Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của họ xylariaceae ở vườn quốc gia ba vì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.87 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Tiến Dũng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA HỌ XYLARIACEAE Ở VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Tiến Dũng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA HỌ XYLARIACEAE Ở VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ – HÀ NỘI
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. TRỊNH TAM KIỆT

Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
GS. TSKH. Trịnh Tam Kiệt, người thầy đã dìu dắt tôi những bước đi đầu tiên trên con
đường nghiên cứu khoa học, thầy luôn động viên chia sẻ những lúc tôi gặp khó khăn nhất
trong cuộc sống và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiến hành những nghiên cứu trong luận văn.
Thầy đã truyền đạt cho tôi những kĩ năng và kinh nghiệm quý báu để phân loại nấm, thầy
luôn chỉ bảo nhiệt tình và theo dõi sát tiến độ đồng thời thầy cũng tạo điều kiện tốt nhất về cơ
sở vật chất và kinh phí cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, anh chị kĩ thuật viên trong phòng công nghệ
nấm, viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên về mặt
tinh thần giúp tôi hoàn thành luận văn.
Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
tiến hành thu mẫu.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Lược sử nghiên cứu Nấm trên thế giới


3

1.2. Tình hình nghiên cứu Nấm ở Việt Nam

5

1.3. Tình hình nghiên cứu và đặc điểm sinh học họ nấm Xylariaceae

10

1.3.1. Tình hình nghiên cứu họ nấm Xylariaceae

10

1.3.2. Đặc điểm sinh học họ nấm Xylariaceae

11

1.4. Một vài đặc điểm về vườn Quốc gia Ba Vì

16

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ 19
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

19

2.2. Đối tượng nghiên cứu


19

2.3. Địa điểm nghiên cứu

19

2.3.1. Địa điểm thu mẫu

19

2.3.2. Địa điểm xử lý

19

2.4. Nội dung nghiên cứu

19

2.5. Thiết bị nghiên cứu

20

2.6. Phương pháp nghiên cứu

20

2.6.1. Phương pháp thu mẫu

20


2.6.2. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật

21

2.6.3. Phương pháp phân tích mẫu vật

23

2.6.4. Phương pháp định loại nấm lớn

25

2.6.5. Nghiên cứu sự mọc của nấm trên môi trường thạch và giá thể

25

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

27

3.1. Thu thập mẫu nấm thuộc họ Xylariaceae ở vườn Quốc gia Ba Vì – Hà 27
Nội
3.2. Thành phần loài nấm thuộc họ Xylariaceae ở vườn Quốc gia Ba Vì – Hà 27


Nội và một số đặc điểm sinh học của chúng
3.2.1. Danh lục các loài nấm đã ghi nhận

27


3.2.2. Một số đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài nấm đã ghi nhận

29

3.2.3. Đặc điểm sinh thái của các loài đã được ghi nhận

32

3.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm họ Xylariaceae ở vườn Quốc gia

33

Ba Vì – Hà Nội
3.3. Mô tả đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài thu thập được

33

3.4. Nghiên cứu sự mọc và sự hình thành quả thể của một số chủng nấm 52
thuộc họ Xylariaceae
3.4.1. Sự hình thành sợi nấm trong nuôi cấy thuần khiết trên môi trường

52

thạch
3.4.2. Sự hình thành quả thể của nấm trong nuôi cấy thuần khiết trên môi

58

trường thạch
3.4.3. Sự mọc của nấm trong nuôi cấy trên giá thể


63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

1. Kết luận

68

2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


MỞ ĐẦU
Nấm đã và đang có vai trò quan trọng trong tự nhiên, trong nghiên cứu
khoa học cũng như trong đời sống thực tiễn của chúng ta. Nấm làm biến đổi
môi trường sống của con người và không thể thiếu được trong nhiều chức năng
của hệ sinh thái. Nấm hình thành đất, khép kín vòng tuần hoàn vật chất (phân
hủy gỗ, thân và lá cây, xác côn trùng, …), tăng cường sự mọc cho cây và lựa
chọn cây từ môi trường của chúng. Nấm có thể gây ngộ độc, ký sinh trên cơ
thể con người nhưng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành các vết thương và
nhiều bệnh hiểm nghèo. Chính vì dựa trên cả hai phương diện khoa học và
thực tiễn, việc đẩy mạnh nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to lớn và ngày càng

