Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

giáo án địa lí 5 tuần 1 đến tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.07 KB, 13 trang )

Tuần 1:
Ngày soạn:19/8/2016
Ngày dạy: 23/8/2016
Địa lí
Việt Nam – đất nước chúng ta
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có
đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ)
*
+ Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo Bắc – Nam, với
đường bờ biển cong hình chữ S.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
3. Thái độ: Muốn tìm hiểu và khám phá đất nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Quả địa cầu
- 2 lược đồ trống tương tự như hình 1 trong sgk, 2 bộ bìa nhỏ. Mỗi bộ gồm 7
tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung
Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (3’)


- Giới thiệu chung về nội dung phần - Lắng nghe
Địa lí 5, sau đó giới thiệu bài
2. Hoạt động:
2.1. Vị trí địa lí và giới hạn: (15’)
? Các em có biết đất nước Việt Nam - 2 – 3 HS lên chỉ vị trí của nước Việt
ta nằm trong khu vực nào trên thế
Nam trên quả địa cầu. Huy động kiến
giới không? Hãy chỉ vị trí của nước
thức theo kinh nghiệm của bản thân
Việt Nam trên quả địa cầu.
để trả lời:
+ Việt Nam thuộc khu vực châu Á.
+ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông
Dương.
+ Việt Nam nằm trong khu vực
Đông Nam Á.
- Đưa lược đồ Việt Nam trong khu
- Quan sát – Lắng nghe
vực Đông Nam Á và nêu: Đất nước
ta nằm trên bán đảo Đông Dương,


thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ, thảo
luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Đất nước Việt Nam gồm có những
bộ phận nào?
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta
trên lược đồ.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với

những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào phần đất
liền của nước ta?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo
của nước ta.
- Nhận xét – chốt: Đất nước ta bao
gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo.
Ngoài ra còn có vùng trời bao trùm
lãnh thổ nước ta.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí
địa lí của đất nước ta trên quả Địa
cầu.
? Vị trí của nước ta có những thuận
lợi gì cho việc giao lưu với các nước
khác?
- Chốt
2.2. Hình dạng và diện tích: (15’)
- Chia lớp theo nhóm 4 – Yêu cầu:
Quan sát hình 2 và bảng số liệu –
sgk/67,68; thảo luận trong nhóm
theo các câu hỏi sau:
+ Phần đất liền của nước ta có đặc
điểm gì?
+ Từ Bắc vào Nam theo đường
thẳng, phần đất liền nước ta dài bao
nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu
km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng
bao nhiêu km2?

+ So sánh diện tích lãnh thổ nước ta
với một số nước trong bảng số liệu.
- Kết luận:
B. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”
- Đánh giá và nhận xét hai đội chơi

- Quan sát – thảo luận và trình bày
trước lớp:
+ Gồm: đất liền, biển, đảo và quần
đảo.
+ HS chỉ
+ Giáp: Trung Quốc, Lào, Cam-puchia.
+ Biển bao bọc phía: đông, nam và
tây nam. Tên biển là: Biển Đông.
+ đảo : Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn
Đảo, Phú Quốc,…quần đảo : Hoàng
Sa, Trường Sa.
- Lắng nghe

- Một số HS lên chỉ
- Thuận lợi trong việc giao lưu với
các nước khác bằng đường bộ,
đường biển và đường hàng không.
- Chia nhóm 4 – Thực hiện yêu cầu:
- Đại diện nhóm trình bày theo các
câu hỏi :
+ hẹp ngang, chạy dài và có đường
bờ biển cong như hình chữ S.
+ 1650km

+ 50km
+ khoảng 330 000km2
+ Diện tích nước ta nhỏ hơn Trung
Quốc, Nhật Bản ; lớn hơn Lào, Campu-chia.
- Tham gia chơi theo hướng dẫn của
GV


- Dặn HS xem trước bài Địa hình và
khoáng sản.
IV. Bổ sung:
…………………………………………………………………………….
Tuần 2
Ngày soạn: 24/8/2016
Ngày dạy: 30/8/2016
Địa lí 5
Địa hình và khoáng sản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, ¾ diện
tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ,
khí tự nhiên,…
* Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam,
cánh cung.
2. Kĩ năng:
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên
Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên
hải miền Trung.
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng

Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển
phía nam,...
3. Thái độ: Thích tìm hiểu, khám phá về đất nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (3’)
- Gọi HS lên bảng, thực hiện yêu
- Từng HS lên bảng thực hiện nhiệm
cầu:
vụ.
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên
lược đồ Việt Nam trong khu vực
Đông Nam Á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền nước ta giáp với
những nước nào? Diện tích lãnh thổ
nước ta là bao nhiêu km2?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và
quần đảo của nước ta.
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Trong tiết học này, chúng ta cùng
- Lắng nghe


tìm hiểu về địa hình và khoáng sản

của nước ta và những thuận lợi do
địa hình và khoáng sản mang lại.
- Ghi đề
2. Các hoạt động:
2.1. Địa hình: (15’)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát
hình 1 sgk để thực hiện các yêu cầu
sau theo nhóm đôi:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và vùng
đồng bằng trên lược đồ Địa hình Việt
Nam.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi
và vùng đồng bằng nước ta.
- Chốt: Phần đất liền của nước ta với
¾ diện tích là đồi núi và chủ yếu là
đồi núi thấp. chỉ có ¼ diện tích là
đồng bằng.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình
1:
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị
trí các dãy núi chính ở nước ta.
+ Những dãy núi nào có hướng tây
bắc – đông nam?

+ Những dãy núi nào có hình cánh
cung?

- Thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng

vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng
bằng nhiều lần. (gấp khoảng 3 lần)

- Làm việc nhóm 2 : quan sát, chỉ và
nêu:
+ Các dãy núi ở nước ta: Dãy
Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn,
dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy
Bắc Sơn, dãy Đông Triều.
+ Những dãy núi có hướng tây bắc
– đông nam: dãy Hoàng Liên Sơn,
dãy Trường Sơn.
+ Những dãy núi có hình cánh cung:
dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy
Bắc Sơn, dãy Đông Triều.

- Chốt: Đồi núi nước ta trải rộng
khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và
chạy dài từ Bắc vào Nam. Các dãy
núi phần lớn có hướng tây bắc –
đông nam và một số có hình cánh
cung.
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm 2:
- Yêu cầu HS quan sát tiếp lược đồ:
+ các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,
Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng duyên hải miền Trung.
bằng và cao nguyên của nước ta.
+ cao nguyên : Sơn La, Mộc Châu,
Kon Tum, Plây-ku, Đắk Lắk, Mơ

Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- Đồng bằng nước ta phần lớn là
- Nêu một số đặc điểm chính của
đồng bằng châu thổ do phù sa của
đồng bằng nước ta.
sông ngòi bồi đắp, có địa hình thấp
và tương đối bằng phẳng. Đó là
những nơi trồng lúa rất tốt và thường
tập trung dân cư đông đúc.


- Chốt: Đồng bằng nước ta chủ yếu
do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ
hàng nghìn năm trước nhân dân ta
đã trồng lúa trên các đồng bằng này,
tuy nhiên, để đất không bạc màu thì
việc sử dụng phải đi đôi với việc bồi
bổ cho đất.
- Yêu cầu HS nhắc lại điểm chính về
địa hình nước ta – Ghi bảng:

2.2. Khoáng sản: (10’)
- Đưa lược đồ một số khoáng sản
Việt Nam, yêu cầu HS quan sát lược
đồ - thảo luận nhóm 4, hãy:
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở
nước ta.
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, apa-tít, bô-xít, dầu mỏ.

- Chốt: Nước ta có nhiều mỏ khoáng

sản với trữ lượng lớn cung cấp
nguyên liệu cho nhiều ngành công
nghiệp, nhưng khoáng sản không
phải là vô tận nên khai thác và sử
dụng cần tiết kiệm và hiệu quả.
- Yêu cầu HS nhắc lại các loại
khoáng sản ở nước ta – ghi bảng

- Lắng nghe

+ ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích
là đồng bằng.
+ Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn,
Trường Sơn,…
+ Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,
duyên hải miền Trung.
- Thực hiện yêu cầu
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Một số loại khoáng sản ở nước ta:
dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt,
thiếc, đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít.
+ mỏ than ở Quảng Ninh; mỏ sắt ở
Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh; mỏ
a-pa-tít ở Tây Nguyên; dầu mỏ ở các
mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch
Hổ, Rồng trên biển Đông.

