Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực trong môn đá cầu cho sinh viên k55 đại học giáo dục thể chất khoa thể dục thể thao trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÒ THỊ KHƯƠNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN
CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC TRONG MÔN ĐÁ CẦU CHO
SINH VIÊN K55 ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHOA
THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Lò Văn Giảng

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy
giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như trong thời gian triển khai thực hiện đề tài.
Ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Thầy
ThS. Lò Văn Giảng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các bạn
sinh viên k55 ĐH GDTC đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Đây là đề tài đầu tiên tôi được thực hiện nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó
khăn và thiếu sót. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu
có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, nên khó tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề


tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Sơn La, tháng 05 năm 2016.
Thực hiện đề tài

Lò Thị Khương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT

: Thể dục thể thao

GDTC

: Giáo dục thể chất

ĐH GDTC

: Đại học giáo dục thể chất

NLPHVĐ

: Năng lực phối hợp vận động

UB TDTT

: Ủy ban thể dục thể thao

NXB


: Nhà xuất bản

ĐHSP

: Đại học sư phạm

STC

: Số tín chỉ

VD

: Ví dụ

SL

: Số lượng

TS

: Tiến sĩ

ThS

: Thạc sĩ

ĐH

: Đại học


GV

: Giảng viên

SV

: Sinh viên

m

: Mét

cm

: Centimet

L

: Lần

%

: Phần trăm

Kg

: Kilôgam


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
6. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................4
7. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................7
8. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................9
1.1. Thực trạng và xu hướng phát triển môn đá cầu ................................................9
1.2. Đặc điểm môn đá cầu ....................................................................................10
1.3. Các tố chất thể lực và phương pháp phát triển các tố chất thể lực ..................11
1.3.1. Sức mạnh ...................................................................................................11
1.3.2 Sức nhanh ...................................................................................................13
1.3.3. Sức bền ......................................................................................................15
1.3.4. Năng lực phối hợp vân động .....................................................................17
1.3.5. Năng lực mềm dẻo ....................................................................................19
1.4. Các nguyên tắc trong giảng dạy đá cầu........................................................20
1.4.1. Nguyên tắc tự giác tích cực .......................................................................20
1.4.2. Nguyên tắc trực quan ................................................................................21
1.4.3. Nguyên tắc vừa sức và cá biệt...................................................................21
1.4.4. Nguyên tắc hệ thống..................................................................................22
1.4.5. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu ....................................................................23
1.5. Các yếu tố đá cầu cơ bản ...............................................................................24
1.5.1. Yếu tố sức mạnh ........................................................................................24
1.5.2. Yếu tố tốc độ .............................................................................................24
1.5.3. Yếu tố điểm rơi..........................................................................................25



1.6. Nguyên lý về di chuyển trong môn đá cầu...................................................25
1.7. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của sinh viên K55 Đại học giáo dục Thể chất
Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc ..............................................26
1.7.1. Đặc điểm về tâm lý .....................................................................................27
1.7.2. Đặc điểm về sinh lý ....................................................................................28
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA SINH VIÊN
K55 ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC
TRONG MÔN ĐÁ CẦU ...................................................................................30
2.1. Thực trạng thể lực chung và thể lực chuyên môn của sinh viên K55 Đại học giáo
dục Thể chất ........................................................................................................30
2.2 Thực trạng công tác giảng dạy môn đá cầu hiện nay .......................................31
2.3. Thực trạng về tính tích cực của sinh viên trong giờ học môn đá cầu ..........32
2.4. Thực trạng về các bài tập thể lực hiện hành trong giờ học môn đá cầu ......34
2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển các tố chất thể lực trong môn đá cầu
của sinh viên K55 Đại học giáo dục Thể chất Khoa Thể dục Thể thao Trường
Đại học Tây Bắc ..................................................................................................35
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO THỂ LỰC TRONG
MÔN ĐÁ CẦU CHO SINH VIÊN K55 ĐẠI HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC .................39
3.1. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao thể lực cho sinh viên
K55 Đại học giáo dục Thể chất trong môn đá cầu ..............................................39
3.1.1. Phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao thể lực trong môn đá cầu cho
nam sinh viên K55 Đại học giáo dục Thể chất Khoa Thể dục Thể thao
Trường Đại học Tây Bắc ...................................................................................39
3.2. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá ...................................................................42
3.3. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................44
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm...............................................................................44
3.3.2. Đánh giá trước thực nghiệm......................................................................53
3.4. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................54
3.4.1. Đánh giá sau thực nghiệm .........................................................................54



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................57
1. Kết luận ............................................................................................................57
2. Kiến nghị..........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................59
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kết quả kiểm tra thể lực di chuyển nhặt cầu của nam sinh viên nam K55
Đại học giáo dục Thể chất (n=20).........................................................................31
Bảng 2: Thời gian giảng dạy môn đá cầu cầu mây................................................32
Bảng 3: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về tính tích cực của sinh viên K55
Đại học giáo dục Thể chất Khoa Thể dục Thể thao trong học tập chương trình nội
khóa (n=20) ...................................................................................................................... 33
Bảng 4: Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên về các bài tập thể lực hiện hành ... 35
Bảng 5: Tổng hợp các ý kiến của giảng viên xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
việc phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên K55 và hiệu quả giờ học đá cầu
(n=2) ....................................................................................................................36
Bảng 6: Kết quả phỏng vấn 20 bài tập của 29 giảng viên đang trực tiếp giảng
dạy GDTC Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc (n=29)……..… 41
Bảng 7: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực trong môn đá cầu
cho nam sinh viên K55 Đại học giáo dục Thể chất Khoa Thể dục Thể thao
Trường Đại học Tây Bắc (n=20) .........................................................................43
Bảng 8.: So sánh kết quả kiểm tra các test trước thực nghiệm của nhóm đối
chứng K55 ĐH GDTC B và nhóm thực nghiệm K55 ĐH GDTC A (n=10) ......54
Bảng 9: Tiến trình thực nghiệm ..........................................................................55
Bảng 10: So sánh kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm của nhóm đối chứng
K55 Đại học giáo dục Thể chất B và nhóm thực nghiệm K55 Đại học giáo dục

