Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu biểu tượng khèn trong dân ca hmông từ văn hóa đến văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.34 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG THỊ THÙY ANH

NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN
TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA
ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG THỊ THÙY ANH

NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN
TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA
ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế

Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Lê Chí Quế người đã tận tình hướng dẫn em trong suố t quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Trường ĐH KXHX&NV – ĐH Quốc gia Hà Nội; Ban Chủ nhiệm
khoa Văn học, các thầy cô giáo trong tổ văn học dân gian đã tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đồng nghiệp thuộc
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình công tác để em có thể
hoàn thiện luận văn theo thời gian quy định.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
luôn bên cạnh, động viên em trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Trƣơng Thị Thùy Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng, các hình
Mở đầu ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ......................... 17
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 19
5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................. 20
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 20
Chƣơng 1: Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n chung v ề biểu tƣợng và nhƣ̃ng
vấn đề liên quan ............................................................................................ 21

1.1. Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n chung về biểu tượng ...................................... 21
1.1.1. Khái niệm biểu tượng..................................................................... 21
1.1.2. Đặc điểm của biểu tượng ............................................................... 23
1.1.3. Phân biệt biểu tượng văn học với ẩn dụ, hình tượng ..................... 25
1.2. Biểu tượng trong văn hóa và văn học dân gian................................. 27
1.2.1. Một vài khái niệm .......................................................................... 27
1.2.2. Đặc điểm của biểu tượng trong văn hóa và văn học dân gian ...... 30
1.3. Dân ca và biểu tượng khèn trong đời sống văn hóa Mông ............... 32
1.3.1. Dân ca Mông .................................................................................. 32
1.3.2. Biểu tượng khèn trong đời sống văn hóa Mông ............................ 34
Chƣơng 2: Khảo sát biểu tƣợng khèn trong dân ca Mông ................ 38
2.1. Những định hướng chung trong khảo sát, thống kê, phân loại ......... 38
2.1.1. Mục đích......................................................................................... 38
2.1.2. Nguyên tắc thống kê ...................................................................... 39
2.1.3. Tư liệu khảo sát, thống kê .............................................................. 40
2


2.2. Thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng khèn trong dân ca Mông so
với một số biểu tượng đồ vật khác ....................................................... 41
2.2.1. Bảng thống kê ................................................................................ 41
2.2.2. Biểu đồ ........................................................................................... 42
2.2.3. Nhận xét ......................................................................................... 45
2.3. Thống kê tần số xuất hiện của các hình thức biểu hiện của biểu tượng
khèn trong dân ca Mông ...................................................................... 56
2.3.1. Bảng thống kê ................................................................................ 57
2.3.2. Biểu đồ ........................................................................................... 58
2.3.3. Nhận xét ......................................................................................... 59
Chƣơng 3: Giải mã một số hƣớng nghĩa cơ bản của biểu tƣợng
khèn trong dân ca Mông .............................................................................. 67

3.1. Khèn – biểu tượng vật thiêng trong nghi lễ tang ma ........................ 67
3.1.1. Khèn – vật dẫn đường người chết về thế giới mường ma ............. 67
3.1.2. Khèn – vật trung gian giao tiếp giữa người sống với người chết .. 71
3.2. Khèn – biểu tượng tình nam.............................................................. 78
3.2.1. Tính nam biểu hiện trong vẻ đẹp thể chất và tâm hồn người đàn ông
Mông ................................................................................................................................. 78
3.2.2. Tính nam biểu hiện trong các phẩm chất thuộc về ý chí của người
đàn ông Mông ....................................................................................... 83
3.2.3. Tính nam biểu hiện trong tình yêu đôi lứa..................................... 84
3.3. Một số hướng nghĩa biểu trưng khác của biểu tượng khèn .............. 87
3.3.1. Khèn – dấu hiệu phân biệt thế giới con người ............................... 88
3.3.2. Khèn – biểu trưng cho thân phận con người.................................. 90
3.3.3. Khèn – biểu trưng cho hai trạng thái trong tình yêu ...................... 91
Kết luận ................................................................................................... 99
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 103
Phụ lục
3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng khèn trong dân
ca Mông............................................................................................. 41
Bảng 2.2. Bảng thống kê tần số xuất hiện của biểu tượng khèn so với một
số biểu tượng đồ vật khác trong dân ca Mông .................................. 42
Bàng 2.3. Bảng thống kê các hình th ức biểu hiện của biểu tượng khèn
trong dân ca Mông ............................................................................ 57

