Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Địa lý lớp 4 (tuần 1 đến tuần 3) cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.26 KB, 8 trang )

Tuần 1
Ngày soạn: 16/8/2016
Ngày dạy: 26/8/2016
Địa lí 4
Làm quen với bản đồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất
theo một tỉ lệ nhất định. Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng kí
hiệu bản đồ.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về bản đồ.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số loại bản đồ: thế giới, khu vực, Việt Nam.
- HS: SGK
III. Lên lớp:

-

Hoạt động của giáo viên
A. Ổn định lớp
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Hoạt động:
2.1. Tìm hiểu về bản đồ (13’)
- Treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự
lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục,
VN)
- Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên
bảng
- Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, rồi chỉ vị trícủa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên


từng hình
- Yêu cầu đọc SGK trả lời:
+ Ngày nay, muốn vẽ bản đồ chúng ta
thường làm thế nào?
- Nhận xét, kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu
nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất
theo một tỉ lệ nhất định.
2.2. Một số yếu tố của bản đồ (13’)
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm trả
lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Trên bản đồ, người ta quy định các hướng
Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
+ Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? Đọc tỉ lệ bản

Hoạt động của học sinh

- Quan sát
- Đọc tên các bản đồ
- Trình bày
- Quan sát, chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và
đền Ngọc Sơn
- Đọc SGK, trả lời
- Thảo luận nhóm trả lời

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời các
câu hỏi


-


-

đồ ở hình 2, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với
bao nhiêu mét trên thực tế?
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Mời các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện
- Kết luận: Một số yếu tố của bản đồ như tên
bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
2.3. Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
(8’)
- Yêu cầu HS quan sát chú giải ở hình 3 và
một số bản đồ khác, vẽ kí hiệu của một số đối
tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia,
núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng
sản…
- Gọi từng cặp thi đố cùng nhau, nói xem kí
hiệu đó thể hiện cái gì.
C. Củng cố dặn dò (2’)
- Hỏi: Bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố của
bản đồ.
- Dặn dò HS đọc trước bài Làm quen với bản
đồ (tiếp theo).

- Các nhóm trình bày
- Các nhóm bổ sung
- Lắng nghe

- Vẽ kí hiệu bản đồ


- Từng cặp thi đố

- Trả lời
- Lắng nghe

IV. Bổ sung: ……………………………………………………………………………


Tuần 2
Ngày soạn: 22/8/2016
Ngày dạy: 02/9/2016
Địa lí 4
Dãy Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy
Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung
lũng thường hẹp và sâu.
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
2. Kĩ năng:
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số
liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ ở Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
* Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều. Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng
núi phía Bắc.
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng.

III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (3’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
- Thiên nhiên của đất nước ta rất phong
phú và đa dạng. Ở mỗi vùng miền đều có
những cảnh tự nhiên cũng như những
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người. Phần Địa lí lớp 4 sẽ giúp các em
tìm hiểu về những cảnh thiên nhiên ấy.
Hôm nay chúng ta sẽ tham quan một dãy
núi cao và đồ sộ ở miền Bắc nước ta qua
bài học Dãy Hoàng Liên Sơn.
2. Các hoạt động:
2.1. Hoàng Liên Sơn: (15’)
- Đưa lược đồ các dãy núi chính ở phía
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu: những
Bắc nước ta – yêu cầu: dựa vào kí hiệu,
dãy núi ở phía Bắc nước ta là: Hoàng
hãy kể tên và chỉ trên lược đồ những dãy Liên Sơn, Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông
núi chính ở phía Bắc nước ta. Trong
Triều. Trong đó, dãy Hoàng Liên Sơn là
những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? dãy núi dài nhất.
- Đưa bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam – - HS quan sát bản đồ Địa lí Tự nhiên
Yêu cầu HS chỉ và nêu vị trí của dãy
Việt Nam chỉ và nêu vị trí của dãy
Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
Hoàng Liên Sơn trên bản đồ: nằm ở phía



- Yêu cầu HS: Dựa vào lược đồ và nội
dung SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời
câu hỏi:
1. Dãy Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu
km, rộng bao nhiêu km, có độ cao như
thế nào?
2. Nêu đặc điểm của dãy núi này.
- Chốt – cho HS xem hình ảnh về dãy
núi Hoàng Liên Sơn: nằm ở phía Bắc
nước ta và là dãy núi cao, đồ sộ nhất
nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất
dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- Cho HS xem hình ảnh đỉnh Phan-xipăng và nêu câu hỏi:
+ Đây là đỉnh núi nào trên dãy Hoàng
Liên Sơn?
+ Hãy chỉ đỉnh Phan-xi-păng trên lược
đồ và nêu độ cao của nó.
+ Tại sao nói đỉnh Phan-xi-păng là “nóc
nhà” của Tổ quốc?
+ Hãy quan sát hình ảnh và mô tả đỉnh
Phan-xi-păng.
- Cho HS xem đỉnh Phan-xi-păng và mở
rộng: Cách Lào Cai 7km dọc Hoàng
Liên Sơn, chúng ta sẽ tham quan đỉnh
núi cao nhất, được mệnh danh là nóc nhà
của Tổ quốc. Phải mất từ 6 – 7 ngày để
đến đỉnh Phan-xi-păng, độ cao trên
3000m, có mây mù che phủ quanh năm.