Thể chất A. (n=10) ..............................................................................................56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết TDTT là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, nó
được hình thành trong thực tiễn lao động sản xuất và chiến đấu của nhân loại,
chính vì vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của TDTT mà ngay từ rất sớm, từ
lúc mới giành được chính quyền từ tay thực dân pháp, chính quyền cách mạng
còn non trẻ đang đương đầu với muôn vàn khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến sự phát triển của TDTT. Người nói “Mỗi người dân yếu ớt
làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi người dân khỏe mạnh làm cho cả nước
khỏe mạnh. Vậy nên tập thể dục rèn luyện sức khỏe là nghĩa vụ của mỗi người
dân yêu nước.”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, từ đó đến nay phong trào tập luyện TDTT
quần chúng đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu trong mỗi
tầng lớp nhân dân. Ngày nay công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
trong xu thế hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế tri thức của thế giới, Đảng và
nhà nước ta luôn quan tâm tới việc nâng cao trình độ dân trí, giáo dục cho tầng
lớp nhân dân nhằm tạo ra con người mới phát triển một cách toàn diện về mọi
mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trong đó TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa: Tạo được một thế hệ trẻ phát triển một cách cân đối, có tri thức, có
đạo đức, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, có sức khỏe làm cơ sở để nâng
cao năng suất lao động, trí sáng tạo và thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
Trong thời đại hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay thì TDTT lại có
một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các mối quan hệ với các nước trong khu
vực và trên toàn thế giới góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
TDTT nước ta những năm gần đây đã có những bước chuyển biến to lớn
gặt hái được nhiều thắng lợi rất đáng khích lệ. Trong đó có sự đóng góp không
nhỏ của môn đá cầu. Đá cầu có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta

rất sớm, như giáo sư sử học Trần Quốc Vượng có ghi: “Thời Lý, Trần môn này
đã thịnh hành lắm từ trong triều đến ngoại, nội. Trong triều thì Vua cũng mê đá
cầu”. Năm 1085, sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, nhà Lý tổ chức đá
1


cầu mừng chiến thắng. Các triều Trần - Hậu - Lê - Nguyễn đá cầu vẫn rất phát
triển. Ngày nay đá cầu cũng rất phát triển và có những thành tựu to lớn, đá cầu
nước ta nằm trong tốp đầu nước có thành tích tốt của đá cầu thế giới. Ở nước ta
hiện nay đá cầu được đưa vào các giờ học thể dục của các trường học tiểu học,
trung học cơ sở, truờng học phổ thông và một số trường đại học, cao đẳng trên
toàn quốc. Trong các trường học hiện nay, việc nâng cao hiệu quả chất lượng
giờ học giáo dục thể chất là điều đang được tất cả các cấp có liên quan, quan
tâm, đặc biệt là các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy môn học này. Nghị quyết
Trung ương khóa VIII đã khẳng định: “...ở tất cả các bậc học, ngành học, trường
học nhất thiết không thể coi nhẹ việc giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻo cho
học sinh, sinh viên”.
Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa vào giờ học thể dục ở các trường học các
môn thể thao như: Thể dục, điền kinh, cờ vua, đá cầu, cầu lông... Các môn thể
thao này khi được đưa vào giờ học chính khóa đều được đông đảo học sinh tham
gia tập luyện và đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển các tố chất thể
lực cũng như rèn luyện ý trí và đạo đức cho các em. Trong số các môn thể thao
đó môn học đá cầu là môn học dễ chơi, vừa không đòi hỏi về cơ sở vật chất mà
lại phù hợp với tầm vóc và tố chất thể lực của con người Việt Nam, nên khi Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa môn học đá cầu vào chương trình học chính khóa đã
thu được kết quả rất khả quan trong việc nâng cao chất lượng học tập và phát
triển phong tào rèn luyện thể dục thể thao đối với học sinh, sinh viên.
Hiện nay, môn đá cầu được coi là môn thi đấu chính thức tại các giải thi
đấu học đường như hội khỏe phù đổng các cấp, giải thể thao các trường phổ
thông và các trường chuyên nghiệp. Các trường đại học - cao đẳng và trung học

chuyên nghiệp đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng hóa các loại
hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay, vấn
đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang là thử thách lớn. Mặc
dù, công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm, như một số
trường đã được đầu tư xây dựng những công trình TDTT mới rất lớn và hiện đại
để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa và phong
2


