Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH văn hóa TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.24 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

LƢU THỊ MINH HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘ I
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

LƢU THỊ MINH HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY ANH


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả, thông tin trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả
Lưu thị Minh Huệ


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, ngoài sự cố gắng,
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp...
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS. Trần Thuý Anh,
người đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và truyền cho tôi nhiệt huyết trong quá
trình thực hiện luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong khoa Du lịch, khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ Sở Văn hoá Thể thao
và Du lịch tỉnh Lai Châu đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã động viên tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Học viên thực hiện


Lưu thị Minh Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
6. Bố cục luận văn .................................................................................................. 8
7. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH LAI CHÂU. ................................... 9
1.1.
1.1.1.

Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa ................................................................. 9
Quan niệm về Du lịch văn hóa ................................................................. 9

1.1.2. Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa ................................................. 10
1.1.3. Quan niệm về sản phẩm du lịch văn hóa .................................................. 11
1.1.4. Quan niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa ............... Error!
Bookmark not defined.
1.1.5. Quan niệm về nhân lực trong du lịch văn hóa .......... Error! Bookmark not
defined.
1.1.6. Quan niệm về điểm đến du lịch văn hóa ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.7. Quan niệm về thị trƣờng của du lịch văn hóa .......... Error! Bookmark not
defined.
1.1.8. Quan niệm về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa ........ Error! Bookmark not
defined.

1.1.9. Quan niệm về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa ...... Error!
Bookmark not defined.
1.1.10. Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch ..... Error! Bookmark
not defined.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu.... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên của Lai Châu ............. Error! Bookmark not
defined.
1


1.2.2. Điều kiện lịch sử xã hội ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3.Tài nguyên du lịch văn hoá của Lai Châu ... Error! Bookmark not defined.
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Lai Châu ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LAI
CHÂU ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thị trƣờng khách du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu ...... Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Mục đích tham quan và tìm hiểu của du khách ....... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Phân kỳ du khách đến Lai Châu ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhu cầu lƣu trú của du khách ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Lƣợng khách du lịch – khách du lịch văn hóa đến Lai Châu .......... Error!
Bookmark not defined.
2.1.5. Đặc điểm và xu hƣớng của du khách .......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa tỉnh Điện Biên ................ Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Cơ sở kinh doanh du lịch ............................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Cơ sở kinh doanh lƣu trú ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Cơ sở kinh doanh ăn uống ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các cơ sở vui chơi, giải trí ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử .......... Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Du lịch phong tục ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Du lịch lễ hội ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Du lịch làng nghề ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Du lịch nghỉ dƣỡng ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.6. Du lịch ẩm thực ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu ...... Error! Bookmark not defined.
2


2.4.1. Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu ............. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu ............ Error! Bookmark not defined.
2.5. Nhân lực du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu ........ Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Nhân lực du lịch thường xuyên của tỉnh Lai Châu.... Error! Bookmark not
defined.
2.5.2. Nhân lực du lịch thời vụ ở Lai Châu ............ Error! Bookmark not defined.
2.6. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu ... Error! Bookmark
not defined.
2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý nhà nước ... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch ...................... Error! Bookmark not defined.
2.6.3. Cư dân bản địa.............................................. Error! Bookmark not defined.
2.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu ......... Error! Bookmark not
defined.
2.7.1. Cơ quan quản lý nhà nước ........................... Error! Bookmark not defined.
2.7.2. Chính quyền địa phương .............................. Error! Bookmark not defined.

2.7.3. Các doanh nghiệp du lịch ............................. Error! Bookmark not defined.
2.8. Bảo tồn văn hóa trong du lịch ở tỉnh Lai Châu ........... Error! Bookmark not
defined.
2.8.1. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa ở lai Châu ............... Error!
Bookmark not defined.
2.8.2. Những hoạt động bảo tồn văn hóa trong du lịch tỉnh Lai Châu ......... Error!
Bookmark not defined.
2.9. Điều kiện thuận lợi và những hạn chế để phát triển du lịch văn hóa của
tỉnh Lai Châu ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.9.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lai Châu. Error!
Bookmark not defined.
2.9.2. Những hạn chế của du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu ... Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH LAI CHÂU ............................... Error! Bookmark not defined.
3


3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Chủ trƣơng chính sách nhà nƣớc ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hƣớng, chiến lƣợc phát triển của tỉnh Lai Châu ... Error! Bookmark
not defined.
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Lai Châu .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù tỉnh Lai Châu

................................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu tỉnh Lai Châu . Error!
Bookmark not defined.
3.2.5. Giải pháp phát triển thị trƣờng khách du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu
................................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa ... Error! Bookmark
not defined.
3.2.7. Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu . Error!
Bookmark not defined.
3.2.8. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Lai
Châu ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3.................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 12
PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined.

