Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

XÂY DỰNG TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.7 KB, 13 trang )

Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

BÁO CÁO:

XÂY DỰNG TRUNG TÂM TÍCH HỢP
DỮ LIỆU TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1. Hiện trạng hệ thống tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Hệ thống tích hợp dữ liệu Đài THVN là hệ thống quản lý tập trung toàn bộ các
cơ sở dữ liệu liên quan đến công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp của Lãnh đạo
Đài với các đơn vị và giữa các đơn vị với nhau. Hệ thống bao gồm những thành
phần chính sau: các cơ sở dữ liệu dùng chung, các cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các
đơn vị trong Đài, các dịch vụ thiết yếu: DNS, DHCP, FTP, VPN, Mail,…
Hầu như tất cả các công việc về điều hành, quản lý, tác nghiệp của Đài tới thời
điểm này đều dựa trên nền ứng dụng Công nghệ thông tin mà cụ thể là sử dụng hệ
thống tích hợp dữ liệu của Đài. Có thể coi đây là trái tim, cung cấp dữ liệu về thông
tin điều hành quản lý đi khắp các đơn vị trong Đài, giúp cho công tác chỉ đạo của
Lãnh đạo Đài đối với các đơn vị, của các đơn vị với nhau và các công tác trong đơn
vị được thông suốt, kịp thời và hiệu quả.
Hiện nay, Trung tâm Tin học và Đo lường quản lý trực tiếp hệ thống tích hợp dữ
liệu của Đài bao gồm:
1.1. Các dịch vụ:
1.1.1. Dịch vụ mail
1.1.2. Dịch vụ FTP
1.1.3. Dịch vụ VPN
1.1.4. Dịch vụ DNS, DHCP, SMTP, WINS
1.1.5. Dịch vụ Eoffice
1.1.6. Hệ thống cung cấp dịch vụ Video Conference
1.1.7. Các cơ sở dữ liệu Oracle, Microsoft SQL quản lý tác nghiệp của các đơn
vị trong Đài.
1.2.Các trang web điều hành tác nghiệp:
1.2.1. Trang tác nghiệp của Đài: vtv.net


1.2.2. Trang tác nghiệp của Ban Thời sự: thoisu.vtv.net
1.2.3. Trang web của Ban Truyền hình Đối ngoại: vtv4.vn
1.2.4. Trang web chính thức của Robocon: aburobocon2013.vtv.gov.vn
1.2.5. Trang quản lý phát sóng: quanlyphatsong.vtv.vn
1.2.6. Trang tác nghiệp Ban Thư ký biên tập: tkbt.vtv.vn

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

1


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

1.2.7. Trang tác nghiệp của Ban Thanh thiếu niên VTV6: vtv6.vtv.vn
1.2.8. Trang thu thập tin tức của Reuters: reuters.vtv.net
1.2.9. Trang tác nghiệp Ban Khoa giáo VTV2: khoagiao.vtv.vn
1.2.10. Trang web của Liên hoan truyền hình: lhthtq.vtv.vn
1.2.11. Trang tác nghiệp Ban Văn nghệ: vannghe.vtv.net
Ngoài ra còn các trang web của các đơn vị đoàn thể như Công đoàn, Đoàn
Thanh niên…
Với tầm quan trọng như vậy nhưng thực trạng của hệ thống tích hợp dữ liệu tại
Trung tâm Tin học và Đo lường còn nhiều điểm hạn chế, phần nào chưa đủ để đảm
bảo các ứng dụng, dịch vụ chạy ổn định 24/24.
Phần lớn các hệ thống máy chủ đã khai thác sử dụng từ năm 2007 trở về trước,
chủ yếu được đầu tư trong năm 2005 (theo đề án 112) do vậy cấu hình và năng lực
xử lý của hệ thống các máy chủ này là thấp so với yêu cầu xử lý thông tin và các
ứng dụng hiện tại.
Các máy chủ chạy các ứng dụng chuyên biệt và một số dịch vụ quan trọng của
Đài THVN như: vtv.net, ftp.vtv.net, mail server, eOffice cấu hình kém, chưa có máy
chủ dự phòng.

