã bỏ những ngày ra đi”…
Cũng với quan điểm thương thân, xót thân này, khi miêu tả cảnh Thúy Kiều
báo ân, báo oán, Nguyễn Du đã không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như Thanh
Tâm Tài Nhân, đồng thời Nguyễn Du cũng hạn chế đến mức thấp nhất sự chủ
động chỉ đạo của Kiều trong việc tính toán các mức hình phạt cũng như mục
đích phạt. Rõ ràng, ND có thái độ trân trọng thân thể con người, dù là ai, ông
hướng sự quan tâm của người đọc đến luật nhân quả,, ý chí của trời đối với số
phận con người hơn là bản thân sự kiện trả thù.
Truyện Kiều k chỉ cất lên tiếng nói thương thân, xót thân mà còn là tiếng
hát ca ngợi thân, tôn vinh thân. Thương xót thân và ngợi ca thân là hai mặt
của một quan niệm thống nhất về con người trong TK, quan niệm này tước bỏ
màu sắc thánh nhân, đưa nhân vậ trở về vơi cuộc sống thường ngày, con
người tự nhiên. Chủ nghĩa khắc kỉ thời trung đại đã dẫn đến một cách ứng xử
với sắc đẹp phụ nữ là thái độ miệt thị, ghẻ lạnh, sợ hãi sắc đẹp phụ nữ.
Nguyễn Du lại rất chú ý ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, khuôn mặt của Thúy Kiều
Thúy Vân. Điều đáng nói hơn là ND còn tả vẻ đẹp của thân thể Kiều nữa, ở

phần Kiều gặp Thúc Sinh. “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà / Dày dày sẵn đúc
một tòa thiên nhiên”. ND tả Kiều tắm như một cái cớ để bộc lộ thân thể đẹp
đẽ mê hồn của nàng. Nói như Xuân Diệu, ND đã “giải y, giải thoát cho mọi
người đọc dược chiêm ngưỡng thán phục cái tòa thiên nhiên tuyệt mĩ của tạo
vật, là thân thể lành đẹp của con người”
11


Quyền sống của thân xác
Thân xác của nhân vật Truyện Kiều còn được tác giả đề cập đến trên phương
diện quyền được sống, quyền được thực hiện như tự nhiên cấp cho nó. Mức
độ và tính chất của ý thức về quyền sống của thân xác ở nhân vật TK có thể
quan sát qua ứng xử thân xác của Kiều cũng như của các nhân vật khác trong
mối tương quan với Kiều.
Trước hết, ta xem xét các thế ứng xử thân xác của Thúy Kiều. Có thể phân
loại các thế ứng xử khác nhau này thành 3 nhóm chủ yếu: ứng xử thân xác
trong quan hệ đạo đức (sự kiện bán mình chuộc cha), ứng xử trong tình yêu
nam nữ, vấn đề sống chết.
Về sự kiện Kiều bán mình chuộc cha. Nếu như theo cách hành xử của người
châu Âu thì chủ nghĩa cá nhân được đề cao, ai có phận nấy, không có chuyện
con bán mình để chuộc cha thì theo quan niệm của người Á Đông, hành động
hi sinh tình yêu cho đạo hiếu của Kiều rất được ngợi ca. Tuy nhiên, trong
hành động này, nếu Kiều của TTTN có ý thức trở thành liệt nữ không kém
những tấm gương kim cổ hi sinh thân vì cha mẹ thì Kiều của Nguyễn Du
hành xử với thân như vậy chỉ là vạn bất đắc dĩ, vô cùng đau xót, hoàn toàn là
vì tình cảm xót thương cho sự đau đớn thân xác bị hành hạ của cha và em.
Về vấn đề sống chết, trong Truyện Kiều, k có cái nhìn 1 chiều về thân xác mà
có những cái nhìn, những tiếng nói khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Ở
Kiều có sự sẵn sàng xả thân hoặc chán chường sự sống (Thà rằng liều 1 thân
con..) có sự âm thầm chuẩn bị cho cái chết khi cần bảo toàn phẩm giá (Phòng

khi nước đã đến chân / dào này thì liệu với thân sau nay), có quyết tâm chết k
chịu nhục khi bị Tú Bà lăng mạ (Thôi thì thôi có tiếc gì), có tiếng nói thương
thân xót phận, than thân tủi phận (Thân nghìn vàng để ô danh má hồng), lại có
tiếng nói thiết tha với thân, tiếc thân, ân hận vì đã giữ ngọc gìn vàng với
người yêu, có tiếng nói buông thân theo dòng đời, tiếng nói lo lắng cho thân,
thậm chí lo lắng cái ăn cái mặc. ND đã mượn lời Tú Bà – 1 nhân vật phản
12