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ hình cột thể hiện tần số xuất hiện biểu tượng khèn trong
các tác phẩm ...................................................................................... 43

Hình 2.2. Biểu đồ hình tròn thể hiện tần số xuất hiện biểu tượng khèn
trong các tác phẩm ............................................................................ 43
Hình 2.3. Biểu đồ hình cột thể hiện tần số xuất hiện của biểu tượng khèn
và một số biểu tượng đồ vật khác trong dân ca Mông...................... 44
Hình 2.4. Biểu đồ hình tròn thể hiện tần số xuất hiện của biểu tượng khèn
và một số biểu tượng đồ vật khác trong dân ca Mông...................... 44
Hình 2.5. Biểu đồ hình cột thể hiện tần số xuất hiện các hình thức biểu
hiện của biểu tượng khèn trong dân ca Mông .................................. 58
Hình 2.6. Biểu đồ hình tròn thể hiện tần số xuất hiện các hình thức biểu
hiện của biểu tượng khèn trong dân ca Mông .................................. 58

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn hóa là một bộ phận được hình thành nhờ sự tập hợp các thành tố
nảy sinh song song với quá trình phát triển của xã hội loài người. Văn hóa
được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau, nhưng dễ thấy nhất là khi nó
tồn tại dưới hình thức các biểu tượng. Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm, và
được coi là tế bào của văn hóa. Hay nói cách khác, biểu tượng chính là sự mã
hóa những giá trị thuộc về tinh thần của loài người dọc theo trục thời gian.
Muốn hiểu được ý nghĩa của biểu tượng, người ta cần phải giải mã ý nghĩa
của những biểu tượng đó. Việc giải mã biểu tượng không chỉ nhằm khám phá
ra những giá trị văn hóa vĩnh hằng còn nằm ẩn trong đời sống cộng đồng mà
còn hướng tới mở ra nhiều tầng ý nghĩa mới. Điều này xuất phát từ chỗ biểu
tượng là một thực thể sống động, luôn có sự đắp đổi ý nghĩa. Biểu tượng được
sinh ra từ sự tư duy và tưởng tượng của con người nên trong quá trình phát
triển, biểu tượng không ngừng được bồi đắp, làm đầy. Chính vì thế, ở nền văn
học được thai nghén và sản sinh trong thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người

đã ẩn chứa những biểu tượng văn hóa vô cùng độc đáo.
1.2. Văn học dân gian, từ lâu được ví như một kho báu khổng lồ bởi nó
chứa đựng những tri thức dân gian vô cùng phong phú. Những tri thức này, về
cơ bản được đúc kết dựa trên những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế và được
truyền lại qua nhiều thế hệ. Vì lẽ đó, bức tranh văn học dân gian Việt Nam,
thực chất là sự kết hợp của rất nhiều tri thức dân gian đã được nghệ thuật hóa
với những gam màu riêng biệt. Tuy nhiên, cần thấy rằng trong quá trình vận
động và phát triển, kho tàng văn học dân gian Việt Nam có sự cộng gộp của
hai mảng lớn là văn học dân gian người Việt và văn học dân gian các dân tộc
thiểu số. Do vậy, khi nhắc đến những thành tựu của văn học dân gian của
người Việt, cũng cần chú ý đến những đóng góp của văn học dân gian các dân