Hiện tại, nhiều đơn vị trong Đài sử dụng phần mềm eOffice là ứng dụng tác
nghiệp nội bộ, tuy nhiên phần mềm eOffice không có máy chủ vận hành riêng mà
phải cài đặt chung với máy chủ Mail Server. Việc kết hợp này làm giảm năng lực xử
lý của Mail Server và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho sự an toàn của dịch vụ.
Máy chủ FTP phục vụ việc truyền file, truyền video giữa các đơn vị, giữa các
Trung tâm khu vực và các Đài địa phương với Đài THVN có cấu hình và dung lượng
hạn chế, chưa đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu trao đổi dữ liệu hiện tại.
Hệ thống máy chủ chạy phần mềm tác nghiệp nội bộ của Ban Thời sự
(thoisu.vtv.net) sử dụng hàng ngày là máy chủ Super Micro, cấu hình yếu và không
ổn định, thường xuyên bị treo. Trung bình 3 ngày, kỹ sư quản trị mạng phải reset và
khởi động lại dịch vụ, gây gián đoạn hoạt động.
Nhiều trang thông tin điện tử mới thiết lập gần đây không có máy chủ chuyên
dụng, tạm thời được các kỹ sư của Phòng CNTT cài đặt chung trên cùng một máy
chủ (cả web server; database và các ứng dụng) thậm chí sử dụng cả máy PC cho
công việc này. Điển hình trường hợp website Ban Truyền hình Đối ngoại:
, website Robocon và phần mềm
quản lý ôtô của Văn phòng Đài được cài đặt trên 1 máy PC đặt tại phòng CNTT.
Ngoài ra, phần lớn hệ thống máy chủ của Đài THVN đang chạy đơn lẻ không có
dự phòng, thiếu hệ thống backup dữ liệu.
Với hiện trạng trên của hệ thống máy chủ tích hợp dữ liệu của Đài Truyền hình
Việt Nam, sự ổn định của hệ thống trông chờ rất nhiều vào sự nỗ lực của các cán
bộ quản trị, cán bộ kỹ thuật để duy trì hệ thống hoạt động an toàn. Việc triển khai
thêm các ứng dụng hoặc tập trung hóa quản trị nhằm giúp các đơn vị có một hạ tầng

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

2


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng


Công nghệ thông tin mạnh mẽ và ổn định để triển khai các công tác quản lý điều
hành tác nghiệp là thực sự khó khăn. Nhu cầu phải nâng cấp hệ thống tích hợp dữ
liệu của Đài Truyền hình Việt Nam đã trở thành một nhu cầu cấp thiết phải giải quyết
trong tương lai gần.
2. Sự cần thiết phải xây dựng một Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài THVN.
Như đã nói ở trên, hệ thống tích hợp dữ liệu là nơi tập trung nguồn tài nguyên
về hệ thống máy chủ và phần mềm, dữ liệu để phục vụ cho việc điều hành, sản xuất,
cung cấp dịch vụ của Đài Truyền hình Việt Nam.
Với hiện trạng hệ thống tích hợp dữ liệu hiện nay, việc xây dựng, nâng cấp
Trung tâm tích hợp dữ liệu của Đài là một nhiệm vụ cấp bách nhằm tập trung hóa
nguồn tài nguyên CNTT để phục vụ tốt hơn việc điều hành quản lý tác nghiệp, tránh
gây lãng phí về mặt đầu tư dàn trải của các đơn vị về hạ tầng CNTT; mặt khác quản
trị tập trung giúp cho việc hoạch định chính sách an ninh, bảo mật cũng như phân
phối các nguồn tài nguyên được hợp lý và nhanh chóng hơn.
Hơn nữa, hệ thống điều hành thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tác
nghiệp vừa phải đáp ứng công tác chỉ đạo theo phân cấp từ Lãnh đạo Đài đến các
đơn vị theo từng khối chức năng, vừa phải có sự tập trung thống nhất cao ở đầu mối
chỉ huy, phù hợp với tính đặc thù công tác của ngành Truyền hình, đảm bảo huy
động được khả năng chuyên môn của từng bộ phận cũng như sức mạnh tổng hợp
của cả bộ máy.
Việc thiết kế, xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng mang
tính cục bộ như hiện nay dẫn đến việc khó khăn trong trao đổi, kết nối thông tin trong
toàn hệ thống. Hầu hết các cơ sở dữ liệu được các đơn vị trong Đài xây dựng theo
tính cục bộ, hoạt động độc lập và chưa được chuẩn hóa vì vậy việc khai thác thông
tin chung chưa đạt hiệu quả cao.
Thêm vào đó, với việc mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công
tác sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình đòi hỏi năng lực của hệ thống
hạ tầng mạng cũng như phương thức quản lý dữ liệu là hình ảnh động và các dữ
liệu đi kèm phải được thay đổi. Quy trình sản xuất một chương trình truyền hình