trào thể thao của sinh viên. Song trong thực tế, công tác GDTC và TDTT học
đường ở nhiều trường đại học - cao đẳng còn có những hạn chế chưa đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra.
Trường Đại học Tây Bắc được thành lập ngày 30 - 6 - 1960. Tiền thân là
trường sư phạm cấp II Khu Tây Bắc, nâng cấp lên là trường Cao đẳng Sư phạm
Tây Bắc và đến nay là trường Đại học Tây Bắc. Trong 55 năm qua, nhà trường
đã đào tạo hàng vạn sinh viên sư phạm là con em các dân tộc, đáp ứng yêu cầu
đào tạo đội ngũ giáo viên cho các tỉnh vùng Tây Bắc. Đi đôi với việc nâng cao
chất lượng đào tạo, nhà trường luôn quan tâm mở rộng các ngành nghề đào tạo
và chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo
trong thời kỳ mới. Hiện nay trường đang đào tạo 10 Khoa và bộ môn trực
thuộc với số lượng 9.582 sinh viên, trong đó 5.967 sinh viên hệ chính quy.
Nằm trong kế hoạch phát triển chung của nhà trường, Khoa TDTT được thành
lập vào ngày 28 tháng 10 năm 2010 với tổng số 20 Giảng viên, Trong những
năm qua Khoa TDTT luôn không ngừng được mở rộng cả về qui mô đào tạo
lẫn chất lượng đào tạo, tính đến năm học 2015 - 2016. Khoa TDTT đã có tổng
số 29 Giảng viên chuyên ngành với tổng số 325 sinh viên. Được sự nhất chí
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây bắc
đào tạo lớp chuyên ngành Giáo dục Thể chất đã đưa môn học đá cầu vào
giảng dạy dạy như: Đá cầu cơ bản là 3 tín chỉ với 45 tiết và đá cầu nâng cao
là 3 tín chỉ tương đương với 45 tiết để đào tạo ra những cán bộ, giáo viên,

huấn luyện viên thể thao có khả năng chuyên môn cao với nhiều môn thể thao
khác nhau. Trong thi đấu các môn thể thao đều đòi hỏi các yếu tố thể lực
trong đó đá cầu là nội dung rất quan trọng cần được quan tâm, để quyết định
thành tích của các vận động viên đá cầu nói chung và sinh viên Khoa TDTT
Trường Đại học Tây Bắc nói riêng một phần do yếu tố kỹ thuật đặc biệt là các
tố chất thể lực ảnh hưởng đến thành tích rất nhiều. Xuất phát từ lý do nêu trên
tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm
phát triển các tố chất thể lực trong môn đá cầu cho sinh viên K55 Đại học
giáo dục Thể chất Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc”
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực nghiệm, chúng tôi lựa
chọn một số bài tập cơ bản phù hợp với đối tượng, thời gian học tập, tập luyện
nhằm nâng cao phát triển các tố chất thể lực trong môn đá cầu, tạo điều kiện cho
việc giảng dạy có hiệu quả cao hơn và đây cũng là tài liệu cho sinh viên chuyên
ngành giáo dục thể chất trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và giảng
dạy sau này khi học môn môn đá cầu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận của việc lựa chọn đề tài
3.2. Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng thể lực sinh viên K55 ĐH GDTC và các
bài tập thể lực trong môn đá cầu
3.3. Nhiệm vụ 3: Lựa chọn các bài tập nâng cao thể lực trong môn đá cầu cho
sinh viên K55 ĐH GDTC Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá thực trạng các tố chất thể lực của sinh viên K55 ĐH GDTC
Khoa TDTT Trường Đại học Tây Bắc theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục
và đào tạo.

4.2. Khách thể nghiên cứu
Gồm 20 sinh viên nam lớp K55 ĐH GDTC Khoa TDTT Trường Đại học
Tây Bắc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về điều kiện và thời gian nghiên cứu, nên chúng tôi chỉ đi sâu
nghiên cứu về thực trạng thể lực của sinh viên K55 ĐH GDTC trong quá trình
học môn đá cầu, và thực trạng các bài tập bổ trợ nhằm phát triển các tố chất thể
lực trong môn đá cầu qua đó lựa chọn các bài tập có tính khả thi cao nhất áp
dụng cho sinh viên K55 ĐH GDTC khi học môn đá cầu
6. Các phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4


6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu khoa học
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu khoa học là một trong những
phương pháp quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói
chung và khoa học về giảng dạy, huấn luyện thể thao nói riêng. Qua quá trình
đọc, phân tích, tổng hợp các sách báo, tài liệu có liên quan tới vấn đề, nhằm hình
thành trong quá trình nghiên cứu.
Trong vấn đề này tôi sử dụng phương pháp này để xác định hiện trạng vấn
đề nghiên cứu hình thành nên giả thiết khoa học và lựa chọn phương pháp
nghiên cứu thích hợp. Việc chắt lọc kiến thức từ sách giáo khoa các môn, từ tài
liệu giảng dạy thực tế giúp cho việc phân tích các cơ sở lý luận có tính khoa học
cao. Tư liệu khoa học còn giúp chúng tôi phân tích sâu sắc kết quả nghiên cứu
để từ đó rút ra kết luận có tính chặt chẽ hơn.
Trong qúa trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo nguồn thông tin ban
đầu từ các văn kiện của Đảng và Nhà nước, từ các sách khoa các môn học như:
lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện, tâm lý học