- Các loại khoáng sản ở nước: dầu
mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc,
đồng, bô-xít, vàng, a-pa-tít.


C. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Tổ chức trò chơi “Những nhà quản
lí khoáng sản tài ba”
- Chuẩn bị: Lược đồ khoáng sản Việt
Nam (không có kí hiệu các loại
khoáng sản), các tấm bìa có kí hiệu
khoáng sản sắt, than, a-pa-tít, bô-xít, - Lắng nghe – chuẩn bị đội chơi và
dầu mỏ.
tham gia chơi theo hướng dẫn của
- Phổ biến luật chơi: chọn 2 đội chơi, giáo viên
mỗi đội 5 HS, nối tiếp nhau dán các
kí hiệu khoáng sản lên lược đồ.
Nhóm làm đúng, nhanh sẽ thắng
cuộc.
- Tuyên dương.


- Dặn HS chuẩn bị bài Khí hậu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Bổ sung: …………………………………………………………………….


Tuần 3
Ngày soạn: 02/9/2016
Ngày dạy:
Địa lí 5
Khí hậu
I. Mục tiêu: Giúp HS :
1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn;
miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân
dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông
nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…
2. Kĩ năng:
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ, lược đồ.
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức đơn giản.
3. Thái độ: Thích tìm hiểu, khám phá về đất nước ta. Biết cảm thông, chia sẻ
với các vùng có thiên tai.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Khí hậu Việt Nam.
- Quả địa cầu.
- Hình ảnh về một số hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra ở địa phương.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (3’)
- Gọi HS trả lời các câu hỏi:
- Trả lời các câu hỏi
+ Trình bày một số đặc điểm chính
của địa hình nước ta.
+ Nêu và chỉ tên một số dãy núi và
đồng bằng nước ta trên bản đồ Tự
nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở
nước ta và cho biết chúng ở đâu?

- Nhận xét bài cũ
B. Bài mới:
1. GTB: (1’)
2. Các hoạt động:
2.1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới
gió mùa. (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát
- Chia nhóm, thực hiện yêu cầu:
hình 1 SGK, thảo luận nhóm 4, hoàn
thành phiếu học tập:


PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:…..
Hãy cùng trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thành bài tập sau:
Câu 1. Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu, sau đó khoanh tròn vào ý
đúng nhất:
1. Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Hàn đới
2. Điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới là:
A. Nóng
B. Lạnh
C. Ôn hòa
3. Việt Nam nằm gần hay xa biển?
A. Gần biển
B. Xa biển
4. Gió mùa có hoạt động trên lãnh thể Việt Nam không?
A. Gió mùa có hoạt động

B. Không có gió mùa hoạt động
5. Tác động của biển và gió mùa đến khí hậu Việt Nam là:
A. Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
B. Mắt mẻ quanh năm.
C. Mưa quanh năm.
Câu 2: Xem lược đồ Khí hậu Việt Nam, sau đó nối mỗi ý ở cột A và ý ở cột
B sao cho thích hợp:
A
B
Thời gian gió mùa
Hướng gió
thổi
Tháng 1
Tây Nam
Tháng 7
Đông Bắc
Đông Nam
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Nhận xét
- Dựa vào Phiếu học tập, trình bày
- HS trình bày
lại đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa ở Việt Nam.
- Nhận xét – Chốt – ghi bảng: Nước - Nhắc lại
ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa
thay đổi theo mùa.
2.2. Khí hậu giữa các miền có sự
khác nhau: (10’)

- Đưa Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt
- HS quan sát – 1 HS lên chỉ trên
Nam, gọi HS lên chỉ dãy núi Bạch
bản đồ.
Mã.
- Giới thiệu: Dãy núi Bạch Mã là ranh
giới khí hậu giữa miền Bắc và miền
Nam.
- Yêu cầu HS đọc mục 2, thảo luận
- Thực hiện yêu cầu
nhóm 2 và trả lời câu hỏi: Khí hậu
- Đại diện nhóm trình bày


miền Bắc và khí hậu miền Nam khác
nhau như thế nào?

