Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhận diện văn hóa quản lý của công ty liên doanh với hàn quốc tại hà nội (nghiên cứu trường hợp công ty megastudy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.71 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NHẬN DIỆN VĂN HÓA QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
LIÊN DOANH VỚI HÀN QUỐC TẠI HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY MEGASTUDY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NHẬN DIỆN VĂN HÓA QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
LIÊN DOANH VỚI HÀN QUỐC TẠI HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY MEGASTUDY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Mã số: Thí điểm



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Huy Kỳ
Hà Nội - 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS Phạm Huy Kỳ, người Thầy đã ân cần hướng dẫn khoa học. Tôi cũng
xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Khoa học Quản lý, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Mặc dù dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu, nhưng luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
chỉ bảo từ các nhà khoa học để tôi hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
NGUYỄN THỊ HƯỜNG

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
5. Mẫu khảo sát ................................................ Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined.

7. Giả thuyết nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
8. Phương pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
9. Kết cấu luận văn .......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: VĂN HÓA QUẢN LÝ VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ CỦA CÁC
CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI HÀN QUỐC TẠI HÀ NỘI – MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............ Error! Bookmark not defined.
1.1. Lý luận chung về văn hóa quản lý......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc và biểu hiện của văn hóa quản lý ............... Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Vai trò của văn hóa quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp . Error!
Bookmark not defined.
1.2. Văn hóa quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1


1.2.1. Khái quát về các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội . Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa quản lý của các công ty liên
doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Những đặc điểm chung trong văn hóa quản lý tại các công ty liên
doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội .................. Error! Bookmark not defined.
Tổng kết chương 1: ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN VĂN HÓA QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MEGASTUDY ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về công ty Megastudy ........... Error! Bookmark not defined.

2.2. Nhận diện văn hóa quản lý của Công ty MegastudyError! Bookmark
not defined.
2.2.1. Các biểu trưng hữu hình .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các biểu trưng vô hình ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Những ưu điểm, hạn chế trong văn hóa quản lý của Công ty và
nguyên nhân.................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa quản lý tại Công ty
Megastudy....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý Công tyError!

Bookmark

not defined.
2.3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tượng quản lý của Công ty ............. Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo các điều kiện thực hiện trong xây
dựng văn hóa quản lý tại Công ty ................ Error! Bookmark not defined.

2


Tổng kết chương 2: ............................................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN ............................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 8
PHỤ LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa quản lý là một khái niệm không còn mới, ngày nay trong quá trình
hội nhập quốc tế, chúng ta đều nhận thức được rằng văn hóa quản lý chính là tài
sản vô hình, là yếu tố vàng quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc nhận diện, xây dựng văn hóa
quản lý trong doanh nghiệp là một việc làm quan trọng và hết sức cần thiết.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 8
tháng đầu năm 2014, Việt Nam thu hút được 10,23 tỷ USD vốn FDI từ 51 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đăng ký mới và
tăng thêm 3,22 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn FDI, Nhật Bản giữ vị trí thứ 2,
với tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 12,5%. Lũy kế đến
hết tháng 8/2014, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 3.930 dự
án với tổng vốn đăng ký lên tới 32,845 tỷ USD. Ngay tại Hà Nội, số lượng các
công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm gần đây ngày
càng tăng nhanh. Các công ty này có văn hóa quản lý khác biệt với các doanh
nghiệp trong nước, mang đặc trưng riêng của văn hóa Hàn Quốc.
Công ty Cổ phần Megastudy (Megastudy JSC) là công ty liên doanh hoạt
động trong lĩnh vực Giáo dục tại Hà Nội với mục đích thành lập chuỗi các Trung
tâm bồi dưỡng kiến thức cho học sinh phổ thông, xây dựng trường quốc tế và
phát triển hệ thống học tập trực tuyến. Nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc chiếm đa
số tổng nguồn vốn hoạt động của Megastudy JSC, thêm vào đó Giám đốc điều
hành và đội ngũ chuyên gia là người Hàn Quốc chính là những yếu tố ảnh hưởng
đến văn hóa quản lý của công ty.
Trong thời gian 4 năm làm việc tại Megastudy JSC, tôi nhận thấy văn hóa
quản lý tại đây có những đặc trưng riêng, mang bản sắc của văn hóa Hàn Quốc
và chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó, tôi đã chọn
4