trong thể thao, sinh lý học trong thể thao, giáo trình đá cầu, giảng dạy và huấn
luyện đá cầu...
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn cũng là một phương pháp được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu các lĩnh vực về giảng dạy và huấn luyện thể thao. Bằng
phương pháp này ta có thể xác định hiện trạng vấn đề và hình thành giả thiết
khoa học. Mặc dù thông tin chi tiết từ những người được hỏi phần nào mang
tính chủ quan, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng được khía cạnh khách quan của sự vật,
nếu như đối tượng được hỏi là những chuyên gia có kinh nghiệm với số lượng
đủ để đánh giá độ tin cậy.
Để giải quyết vấn đề cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số bài tập nhằm
phát triển các tố chất thể lực trong môn đá cầu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
các nhà chuyên môn ở trung tâm TDTT tỉnh Sơn La, đặc biệt là các giáo viên
giảng dạy Giáo dục Thể chất Trường Đại học Tây Bắc trực tiếp giảng dạy môn
đá cầu cho sinh viên chuyên ngành Giáo dụcTthể chất. Trong đề tài này tôi sử
dụng các phương pháp phỏng vấn sau:
5


- Phỏng vấn trực tiếp các huấn luyện viên, giáo viên trong và ngoài trường.
- Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng và được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu về huấn luyện và giảng dạy thể thao.
Trong quá trình nghiên cứu, ở giai đoạn đầu, tôi tiến hành quan sát các
sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu, đồng thời tôi quan sát buổi tập và thi đấu
của sinh viên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Các kết quả quan sát được
ghi chép đầy đủ và các bài tập kỹ thuật được sử dụng. Từ kết quả quan sát nhằm
rút ra những nhận xét về nội dung, hình thức và hệ thống các bài tập hiện đang
sử dụng của các giờ lên lớp. Ở giai đoạn sau, sử dụng phương pháp quan sát sư

phạm nhằm ghi chép, tổng hợp diễn biến của các quá trình thực nghiệm sư
phạm, từ đó có cơ sở để đánh giá các kết quả thực nghiệm, giúp cho kết luận của
đề tài có tính khoa học và có sức thuyết phục cao.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm luôn là phương pháp cốt lõi trong các đề tài nghiên cứu về
phương pháp giảng dạy và huấn luyện thể thao. Thực nghiệm sư phạm là một
phương pháp mà trong đó hiện tượng và điều kiện quan tâm chịu sự tác động
kiểm tra trực tiếp của các nhà nghiên cứu.
Để đánh giá hiệu quả của một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực
trong môn đá cầu, cho sinh viên K55 chuyên ngành Giáo dục Thể chất Trường Đại
học Tây Bắc tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 20 sinh viên để tiến hành nghiên cứu
và thực nghiệm để đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập được lựa chọn.
Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, tôi tiến hành phân tích hai nhóm đối tượng
Nhóm thực nghiệm gồm 10 sinh viên nam K55 Đại học giáo dục thể chất A.
Nhóm đối chứng gồm 10 sinh viên nam K55 Đại học giáo dục thể chất B
Quá trình thực nghiệm 6 tuần và tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm
đối với nhóm thực nghiệm sau đó so sánh song song hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng.
6.5. Nhóm phương pháp toán học thống kê
Để xử lý số liệu trong thực nghiệm sư phạm, tôi sử dụng công thức trong sách
6


phương pháp toán học thống kê trong thể dục thể thao. Cụ thể như sau:
Các công thức sử dụng trong tính toán:
- Công thức tính giá trị trung bình:

Trong đó:

x:


Giá trị trung bình

:

Là dấu hiệu tổng

xi :

Giá trị từng cá thể

x

 xi
n

(Với

nA

n: Số lượng đối tượng
- Phương sai chung:



2






x  x 
A

A

2



x  x 
B

B

nA  nB  2

2

,

nB <30)

,

nB <30)

- So sánh 2 số trung bình quan sát:
t


xA  xB

(Với

2 2

nA nB

Trong đó:

nA

xi : Là giá trị quan sát của từng cá thể
x : Là giá trị trung bình của tập hợp mẫu

 2 : Phương sai

nA : Số lượng đối tượng quan sát nhóm A
nB : Số lượng đối tượng quan sát nhóm B
n : Số lượng đối tượng quan sát

x A : Là giá trị trung bình của nhóm A
xB : Là giá trị trung bình của nhóm B

- Độ lệch chuẩn:

  2

7. Tổ chức nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu của đề tài được chia làm 3 giai đoạn:

7


7.1.1. Giai đoạn 1 từ: 01/12/2015 đến 29/01/2016
- Xác định vấn đề nghiên cứu, chọn tên đề tài và đăng ký thực hiện
- Lập ra kế hoạch nghiên cứu, hoàn thành đề cương nghiên cứu.
- Tìm tài liệu tham khảo, nghiên cứu tài liệu
- Lựa chọn một số bài tập để tham khảo phỏng vấn
- Phỏng vấn một số đồng nghiệp có chuyên môn, lựa chọn các bài tập đưa
vào thực nghiệm.
7.1.2. Giai đoạn 4 từ: 30/01/2016 đến 28/02/2016
- Lựa chọn nhóm thực nghiệm và đối chứng, lấy số liệu ban đầu của hai nhóm.
- Đưa các bài tập đã chọn vào tập luyện đối với nhóm thực nghiệm.
- Thu thập số liệu nghiên cứu
7.1.3. Giai đoạn 5 từ: 29/02/2016 đến 10/05/2016
- Xử lý số liệu nghiên cứu.
- Hoàn thành đề tài và rút ra kết luận.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu trước hội đồng nghiệm thu
7.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Tây Bắc
8. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực trong
môn đá cầu cho sinh viên K55 ĐH GDTC Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại
học Tây Bắc.
Tìm ra các bài tập thể lực nhằm giúp các em có những tố chất thể lực tốt,
phản xạ nhanh, mạnh, bền khi học môn đá cầu
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu quý giá không chỉ đối với sinh viên
chuyên ngành giáo dục thể chất mà còn cho cả những sinh viên các khoa khác quan