- Chốt: Khí hậu nước ta có sự khác
nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa
phùn; miền Nam nóng quanh năm
với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Đưa Hình 1 SGK, yêu cầu HS: chỉ
trên hình miền khí hậu có mùa đông
lạnh và miền khí hậu nóng quanh
năm.
- Đưa bảng số liệu về nhiệt độ của
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Hãy
nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ
trung bình giữa tháng 1 và tháng 7

của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí
hậu của nước ta – Ghi bảng
2.3. Ảnh hưởng của khí hậu: (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 3, trả lời câu
hỏi: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời
sống và hoạt động sản xuất?

- Chốt – cho HS xem các hình ảnh
về hậu quả của lũ lụt, hạn hán.
C. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta.
- Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời
sống và hoạt động sản xuất?
- Nhận xét tiết học.
IV. Bổ sung:

+ Khí hậu miền Bắc ứng với hai
mùa gió là mùa hạ và mùa đông.
Mùa ha trời nóng và có nhiều mưa.
Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai
mùa là những thời kì chuyển tiếp:
mùa xuân và mùa thu.
+ Miền Nam: khí hậu nóng quanh
năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô hầu như không mưa, ban
ngày nắng chói chang, ban đêm dịu
mát hơn.

- Quan sát – 2 HS lên bảng chỉ

- Đọc bảng số liệu – Nhận xét:
+ Tháng 1: nhiệt độ của 2 thành phố
chênh lệch nhau nhiều.
+ Tháng 7: nhiệt độ của 2 thành phố
chênh lệch nhau ít.
- Nhắc lại
- Đọc mục 3, trả lời:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều nên
cây cối dễ phát triển.
+ Khí hậu nước ta gây ra một số
khó khăn: Có bão, mưa gây lũ lụt,
hạn hán làm ảnh hưởng đến đời
sống và hoạt động sản xuất.


Tuần 4
Ngày soạn: 08/9/2016
Ngày dạy: 13/9/2016
Địa lí 5
Sông ngòi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn)
và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa,
cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện,…
- Xác lập được mối quan hệ đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông
lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô nước sông hạ

thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã,
Cả trên bản đồ (lược đồ)
* Nâng cao:
- Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
- Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và
sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung
cấp nhiều nước nhưng thường có lũ, gây thiệt hại.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, đọc thông tin trên bản đồ, lược đồ.
- Rèn kĩ năng đọc và báo cáo.
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu về địa lí Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: (3’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
- HS trả lời
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Khí hậu nước ta nói chung là (a) …, trừ những vùng núi cao thường (b)…
quanh năm. Gió và mưa ở nước ta thay đổi theo (c)…. Trong một năm có
(d) …mùa gió chính.
Câu 2: Chọn đáp án đúng:
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì:
A. Nằm trong vành đai nhiệt đới.
B. Gần biển.
C. Nằm trong vùng có gió mùa.

D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Chọn đáp án đúng:
Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là:
A. Dãy núi Bạch Mã. B. Dãy Trường Sơn. C. Dãy Đông Triều. D. Dãy
Hoàng Liên Sơn.


- Nhận xét bài cũ
A. Bài mới:
1. GTB: (1’)
2. Các hoạt động:
2.1. Nước ta có mạng lưới sông
ngòi dày đặc: (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 1, thảo luận
- HS thực hiện yêu cầu
nhóm đôi, thực hiện yêu cầu: Hãy kể - HS trình bày:
tên và chỉ trên hình 1 các con sông ở + miền Bắc: sông Hồng, sông Đà,
miền Bắc, miền Nam và miền Trung. sông Thái Bình,…
+ miền Nam: sông Tiền, sông Hậu,
sông Đồng Nai,…
+ miền Trung: sông Mã, sông Cả,
- Nhận xét
sông Đà Rằng.
? Em có nhận xét gì về mạng lưới
- Mạng lưới sông ngòi ở nước ta dày
sông ngòi ở nước ta?
đặc và phân bố rộng khắp trên cả
? Vì sao sông ở miền Trung nhỏ,
nước.
ngắn và dốc?