đề tài: “Nhận diện văn hóa quản lý của công ty liên doanh với Hàn Quốc tại

Hà Nội – Nghiên cứu trường hợp Công ty Megastudy” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa quản lý đang ngày trở nên quan trọng với sự hình thành và
phát triển của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, văn hóa quản lý
đã luôn thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lý, các nhà
khoa học trong nước và quốc tế.
Về tình hình nghiên cứu trong nước, cần phải nói rằng số tài liệu đề cập
đến các vấn đề văn hóa, lãnh đạo, quản lý văn hóa là rất đa dạng và phong phú.
Hầu hết các tác giả trong nước đã vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam vào việc nghiên cứu các vấn đề nói trên. Những quan điểm
cơ bản của C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin về văn hóa, quản lý là cơ sở phương
pháp luận quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề này.
Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những di sản tư tưởng
của Hồ Chí Minh về văn hóa và quản lý: Võ Nguyên Giáp viết “Về tư tưởng Hồ
Chí Minh”, Vũ Ngọc Khánh viết “Minh triết Hồ Chí Minh”, Hồ Kiếm Việt viết
“Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh”... Theo các tác giả,
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến văn hóa lãnh đạo của Đảng trong điều kiện
cầm quyền, trong mối quan hệ với nhân dân, trong phương thức lãnh đạo của
Đảng. Trong văn hóa lãnh đạo và quản lý, Người nhắc nhở cán bộ phải không
ngừng học hỏi, không được giấu dốt, phải trở thành những cán bộ “vừa hồng
vừa chuyên”. Ngày nay, chúng ta học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí
Minh, góp phần xây dựng con người văn hóa nói chung, con người quản lý có
văn hóa nói riêng. Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, các loại hình tổ chức
khác nhau, các cấp khác nhau, Hồ Chí Minh đều coi trọng văn hóa lãnh đạo và
quản lý. Những chỉ dẫn của Người trong văn hóa quản lý xí nghiệp, quản lý hợp
5



tác xã, quản lý bệnh viện, trường học, quản lý con người,... vẫn có giá trị đặc
biệt to lớn trong điều kiện hiện nay.
Các tác giả trong nước cũng tập trung làm rõ những luận điểm cơ bản của
Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa nói chung và văn hóa lãnh đạo, quản lý nói
riêng thể hiện qua các văn kiện “Đề cương văn hóa 1944”, Báo cáo “Chủ nghĩa
Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” tại hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai
năm 1948, Nghị quyết TW 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (1998), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
coi trọng vai trò của văn hóa, có sự lãnh đạo đúng đắn và luôn đổi mới phù hợp
với từng giai đoạn cụ thể.
Trong các công trình nghiên cứu có liên quan, cố giáo sư Nguyễn Hồng
Phong đã thực hiện đề tài “Văn hóa quản lý – Truyền thống và Hiện tại” (Trong
chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.06), đây là đóng góp lớn
trong việc tổng kết mô hình văn hóa quản lý trong lịch sử, đề xuất mô hình văn
hóa quản lý thống nhất giữa các truyền thống, hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội.
Những tác phẩm nghiên cứu các vấn đề chung về văn hóa và quản lý rất
phong phú, đa dạng. Tuy nhiên đó lại là hai lĩnh vực đòi hỏi những nghiên cứu
liên ngành vô cùng phức tạp. Ngay những khái niệm cơ sở cũng còn nhiều tranh
cãi, do vậy các tác giả cũng sẽ tiếp cận vấn đề không hoàn toàn giống nhau. Các
tác giả Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm đã có những công trình
chỉ rõ những cơ sở, những đặc điểm cơ bản của Văn hóa Việt Nam, những giá trị
truyền thống của dân tộc và hội nhập quốc tế. Nhiều công trình tiếp cận vấn đề
từ góc nhìn của văn hóa học, xã hội học, nhân chủng học đã đề cập đến mối liên
hệ giữa văn hóa và quản lý, đề cập thẳng đến những vấn đề của văn hóa kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa tổ chức,...
Bàn về những vấn đề quản lý, văn hóa lãnh đạo, quản lý trong thế kỷ XXI
là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tiêu biểu là tác giả
PGS,TS. Phạm Ngọc Thanh với Tìm hiểu Triết học quản lý (Tạp chí Triết học,
6