diện để nói lên tiếng nói của lí trí về giá trị thân xác và sự sống hiện hữu: Một
người dễ có mấy thân - Người còn thì của hãy còn”. Như vậy, TK k hề có cái
nhìn 1 chiều, phiến diện về thân như các học thuyết tôn giáo – đạo đức. Thân
có thể hi sinh khi cần thiết nhưng thân cũng đáng quý, sự sống của thân là
đáng trân trọng. Đây là một điểm mới, tầm tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn
Du.
Ứng xử thân xác trong tình yêu là một thử thách quan trọng đối với quan
niệm thân của nhân vật. Thông thường, trong văn học trung đại, quan hệ nam
nữ có hơi hướng sắc dục được trình bày với cảm hứng phê phán. Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có cái nhìn mới mẻ khi miêu tả các mối tình của
Thúy Kiều với các nhân vật chính diện có màu sắc nhục dục. ND tỏ thái độ
tán đồng, trân trọng nâng niu những mối tình đó, hoàn toàn đối lập với lập
trường truyền thống với vấn đề tình yêu thân xác. ND đã miêu tả những rung
động mang tính chất nhục thể rất hiển nhiên của KT khi ngồi bên Thúy Kiều,
miêu tả sự say mê k kém phần lãng mạn của người anh hùng Từ Hải, miêu tả
cảnh sống lứa đôi hạnh phúc của Kiều và Từ Hải, miêu tả nỗi nhớ gối chăn
của Thúy Kiều và Thúc Sinh khi phải chia li. Nói tổng quát, với truyện Kiều,
lần đầu tiên trong VHTĐ VN, các nhân vật chính diện được tả trong những
chân dung có màu sắc thân xác với cảm hứng khẳng định rõ rệt. Thân xác k
phải là nguồn gốc của khổ đau, cũng k phải là dấu hiệu của sự thấp hèn, Thân
xác là 1 phần quan trọng của nhân cách.

Khi xây dựng các nhân vật phản diện, từ trong vô thức nghệ thuật, nguyên tắc
trọng thân, quý thân của Nguyễn Du đã được thể hiện nhất quán, thân cũng
được nhận thức như một phạm trù giá trị. Mã Giám Sinh là kẻ buôn bán, luôn
tính đến lời lãi khi mua được nàng Kiều xinh đẹp, nhưng trước sắc đẹp của
nàng, họ Mã k thể k rung động. Điều này khiến cho nhân vật sống động hơn,
chân thực hơn.

13


Tầm quan trọng của thân trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua sự
cảm thụ thế giới bằng các giác quan. Ảnh hưởng từ quan niệm “khắc kỉ phục
lễ” của Nho gia và Thanh tịnh thân khẩu ý của Phật gia mà trong văn học
trung đại ít gặp các kiểu hoạt động của ngũ quan như là một cửa ngõ quan
trọng qua đó con người tiếp xúc với ngoại giới. Nguyễn Du trongTruyeenj
Kiều đã thể hiện một quan niệm mới, ông đã đem lại một phổ khá rộng các
cảm giác tiếp nhận được thông qua giác quan, rộng hơn của văn chương nhà
nho. Nhiều trạng thái tâm lí được thể hiện qua cảm nhận thân xác, nhiều trạng
thái tư tưởng tình cảm của nhân vật xuất hiện thông qua con đường của thân
xác, thân phận (vị trí của cá nhân trong xã hội ) được ý thức qua việc thân xác
được định vị như thế nào, được đối xử thế nào trong xã hội. Những cặp từ ngữ
như xót thân, thương thân, ngậm ngùi thân… đã bằng cảm giác của thân xác
mà diễn đạt thấm thía ý thức về nỗi đau khổ của nhân vật và khơi gợi sự cảm
thông sâu sắc của người đọc vì ở bất cứ người đọc nào cũng có kinh nghiệm
thân xác. Truyện Kiều k chỉ có những cảm giác đau khổ, bé nhỏ, tủi nhục của
thân phận qua kinh nghiệm thân xác của con người dưới đáy mà còn có những
cảm giác hạnh phúc, tương tư qua cảm giác của thân thể. Trong đoạn Kim
Trọng tương tư Thúy Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảm giác lạnh lẽo trong
căn phòng để diễn tả nỗi cô đơn, trống vắng của Kim Trọng, miêu tả mùi
hương thơm (được cảm nhận bằng khứu giác) để miêu tả cảm giác về thân thể

người con gái.
Màu sắc trong Truyện Kiều “chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới mà
còn là phương tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm
màu sắc thời đại và cá tính” (TĐS). Đặc biệt, trong TK, màu sắc thông qua
mắt nhìn, một yếu tố cấu thành của thân thể, đã tác động đến nhân cách, hành
vi, tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Ví dụ, khi Kim Trọng lần đầu tiên xuất
hiện, cái nhìn về màu sắc của Kiều đã góp phần quan trọng làm nảy nở tình
yêu giữa hai người.
14


Thế giới âm thanh trong Truyện Kiều cũng rất phong phú. Có những âm
thanh quen thuộc với thơ văn trung đại như tiếng chim oanh, tiếng gà gáy,
tiếng sóng nước… nhưng cũng có nhiều âm thanh lần đầu xuất hiện hoặc
hiếm thấy trong thơ văn trung đại, như tiếng xôn xao của bọn sai nha, tiếng ồn
ào như ruồi xanh của cảnh cướp phá… Điều đáng chú ý là, Nguyễn Du đã rất
chú tâm đến địa vị cua âm nhạc. Âm nhạc trong Truyện Kiều k phải là thứ âm
nhạc Lễ kí, có chức năng giáo hóa như theo quan niệm của Nho giáo, mà là
thứ âm nhạc giải trí, việc nghe nhạc như là sự thỏa mãn nhu cầu vừa mang
tính vật chất vừa mang tính tinh thần, nghe nhạc là sự chiếm lĩnh thế giới qua
thân thể (qua thính giác).Tiếng đàn của Thúy Kiều được ND miêu tả theo
nguyên tắc vật chất hóa
“Trong như tiếng hạc bay qua….như trời đổ mưa”
Nguyễn Du cũng rất chú ý tả phản ứng của người nghe. Tiếng đàn của Kiều k
thuộc về lễ, k gợi xúc cảm đạo đức mà đụng đến phần sâu thẳm của tâm thức
con người, gợi lên những xúc cảm ai oán nhất hoặc gợi lên cảm giác đầm ấm,
vui vầy.

15




×