đang dần được khép kín bằng các ứng dụng công nghệ thông tin từ lập lịch sản xuất,
đăng ký đề tài, dựng hình, duyệt chương trình đến phát sóng và lưu trữ. Từ đây nảy
sinh nhu cầu phải có một “nút” để làm vai trò trung chuyển dữ liệu giữa các khâu
trong dây chuyền điều hành và sản xuất. Nút này có vị trí như một gateway, tập trung
tiếp nhận và phân phối dữ liệu đi tới các điểm có nhu cầu tương ứng. Với sự tương
tác giữa các đơn vị trong Đài vào quá trình sản xuất, phát sóng chương trình thì nút
này sẽ cần phải được xây dựng theo hướng tập trung hóa nhằm phát huy tối đa tính
hiệu quả của việc tập trung quản lý dữ liệu phân phối đi các bộ phận.
Việc xây dựng hệ thống máy chủ, các thiết bị mạng theo hướng tập trung hóa
cũng là một mục tiêu quan trọng. Việc tập trung hóa các cơ sở hạ tầng CNTT giúp
cho việc quản lý dễ dàng, đầu tư mặt bằng cũng như các thiết bị phụ trợ khác được
hiệu quả, triển khai các ứng dụng trên nền cơ sở hạ tầng tập trung cũng được phân
bổ nguồn lực vừa đủ, linh hoạt khi triển khai, tránh lãng phí trong đầu tư mua sắm.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

3


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

Song song với việc xây dựng theo hướng tập trung hóa, xu thế ảo hóa cũng là
một xu thế áp đảo trong việc thiết kế, xây dựng các trung tâm tích hợp dữ liệu hiện
đại. Trong các mô hình truyền thống, một máy chủ chỉ phục vụ cho một hoặc một vài
ứng dụng vì vậy hiệu năng sử dụng của máy chủ là rất thấp. Cùng với việc năng lực
xử lý của các CPU ngày càng mạnh, đa xử lý, đa luồng, đa lõi trong khi chi phí cho
máy chủ ngày càng đắt đỏ (chi phí mua sắm, chi phí về không gian, chi phí về nguồn
điện, chi phí về vận hành, hệ thống làm mát…) thì ảo hóa là một phương án tối ưu.
Ảo hóa dần trở thành một xu hướng không thể thiếu trong quá trình chuyển tiếp đến
việc xây dựng điện toán đám mây. Về cơ bản, ảo hóa cho phép cài đặt nhiều máy

chủ ảo trên một máy chủ vật lý, đáp ứng chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng trên
một máy chủ, sử dụng được tối ưu hơn hiệu năng của máy chủ.
Từ hiện trạng và các căn cứ ở trên cho thấy việc nâng cấp Trung tâm tích hợp
dữ liệu của Đài THVN nhằm tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng máy tính,
xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu dùng chung trên mạng, đảm bảo tính thống
nhất, tập trung, hiệu quả trong khai thác, giúp cho nghiên cứu và triển khai các biện
pháp bảo đảm an ninh an toàn mạng máy tính, phòng chống các cuộc tấn công từ
bên ngoài và bên trong, chống thất thoát dữ liệu là cần thiết và hết sức cấp bách, có
những điều kiện đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khai thác cao, đáp ứng các bài
toán kỹ thuật – kinh tế – nghiệp vụ.
3. Định hướng thiết kế Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài THVN.
Với vị trí và vai trò quan trọng trong mô hình hoạt động của Đài Truyền hình Việt
Nam, việc thiết kế, xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu phải tuân theo định hướng
phát triển của Đài mà cụ thể là “Dự thảo Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt
Nam đến năm 2020” trong đó nêu rõ “Định hướng công nghệ và các mục tiêu phát
triển” của Hệ thống sản xuất chương trình của Đài là như sau:
“Đến năm 2015 phấn đấu hình thành dây chuyền sản xuất chương trình công
nghệ số 100%, từ thu nhận, xử lý tới truyền dẫn phát sóng và lưu trữ chương trình
trên cơ sở các công nghệ mới.
 Xây dựng dây chuyền sản xuất chương trình công nghệ số thống nhất, chuẩn
hóa không băng, dựa trên file. Thực hiện sản xuất, dựng, trao đổi và duyệt tin bài
qua mạng IT cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Đài và các đơn vị trực thuộc.
 Thực hiện số hóa lưu trữ, quản lý tư liệu truyền hình tại Đài Truyền hình Việt
Nam và tại các trung tâm khu vực. Xây dựng các hệ thống quản lý, kết nối giữa Đài
và các Trung tâm phục vụ yêu cầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu kinh doanh (bán
hoặc trao đổi tư liệu với các đối tác có nhu cầu)”.
Với định hướng trên, việc thiết kế Trung tâm tích hợp dữ liệu phải đảm bảo cơ
sở hạ tầng CNTT cũng như hạ tầng vật lý thiết yếu để tất cả các đơn vị trong Đài có
thể triển khai các ứng dụng của mình hoặc sử dụng các ứng dụng dùng chung trên
nền một hạ tầng hiện đại, có khả năng cung cấp dịch vụ ở mức IaaS (Infrastructure