2.2. Khí hậu ở những nơi cao lạnh
quanh năm: (15’)
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và cho
biết: Khí hậu ở những nơi cao của
Hoàng Liên Sơn như thế nào?

- Chốt – Giới thiệu: Chúng ta cùng tham
quan một địa điểm thấp dưới 2000m,
một địa điểm du lịch ở phía Bắc nước ta
là Sa Pa.

Bắc nước ta, ở giữa sông Hồng và sông
Đà.
- Thực hiện yêu cầu:
- Đại diện nhóm trình bày:
1. Dài khoảng 180km, rộng gần 30km,
cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
2. Đặc điểm: có nhiều đỉnh nhọn, sườn
núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và
sâu.
* Giải thích: thung lũng.

- Xem và trả lời:
+ Đây là đỉnh Phan-xi-păng
+ Độ cao là 3143m.
+ Vì nó cao nhất nước ta.
+ Là đỉnh núi nhọn, xung quanh có mây
mù bao phủ.
- Quan sát – Lắng nghe


- Đọc và nêu: Khí hậu lạnh quanh năm,
nhất là vào những tháng mùa đông, đôi
khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2000m2500m thường có mưa nhiều, rất lạnh.
Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng
lạnh hơn, gió thổi mạnh. Trên các đỉnh
núi, mây mù hầu như bao phủ quanh
năm.


- Yêu cầu HS quan sát bản đồ Địa lí Tự
nhiên Việt Nam, hãy chỉ vị trí của Sa Pa
trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa.
- Đưa bảng số liệu về nhiệt độ trung bình
ở Sa Pa, yêu cầu: hãy nêu nhiệt độ trung
bình ở Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
? Dựa vào nhiệt độ của Sa Pa của hai
tháng này, em có nhận xét gì về khí hậu
của Sa Pa trong năm?
- Bên cạnh khí hậu mát mẻ, Sa Pa còn có
nhiều cảnh tự nhiên đẹp. Chúng ta cùng
xem.
? Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ
mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc?
- Chốt: Bên cạnh đó, ở Sa Pa còn có
tuyết rơi, đây là hiện tượng thiên nhiên
kì thú thu hút khách du lịch. Nhưng cũng
mang lại không ít khó khăn cho bà con
nông dân.
C. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Tổ chức trò chơi: Tập làm hướng dẫn

viên du lịch.
- Chuẩn bị 3 thẻ chữ: Hoàng Liên Sơn,
Sa Pa, Phan-xi-păng.
- Phổ biến luật chơi: Cả lớp chia làm 3
đội, mỗi đội cử đại diện lên bốc thăm.
Bốc thăm được thẻ chữ nào thì thuyết
minh về địa danh đó. Đội nào có bài
thuyết minh đúng, hay thì đội đó thắng
cuộc.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương nhóm thắng
cuộc.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài
sau.

- Quan sát và nêu: Độ cao 1570m
- Tháng 1: 90C; Tháng 7: 200C
- Khí hậu mát mẻ quanh năm
- Xem phim
- Vì có khí hậu mát mẻ quanh năm và
phong cảnh đẹp.
- Lắng nghe

- Nghe phổ biến luật chơi

- Tham gia chơi

IV. Bổ sung: …………………………………………………………………



Tuần 3
Ngày soạn: 30/8/2016
Ngày dạy:
Địa lí 4
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,...
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
* Giải thích tạo sao người dân Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm
thấp và thú dữ.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng
Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phụ của các dân tộc được may,
thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ,...
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên
Sơn.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (3’)
- Đưa lược đồ - nêu yêu cầu:
- Các HS lần lượt trả lời các câu hỏi
+ Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.
+ Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên
Sơn.

+ Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn
có khí hậu như thế nào?
- Nhận xét bài cũ
B. Bài mới:
1. GTB: (1’)
2. Các hoạt động:
2.1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của
một số dân tộc ít người: (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK
- Đọc mục 1 SGK, trả lời:
? Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc
+ Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt
hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
hơn so với đồng bằng.
- Cho HS xem hình ảnh nhà cửa thưa
thớt của các dân tộc ít người.
- Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng + Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên
Liên Sơn.
Sơn: Thái, Dao, Mông,…
- Cho xem hình ảnh các dân tộc: Thái,
Mông, Dao.
- Đưa bảng số liệu trang 73 SGK – yêu


cầu: Dựa vào bản số liệu, hãy sắp xếp
các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi
thấp đến nơi cao.
? Người dân ở những nơi núi cao thường
đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
- Cho HS xem hình ảnh về đường mòn,

núi cao.
- Chốt – yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm
các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn –
Ghi bảng: Dân cư thưa thớt; Các dân tộc:
Thái, Mông, Dao. Giao thông: đi bộ, đi
bằng ngựa.
2.2. Bản làng với nhà sàn: (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát hình
1, 2 SGK, trả lời câu hỏi:
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Cho HS quan sát bản làng của người
Mông: Các dân tộc ít người ở Hoàng
Liên Sơn thường sống tập trung thành
bản, các bản thường nằm cách xa nhau,
ở sườn núi cao, mỗi bản khoảng mươi
nhà.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của bản
làng – Ghi bảng.
- Cho HS xem hình ảnh nhà sàn và hỏi:
? Đây là cái gì?
? Em thường gặp những hình ảnh này ở
đâu?
- Cho HS xem hình ảnh nhà sàn
? Em biết gì về nhà sàn của một số dân
tộc ít người?
? Theo em, vì sao một số dân tộc ít
người thường ở nhà sàn?
- Chốt: Các dân tộc ít người thường sống
ở nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm thấp.

- Mở rộng: Cho HS xem một số nhà sàn
hiện nay – nhiều nơi có nhà sàn mái lợp
ngói.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của nhà
sàn của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn –
ghi bảng.
2.3. Chợ phiên, lễ hội và trang phục:
(10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 3 đoạn đầu đến

+ Quan sát – sắp xếp: Thái, Dao, Mông

- Đi bộ hoặc bằng ngựa. Vì nơi núi cao,
chủ yếu là đường mòn.
- Quan sát
- Lắng nghe – nhắc lại

- Thực hiện yêu cầu
+ ở sườn núi cao, thung lũng
+ mỗi bản khoảng mươi nhà.
- Quan sát – Lắng nghe

- 1 HS nhắc lại: Các dân tộc sống ở bản
làng nằm ở sườn núi cao hoặc thung
lũng.
- Quan sát – trả lời:
+ Nhà sàn
+ ở vùng núi cao của các dân tộc ít
người
- Quan sát

- Miêu tả
- Để tránh thú dữ và ẩm thấp
- Lắng nghe
- Quan sát
- 1 HS nhắc lại: Nhà sàn làm bằng gỗ,
tre, nứa, để tránh thú dữ và ẩm thấp.


nam nữ thanh niên, quan sát hình 3
SGK, thảo luận nhóm 6, tìm hiểu về
cuộc sống của người dân Hoàng Liên
Sơn:
Nhóm 1,2: chợ phiên
Nhóm 3,4: lễ hội
Nhóm 5,6: trang phục.
- Sau mỗi nhóm trình bày, GV cho HS
xem hình ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang
phục.

- Chốt – yêu cầu HS nhắc lại các đặc
điểm về chợ phiên, lễ hội và trang phục
– Ghi bảng
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Đưa câu hỏi, yêu cầu HS chọn đáp án
đúng:
Câu 1: Dân tộc ít người sống ở Hoàng
Liên Sơn là:
A. Dân tộc Dao, Mông, Thái.
B. Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
C. Dân tộc Thái, Tày, Nùng.

Câu 2: Bản làng của các dân tộc ở
Hoàng Liên Sơn thường nằm ở đâu?
A. Ở ven sông.
B. Ở đồng bằng.
C. Ở sườn núi cao, thung lũng.
Câu 3: Những hoạt động nào dưới đây là
hoạt động chủ yếu diễn ra trong chợ
phiên?
A. Ném còn, đánh quay.
B. Mua bán,giao lưu văn hóa, kết bạn
của nam nữ thanh niên.
C. Cúng lễ.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị
bài sau.
- Nhận xét – Tuyên dương – Nhắc nhở.

- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Nhóm 1,2: Chợ phiên: Họp vào ngày
nhất định, là nơi trao đổi, giao lưu, mua
bán, gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh
niên.
+ Nhóm 3,4: Lễ hội: hội chơi núi mùa
xuân, hội xuống đồng, các hoạt động: thi
hát, múa sạp, ném còn,…
+ Nhóm 5, 6: Trang phục: các dân tộc
đêu có trang phục riêng, mang những nét
đặc trưng, được may, thêu, trang trí rất
công phu.
- Mô tả trang phục của dân tộc Thái,

Mông, Dao.
- Chợ phiên: đông vui, là nơi giao lưu,
mua bán, kết bạn.
- Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân, hội
xuống đồng
- Trang phục: sặc sỡ.
- Đọc câu hỏi – chọn câu trả lời đúng
nhất

IV. Bổ sung:…………………………………………………………………………..



×