được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước công
nghiệp phát triển.
Giới Nấm (Fungi) có số lượng loài lớn, bao gồm 97861 loài, 8283 chi (và
gần 5101 synonym), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp đã được mô tả (Kirk P. M. et all,
2008) [45] và ước tính số lượng loài có thể lên tới 1,5 triệu (Hawksworth et all,
1995) [37] bên cạnh giới Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia), Vi khuẩn
(Bacteria). Số lượng loài nấm lớn (Marcrofungi) có quả thể nhìn thấy bằng mắt
thường khoảng 14 nghìn loài và có thể lên tới 22 nghìn loài (Hawksworth,
1995) [37]. Nấm nói chung và họ Xylariaceae, thuộc bộ Xylariales, lớp nấm
túi, ngành nấm túi nói riêng là đối tượng hấp dẫn cho các nghiên cứu cơ bản về
đa dạng sinh học.
Xylariaceae là họ có số lượng loài lớn nhất trong ngành nấm túi. Cho đến
nay các nhà khoa học đã xác định được có 95 chi với 1354 loài được công bố
trên thế giới. Tuy nhiên ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về
họ này mà mới chỉ thống kê được 69 loài thuộc 13 chi. Con số này chưa thể
hiện được hết mức độ đa dạng thực tế tại những vùng miền có đặc điểm khí
hậu nhiệt đới, thuận lợi cho nấm phát triển như ở Việt Nam.

1


Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa với điều kiện sinh thái rất
thích hợp để khu hệ nấm phát triển phong phú, đa dạng. Tuy nhiên tại Việt
Nam, bên cạnh các nghiên cứu về đa dạng động - thực vật đã có lịch sử lâu dài
thì các nghiên cứu về đa dạng nấm còn rất lẻ tẻ và rời rạc, đặc biệt là các
nghiên cứu về nấm túi. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về đa dạng nấm
túi tại vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội, một địa chỉ mà theo đánh giá của các
chuyên gia là có tiềm năng lớn về đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen quý
hiếm, cần được bảo tồn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nấm túi nhằm
xác định thành phần loài, bổ sung cho danh mục khu hệ nấm Việt Nam, đánh

giá tính đa dạng sinh học, xác định loài mới, loài đặc hữu là rất cần thiết, có ý
nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật tại Việt Nam và trên thế giới.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của họ Xylariaceae ở
vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội".

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu nấm trên thế giới
Nấm được xem là sinh vật có kích thước hệ sợi lớn nhất trên hành tinh
chúng ta (ở Armillaria bulbosa hệ sợi lan rộng tới 15ha, trọng lượng ước tính 10
tấn, thời gian tới 1.500 tuổi) và có giá trị to lớn trong đời sống con người từ xa
xưa [57].
Thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn Nấm học phát triển mạnh mẽ với nhiều
công trình nổi tiếng của các tác giả như: Bulliard (1791, 1813, 1815), Elias Fries
(1821, 1830, 1832, 1838), Saccardo (1888), Karsten (1881, 1889), Patouillard
(1890 - 1928).
Vào đầu thế kỷ XX, Nấm học phát triển rực rỡ, trở thành một ngành khoa
học thực sự [12]. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới. Trong một thời gian ngắn (30 - 40 năm) nhiều chi nấm
mới đã được mô tả dựa vào các đặc điểm hiển vi và nhiều chi nấm cũ được xem
xét lại trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại hiện đại. Kết quả là đã hình thành
được một số hệ thống nấm học khá ổn định ở châu Âu, Bắc Mỹ như hệ thống
của Domanski (1960), Jahn (1963), Gilbertson and Ryvarden (1993) [53]. Trong
thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu về nấm học đã được công bố, tiêu biểu
như: C. Rea (1922) [52] với công trình nghiên cứu “British Basidiomycetes”;
Rolf Singer (1986) [56] nghiên cứu bộ Agaricales trên toàn thế giới “The