- Có 2 nguyên nhân :
+ Một là miền trung chiều ngang rất
hẹp, có nơi chỉ có 5 km .
+ Dãy Trường Sơn chạy dài suốt cả
- Miền trung thường được ví như cây miền trung lại có khuynh hướng lấn
đòn gánh gánh 2 đầu 2 cái thúng , vì ra biển nên tạo ra độ dốc của sông
miền bắc và miền nam phình to ra ở rất cao
2 đầu, còn miền trung là giải đất rất
hẹp, lại bị dãy Trường Sơn chạy dài
suốt cả, một bên là núi và một bên là
biển. Vì vậy sông ở miền Trung nhỏ,
ngắn và dốc.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm sông
ngòi ở nước ta. – Ghi bảng
2. Sông ngòi nước ta có lượng
- 1 HS nhắc lại: Mạng lưới sông ngòi
nước thay đổi theo mùa và có
ở nước ta dày đặc và phân bố rộng
nhiều phù sa: (10’)
khắp trên cả nước.
- Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát
hình 2, hình 3 SGK, thảo luận nhóm
4 và hoàn thành bảng sau.
- Thực hiện yêu cầu.
Mùa
Đặc điểm
Ảnh hưởng tới đời sống
- Trình bày
và sản xuất
Mùa

Mùa
mưa

- Nhận xét
? Em có nhận xét gì về lượng nước
của sông ngòi ở nước ta ở các mùa.

Mùa
khô

Đặc điểm
Nước sông dâng lên
nhanh chóng, có khi tràn
ngập cả hai bờ. Nước
sông đục.
Nước sông hạ thấp, lòng
sông trơ ra những bãi cát
hoặc sỏi đá

Ảnh hưởng tới
đời sống và sản
xuất
- Gây lũ lụt
- Bồi đắp phù sa.
- Gây thiếu nước,
hạn hán.


- Chốt – Ghi bảng: Sông ngòi nước
ta có lượng nước thay đổi theo mùa

và có nhiều phù sa.
2.3. Vai trò của sông ngòi: (10’)
- Yêu cầu HS đọc mục 3, thảo luận
nhóm đôi, và trả lời câu hỏi: Sông
ngòi có vai trò gì đối với nước ta?

- Nhận xét – Kết luận: Sông ngòi
đóng vai trò rất quan trọng đối với
đời sống và sản xuất của nhân dân
ta.
- Yêu cầu HS nhắc lại – Ghi bảng
- Đưa Lược đồ sông ngòi Việt Nam
? Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
Nam Bộ do những sông nào bồi
đắp?

- Sông ngòi ở nước ta có lượng
nước thay đổi theo mùa.
- 1 HS nhắc lại

- Thực hiện yêu cầu
- Trình bày: Sông ngòi bồi đắp nên
nhiều đồng bằng, cung cấp nước
cho sản xuất và đời sống của nhân
dân. Sông ngòi còn là đường giao
thông quan trọng, nguồn thủy điện
lớn và cho ta nhiều thủy sản,…

- 1 HS nhắc lại
- Yêu cầu HS chỉ trên hình 1 vị trí

các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Ya-ly và Trị An.

- Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng,
sông Đà, sông Thái Bình,…bồi đắp.
- Đồng bằng Nam Bộ do sông Tiền,
sông Hậu, sông Đồng Nai,…bồi đắp.
- HS lên chỉ

- Giới thiệu thêm.
+ Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy
điện Sơn La khánh thành thì đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam
và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành
ngày 20 tháng 12 năm 1994.
Bài thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà do nhà thơ Quang Huy sáng tác
nói về sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong công cuộc xây dựng nhà
máy thủy điện Hòa Bình.
+ Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, tỉnh Gia Lai. Đây
là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam
+ Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy
được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ
năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.
* Liên hệ:
? Ở Thị Sịa có sông nào?
- Sông Sịa
? Em có nhận xét gì về sồng ở địa
- Một số đoạn sông rất bẩn, do bèo,



phương mình?
- Giáo dục HS bảo vệ dòng sông.
C. Củng cố - Dặn dò: (1’)
- Đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS chọn
đáp án đúng.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài
sau.
- Nhận xét tiết học.

rác thải bao ni lông, xác động vật,…

IV. Bổ sung: ……………………………………………………………………
- Sông Ô lâu – bắt nguồn từ Quảng Trị
- Hệ thống Sông Hương: bắt nguồn từ huyện A Lưới, Nam Đông chảy qua các
huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, thành phố Huế, Thị xã Hương
Thủy và cuối cùng chảy vào phá Tam Giang.
- Sông Nong ở Phú Lộc
- Sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu: đều bắt nguồn từ sườn Bắc Bạch
Mã - Hải Vân.



×