tâm đến vấn đề này, như sinh viên khoa Tiểu học Mầm non.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng và xu hướng phát triển môn đá cầu
Môn đá cầu là một môn thể thao dân tộc nằm trong hệ thống thi đấu các
môn thể thao của quốc gia. Đây là một trong những nội dung được sử dụng để
rèn luyện và GDTC cho học sinh cũng như sinh viên trong các trường chuyên
nghiệp ở Việt Nam.
Chính vì vậy mà môn đá cầu không những được các ngành, các cấp quan
tâm mà đặc biệt là được UB TDTT đầu tư và định hướng phát triển cả về bề
rộng lẫn chiều sâu...
Đặc biệt là môn đá cầu lần đầu tiên được Ban tổ chức thống nhất đưa vào
chương trình thi đấu của SEAGAMES tổ chức tại Việt Nam vào cuối năm 2003.
Như vậy, từ chỗ chỉ là một trò chơi trong dân gian rồi trở thành một môn
thể thao dân tộc và từ đó cho đến nay môn đá cầu đã không ngừng phát triển, nó
đã không thể thiếu được trong hệ thống thi đấu các môn thể thao của quốc gia
cũng như trên thế giới. Bởi vì theo định kì hàng năm có các giải đá cầu được tổ
chức như sau:
- Giải Dân tộc nội trú toàn quốc.
- Giải Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc.
- Giải Vô địch Trẻ thiếu niên toàn quốc.
- Giải Vô địch cá nhân toàn quốc.
- Giải Vô địch đồng đội toàn quốc.
- Giải Vô địch thế giới.
- Giải Đại hội thể thao Đông Nam Á (2003 tại Việt Nam, 2009 tại Lào).
- Giải Asian Indorgame tổ chức tại Việt Nam.
Hiện nay, môn đá cầu đã được các ngành từ Trung ương đến địa phương

quan tâm tạo điều kiện phát triển, nó được đông đảo các tầng lớp nhân dân đặc biệt
là thế hệ trẻ tham gia tập luyện.
Ngày 14/08/1985 tổng cục Thể dục Thể thao đã cho ban hành Bộ luật đầu
tiên của môn đá cầu, mặc dù lúc này Bộ luật còn đơn giản chưa đầy đủ, song nó đã
9


đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của môn đá cầu. Đây
là bộ luật đầu tiên được ban hành trên phạm vi toàn quốc.
Năm 1986 Tổ chức giải đá cầu chính thức đầu tiên, giải này được tổ chức
với tên gọi là: “giải đá cầu báo thiếu niên tiền phong lần thứ nhất” tại thị xã Bắc
Giang. Cũng từ giải này trở đi, hàng năm có các giải đá cầu lớn được tổ chức, đó là;
giải vô địch đá cầu toàn quốc. Đến năm 1990 đá cầu được đưa vào nội dung thi đấu
chính thức của đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ 2 tại Hà Nội.
Năm 2000, giải đá cầu thế giới đầu tiên được tổ chức tại Hungari, các vận
động viên Việt Nam đã thi đấu xuất sắc giành 5 trên tổng số 7 huy chương của giải.
Các giải vô địch thế giới gần đây nhất được tổ chức tại Trung Quốc và Đức các
tuyển thủ Việt Nam đều giành hạng nhất.
Năm 2003, tai Đại hội Thể dục Thể thao Đông Nam Á - Seagmes 22 lần đầu
tiên tổ chức tại Việt Nam. Môn đá cầu được đưa vào nội dung thi đấu chính thức
với 7 bộ huy chương, các vận động viên Việt Nam đã giành được chức vô địch
tuyệt đối ở các nội dung.
Tại Đại hội thể thao Châu Á trong nhà năm 2009 diễn ra tại Việt Nam chỉ
riêng môn đá cầu đã đem lại cho đoàn thể thao nước ta 5 huy chương vàng ở các
nội dung khác nhau.
Đến nay, các giải đá cầu trong nước và quốc tế được tổ chức thường xuyên
với số lượng vận động viên và đội tham gia ngày càng lớn. Nếu như năm 1999 tại
giải vô địch quốc gia chỉ có 6 đội với gần 70 vận động viên tham gia thì đến những
năm gần đây đã có hơn 10 đội tham dự với trên dưới 200 vận động viên. Điều này
đã chứng tỏ sự phát triển không ngừng cả về bề rộng lẫn chiều sâu của môn đá cầu.