5


tộc thiểu số. Trong đó, cùng với văn học dân gian của các dân tộc Tày, Thái,
Mường…, văn học dân gian của người Mông được coi là một trong những
nền văn học vô cùng đặc sắc. Trong đó, dân ca được nhắc đến như một thành
tố quan trọng nhất, cấu thành những sắc màu riêng biệt. Dân ca Mông tích
hợp nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, thể hiện những quan niệm riêng
về cách cảm của người dân Mông về thế giới xung quanh. Thế nhưng, dù
được thể hiện ở môi trường diễn xướng nào thì dân ca Mông vẫn là sự thể
hiện sâu sắc những tri nhận về thiên nhiên, xã hội, con người... Và sâu hơn
nữa, nó là nơi lưu giữ những biểu tượng gắn bó mật thiết với con người trong
đời sống sinh hoạt và tâm linh.
1.3. Cũng như một số dân tộc khác, khèn là một trong những nhạc cụ gắn
bó mật thiết đối với người Mông nói chung. Trước hết, khèn có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Tiếng khèn không chỉ là
sợi dây nối giữa con người với thế giới thần linh, giữa người đang sống với tổ
tiên dòng họ, tiếng khèn còn là vật chỉ đường cho người chết tìm về với tổ

tiên, là tiếng lòng của người sống với người chết… Bên cạnh đó, tiếng khèn
còn là khúc tâm tình của người bạn trai gửi tới người bạn gái, tiếng khèn giúp
họ kết đôi, giúp họ xây dựng một gia đình hạnh phúc... Chính vì có ý nghĩa vô
cùng quan trọng như vậy nên tiếng khèn Mông, dù trải qua bao thăng trầm
của cuộc sống, vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại trong dân ca
với tư cách là một biểu tượng vô cùng độc đáo.
1.4. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu biểu
tượng khèn trong dân ca Mông từ văn hóa đến văn học dân gian”. Thực hiện
đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra một hướng đi khả dụng nhằm tiệm
cận với đời sống tinh thần của cộng đồng người Mông trong quá trình hình
thành và phát triển; đồng thời hé mở cánh cửa bản sắc văn hóa vô cùng độc
đáo của dân tộc này thông qua biể u tươ ̣ng khèn.

6


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong dân ca Mông chịu sự tác động và chi
phối bởi nhiều lĩnh vực khác như: nhân học biểu tượng, biểu tượng văn hoá,
văn hoá dân gian, tín ngưỡng dân gian… Do đó, trước khi đề cập đến lịch sử
nghiên cứu biểu tượng khèn trong dân ca Mông, chúng tôi xin được điểm qua
những công trình, bài viết ít nhiều có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu biểu tượng cũng đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập tới. Xét về phương diện văn hóa, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như:
2.1.1. Công trình “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và
ngôn ngữ Đông Sơn” của nhà nghiên cứu Tạ Đức (1999) đã đề cập đến biểu
tượng trong kiến trúc cổ truyền của Việt Nam trong cái nhìn bao quát toàn
cảnh Đông Nam Á; cũng như nguồn gốc và quá trình phát triển của các biểu

tượng trong kiến trúc Đông Sơn [8].
2.1.2. Bài nghiên cứu “Biểu tượng rùa trong văn hóa Việt Nam và thế
giới” của tác giả Chu Thị Quỳnh Giao đã cho thấ y rùa là con vật mang ý
nghĩa biểu trưng khá độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam và trong nhiều nền
văn hóa khác nhau trên thế giới [11].
2.1.3. Ngoài ra, có thể kể đến tên một số công trình của các nhà nghiên
cứu khác như: Phạm Đức Dương (2002) với bài viết “Thế giới biểu tượng tiếp
cận từ góc độ văn hóa học” [6]; Hồ Sĩ Vịnh (2004) với bài viết “Biểu tượng
hình học trong thần thoại là gì” [78]; Đinh Hồng Hải với “Nghiên cứu biểu
tượng và vấn đề tiếp cận nhân học biểu tượng ở Việt Nam” [14]. Trong những
nghiên cứu này, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc tô đậm khung lý thuyết
về biểu tượng mà còn áp dụng nó vào từng trường hợp cụ thể. Mặc dù khác
nhau về đối tượng cũng như phương pháp giải mã biểu tượng nhưng nhìn