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các di tích đã được xếp hạng tỉnh Lai Châu
Bảng 2.1: Hiện trạng ngày khách lưu trú trung bình
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến một số tỉnh Tây Bắc
Bảng 2.3: Hiện trạng khách du lịch đến Lai Châu giai đoạn 2008- 2013
Bảng 2.4: Lượng khách du lịch quốc tế đến Lai Châu giai đoạn 2008- 2013
Bảng 2.5: Lượng khách du lịch nội địa đến Lai Châu giai đoạn 2008- 2013
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Lai Châu giai đoạn 2007-2013
Bảng 2.7: Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Bảng 2.8: Cơ sở lưu trú du lịch ở Lai Châu
Bảng 2.9: Phân bổ nhà hàng ở Lai Châu

Bảng 2.10: Số lượng nhà hàng ở Lai Châu giai đoạn 2007-2013
Bảng 2.11: Đội ngũ lao động du lịch thường xuyên tỉnh Lai Châu

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1:

Tổ chức Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu

Biểu đồ 2.1: Mục đích của khách du lịch đến Lai Châu
Biểu đồ 2.2: Phân kỳ khách du lịch đến Lai Châu
Biểu đồ 2.3: Nguồn khách du lịch đến Lai Châu
Biểu đồ 2.4: Nhu cầu cơ sở lưu trú của khách du lịch đến Lai Châu
Biểu đồ 2.5: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Lai Châu
Biểu đồ 2.6: Mức chi tiêu của khách du lịch đến Lai Châu

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc có vị trí địa lý và địa
hình đa dạng và phong phú, tạo nên nhiều cảnh núi non hùng vĩ, đẹp và hấp dẫn.
Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, một miền đất
đa dạng nền văn hoá với 20 dân tộc anh em. Đất và con người Lai Châu làm nên
kho tàng văn hoá vô cùng đặc sắc với các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá,
tôn giáo tín ngưỡng…. Với những điều kiện thuận lợi đó, du lịch Lai Châu đặc biệt
là du lịch văn hoá có một tiềm năng khá lớn để phát triển.

Tuy nhiên cho đến nay du lịch Lai Châu nói chung, du lịch văn hóa Lai Châu
nói riêng còn trong giai đoạn sơ khai, chưa phát huy được tiềm năng vốn có của nó.
Từ thực tiễn đó đòi hỏi du lịch Lai Châu phải có một chiến lược, sách lược phát
triển phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và định hướng phát
triển du lịch của Việt Nam.
Trước thực tế đó, để phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa góp
phần thúc đẩy du lịch Lai Châu phát triển ngang tầm với các tỉnh lân cận, tác giả lựa
chọn việc “ Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Lai Châu” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sỹ Du lịch học bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về
du lịch Lai Châu nói chung và du lịch văn hoá Lai Châu nói riêng.
- Thứ hai, hoạt động du lịch của Lai Châu còn nhiều yếu kém, đặc biệt chưa
phát huy được thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hoá.
- Thứ ba, mặc dù du lịch văn hoá đóng vai trò chủ đạo trong du lịch Lai
Châu, song các cấp quản lý, chính quyền và người dân địa phương chưa thực sự
nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của nó trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế
xã hội. Luận văn được coi là đòn bẩy góp phần đưa ra các giải pháp phát triển du
lịch văn hoá xứng tầm với tài nguyên vốn có của Lai Châu.

7


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, ngoài những công trình nghiên cứu về văn hoá Lai Châu, chưa
có một công trình nào nghiên cứu về du lịch Lai Châu nói chung và du lịch văn hoá
Lai Châu nói riêng. Điều này gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Vì
vậy, việc lựa chọn nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Lai Châu là một nhiệm
vụ cấp bách và thiết thực góp phần thúc đẩy du lịch Lai Châu phát triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu

Luận văn góp phần phát triển du lịch văn hoá cũng như chú trọng công tác
bảo tồn các di sản văn hoá phục vụ du lịch Lai Châu.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý luận về du lịch văn hoá
- Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch văn hoá tỉnh lai Châu
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hoá tỉnh lai Châu
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá tỉnh Lai Châu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lĩnh vực thuộc du lịch văn hoá như: Cơ sở
vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch văn hoá, thị trường khách, nguồn nhân lực, hoạt
động tuyên truyền quảng bá, công tác bảo tồn…
* Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Toàn bộ các hoạt động du lịch văn hoá và các tài nguyên du lịch
văn hoá bao gồm: di tích, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực, làng nghề truyền
thống, nghệ thuật biểu diễn…của các dân tộc thiểu số Lai Châu.
Thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2008-2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã thực hiện các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp điều tra Xã hội học
- Phương pháp thống kê, lập bảng, xử lý tổng hợp các thông tin, số liệu
8


- Phương pháp bản đồ, ảnh minh họa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp dự báo
6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biểu, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hoá và điều kiện phát triển du lịch văn
hoá của tỉnh Lai Châu
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hoá tỉnh Lai Châu
7. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Lai Châu, luận
văn đã đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá tỉnh Lai
Châu, đặc biệt là mô hình du lịch cộng đồng đang được coi là thế mạnh của các tỉnh
miền núi Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng.