số 3/2011), Vai trò của trí thức trong quản lý xã hội (Tạp chí Lý luận chính trị
và truyền thông, số 9/2007). Tác giả Hoàng Sơn Cường và cuốn sách Văn hóa
một góc nhìn (NXB ĐHSP, 2004). Tác giả Nguyễn Huy Hoàng với Mấy vấn đề
triết học văn hóa (NXB Văn hóa thông tin, 2002), Tư duy quản lý Đông – Tây
(NXB Lao động – Xã hội), Triết lý kinh doanh (NXB Văn hóa thông tin, 2007).
PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh trong Đề tài nghiên cứu khoa học “Những vấn
đề lý luận chủ yếu của Văn hóa quản lý” đã trình bày một cách hệ thống các vấn
đề lý luận của văn hóa quản lý, cập nhật những vấn đề có liên quan nhằm cung
cấp cho những người nghiên cứu và những nhà quản lý thực tiễn những cơ sở lý
luận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế quản lý hiện nay.
PGS.TS Dương Thị Liễu trong Giáo trình Văn hóa Kinh doanh cũng đã
trình bày kiến thức tổng quan về văn hoá kinh doanh như: khái niệm, đặc điểm,
vai trò, các nhân tố tác động... Đồng thời tác giả cũng chỉ ra các yếu tố cấu thành
văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá
doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh; phân tích
sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu
hóa kinh tế; Phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam, đặt ra các vấn đề
cần suy ngẫm, lý giải của văn hóa kinh doanh Việt Nam đương đại; Tập hợp các
tình huống của văn hóa kinh doanh.
Như vậy, về cơ bản, các tác giả trong nước đã đề cập đến hầu hết các vấn
đề của văn hóa quản lý ở những mức độ khác nhau, đặt nền móng cơ sở lý luận
cho các nghiên cứu về văn hóa quản lý sau này.
Về tình hình nghiên cứu của nước ngoài, các vấn đề của văn hóa quản lý
đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm từ những năm đầu của thế kỷ
XX với những tiếp cận cũng rất khác nhau. Cuối thế kỷ XX, trong các giáo trình
giảng dạy về quản lý hay lãnh đạo của Mỹ và các nước Phương Tây đã đề cập
đến văn hóa lãnh đạo và quản lý. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, càng
ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề này, đặc biệt vào
7



thập kỷ cuối của thế kỷ XX, khi mà nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI với
rất nhiều biến động trên toàn thế giới.
Từ đầu thế kỷ XX, M.Weber đã đặt niềm tin vào một “thể chế lý tưởng”,
mà trong đó chúng ta có thể nhận ra mô hình văn hóa tổ chức mang những đặc
trưng của nước Đức (The Theory of Social and Economc Organization, New
York, 1947); hoặc thể chế quản lý hành chính của H.Fayol mang những đặc
trưng văn hóa tổ chức của nước Pháp (Industrial and General Administration,
Geneva, 1930). Những vấn đề của văn hóa tổ chức cũng được đề cập đến khá
đậm nét trong lý thuyết tổ chức của C.I.Barnad (The Functions of the Excutive,
Harvard University Press, 1938). Chính sự xuất hiện khoa học hành vi và ảnh
hưởng trực tiếp của nó đến lĩnh vực lãnh đạo, quản lý cũng đưa lại những nét
mới trong văn hóa lãnh đạo và quản lý (E. Mayol, The Human Problem of
Industrial Civilization, New York, 1933; D. Mc Gregor, Nhân tố con người
trong xí nghiệp: lãnh đạo và sự khích lệ, 1961).
Các tác giả sớm chú ý đến vấn đề văn hóa lãnh đạo và quản lý như
W.Ouchi với Thuyết Z xuất bản ở Mỹ 1981 và được dịch sang tiếng Việt 1987;
T.Peter & R.Waterman với Đi tìm công ty giỏi xuất bản ở Mỹ năm 1984. Những
cuốn sách trên trở thành những cuốn sách bán chạy nhất trong năm và thu hút sự
quan tâm của hầu hết các nhà quản lý vào thời kỳ đó. Các tác giả này đã chỉ ra
những khác biệt trong các mô hình quản lý, lãnh đạo ở Nhật và ở Tây Âu, ở Mỹ,
mà trước hết là sự khác biệt về văn hóa. Sự thành công của Nhật Bản không chỉ
do những nguyên nhân kinh tế, mà chính các yếu tó văn hóa đã đóng vai trò
quyết định. Chính văn hóa dân tộc là cơ sở, là động lực cho mô hình văn hóa
quản lý, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản”.
Nhưng ngay ở nước Mỹ cũng có một nền văn hóa tạo nên những cơ sở quan
trọng cho sự phát triển của văn hóa quản lý kiểu Mỹ, mô hình văn hóa doanh
nghiệp, văn hóa hành chính đặc trưng của nước Mỹ. Các tác giả cũng chỉ rõ
những yếu tố tạo nên văn hóa lãnh đạo, quản lý từ triết ký, niềm tin, cơ cấu tổ