7


chung, đây là những công trình nghiên cứu khá toàn diện về biểu tượng trong
văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, ở Việt Nam, biểu tượng còn được nghiên cứu lồng ghép trong
nhiều công trình nghiên cứu đến văn hóa, văn học dân gian như:
2.1.4. Chuyên luận “Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân
gian” của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà được coi là một trong những công
trình nghiên cứu về biểu tượng có tính quy mô và hệ thống. Chuyên luận bao
gồm hai phần khác nhau. Trong đó, phần I là những vấn đề lý thuyết, gồm
những vấn đề có liên quan đến đề tài như: phương pháp luận nghiên cứu văn
học dân gian và phương pháp nghiên cứu văn học dân gian qua các mã văn
hoá dân gian; quan niệm về văn hoá, mã văn hoá; mối quan hệ giữa văn hoá,
văn hoá dân gian và văn học dân gian; các khái niệm: tín ngưỡng, mã tín
ngưỡng, phong tục tập quán; các thao tác nghiên cứu văn học dân gian qua

các mã văn hoá dân gian. Phần II của chuyên luận trình bày một số những
nghiên cứu cụ thể theo hướng lý thuyết trên. Nhìn chung, chuyên luận là một
tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt phù hợp với hướng tiếp cận biểu tượng
trong văn học dân gian từ các mã văn hóa dân gian [13].
2.1.5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính trong chuyên đề “Thi pháp ca dao” đã
dành trọn một chương để viết về một số biểu tượng, hình ảnh tiêu biểu trong
ca dao. Trong chương này, bên cạnh việc giới thiệu khái lược những nội dung
cơ bản của biểu tượng, tác giả đã phân tích một số những biểu tượng cơ bản
trong ca dao Việt Nam qua sự đối sánh với văn chương bác học. Những biểu
tượng này thuộc hai nhóm lớn: nhóm thực vật gồm các biểu tượng khá phổ
biến và quen thuộc như: biểu tượng cây trúc, cây mai, biểu tượng hoa nhài…;
nhóm động vật gồm: biểu tượng con bống, con cò… Nhìn chung, tuy là một
chuyên luận có trọng tâm nghiêng về thi pháp hơn nội dung nhưng trong

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Anh, Hoàng Anh Nhân sưu tầm, “Đẻ đất, đẻ nước”, in trong
Tuyển tập truyện thơ Mường (Thanh Hoá), Nxb Khoa học xã hội, 1986.
2. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Lưu Huy Khánh - Nguyễn
Xuân Giao - Phạm Vĩnh Cư phiên dịch, Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.
3. Vũ Hồng Cường (2010), Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong dân ca
H’mông Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên.
4. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp
luận và nghiên cứu thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Duyên (2010), Biểu tượng đô thị trong Thơ mới, Luận văn
Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa
và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, “Thế giới biểu tượng song đôi trong ca dao
người Việt”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 3(57)/2001.
8. Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và
ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.
9. James G. Frazer (2007), Cành vàng - bách khoa thư về văn hóa nguyên
thủy, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10.Giàng Seo Gà (2004), Tang ca (Kruôc cê) của người Mông Sa Pa, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
11.Chu Thị Quỳnh Giao (1999), “Biểu tượng rùa trong văn hóa Việt Nam
và thế giới”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1/1999
12. Nguyễn Thị Bích Hà (2013), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn
hóa dân gian, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9


13. Nguyễn Bích Hà (2012), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
14. Đinh Hồng Hải (2007), Nghiên cứu biểu tượng và vấn đề tiếp cận nhân
học biểu tượng ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện KHXH
Việt Nam.
15. Dương Ngọc Hải (2011), Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân
Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hậu (2001), Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền
thống, Luận án tiến sĩ, Viện văn hóa, Hà Nội.
18. Dương Thị Thanh Hiên (2000), Hệ thống hình ảnh biểu tượng

trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện
ngôn ngữ.
19. Bùi Thị Nguyệt Hồng (2003), Biểu tượng nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
20. Lê Thị Minh Huệ (2013), Biểu tượng cá trong kho tàng ca dao ngưởi
Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội
21. Trần Duy Hưng (2013), Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của
người Mông ở Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
22. Trần Minh Hường (2007), Tiếp cận truyền thuyết “Con rồng cháu
tiên” từ góc độ biểu tượng nghệ thuật, Tạp chí văn hoá dân gian, số
3(111)/2007.
23. Trường Lưu – Hùng Đình Quý (1996), Văn hóa dân tộc Mông Hà
Giang, Sở văn hóa – Thông tin – Thể thao Hà Giang.