9


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH LAI CHÂU.
1.1.

Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
Du lịch được coi là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, trong đó các đối

tượng văn hoá được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu tài nguyên du
lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, hiếm hoi của nó thì tài
nguyên du lịch nhân văn lại thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và
tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hoá - tài
nguyên du lịch nhân văn chính là cơ sở để tạo nên những loại hình du lịch văn hoá
hấp dẫn.
1.1.1. Quan niệm về Du lịch văn hóa
Hiện nay, trên thế giới và trong nước tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về

du lịch văn hoá.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tuệ: “du lịch văn hoá có mục đích chính là
nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch thoả mãn lòng hiểu biết và nghiên
cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, chính sách và phong tục tập quán của
đất nước đến du lịch”.
PGS TS Trần Đức Thanh lại nhận định “ người ta gọi là du lịch văn hoá khi
hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường du lịch văn hoá hoặc hoạt động
du lịch đó tập trung khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn”.
Theo Luật du lịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 01
tháng 01 năm 2006: “ du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá
dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống”.
Theo khoản 20, điều 4, chương 1 Luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch
văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng,
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.”
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và
di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy trì,
bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và tôn
10


tạo, đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích kinh tế - văn hóa- xã
hội.” (ICOMOS - Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ - Cơ quan tư vấn về di sản
văn hoá). Du lịch văn hóa chủ yếu hướng vào việc tham quan các công trình văn
hóa cổ kim, như đến Ai Cập thì người ta thăm kim tự tháp, tượng nhân sư. Đến Hà
Nội thì cần thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bảo tàng Hồ Chí Minh, Hoàng Thành,
chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc.
Như vậy, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống. Những yếu tố thu hút khách du lịch chủ yếu là nét đặc sắc khác biệt của nền

văn hóa đó ví dụ như lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng tôn giáo, lối
sống lịch sử nghệ thuật, kiến trúc … hình thành nên nền văn hóa của người dân khi
mà khách du lịch đến thăm quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa với ước
muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về giá trị văn hóa tinh thần của một dân tộc. một vùng,
một địa phương nào đó và do vậy họ sẽ đến với du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa chỉ
có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu có tài nguyên văn
hóa phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc… cùng kết hợp với một số yếu
tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn và cuốn hút. Chính
những yếu tố đó đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hóa. Vì
vậy, tài nguyên du lịch văn hóa là rất quan trọng.
1.1.2. Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa
Theo “Ứng xử văn hóa trong du lịch” của TS.Trần Thúy Anh (chủ biên, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010): tài nguyên du lịch là toàn bộ thế giới vật
chất và toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại. Do vậy tài nguyên du lịch gồm:
-

Tài nguyên du lịch thiên nhiên gồm ba nhóm chính là sông núi, khí hậu và sinh
vật.

-

Tài nguyên du lịch nhân văn: là những của cải vật chất và của cải tinh thần do
con người sáng tạo ra, có khả năng thu hút con người tiến hành hoạt động du
lịch.

-

Tài nguyên du lịch xã hội: là những nét riêng có về phong tục, tập quán, quan
niệm và phương thức trong đời sống dân cư mỗi dân tộc.


11


Du lịch văn hóa hay du lịch dựa vào văn hóa, sử dụng văn hóa như là nguồn
lực, hay nói cách khác, văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là “nguyên
liệu” để hình thành nên hoạt động du lịch. Trong các tài nguyên du lịch có hai loại
tài nguyên thuộc về văn hóa là nhân văn và xã hội. Không có tài nguyên du lịch văn
hóa thì không có loại hình du lịch văn hóa. Các tài nguyên này đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành các tuyến du lịch, các điểm du lịch và khơi gợi trí tò mò
của du khách.
Tài nguyên du lịch văn hóa gồm 2 loại cơ bản: tài nguyên vật thể và
tài nguyên phi vật thể. Tài nguyên văn hóa vật thể là những sáng tạo của con người
tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan như thị
giác, xúc giác. Chẳng hạn, đó là những di tích lịch sử văn hóa, những mặt hàng thủ
công, các công cụ trong sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Tài nguyên văn
hóa phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… lại
được cảm nhận một cách gián tiếp và “vô hình” hơn.
1.1.3. Quan niệm về sản phẩm du lịch văn hóa
Một trong những nền tảng cơ bản nhất để xã hội phát triển được xác định là
văn hoá. Nền tảng văn hoá, từ lâu đã trở thành một động lực đặc biệt quan trọng là
cơ sở cho sự phát triển toàn diện lâu dài của quốc gia và dân tộc. Trên nền tảng đó,
các sản phẩm văn hoá hình thành và đồng hành cùng các hoạt động kinh tế- xã hội.
Sản phẩm văn hoá càng đặc sắc, độc đáo, có giá trị phổ quát thì càng đóng góp vào
sự phát triển của xã hội.
Trong hoạt động du lịch, sản phẩm văn hoá nói riêng, giá trị văn hoá nói
chung có vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò quyết định sự hình thành sản phẩm du
lịch văn hoá- loại sản phẩm văn hoá mang dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân
tộc hay nhân loại.
Sản phẩm du lịch văn hoá chứa đựng trong đó yếu tố dịch vụ vì trong bản
chất, du lịch là kinh tế dịch vụ, là ngành "công nghiệp không khói”. Sản phẩm du