Agaricales in modern taxonomy”; G. H. Cunningham (1963) công bố họ
Polyporaceae ở châu Úc và Tân Tây Lan “The Polyporaceae of Australia and
New Zealand” và 1965 là “The Polyporaceae of New Zealand”, tổng kết tại Úc
và Tân Tây Lan có 550 loài nấm lỗ. Hanns Kreisel (1975) công bố công trình
“Handbuch Fur Pilzfreunde”. Pegler D. N., Spooner B. (1994) [50] nghiên cứu
nấm ở Bắc Mỹ và châu Âu trong tác phẩm “The mushroom identifier” đã công
bố và mô tả 341 loài; Ryvarden và Gillbertson (1993) trong công trình nghiên
3


cứu nấm lỗ ở châu Âu “European polypores” đã mô tả 322 loài [53]. Teng S. C.
(1996) [58] nghiên cứu nấm ở Trung Quốc “Fungi of China” đã mô tả 2400 loài
với 601 chi. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI các nhà nghiên
cứu đã kết hợp giữa phân loại truyền thống với phân loại dựa trên những tiêu
chuẩn hiện đại như: các phản ứng hoá học, sự phân tính, hệ sợi nấm, kiểu gây
mục, đặc điểm nuôi cấy, mà đặc biệt là cấu trúc phân tử ADN đã mang lại
những kết quả chính xác hơn. Armes (1913) là người đầu tiên nhận thấy sợi nấm
rất quan trọng trong nghiên cứu nấm lỗ, sau đó Corner (1933) đã mô tả hệ sợi
nấm, từ đó các nhà Nấm học sử dụng sợi nấm là một tiêu chuẩn mới để phân
loại.
Bên cạnh phương pháp phân loại truyền thống dựa vào hình thái (morpho
- taxonomy), việc sử dụng các phương pháp phân loại dựa vào hoá học (chemo taxonomy) và gene (geno - taxonomy) đã loại bỏ được những nhầm lẫn khi phân
loại những loài có hình thái tương đồng. Một số công trình nghiên cứu dựa vào
cấu trúc phân tử ADN như Aime Catherine M. et all (2006) [35] với công trình
“An overview of the higher level classification of Puccinionmycotyna based on
combined analyses of nuclear large and small subunit rDNA Sequences” có độ
chính xác cao.
Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và hệ thống phân loại của
nấm túi thuộc họ Xylariaceae bắt đầu từ những năm 1863. Đến nay 95 chi trong
họ với 1354 loài, đã được các nhà khoa học kiểm chứng và công nhận.

Trong công bố về hệ thống phân loại nấm túi Ascomycetes năm 1993,
Eriksson và Hawksworth đã ghi nhận họ Xylariaceae có 38 chi. Đến năm 1996,
Whalley đã tổng hợp các nghiên cứu trước và công bố họ Xylariaceae có 41 chi.
Tiếp tục những nghiên cứu về hệ thống phân loại nấm túi họ Xylariaceae,
năm 2001, Kirk và cs đã công bố 48 chi được công nhận trong họ Xylariaceae.
Con số này được tăng lên 64 chi vào năm 2004. Đến năm 2006, trong công bố
tiếp theo của Eriksson và cs, họ Xylariaceae đã lên tới 73 chi. Gần đây nhất,
4


Lumbsch và Huhndorf đã hệ thống lại và xác định được 77 chi (2010) trong họ
nấm túi Xylariaceae. Như vậy với 18 chi mới được phát hiện và công nhận thì
tính đến năm 2013, số lượng chi trong họ Xylariaceae đã lên 95 chi với 1354
loài được chấp nhận.
Như vậy, nấm túi Xylariaceae là họ có số lượng loài lớn nhất trong ngành
nấm túi Ascomycota với 95 chi và 1354 loài được chấp nhận. Hệ thống phân
loại của họ Xylariaceae của Lumbchs và Huhndorf (2010) là một hệ thống khá
đầy đủ, kế thừa được những nghiên cứu đi trước đồng thời tổng kết được các kết
quả nghiên cứu về phân loại phân tử và phân loại hóa học. Hệ thống này đang
được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phân loại nấm túi trên
thế giới.
Ngoài những nghiên cứu về khu hệ, các nhà khoa học cũng đã chú trọng
hơn những nghiên cứu thành phần loài trên cơ chất sinh trưởng của nấm. Năm
1974, khi nghiên cứu thành phần loài nấm sống trên phân động vật ăn cỏ ở vùng
Bắc Mỹ và Bắc Âu, Krug và cs đã bổ sung thêm 5 loài thuộc chi Hypocopra.
Đây cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu về nấm túi sống trên phân động vật
và cũng là một hướng trong nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học.
Năm 2007, Ju đã công bố những nghiên cứu rất thú vị về khả năng sống
trên tổ mối của 9 loài Xylaria thu được, tại Đài Loan.
1.2. Tình hình nghiên cứu Nấm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân đã biết dùng Nấm làm thực phẩm và dược
phẩm. Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ
” và “Kiến văn tiểu lục” đã đánh giá “Linh chi là một sản vật quý hiếm của đất
rừng Đại Nam”, Ông đã nêu ra những tác dụng lớn của nấm như: kiện não (tráng
kiện), bảo can (bảo vệ gan), cường tâm (mạch tim), kiện vị (giúp tiêu hoá ở dạ
dày), cường phế (giúp phổi), giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu, tăng
tuổi thọ.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.