10


24. Hà Thị Quế Hương, “Hàm ý biểu trưng của từ chỉ hoa và tên hoa trong
ca dao”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 3(81)/2002, Viện nghiên cứu
Văn hoá dân gian.
25. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển của hệ thống biểu tượng
trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn,
Viện ngôn ngữ.
26. Nguyễn Lân (1998), Từ điển Hán – Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Lê Đức Luận (2011), “Biểu tượng hoa trong văn học dân gian”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, số 328-2011.
28. Lê Đức Luận (2012), “Biểu tượng long – rồng trong văn học dân gian
người Việt”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 331-2012.

29. Nguyễn Thị Minh (2008), Giải mã biểu tượng dòng sông trong bài ca
tang lễ một số dân tộc vùng Bắc Bộ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
30. Triều Nguyên, “Về biểu tượng con chim quyên trong ca dao”, Tạp chí
văn hoá dân gian, số 3(59)/1997.
31. Võ Quang Nhơn (1983), Văn hoá các dân tộc ít người ở Việt Nam,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
32. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - ca dao – dân ca Việt Nam, Nxb Văn
học, Hà Nội.
33. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
34. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2003), Văn học
dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Đặng Thị Oanh (2006), Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc
H’Mông, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.

11


36. Đặng Thị Oanh (2012), Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân
gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
37. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, In lần tứ 8, Nxb Đà Nẵng.
38. Vương Duy Quang (2005), Văn hoá tâm linh người Hmông ở Việt
Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
39. Lê Chí Quế - Võ Quang Nhơn - Nguyễn Hùng Vĩ (1999), Văn học dân
gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Quế, Hình tượng nghệ thuật trong những bài ca đám cưới
của người Mường Thanh Hoá, Tạp chí VHNT số 337, tháng 7-2012.

41. Hùng Đình Quý (1995), Dân ca Mông Hà Giang (tập 1), Sở văn hóa
thông tin tỉnh Hà Giang
42. Hùng Đình Quý (2001), Dân ca Mông Hà Giang (tập 2), Sở văn hóa
thông tin tỉnh Hà Giang.
43. Hùng Đình Quý (2001), Dân ca Mông Hà Giang, (tập 3), Sở văn hóa
thông tin tỉnh Hà Giang.
44. Hùng Đình Quý (2005), Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang,
Hùng Đình Quý (sưu tầm), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
45. Hùng Đình Quý - Trường Lưu (1996), Văn hóa dân tộc Mông Hà
Giang, Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao Hà Giang.
46. A.A. Radugin (dịch giả Vũ Đình Phòng) (2002), Từ điển bách khoa
Văn hóa học, Viện nghiên cứu văn học nghệ thuật, Hà Nội.
47. F. Savina (1924), Lịch sử người Mèo, Trương Thị Thọ - Đỗ Trọng
Quang (dịch), Thư viện Dân tộc học, Hà Nội.
48. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’mông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
49. Trần Hữu Sơn (2004), Xây dựng đời sống văn hóa vùng cao, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.

12


50. Trần Hữu Sơn (2006), Một số biểu tượng văn hoá dân gian Hmông,
Tạp chí văn học nghệ thuật Lào Cai.
51. Trần Hữu Sơn (1997), Sắc thái văn hoá Lào Cai, Tạp chí văn hoá dân
gian số 1(57), Trung tâm KHXH&NV Quốc gia.
52. Kiều Trung Sơn, Biến đổi tín ngưỡng Mông – thực tế và trăn trở, Tạp
chí Văn hoá dân gian số 1(145)/2013, Viện nghiên cứu văn hoá.
53. Nguyễn Thị Minh Thành (2010), Giải mã biểu tượng con thuyền trong
kho tàng ca dao người Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.

