Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.44 KB, 6 trang )

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua
bán người trong luật hình sự Việt Nam
Đoàn Ngọc Huyền
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: Thiếu tướng,TS. Bạch Thành Định
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Tội mua bán người; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới đã đem lại cho đất nước ta nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, vị thế của nước ta trên
trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội.
Tình hình tội phạm nói chung và tội mua bán người nói riêng trở thành một vấn nạn, mang tính
thời sự nóng bỏng và gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn
thế giới với diễn biến ngày càng phức tạp; tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm
trọng, tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng
chú ý đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện
tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán người,
đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.Điều này thể hiện ở chỗ:
Về lý luận, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền
con người nói chung, quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng như: Hiến pháp; Luật Hôn nhân và
gia đình; Bộ luật hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bình đẳng giới; Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012… góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua
bán người. Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản liên quan đến các lĩnh vực mà bọn tội
phạm có thể lợi dụng để lừa gạt phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài bán. Chúng ta đã tăng cường phối
hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong
khu vực như: Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và các tổ chức Cơ quan Phòng, chống


ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc
về phòng, chống buôn bán người (UNIAP), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM),… để triển khai
nhiều hoạt động liên quan đến phòng, chống buôn bán người. Tuy nhiên, các điều luật quy định
về tội này trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn tồn tại một số bất cập, thiếu sót, còn chưa phù hợp
với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, vẫn còn một số kẽ hở, thiếu sót
trong một số lĩnh vực pháp luật như lĩnh vực kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi
có yếu tố nước ngoài, sử dụng lao động, xuất khẩu lao động… Ngoài ra, các quy định hiện hành


liên quan đến hồi hương, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hoà nhập cộng đồng vẫn còn lẻ
tẻ chưa tập trung thống nhất, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thủ tục, nguồn cấp kinh phí
dẫn đến việc áp dụng còn gặp nhiều lúng túng.
Về thực tiễn, trong 5 năm (2009 - 2013), Lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra,
khám phá 947 vụ, bắt 1.948 đối tượng. Trong đó gần 70% số nạn nhân bị bán sang Trung Quốc,
11% số nạn nhân bị bán sang Campuchia, số còn lại bị bán qua Lào và một số nước khác. Tòa án
nhân dân các cấp xét xử 877 vụ, với 1764 bị cáo[30]. Ngoài ra, trong những năm qua Nhà nước
ta đã tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp, như: các biện pháp về kinh tế, xã hội; các
biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống nhà trường và trong cộng đồng; biện pháp phục
hồi, hỗ trợ nạn nhân hoà nhập cộng đồng, các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, tạo
việc làm, phòng chống tội phạm, ... nhằm phòng ngừa tệ mua bán người. Tuy vậy, công tác điều
tra cơ bản nắm tình hình chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chưa đánh giá đúng thực trạng và
làm rõ được nguyên nhân, điều kiện, quy luật, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm dẫn đến tình
trạng bỏ lọt tội phạm. Hiệu quả công tác phòng ngừa, truy tố, xét xử tội phạm này chưa cao.
Trong những năm gần đây, tội phạm này có xu hướng gia tăng và có diễn biến ngày càng phức
tạp, tỷ lệ ẩn cao.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về
tội mua bán người và thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm này
không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự
cần thiết để học viên lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người

