Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các động lực của chủ nghĩa xã hội, liên hệ bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.72 KB, 6 trang )

Đề bài:
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các động lực của chủ
nghĩa xã hội. Nêu suy nghĩ của bản thân về vị trí, vai trò của
con người trong sự phát triển của đất nước hiện nay.
Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: dân chủ có nghĩa là dân là chủ
và dân làm chủ. Dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân. Thực hành
dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó
khăn. Các văn kiện Đại hội XI, với điểm nhấn về dân chủ, đã thể hiện rõ
chiều sâu nhân văn đó của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ nước ta, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Điều này không chỉ được làm
rõ từ phương diện lý luận, mà còn được nhận biết từ thực tiễn cuộc sống
của người dân, từ thực tiễn vận động và phát triển của đổi mới ở nước ta.
Con người chẳng những là mục tiêu và động lực của phát triển mà còn
được xác định là trung tâm và chủ thể của phát triển xã hội.

1. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mục tiêu tổng quát của chủ
nghĩa xã hội là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân;đó là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, là xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu
mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

1


Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là
nâng cao đời sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì


dân. Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên xã hội
chủ nghĩa. Mục tiêu nâng cao đời sống toàn dân là tiêu chí tổng quát để
khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận
chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn.
Hồ Chí Minh đặt lên nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là
đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất
công cuộc xây dựng chính là con người. Trong lý luận xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết mặt tư tưởng.
Người cho rằng: Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả
của việc học tập, vận dụng, phát triển cho chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng
cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu quan trọng và lâu dài nhất của chủ nghĩa xã hội là xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện, con người vừa
có đức, vừa có tài, vừa “ hồng” vừa “ chuyên”.

2. Động lực của chủ nghĩa xã hội.
Động lực là tất cả những nhân tố, yếu tố thúc đẩy sự vật, hiện
tượng vận động và phát triển. Động lực của chủ nghĩa xã hội theo quan
điểm của Hồ Chí Minh là phải kết hợp động lực vật chất và tinh thần.
Trong đó:
Động lực vật chất đóng vai trò là tiền đề kinh tế, khoa học, kỹ
thuật góp phần giải phóng năng lực sản xuất kinh doanh, làm cho mọi
nhà, mọi người trở nên giàu có, ích quốc, lợi dân.

2


Động lực tinh thần là những yếu tố trong đời sống tinh thần như:
văn hóa, giáo dục, khoa học…Hồ Chí Minh coi đây là động lực tinh thần

không thể thiếu được của chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm
tàng của sự phát triển. Làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm
tàng đó trở thành sức mạnh và không ngừng phát triển. Hồ Chí Minh
nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của
chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp sức
mạnh động lực của tập thể với sức mạnh của cá nhân mỗi con người,
trong đó, động lực tập thể đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà
nước,cũng như trách nhiệm vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội còn
động lực cá nhân là khả năng sáng tạo của cá nhân mỗi con người.
Và phải kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nghĩa
là phải phát huy được vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc,
đồng thời tận dụng được những thành tựu của thời đại, đặc biệt là khoa
học, kỹ thuật.
Trong các động lực trên, động lực quan trọng nhất là con người.
Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân
( sức mạnh cá thể) với xã hội ( sức mạnh cộng đồng). Người cho rằng,
không có chế độ nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người
bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự
đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh
tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh việc chỉ ra các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
Hồ Chí Minh còn chỉ ra những yếu tố kìm hãm sự cản trở, sự phát triển
của xã hội đó là chủ nghĩa cá nhân, tệ nạn quan liêu, tham ô, lãng phí…

3



Chính vì thế, Người thường nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự
lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ,
hợp tác quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, trên cơ sở đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và
phát triển.

3. Vị trí, vai trò của con người trong sự phát triển của đất
nước hiện nay.
Trong các nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế-xã hội thì nhân tố
con người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và
bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chúng ta
càng nhận thức đực vị trí, vai trò lớn lao của nhân tố con người.
Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm mục đích phát triển
toàn diện ba hệ thống: kinh tế - xã hội - môi trường, để phát triển toàn
diện con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của xã hội chủ
nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất
trong mối quan hệ của ba hệ thống đó. Trình độ phát triển kinh tế ở một
quốc gia thì khả năng trí tuệ của người lao động mang tính quyết định.
Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh lại chính là nhân tố con người. Chúng ta tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện tồn tại
những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, tác động
lẫn nhau. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con người và dân tộc Việt
nam, bằng sức mạnh của con người và dân tộc. Việt nam đi vào công

4



nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng trí tuệ của mình dựa trên một nền văn hiến
lâu đời của dân tộc.
Trong các yếu tố phát triển nhanh và bề vững thì nguồn lực con
người Việt nam là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì nguồn lực con người Việt
nam với đức tính cần cù, sáng tạo khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật,
nghiệp vụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo raphương
pháp và công nghệ hiện đại. Nguồn lực con người là điều kiện, là yếu tố
đầu vào quyết định nhất. Bởi vì nguồn nhân lực sẽ quyết định đúng đắn
phương hướng, nội dung, bước đi, biện pháp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. . .
Do đó, “chính sách hướng vào con người” và phát triển hướng vào
nguồn nhân lực phải được đưa lên vị trí hàng đầu trong các chiến lược và
biện pháp quản lý của Nhà nước và các doanh nghiệp. Vai trò nhân tố con
người được biểu hiện tập trung ở vai trò nguồn nhân lực, nhưng nó có
nghĩa rộng hơn, bao gồm những mục tiêu, động lực, phẩm chất và năng
lực của con người.
Nhân tố con người phản ánh bản chất xã hội, mặt chất lượng của
nguồn lực con người, nhấn mạnh tính chất tích cực, tự giác, sáng tạo của
nguồn lực con người, trong quan hệ với kinh nghiệm, thói quen, thể lực
của chủ thể.
Theo suy nghĩ của bản thân tôi, con người có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Là một công dân của đất
nước bản thân tôi nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình có ý
nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Là một sinh
viên đang học tại trường đại học bản thân tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt,
nâng cao trình độ , khả năng của bản thân, luôn nỗ lực phấn đấu không
ngừng học tập và rèn luyện, góp một phần sức mình vào sự phát triển

5



chung của đất nước. Để làm được điều đó, tôi luôn thực hiện tốt các quy
định của trường, lớp đề ra, luôn hưởng ứng và tham gia các hoạt động,
phong trào mà nhà trường phát động, cố gắng hoàn thành suất sắc các
nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, tự bản thân tôi cần phải rèn luyện cho
mình là một người vừa có đức vừa có tài, vừa “ hồng” vừa “ chuyên” theo
lời dạy của Hồ Chí Minh.

6



×