54. Bùi Văn Thành (2000), Thế giới biểu tượng thần thoại trong Mo
Mường, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
55. Doãn Thanh (sưu tầm, biên dịch) (1967), Dân ca Mèo (Lào Cai), Nxb
văn học, Hà Nội.
56. Doãn Thanh (sưu tầm, biên dịch) (1974), Dân ca Mèo, Hội văn học
nghệ thuật Lào Cai.
57. Doãn Thanh – Hoàng Thao – Chế Lan Viên (1984), Dân ca Hmông,
Nxb Văn học, Hà Nội.
58. Hồng Thao (1997), Âm nhạc dân tộc H’mông, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
59. Nguyễn Văn Thắng (2013), “Giải mã biểu tượng bát cơm, quả trứng,
đôi đũa bông trong tang ma người Việt”, Tạp chí văn hoá dân gian, số
3(147)/2013.
60. Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
61. Ngô Đức Thịnh - Frank Proschan (2005), Folklore – một số thuật ngữ
đương đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
62. Nguyễn Kiến Thọ (2012), Thơ ca dân tộc HMông – từ truyền thống
đến hiện đại, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, ĐH Thái Nguyên.

13


63. Nguyễn Thị Hồng Thu (2006), “Trăng trong thơ ca dân gian Việt
Nam”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3-2006.
64. Nguyễn Minh Thu (2011), Biểu tượng trăng trong ca dao người Việt,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội
65. Hoàng Thị Thuỷ, “Nét đặc sắc trong dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc
H’Mông”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 2(98)/2005.
66. Hoàng Thị Thuỷ (2004), Khảo sát dân ca nghi lễ cúng ma dân tộc
Mông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

67. Hoàng Thị Thuỷ (2012), Dân ca nghi lễ dân tộc Mông (khảo sát phần
lời ca), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
68. Vương Thị Thủy (2014), Dân ca nghi lễ cúng trong chu kỳ vòng đời
của người Mông ở Mèo Vạc - Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn học
Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
69. Dương Thị Hồng Thúy (2011), Biểu tượng mưa trong ca dao người
Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
70. Nguyễn Thị Thường (2008), Văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
71. Bùi Xuân Tiệp (2003), Lễ hội Gầu Tào và dân ca giao duyên dân tộc
Mông, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
72. Bùi Xuân Tiệp (2005), “Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ
hội Gầu Tào và dân ca giao duyên dân tộc Hmông”, Tạp chí văn hoá
dân gian, số 3(99)/2005.
73. Đặng Diệu Trang (2006), “Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ
và biểu tượng trong ca dao dân ca”, Tạp chí văn hoá dân gian, số
1(103)/2006.
74. Vũ Anh Tuấn (1884), “Về một số biểu tượng văn học dân gian miền
núi”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2/1984.
75. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) - Phạm Thu Yến - Nguyễn Việt Hùng - Phạm
Đặng Xuân Hương (2012), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14


76. Lê Thị Tuyết (2009), “Sưu tập bình vôi và tục ăn trầu của người Việt”,
Tạp chí nguồn sáng dân gian, số 2-2009.
77. Ngô Thị Tuyết (2013), Thế giới biểu tượng trong Di cảo thơ của Chế
Lan Viên, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
78. Hồ Sĩ Vịnh (2004), “Biểu tượng hình học trong thần thoại là gì?”, Tạp
chí văn hóa Nghệ thuật, số 9.
79. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
80. Viện nghiên cứu văn hóa (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam, tập 17, Nxb KHXH, Hà Nội.
81. Viện nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam, tập 18, Nxb KHXH, Hà Nội.
82. Viện nghiên cứu văn hóa (2007), Tổng tập văn học dân gian các dân
tộc thiểu số Việt Nam, tập 19, Nxb KHXH, Hà Nội.
83. Nguyễn Thị Yên (2001), “Thờ Mẫu trong tín ngưỡng của người Tày,
Nùng”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 5(77)/2001.
84. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục.
85. Viện khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Văn hóa dân gian – một
chặng đường nghiên cứu, Nxb KHXH, Hà Nội.

15



×