1.2. Đặc điểm môn đá cầu
Môn đá cầu là một môn thể thao mang tính đối kháng rất cao, nhất là khi thi
đấu đá đơn. Do đó đòi hỏi người tập phải có sự nỗ lực khổ luyện, có ý chí, nghị lực,
có quyết tâm cao mới có kết quả tốt. Muốn dành được thắng lợi trong thi đấu, trước
tiên người tập phải vượt qua được chính bản thân mình bằng sự cần cù chịu khó,
linh hoạt, sáng tạo, khắc phục khó khăn trong tập luyện cũng như trong thi đấu.

10


Trong quá trình tập luyện và thi đấu đá cầu, các kỹ thuật động tác luôn được
củng cố, các phản xạ có điều kiện được hình thành và phát triển bền vững, khả năng
phối hợp giữa hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận động, các cơ quan nội tạng
trong cơ thể nhịp nhàng hơn, thể hiện kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác chính xác,
ổn định hơn, là tiền đề để hình thành kỹ xảo động tác. Để đạt được điều đó, người tập
phải tiến hành tập luyện thường xuyên, liên tục, khoa học có hệ thống, luôn tuân thủ
quy luật: luyện tập - thích ứng - phát triển và phát triển cao hơn nhờ tập luyện.
Trong giảng dạy, huấn luyện, phải tùy thuộc từng đối tượng mà sử dụng khối
lượng vận động một cách hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của người tập. Với
người tập, nếu tập luyện tích cực gần đạt tới sức chịu đựng tối đa thì càng kích
thích các hệ thống cơ quan hoạt động như: hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn...
Vì khi thực hiện lượng vận động lớn của bài tập, cơ quan vận động của người tập
phải hoạt động tích cực dẫn đến sự tiêu hao năng lượng lớn trong quá trình vận
động. Tiêu hao năng lượng dẫn đến nhu cầu cung cấp năng lượng cơ thể hoạt động.
Từ đó dẫn đến hàng loạt các phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong cơ thể người
tập. Khi vận động với số lượng càng lớn trong thời gian càng dài thì quá trình ôxi
hóa các axit amin, quá trình phân hủy các ATP nhằm cung cấp năng lượng và đào
thải các chất cặn bã ra ngoài càng phức tạp.
Tập luyện đá cầu còn giúp cho người tập rèn luyện và phát triển cơ quan thị
giác, hình thành được khả năng quan sát nhanh do quả cầu nhỏ, tốc độ khi bay

nhanh nên người tập phải tập trung quan sát mới phán đoán chính xác được điểm
rơi của quả cầu để đưa ra kỹ thuật, chiến thuật hợp lý. Tập luyện môn đá cầu
thường xuyên giúp cho người tập phát triển thể hình cân đối, đặc biệt là hệ thống
cơ quan vận động như: cơ, xương, khớp và dây chằng thường xuyên được củng cố,
giúp người tập bước vào những ngày học và làm việc mới hiệu quả hơn.
1.3. Các tố chất thể lực và phương pháp phát triển các tố chất thể lực
1.3.1. Sức mạnh
a, Khái niệm về sức mạnh
Sức mạnh là một trong các tố chất thể lực, đó là khả năng tạo ra lực cơ
học bằng nổ lực cơ bắp. Nói cách khác là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài
hoặc chống lại nó bằng sự co rút của cơ bắp.
11


b, Phân loại sức mạnh
Căn cứ vào mối quan hệ giữa sức mạnh với sức nhanh và sức mạnh với
sức bền, người ta phân sức mạnh thành ba loại: Sức mạnh tối đa (đơn thuần),
sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
Sức mạnh tối đa là sức mạnh lớn nhất có thể sinh ra khi co cơ tối đa. Vd:
Cử tạ, đẩy, kéo, nâng các đồ vật có trọng lượng nặng. Tập luyện tối đa làm cho
cơ bắp nở to ra.
Sức mạnh tốc độ (hay còn gọi là sức mạnh nhanh) là năng lực phát huy
sức mạnh trong khoảng thời gian ngắn nhất bằng sự co cơ nhanh. Vd: Ra đòn
tay, đòn chân trong môn võ, giậm nhảy trong nhảy cao, nhảy xa, sức đạp chân
vào bàn đạp trong xuất phát thấp ở các cự ly ngắn.
Sức mạnh bền là năng lực duy trì sức mạnh trong một thời gian vận động
kéo dài. Vd: Duy trì sức mạnh đạp vào bàn đạp trong đua xe đạp, duy trì sức
mạnh chèo thuyền trong các môn đua thuyền; Duy trì sức mạnh quai búa, gánh,
vác trong suốt thời gian lao động. Tập luyện phát triển sức mạnh bền có tác
dụng làm giảm trọng lượng mỡ thừa, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của

hệ thống tuần hoàn và hô hấp.
c, Các biểu hiện của sức mạnh và vai trò của sức mạnh trong hoạt động
vận động
Tập luyện sức mạnh thường xuyên thì sự cung cấp máu cho cơ bắp sẽ được
tăng cường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cao hơn lúc bình thường. Nhờ đó
mà cơ bắp nở nang, xương tăng độ dày và phát triển vững chắc.
Tập luyện sức mạnh còn góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ
thống thần kinh - cơ và rèn luyện ý chí.
Tập luyện nâng cao sức mạnh của cơ bắp là tiền đề thuận lợi cho việc học,
hoàn thiện kỹ năng vận động cơ bản và các kỹ thuật thể thao, là cơ sở để nâng
cao thành tích thể thao và nâng cao năng xuất lao động.
Ngoài ra tập luyện sức mạnh còn làm tiêu hao lượng mỡ thừa, tạo cho cơ
thể có vóc dáng khỏe, đẹp, làm nảy sinh những tình cảm lành mạnh, ảnh hưởng
tới các hành động nhân văn.
12