Ngô Anh (2003), Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế,
Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc Gia Hà Nội.

2.

Trần Đông Anh, Trịnh Tam Kiệt (2012), “Nghiên cứu thành phần loài và
đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc họ nấm tán Pluteaceae”, Tạp
chí Di truyền & ứng dụng – Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 8, tr. 130137.

3.

Phan Huy Dục (2001), “Nấm lớn (Macromycetes) ở vườn quốc gia Tam
Đảo-Vĩnh Phú”, Hội thảo quốc tế Sinh học, Hà Nội, Tập 1, tr. 86-93.


4.

Nguyễn Thị Đức Huệ (2000), Góp phần nghiên cứu nấm lớn ở một số địa
điểm trong tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế. Thừa Thiên Huế.

5.

Trịnh Tam Kiệt (1966), Sơ bộ điều tra nghiên cứu các loài nấm ăn và nấm
độc chính ở một số vùng miền Bắc Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

6.

Trịnh Tam Kiệt (1970), Những dẫn liệu về khu hệ nấm lớn vùng Đông Bắc
Tam Đảo, Báo cáo khoa học, Khoa Sinh vật, Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội, lần thứ X, Hà Nội.

7.

Trịnh Tam Kiệt (1977), Những yếu tố hình thành khu hệ nấm lớn miền Bắc
Việt Nam và các nhóm sinh thái của chúng, Báo cáo khoa học Khoa Sinh
học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

8.

Trịnh Tam Kiệt (1977), Đặc điểm khu hệ nấm phá gỗ tre ở Việt Nam, Báo
cáo khoa học - Chuyên đề bảo quản gỗ, Hà Nội.

6



9.

Trịnh

Tam

Kiệt

(1977),

Góp

phần

nghiên

cứu

hệ

nấm

Heterobasidiomycetidae ở Việt Nam, Báo cáo khoa học - Hội nghị Thực vật
Việt Nam lần thứ nhất, Hà Nội.
10. Trịnh Tam Kiệt (1978), Những dẫn liệu về hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ

An, Báo cáo khoa học - Hội thảo khoa học Khoa Sinh học, Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

11. Trịnh Tam Kiệt (1978), “Đặc điểm khu hệ nấm lớn sống trên gỗ và tre của

Việt Nam”, Tạp chí Lâm nghiệp, số 10, tr. 20-25.
12. Trịnh Tam Kiệt (1980), “Vị trí của nấm trong sinh giới và hệ thống của

chúng theo quan điểm hiện đại”, Tạp chí Sinh học, Tập 2(4), tr. 11-15.
13. Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh (1982), Góp phần nghiên cứu khu hệ nấm Bình

Trị Thiên, Thông báo khoa học Đại học Huế.
14. Trịnh Tam Kiệt, Phan Huy Dục (1984), “Góp phần nghiên cứu họ nấm

mực Coprinaceae Rose ở vùng Hà Nội”, Tạp chí Sinh học, Tập VI(2), tr.
31-32
15. Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), Sinh học và kỹ thuật

nuôi trồng nấm ăn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Trịnh Tam Kiệt (1996), Danh lục nấm lớn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.
17. Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe, H. Dorfelt (2000), “Những dẫn liệu

bổ sung về thành phần loài và hóa các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm
lớn Việt Nam”, Báo cáo khoa học - Hội nghị Sinh học Quốc gia: Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, Hà Nội, tr. 247-250.
18. Trịnh Tam Kiệt, Herich Dorfelt (2001), “Các taxon mới ghi nhận cho khu

hệ nấm Việt Nam và ý nghĩa của hệ thống sinh thái của chúng”, Hội thảo
Quốc tế Sinh học, Hà Nội, Tập 1, tr. 132-135.