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Văn hóa Kinh doanh (2008), Văn hóa kinh doanh, Nxb Kinh tế quốc
dân, Hà Nội
2. Nguyễn Cảnh Chắt (dịch và biên soạn), Tinh hoa quản lý, 25 tác giả và tác
phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX – Nxb Lao động – Xã hội
3. Gaston Courtois (2002), Lãnh đạo và quản lý, Nxb Lao động – Xã hội
4. Nguyễn Thị Bích Đào, Quản lý sự thay đổi trong tổ chức, Tạp chí Nhà đầu tư,
tháng 01/2012
5. Jeffrey J.Fox (2004), Nghệ thuật quản lý. Những qui tắc để thu dụng và giữ
được nhân viên giỏi nhất, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh
6. Rowan Gidson (2004), Tư duy lại tương lai, Nxb trẻ TP HCM, Thành phố Hồ
Chí Minh
7. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội
8. Hoàng Văn Hoa, Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Tạp chí Nhà Quản lý, số
66/2008, tr12
9. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của
quản lý (2004), Nxb Khoa học và Kỹ thuật
10. Dương Thị Liễu, Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân
11. Lê Hồng Lôi (2004), Đạo của quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
12. Lê Lựu (2005), Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam – Văn hóa và trí tuệ,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
13. Chu Trọng Lương (2003), Thế kỷ XXI làm lãnh đạo thế nào, Nxb Hà Nội,
Hà Nội
14. Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb Đại học Quốc gia
TP HCM, Thành phố Hồ Chí Minh
15. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3


9


16. David H.Maister (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà
Nội
17. Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn Học, HN
18. Phạm Xuân Nam, Văn hóa kinh doanh, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số
1/2007
19. Ngô Quý Nhâm, Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thế kỷ
XXI, Tạp chí Kinh tế phát triển, số tháng 1/2004
20. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 23(143)
/>21. Nhiều tác giả (2004), Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ TPHCM
22. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, Nxb
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh
nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia
24. Lưu Quân Sư (2004), Nghệ thuật quản lý kinh doanh, Nxb Văn hóa – Thông
tin, HN
25. Phạm Ngọc Thanh (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý – Lý luận và
thực tiễn, Hà Nội
26. Phạm Ngọc Thanh, Góp phần tìm hiểu triết học quản lý, Tạp chí triết học, số
121, 3/200, tr 57-59
27. Phạm Ngọc Thanh, Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hóa quản lý, đề
tài NCKH cấp ĐHQG, mã số QX-06-24
28. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Dấu ấn thương hiệu, tài sản và giá trị, Nxb
Trẻ, Hà Nội
29. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng
hợp, TP HCM


10


30. Fons Trompenaars & Charles Hampden – Turner (2006), Chinh phục các làn
sóng văn hóa, Nxb Tri thức, Hà Nội

11



×