theo luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do tội mua bán người có diễn biến phức tạp và có tính chất”xuyên quốc gia” nên ở trong
và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những
khía cạnh, phương diện khác nhau về tội mua bán người như:
Phát hiện, điều tra các tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới của lực lượng
cảnh sát nhân dân (Luận án tiến sĩ luật học (2006) của Trần Minh Hưởng bảo vệ tại Học viện
Cảnh sát nhân dân). Đấu tranh phòng chống mua bán phụ nữ ở Việt Nam (Luận văn tiến sĩ luật
học (2008) của Nguyễn Văn Hương bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội). Đấu tranh phòng,
chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
(Luận văn Thạc sĩ luật học (2006) của Nguyễn Quyết Thắng bảo vệ tại Trường Đại học Luật
Hà Nội. Tội mua bán phụ nữ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Luận văn cử nhân luật
(2007) của Trần Thị Lý bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đấu tranh phòng,
chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới tại tỉnh An Giang (Luận văn thạc sĩ Luật học
(2007) của Nguyễn Minh Diễm Quỳnh (bảo vệ tại Trường Đại học Luật TP.HCM)… Các bài
viết: Cần từng bước hoàn thiện pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ,
trẻ em của tác giả Lương Thanh Hải (Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2006); Luật Phòng, chống
mua bán người - Cơ sở pháp lý đấu tranh chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới
của GS.TS Nguyễn Ngọc Anh (Tạp chí CAND số chuyên đề tháng 8 năm 2011); Một số giải
pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em của tác giả Đặng Thu Hiền (Tạp chí
Kiểm sát số 21/2006); Nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống mua bán người của tác giả Ngô
Đức Thắng (Tạp chí Công an Nhân dân số 8/2011)…
Trong các công trình kể trên một số tác giả đã nghiên cứu về thực trạng, tìm ra nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội mua bán phụ nữ, trẻ em trên toàn quốc hoặc ở một
số địa phương nhất định, một số tác giả đề cập đến những vấn đề chuyên sâu như: các giải pháp
phòng ngừa tội phạm hay vấn đề hoàn thiện pháp luật để phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ,
trẻ em dưới góc độ tội phạm học. Tuy nhiên, kể từ khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm


2009 và Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 ra đời đến nay, chưa có một công trình nào

nghiên cứu tội mua bán người một cách toàn diện và có hệ thống dưới góc độ luật hình sự. Vì
vậy, việc nghiên cứu tội mua bán người một cách toàn diện để làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận
và thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần hoàn thiện Bộ luật hình sự đồng thời đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mua
bán người nói riêng là hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình loại tội phạm này đang có xu
hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Đây cũng là luận chứng cho việc học viên lựa
chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người theo luật hình sự Việt
Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội mua bán người
dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra những
giải pháp hoàn thiện các quy định về tội mua bán người trong Bộ luật hình sự Việt Nam và nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm này trong thực
tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng khái niệm tội mua bán người và phân tích ý nghĩa của việc quy định tội phạm
này trong luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích những dấu hiện pháp lý hình sự và hình phạt của tội mua bán người trong luật
hình sự Việt Nam;
- Phân tích tội mua bán người trong pháp luật một số nước trên thế giới;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử tội mua bán người, đồng thời phân tích làm rõ
một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người
và nâng cao hiệu quả áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật
hình sự Việt Nam, kết hợp việc phân tích thực tiễn xét xử tội mua bán người trong phạm vi cả
nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội, các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị

những giải pháp trên phương diện lập pháp hình sự và phương diện thực tiễn, nâng cao hiệu quả
áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tình hình tội mua bán người từ năm 2009 2013 trong phạm vi cả nước, có phân tích, đánh giá so sánh với địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải
cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI và các Nghị quyết số 8NQ/TW ngày 2/1/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và
đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thông kê, điều tra
xã hội học để tổng hợp các tri thực khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên
cứu trong luận văn.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn


Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực
tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về tội mua
bán người từ khi tội phạm này được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự năm 2009, trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan
tới tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là:
- Xây dựng khái niệm tội mua bán người và phân tích ý nghĩa của việc quy định tội phạm
này trong luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích những dấu hiện pháp lý hình sự và hình phạt của tội mua bán người trong luật
hình sự Việt Nam;
- Phân tích tội mua bán người trong pháp luật một số nước trên thế giới;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử tội mua bán người, đồng thời phân tích làm rõ
một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người

và nâng cao hiệu quả áp dụng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cơ cấu của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1:
Các vấn đề chung về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2:
Thực tiễn xét xử tội mua bán người.
Chương 3:
Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua bán người.