7



19. Trịnh Tam Kiệt (2001), “Nghiên cứu chi nấm Wolfiporia Ryv. & Gilbin ở

Việt Nam”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công nghệ
Sinh học, tr. 60-62.
20. Trịnh Tam Kiệt và các tác giả (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam

(phần Nấm), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo (2004), “Nghiên cứu dưới chi

Elfwingia và chi Tomophagus ở Việt Nam”, Tạp chí Di truyền và ứng dụng
- Chuyên san Công nghệ sinh học, pp. 114-118.
22. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo (2004), “Nghiên cứu chi Phellilus ở

Việt Nam“, Tạp chí Di truyền và ứng dụng- Chuyên san Công nghệ sinh
học, pp. 119-123.
23. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Thị Tam Bảo (2004), “Nghiên cứu thành phần loài

nấm đa niên thuộc họ Coriolaceae”, Tạp chí Di truyền và ứng dụng-Chuyên
san Công nghệ sinh học, pp. 124-127.
24. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo (2008), “Thành phần loài nấm dược liệu

của Việt Nam”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng - Chuyên san Công
nghệ Sinh học, số 4, tr. 39-42.
25. Trịnh Tam Kiệt, Phan Văn Hợp (2008), Nghiên cứu thành phần loài và đặc

điểm sinh học của chi nấm ly của Việt Nam, Tạp chí Di truyền học và ứng
dụng - Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 4, tr. 29-31.
26. Trịnh Tam Kiệt (2010), “Hệ thống của nấm tới các taxon lớn theo quan


điểm hiện đại”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng – Chuyên san Công nghệ
Sinh học, số 6, tr. 72-77.
27. Trịnh Tam Kiệt (2011), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 1 (Tái bản lần thứ 2),

Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
28. Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa

học tự nhiên và Công nghệ.

8


29. Trịnh Tam Kiệt, Trần Đông Anh, Trịnh Tam Anh (2012), “Một số loài nấm

tán mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam”, Tạp chí Di truyền & ứng
dụng – Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 8, tr. 111-116.
30. Lê Văn Liễu (1977), Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng, Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt (2008), “Nghiên cứu thành phần loài nấm

Mộc nhĩ Auricularia của Việt Nam”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng –
Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 4, tr. 47-51.
32. Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt (2008), “Nghiên cứu thành phần loài nấm

Ngân nhĩ Tremella của Việt Nam”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng –
Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 4, tr. 52-55.
33. Cổ Đức Trọng, Trịnh Tam Kiệt (2012), “Một số loài nấm mới thu thập ở


Nam Bộ và Đà Lạt – Lâm Đồng”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng – Chuyên
san Công nghệ Sinh học, số 8, tr. 117-123.
TIẾNG ANH
34. Ahlawat O. P., Pardeep Gupta, Shwet Kamal, Dhar B. L. (2010),

“Variability in intra-specific and monosporous isolates of Volvariella
volvacea based on enzyme activity, ITS and RAPD”, Indian J Microbiol,
50(2), pp. 192-198.
35. Aime Catherine M., Matheny Brandon P. Henk Daniel A. and all (2006),

“An overview of the higher level classification of Puccinionmycotyna
based on combined analyses of nuclear large and small subunit rDNA
Sequences”, Mycologia, 98(6), pp. 896-905.
36. Dutta A. K., Pradhan P., Roy A., Acharya K. (2011), “Volvariella of West

Bengal, India I.”, Researcher, 3(6), pp. 13-17.
37. Hawksworth D. L., Kirk P. M., Sutton B. C. and Pegler D. N. (1995), Ains-

worth and Bisby's Dictionary of the Fungi, 8th ed., International Mycological Institute, Kew.
9