d, Phng phỏp phỏt trin sc mnh
tp luyn sc mnh cú hiu qu cn nm vng cỏc nguyờn tc tp luyn,
hiu c bn cht v tỏc dng ca cỏc loi bi tp khỏc nhau v bit cỏch la
chn, sp xp lng vn ng phự hp vi trỡnh th lc ca cỏ nhõn.
Cỏc nguyờn tc trong tp luyn phỏt trin sc mnh
Quỏ trỡnh tp luyn sc mnh cn phi tuõn th cỏc nguyờn tc sau õy:
Th nht: Bi tp sc mnh cn phi to ra kớch thớch ln i vi hot ng
ca c ( to s cng c ti a). to ra s cng c ti a cú th cú ba cỏch sau:
Cỏch 1: S dng lc i khỏng ti a vi s ln lp li nh nht.
Cỏch 2: S dng lc i khỏng trung bỡnh vi s ln lp li ti a.
Cỏch 3: S dng lc i khỏng trung bỡnh hoc ln vi tc thc hin
ti a.
Th hai: Cn tp luyn ton din phỏt trin sc mnh ca tt c cỏc

nhúm c, trỏnh ch tp trung vo mt s nhúm c, cú nh vy mi bo m phỏt
huy sc mnh mc cao nht.
Th 3: Cn kt hp tp luyn nõng cao sc mnh vi tp luyn phỏt trin
cỏc t cht th lc khỏc, nht l sc bn v sc mnh.
- Phng phỏp tp luyn sc mnh:
Cú th s dng cỏc phng phỏp luyn tp sau phỏt trin sc mnh:
Phng phỏp lp li bi tp.
Phng phỏp lp li mt nhúm bi tp.
Phng phỏp vũng trũn.
1.3.2 Sc nhanh
a, Khỏi nim v sc nhanh
Sc nhanh l kh nng thc hin ng tỏc trong mt khong thi gian
ngn nht.
b, Phõn loi sc nhanh
Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thức cơ bản: Phản ứng nhanh, tần số động tác
nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.

13


Phản ứng nhanh: Tức là khả năng đáp lại một phản ứng (tín hiệu) với thời
gian nhanh nhất. VD: Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh chạy
ngi chạy phản ứng bằng động tác xuất phát.
Sức nhanh tần số động tác: Là khả năng thực hiện nhiều động tác trong một
thời gian ngắn. VD: Số lần bớc chạy trong 1 giây.
Sức nhanh động tác đơn: Là khả năng thể hiện một động tác nhng với thời
gian ngắn nhất. VD: Ra đòn trong võ thuật.
c, Vai trũ ca sc nhanh trong hot ng vn ng
Yu t quyt nh tt c cỏc hỡnh thc sc nhanh l linh hot ca quỏ
trỡnh thn kinh v tc co c. linh hot ca quỏ trỡnh thn kinh th hin

kh nng bin i nhanh chúng gia hng phn v c ch trong cỏc trung tõm
thn kinh.
T cht nhanh phỏt trin tng i sm t 9 n 13 tui, nu khụng c
tp luyn y thỡ n giai on t 16 tui n 18 tui s khú phỏt trin nõng
cao. Cho nờn trong cụng tỏc huyn luyn, ging dy phỏt trin sc nhanh phi
ht sc chỳ ý n c im ca la tui, cú nh th thỡ kt qu hun luyn mi
em li nh mong mun.
d, Phng phỏp phỏt trin sc nhanh
* Phng phap rốn luyn sc nhanh phn ng vn ng.
Phng phỏp rốn luyn sc nhanh phn ng vn ng n gin.
Phng phỏp ph bin nht trong rốn luyn sc nhanh phn ng vn ng
n gin l tp lp li phn ng vi cỏc tớn hiu xut hin t ngt. VD: Lp li
nhiu ln vi ting sỳng phỏt lnh, chy i hng theo tớn hiu. i vi ngi
mi tp, phng phỏp lp li nhanh chúng em li kt qu tt, sau ú sc nhanh
phn ng n nh v rt khú cú th phỏt trin thờm.
Phng phỏp rốn luyn sc nhanh phn ng vn ng phc tp. thng
gp trong th thao gm hai loi: Phn ng i vi vt th di ng v phn
ng la chn. Trong phn ng i vi vt th di ng thỡ k nng quan sỏt
gi vai trũ c bn.

14


Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối
với vật di động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng
tính bất ngờ và rút ngắn cự ly.
VD: Trò chơi vận động với bóng nhỏ. Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn
một trong số những động tác có thể để đáp lại sự thay đổi hành vi của đối
phương hoặc sự biến đổi tình huống.
* Phương pháp rèn luyện tốc độ

Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không
chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức
mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy, rèn luyện sức
nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn
thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong rèn luyện tốc độ. Nâng
cao tần số động tác. Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa.
1.3.3. Sức bền
a, Khái niệm sức bền
Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng
lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu
đựng được.
b, Phân loại sức bền
Sức bền được chia thành nhiều loại.
Sức bền chung: Biểu thị khả năng con người trong các hoạt động kéo dài
có thể từ vài chục phút đến hàng giờ, với cường độ thấp, có sự tham gia phần
lớn của hệ cơ.
Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong các
loại hình bài tập nhất định. Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt phụ
thuộc vào nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức hoàn thiện kĩ thuật.
Sức bền tốc độ: Là khả năng duy trì nhịp vận động cao để chuyển động
nhanh nhất trong một thời gian nhất định.
Sức bền mạnh: Là khả năng duy trì hoạt động với một trọng lượng mang
vác lớn trong thời gian dài.
15


c, Các biểu hiện của sức bền và vai trò của sức bền trong hoạt động vận
động:
Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố. Do đó để
phát triển sức bền, phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng

cao những nhân tố đó. Trong số những nhân tố chi phối sức bền phải kể đến: Kỹ
thuật Thể thao hợp lý, bảo đảm phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm
được năng lượng trong khi vận động.
Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung
tâm thần kinh. Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp. Tính tiết
kiệm của các quá trình trao đổi chất. Cơ thể có nguồn năng lượng lớn. Sự phối
hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý. Khả năng chịu đựng
chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí.
d, Yêu cầu và phương pháp phát triển sức bền
* Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí.
Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt
động cơ bắp thông qua quá trình Ôxi hoá các hợp chất giàu năng lượng trong cơ
thể. Để nâng cao khả năng ưa khí cần giải quyết 3 nhiệm vụ: Nâng cao khả năng
hấp thụ Ôxi tối đa, nâng cao khả năng kéo dài thời gian mức hấp thụ Ôxi tối đa,
làm cho hệ thống tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với
hiệu xuất cao. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nâng cao khả năng
ưa khí của cơ thể là phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và
phương pháp lặp lại.
* Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí.
Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào
các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng phóng năng lượng không
có sự tham gia của Ôxi). Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để
nâng cao khả năng yếm khí tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt
động yếm khí. Tuy nhiên nhiệm vụ chính ở đây là tăng cường khả năng giải phóng
năng lượng nhờ các phản ứng phân huỷ photphocreatin và phân huỷ glucôza, đồng
thời nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái nợ Ôxi ở mức cao.
16


* Trạng thái “Cực điểm” và “hô hấp lần hai” trong giáo dục sức bền

Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi
chạy một thời gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng,
động tác không còn nhịp nhàng…hiện tượng này gọi là “Cực điểm”. “Cực
điểm” xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi từ trạng thái tương đối ổn định sang
trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng thái vận động đã chuyển hoá
sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ quan nội tạng (VD hệ thống hô hâp, hệ
tuần hoàn…) tính ỳ vẫn cao trong thời gian ngắn không thể phát huy chức năng
hoạt động ở mức độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu Ôxi, một lượng lớn axit
lactic và CO2 được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực
vật và tủy sống bị thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng dừng tạm
thời, do vậy mà xuất hiện “Cực điểm”. Sau khi xuất hiện “Cực điểm” chỉ cần
giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiên trì với động tác chạy về trước thì
những cảm giác không tốt do “Cực điểm” tạo ra sẽ mất đi, động tác sẽ nhịp
nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên,
hiện tượng này được gọi là “Hô hấp lầ n hai”.
1.3.4. Năng lực phối hợp vân động
a, Khái niệm về năng lực phối hợp vận động
Là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình
thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động.
b, Phân loại năng lực phối hợp vận động
Căn cứ vào đặc điểm các loại hoạt động Thể thao và yêu cầu riêng của
chúng về PHVĐ, người ta phân thành 7 loại NL PHVĐ:
Năng lực liên kết vận động: Đó là năng lực nhằm liên kết các hoạt động
vận động của từng bộ phận cơ thể, các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt
động chung của cơ thể theo mục đích hành động nhất định.
Năng lực định hướng: Đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động
của cơ thể trong không gian và thời gian.

17



Năng lực thăng bằng: Đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của cơ
thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện
động tác (thăng bằng động).
Năng lực nhịp điệu: Đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc
tính chuyển động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực
hiện động tác.
Năng lực phản ứng: Đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện
các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu
(đơn giản hoặc phức tạp).
Năng lực phân biệt vận động: Đó là năng lực thực hiện động tác một cách
chính xác cao và tinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó.
Năng lực thích ứng: Đó là năng lực chuyển chương trình hành động phù
hợp với hoàn cảnh mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức
khác dựa trên các cơ sở tri giác những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các
thay đổi đó. Việc phân chia năng lực phối hợp vận động thành bảy năng lực
riêng có tính đặc thù khác nhau không có nghĩa là chúng tách rời nhau mà ngược
lại các năng lực này luôn có mối quan hệ khăng khít, thống nhất, là một tập hợp
các tiền đề cho các hoạt động thể thao khác nhau. Từng năng lực thể hiện rõ yêu
cầu nổi trội của nó trong các hoạt động cụ thể.
c, Các biểu hiện của năng lực phối hợp vận động và vai trò của năng lực
phối hợp vận động trong hoạt động vận động
Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của hệ
thống thích ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối vận động (NL PHVĐ) lại
phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hành động vận động. Việc xác
định năng lực phối hợp vận động về cơ bản dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học
hiện đại về khái niệm năng lực và dựa trên cơ sở học thuyết vận động. Năng lực
phối hợp của người tập được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất
lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể
thao. Tuy nhiên, giữa NL PHVĐ và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác

nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một
18


×