lịch văn hoá ở bất cứ địa phương, hay quốc gia, dân tộc nào thường chỉ khai thác
phần hấp dẫn khách nhất trong kho tàng văn hoá đồ sộ, có khả năng bán được cho
khách càng nhiều càng tốt.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Thúy Anh (Chủ biên)(2011), Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và
nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt nam, tr.37.
2. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn
hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch
Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-23.
4.Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam - công tác quản lý di sản văn hóa, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 7, tr.58-59.
5.Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ
phát triến du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.28-29.
6.Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt
Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11, tr.48.
7.Nguyễn Phạm Hùng(2012), Bảo tồn di sản văn hoá tôn giáo ở Việt nam hiện nay.
Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3.
8.Nguyễn Phạm Hùng(2012), Cần bảo tồn di sản văn hoá đúng cách. Tạp chí du
lịch Việt nam, số 10/2012.
9.Nguyễn Phạm Hùng(2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá vùng đồng
bằng sông Hồng. Những vấn đề lý luận, Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại
học Quốc gia Hà nội.
10.Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời
sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
11.Đinh Gia Khánh (1999), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.
12.Phạm Thanh Nghị, Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển
bền vững, NXB Khoa học xã hội năm 2005.

13


13. Phạm Trọng Lê Nghĩa (2011), Phát huy vai trò quản lý nhà nước tại các điểm
du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.58-59.
14.TS. Võ Quế, Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và kỹ
thuật, 2006.
15.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản, Nxb
Chính trị Quốc gia.
16.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb
Chính trị Quốc gia.
17.Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27.
18.Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, số 2, tr. 32-33.
19.Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch.
20.Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
21.Trần Đức Thanh (2008), Xây dựng sản phẩm du lịch vì người nghèo, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 4, tr.25-26.
22. Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa
Thông tin.
23.Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
24. Bùi Thanh Thủy (2009), Nội hàm văn hóa du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số
12, tr. 45-47.

25.Phạm thị Bích Thủy (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái
Bình, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Hà Nội.
26.Trần Thị Thu Thủy (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình
Định, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Hà Nội.
27.Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Tâm (2010), Văn hóa ứng xử của hướng dẫn
viên du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr.53-55.
28.Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý Du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
29.Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Tâm (2010), Văn hóa ứng xử của hướng dẫn
viên du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr.53-55.
14


30.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2007), Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006- 2020, số 525/QĐ-UBND.
31.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2013), Điều chỉnh Quy hoạch phát
triển du lịch Lai Châu với giai đoạn phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030, số
623/QĐ-UBND.
32.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2011), Báo cáo tình hình thực hiện
chiến lược phát triển du lịch 2001-2010.
33.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2013), Danh mục dự án nghiên cứu
đầu tư phát triển về du lịch Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, số
623/QĐ-UBND.
34.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2013), Báo cáo Cơ sở lưu trú du lịch
đến năm 2013.
35.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2013), Danh mục nhà hàng kinh
doanh ăn uống trên địa bàn huyện, thành phố Lai Châu đến năm 2013.
36.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2008), Báo cáo tình hình hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ 2009.
37.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2009), Báo cáo tình hình hoạt động

văn hoá, thể thao và du lịch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ 2010.
38.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2010), Báo cáo tình hình hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2011.
39.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2011), Báo cáo tình hình hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch năm 2011và phương hướng nhiệm vụ 2012.
40.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2012), Báo cáo tình hình hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ 2013.
41.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2014), Báo cáo tình hình hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014.
42.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu (2014), Báo cáo tình hình thực hiện
kế hoạch phát triển du lịch 6 tháng đầu năm 2014.
43.Website: www.laichau.tourism.vn
www.dulichlaichau.com

15


16



×