38. Justo A., Castro M. L. (2007a), “An annotated checklist of Pluteus in the

Iberian Peninsula and Balearic Islands”, Mycotaxon, 102: 231-234.
39. Justo A., Castro M. L. (2010), “An annotated checklist of Volvariella in the

Ibe rian Peninsula and Balearic Islands”, Mycotaxon, 112: 271-273.
40. Justo A., Vizzini A., Minnis A. M., Menolli N. Jr., Capelari M., Rodriguez


O., Malysheva E., Contu M., Ghignone S., Hibbett D. S. (2010),
“Phylogeny of the Pluteaceae (Agaricales, Basidiomycota): taxonomy and
character evolution”, Fungal Biology, XXX, pp. 1-20.
41. Justo A., Minnis A. M., Ghignone S., Menolli N. Jr., Capelari M.,

Rodriguez O., Malysheva E., Contu M., Vizzini A. (2011), “Species
recognition in Pluteus and Volvopluteus (Pluteaceae, Agaricales):
morphology, geography and phylogeny”, Mycol Progress, 10, pp. 453-479.
42. Kauffman C. H. (1918), The Agaricaceae of Michigan, Vol. 1. Wynkoop

Hallenback Crawford Co., State Printers, Lansing, Michigan. 924 p.
43. Kiet T. T. (1998), “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam”,

Feddes Repertorium, Berlin, 109(3-4), pp. 257-277.
44. Trinh Tam Kiet (2008), “Poisonous mushrooms of Vietnam”, Genetics and

Applications, No 4, pp. 70-73.
45. Kirk P. M., Connon P. E., Minter D. W. and Stalpers J. A. (2008),

Dictionary of the Fungi, Tenth Edition BABI Europe-UK.
46. Kleinwächter P., Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Schlegel B., Dahse H. M., Härtl

A., Gräfer U. (2001), “Colossolactones, New Triterpenoid Metabolites from a
Vietnamese Mushroom Ganoderma colossum”, J. Nat. Prod. 64(2), pp. 236239.
47. Kobayashi T. (2002), “Type studies of the new species of Pluteus described

by Seiya Ito and Sanshi Imai from Japan”, Mycoscience, Volume 43, Issue
5, pp 0411-0415.

10



48. Minnis A. M., Sundberg W. J., Methven A. S., Sipes S. D., & Nickrent D.

L. (2006), “Annulate Pluteus species, a study of the genus Chamaeota in
the United States”, Mycotaxon, Volume 96, pp. 31-39.
49. Minnis A. M., Sundberg W. J. (2010), “Pluteus section Celluloderma in the

U.S.A.”, North American Fungi, Volume 5, Number 1, Pages 1-107.
50. Pegler D. N., Spooner B. (1994), The mushroom identifier, The Apple

Press, London.
51. Pfister D. H. (1977), Annotated index to fungi described by Patouillard,

Contr. Reed. Herb.
52. Rea C. (1922), British Basidiomycetes, England.
53. Ryvarden L., Gilbertson R. L. (1993), European Polypores Part 1, Groland

Grafiske A/s Oslo, Norway.
54. Seok Soon-Ja, Kim Yang-Sup, Weon Hang-Yeon, Lee Kang-Hyo, Park Ki-

Moon, Min Kyong-Hee and Yoo Kwan-Hee (2002), “Taxonomic Study on
Volvariella in Korea”, Mycobiology, 30(4), pp. 183-192.
55. Singer R. (1958), “Contribution toward a monograph of the genus Pluteus,

especially those of the east slope of the Andes and Brazil”, Lloydia 21:
195-299.
56. Singer R. (1986), The Agaricales in modern taxonomy, Sven Koeltz

Scientific Books, Germany.

57. Smith Myron L., Johann N. Bruhn & James B. Anderson (1992), “The

fungus Armillaria bulbosa in among the largest and oldest living
organisms”, Nature 356, pp. 428-431.
58. Teng S. C. (1996), Fungi of China, Mycotaxon Ltd., New York.
59. Yang Z. L. (2007), “Type studies on Chamaeota species described from

China”, Mycotaxon 100: 279-287.

11


TÀI LIỆU INTERNET
60.

/>
61.

/>
62.

/>
63.



64.

http://www. vacne.org.vn/


12



×