Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.82 KB, 7 trang )

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư
cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong luật hình sự Việt Nam
Bùi Quang Vinh
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Phạm tội; Luật hình sự; Lợi dụng quyền hạn; Lợi dụng chức vụ; Pháp luật
Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất cho xã hội, được chủ thể có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, trái với pháp luật hình sự và do đó phải
gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất là hình phạt. Tội phạm là hiện tượng xã hội rất đa
dạng, phức tạp mà sự khác biệt chủ yếu được phân biệt qua tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của nó. Tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người ta phân chia tội
phạm thành các nhóm, các tội danh cụ thể và áp dụng các khung hình phạt khác nhau trong cùng
một tội danh, cũng như cá thể hóa hình phạt trong mỗi khung hình phạt đối với từng trường hợp
cụ thể.
Chúng ta biết rằng mức độ nguy hiểm của tội phạm được quy định bởi nhiều thuộc tính,
yếu tố như: tầm quan trọng của mối quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ lỗi, động cơ, mục đích,
nhân thân của chủ thể, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội, hậu quả thiệt hại xảy ra...
Tổng hợp tất cả những yếu tố đó cho phép xác định mức độ nguy hiểm nhất định của tội phạm cụ
thể, làm cơ sở cho việc quy định tội phạm trong luật, cũng như trong các trường hợp cụ thể là cơ
sở quyết định trách nhiệm hình sự mà người thực hiện tội phạm phải gánh chịu.
Trong số những người thực hiện hành vi phạm tội có một nhóm người có đặc điểm là họ
được trao quyền lực nhất định trong các quan hệ xã hội, thể hiện dưới hình thức một chức vụ,
quyền hạn nào đó. Nói cách khác họ có "ưu thế" hơn những người khác trong việc tiếp cận, thực
hiện hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, cũng như có khả
năng cao hơn trong việc che giấu trốn tránh trách nhiệm khi xâm hại các quan hệ xã hội đó.


Chính vì vậy trong một số trường hợp nhất định, nếu tội phạm được thực hiện bởi người có chức
vụ, quyền hạn thì bị coi là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với người
bình thường. Đó chính là cơ sở khác quan để Bộ luật hình sự nước ta quy định tình tiết "lợi dụng
chức vụ, quyền hạn" là một tình tiết tăng nặng, đồng thời trong một số tội phạm cụ thể còn lấy


làm tình tiết tăng nặng định khung. Việc quy định như vậy một mặt thể hiện quan điểm khoa
học: lấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm làm "thước đo" chủ yếu cho trách
nhiệm hình sự và hình phạt, mặt khác thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là
Nhà nước "của dân, do dân, vì dân", cán bộ công chức, tức là những người thường mang một
chức vụ, quyền hạn nhất định, là công bộc của nhân dân, nếu lợi dụng điều này để phạm tội phải
bị coi là nguy hiểm hơn, phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn người bình thường.
Trong thực tiễn, các tội phạm xuất hiện tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" không
phải hiếm và thường là những vụ án phức tạp, điều tra khó khăn, áp dụng pháp luật có nhiều
quan điểm khác nhau. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành đổi mới
toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những chuyển biến
rất quan trọng về kinh tế - xã hội, thì nhận thức về tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" cũng
phải mang những nội dung mới: yếu tố chức vụ quyền hạn được hiểu như thế nào trong hệ thống
các quan hệ xã hội của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong các mô hình như
tổ chức đa sở hữu, đơn vị sự nghiệp, đơn vị công ích? Việc làm rõ các vấn đề này có ý nghĩa
quan trọng cả về nhận thức lý luận và về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung,
tội phạm có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn nói riêng.
Những vấn đề nêu trên tuy không mới mẻ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết toàn
diện, thấu đáo. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và riêng
biệt về việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tính chất là một tình tiết tăng nặng
trong luật hình sự Việt Nam.
Chính vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" để
nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Khoa học pháp lý hình sự trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài viết của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài này như: "Tìm hiểu về khái niệm người có
chức vụ và lợi dụng chức vụ để phạm tội - trong luật hình sự Việt Nam" của thạc sĩ Phan Thị
Bích Hiền - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; "Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội" của PGS.TS Trần Văn Độ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Quân
sự Trung ương; Đề tài khoa học mã số KXBD 02 về "đấu tranh chống tham những - những vấn
đề lý luận và thực tiễn" của Ban Nội chính Trung ương; các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của TS.
Nguyễn Mạnh Kháng, TS.Nguyễn Ngọc Chí, GS.TS Đỗ Ngọc Quang, PGS.TS Võ Khánh Vinh…
Tuy nhiên điểm chung của các công trình này là nghiên cứ lý luận, thực tiễn vấn đề lợi
dụng chức, quyền hạn để phạm tội nói chung, đi sâu nghiên cứu các tội phạm về tham nhũng và
chức vụ mà chưa đi sâu nghiên cứu về lý luận và thức tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng.
Xuất phát từ thực tế này cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về lý luận và
thực tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng nhằm
từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hoàn thiện quy định
của Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" nhằm đạt được những mục
đích như sau:
Củng cố tri thức về cơ sở khoa học của việc quy định tình tiết "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn" là tình tiết tăng nặng.


Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống các quy định của pháp luật hình sự
nước ta liên quan đến vai trò của tình tiết "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" đối với việc định
khung và quyết định hình phạt.
Nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng tình tiết trên để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và
hoàn thiện pháp luật.
Luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát,
phương pháp thống kê.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự về vấn đề lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quy định tại phần chung, cụ thể là điểm
c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với
tư cách là tình tiết tăng nặng nói chung, các quy định về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể quy định tại
phần riêng của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian từ năm 2000 đến khi luận văn hoàn thành.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng. Luận văn nghiên cứu
toàn diện và có hệ thống vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết
tăng nặng nói chung và tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể, nghiên cứu
thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả việc áp dụng tình tiết tăng nặng này trong quá trình quyết định hình phạt của cơ quan
tiến hành tố tụng.
Trong luận văn này, lần đầu tiên:
Có sự nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về khái niệm chức vụ, quyền
hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phân biệt các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn. So
sách để chi ra điểm giống và khác nhau giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư
cách là tình tiết tăng nặng nói chung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự với lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng định khung quy định tại

một số tội phạm cụ thể cũng như phân biệt giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn với tư cách là tình
tiết tăng nặng với lợi dụng chức vụ, quyền hạn với tư cách là tình tiết định tội trong nhóm các tội
phạm về chức vụ.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
với tư cách là tình tiết tăng nặng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong khoảng thời gian từ năm
2000 đến khi luận văn hoàn thành.
Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và
hướng dẫn áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội".
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn
sau đây:


Ý nghĩa lý luận: Với các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn có giá trị tham
khảo hữu ích cho cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật, cán bộ làm công tác nghiên
cứu và cán bộ giáo viên, sinh viên các trường Đại học.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần thiết thực
trong việc nâng cao nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội
phạm về chức vụ quyền hạn nói riêng trong điều kiện tình hình mới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức
vụ, quyền hạn" để phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn" để phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để phạm tội.

References

1. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 về việc ban hành Quy
tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 về việc hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
của Nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của
Nhà nước, Hà Nội.
3. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Văn Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập I, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
6. Lê Văn Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập III, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Lê Văn Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự quốc tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội.
11. Chính phủ (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,tổ chức và Quy chế hoạt động của Văn
phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.



12. Chính phủ (2007), Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức,
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 quy định thời hạn không
được kinh doanh đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sau khi thôi giữ chức vụ
trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Hà Nội.
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật
đối với công chức, Hà Nội.
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Hà Nội.
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội.
17. Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Minh Hợp (2002), Từ điển Quản lý xã hội, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa
VII, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Văn Độ (1993), "Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội", Nhà nước và pháp

luật, (4), tr .28-31.
25. Trần Văn Độ (1997), "Một số vấn đề về tội tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa", Tòa án nhân
dân, (7), tr. 1-4.
26. Trần Văn Độ (2000), "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm
1999", Dân chủ và pháp luật, (6), tr. 3-5, 46.
27. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
28. Trần Gia Hiền (1997), Chuyên đề về đấu tranh chống tham nhũng: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội.
29. Phan Thị Bích Hiền (2010), "Tìm hiểu về khái niệm "người có chức vụ" và "lợi dụng chức
vụ để phạm tội" trong Luật hình sự Việt Nam", Công an nhân dân, (7), tr. 22-30
30. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
31. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ Luật hình sự - Từ điển giải thích thuật
ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.


33. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (đã được sửa đổi
bổ sung), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
34. Uông Chu Lưu (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Phần
chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
35. Dương Tuyết Miên (2003), "Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ
luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (1), tr. 19.
36. Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
37. Hoàng Phê (Chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
38. Vũ Văn Phong (2006), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

39. Đỗ Ngọc Quang (1995), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Cảnh sát nhân
dân, Hà Nội.
40. Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng
trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
42. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (Phần chung)
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
44. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, (Tập 1, 2, 3,
4), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
45. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, (Tập 5, 6,
7), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
47. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
48. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
49. Quốc hội (2005), Luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.
50. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức, Hà Nội.
51. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
52. Quốc hội (1913), Hiến pháp, Hà Nội.
53. Trần Văn Sơn (1996), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
54. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010 - 2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án
Quảng Ninh từ năm 2010 đến 2013, Quảng Ninh.
57. Tòa án nhân dân tối cao (1958), Tập luật lệ về Tư pháp - Phụ lục số 2, Hà Nội.
58. Tòa án nhân dân tối cao (1961), Tập luật lệ về tư pháp - Tập III, Hà Nội.

59. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.
60. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội.
61. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội.
62. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định trong Phần chung Bộ
luật hình sự, Hà Nội.


63. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự,
Hà Nội.
64. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự
về án treo, Hà Nội.
65. Trịnh Quốc Toản (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong Luật
hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
66. Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa, Đỗ Ngọc Quang (1993), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
67. Trịnh Quốc Toản, Đỗ Ngọc Quang, Hoàng Văn Hùng (1994), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần riêng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
68. Đào Trí Úc (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
69. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2000), Luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày
28/8/2006 của về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
72. Viện Nghiên cứu khoa học - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1993), Đấu tranh chống và
phòng ngừa tội tham ô, cố ý làm trái và hối lộ trong cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.
73. Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
74. Trịnh Tiến Việt (2006), "Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn", Nghề luật, (4), tr. 23-30.
75. Trịnh Tiến Việt (2006), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong
giai đoạn xác định nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (7), tr.
63-73.
76. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu
cầu mới của đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Võ Khánh Vinh (1996), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Trần Thị Quang Vinh (2002), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.
79. Nguyễn Xuân Yêm và Nguyễn Hòa Bình (2003), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.



×