References
1.
Trúc An (2010), “Chống buôn bán người bằng chế tài nghiêm khắc”, Báo pháp luật, (6),
(ngày 06/8), Hà Nội.
2.
Bộ công an (2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật phòng, chống mua bán người, NXB
Lao động, Hà Nội.
3.
Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2013), Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC – VKSNDTC - BCA - BQP-BTP của Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp hướng
dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người, mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, (ngày 27/3), Hà Nội.
4.
Bộ tư pháp (2011), Đề cương giới thiệu Luật Phòng, chống mua bán người, NXB Bộ Tư
pháp, Hà Nội.
5.
Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.
6.
Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7.
Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình
sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8.
Công an TP Hà Nội (2010), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng PC45- Công an Thành
phố Hà Nội năm 2010, (ngày 15/11), Hà Nội.
9.
Công an TP Hà Nội (2011), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng PC45- Công an Thành
phố Hà Nội năm 2011, (ngày 15/11), Hà Nội.
10. Công an TP Hà Nội (2012), Báo cáo sơ kết Đề án II-130 của Phòng PC45- Công an Thành
phố Hà Nội năm 2012, (ngày 15/11), Hà Nội.
11. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, NXB Tư


12.
13.
14.
15.
16.

17.
18.
19.

20.


21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.

pháp, Hà Nội.
Lê Việt Hà (2009), Luận văn thạc sĩ luật học “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa
đổi bổ sung năm 2009, Viện Nhà nước và pháp luật, NXB Lao động.
Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
Hội đồng thẩm phán (2004), Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất
“Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, (ngày 02/10).
Liên Hợp quốc(1959), Tuyên ngôn về quyền trẻ em, (ngày 20/11).

Liên Hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em, (ngày 25/11).
Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và
văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, bổ sung cho Công
ước về quyền trẻ em, (ngày 25/5).
Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về việc phòng ngừa, trấn áp về trừng trị hành vi buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc, (ngày 15/11).
Hồ Chí Minh (1945), Bản tuyên ngôn độc lập, (ngày 02/9/1945).
Đặng Phong (2005), “Chống mua bán phụ nữ phải bắt đầu từ xóa đói giảm nghèo”, Báo
Công an thành phố Hồ Chí Minh, (ngày 29/9/2005).
Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1985, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2003, (ngày 25/12/2001), Hà Nội.
Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, (ngày 15/6), Hà
Nội.
Quốc hội (2005), Luật Giáo dục năm 2005, ngày 14/7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (2011), Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, (ngày 29/3), Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội
mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2009, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội
mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2010, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội
mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2011, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội
mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2012, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tội

mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2013, Hà Nội.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2009, Hà Nội.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2010, Hà Nội.


Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2011, Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2012, Hà Nội.
39. Tòa án nhân dân TP Hà Nội (2013), Thông kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm tội mua bán người, mua bán trẻ em (Điều 119, Điều 120 BLHS) năm 2013, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán phụ
nữ và trẻ em giai đoạn 2004-2010, (ngày 14/7), Hà Nội.
41. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chương trình Hành động phòng, chống tội phạm mua bán
người giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18
tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), (ngày 18/8), Hà Nội.
42. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai
đoạn 2011-2015, ngày 18/8, Hà Nội.
43. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Kế hoạch số 03/KH-BCĐ 130/TP ngày
09/01/2012 của Ban chỉ đạo 130/TP của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện
chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015,
(ngày 09/01), Hà Nội.
Trang Web
44. />45. />46. o/cac-quy-dinh-chung-ve-phap-luat-hinh-su--hoi-va-dap/quy-dinhtang-nang-trach-nhiem-hinh-su-voi-truong-hop-toi-pham-dung-thu-doan-xao-quyet--tanac-de-pham-toi.html
47. />48. />37.




×