as a Service). Theo đó, hạ tầng được xây dựng và sử dụng chung, tài nguyên của
Đài cũng được chia sẻ và sử dụng chung nhưng được phân cấp truy cập tùy theo
chính sách đã được quy hoạch.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

4


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

Trung tâm tích hợp dữ liệu – Đài Truyền hình Việt Nam sẽ trở thành mô hình
điện toán đám mây (cloud computing) trong đó bước đầu sẽ cung cấp hệ thống điện
toán đám mây riêng (Private Cloud Computing ) cho các đơn vị có nhu cầu trong Đài,
tiến tới sẽ phục vụ cả các nhu cầu khai thác, trao đổi, sử dụng tư liệu cho các đối tác
bên ngoài theo mô hình điện toán đám mây Hybrid (Hybrid Cloud Computing).
Mô hình điện toán đám mây Trung tâm tích hợp dữ liệu hướng tới như sau:

Để việc thiết kế và xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu – Đài Truyền hình đảm
bảo sự ổn định trong vận hành và dễ dàng trong nâng cấp, mở rộng cho nhiều mục
đích sử dụng trong tương lai cần tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây
là một số tiêu chuẩn quốc tế phổ biến cho Trung tâm tích hợp dữ liệu:
Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

5


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

- ANSI/TIA-942-“Telecommunications Infrastructure Standard for Data Centers”Pulished: April 2005.

- ISO/IEC 24764-“Generic cabling systems for data centres”-First draft review in
January by JTC-1/SC 25/WG3 CENELEC.
- EN 50173-5-“Information Technology-Generic cabling systems-Part 5: Data
Center”.
- EN 50174-2-Amendment: Adds Annex on Data Center planning & installation.
First draft in April 20, 2007.
Trong đó tiêu chuẩn TIA-942 đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến nhất, được ứng
dụng rộng rãi nhất trong việc thiết kế một Trung tâm tích hợp dữ liệu.
Theo tiêu chuẩn TIA-942 (TIA: Telecommunications Industry Association) về xây
dựng Data Center, một trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ cho các ngành nghề nên
được phân loại như:
- Trung tâm dữ liệu cho ngành viễn thông.
- Trung tâm dữ liệu cho Chính phủ điện tử.
- Trung tâm dữ liệu cho Y tế.
- Trung tâm dữ liệu cho thuê đa mục đích sử dụng…
Tiêu chuẩn TIA-942 cũng phân cấp độ của các Trung tâm tích hợp dữ liệu thành
các cấp độ sau:
- Tier 1: thời gian hoạt động hiệu dụng đạt 99,671%.
- Tier 2: thời gian hoạt động hiệu dụng đạt 99,741%.
- Tier 3: thời gian hoạt động hiệu dụng đạt 99,98%.
- Tier 4: thời gian hoạt động hiệu dụng đạt 99,995%.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

6


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

Với nhu cầu sử dụng đặc thù của ngành Truyền hình đòi hỏi thiết kế xây dựng

Trung tâm tích hợp dữ liệu của VTV tối thiểu phải ở mức Tier 3 hoặc tốt nhất là Tier
4.
4. Yêu cầu kỹ thuật thiết kế Trung tâm tích hợp dữ liệu.
Về nội dung yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế Trung tâm tích hợp dữ liệu của Đài
THVN phải tuân theo nguyên tác xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh bao
gồm các yêu cầu về kiến trúc nghiệp vụ, yêu cầu về kiến trúc dữ liệu, yêu cầu về
kiến trúc ứng dụng, yêu cầu về kiến trúc công nghệ, hạ tầng, yêu cầu về hệ thống
CNTT (hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống lưu trữ, sao lưu, hệ thống phần
mềm ứng dụng…) trong đó báo cáo này xin tập trung phân tích kỹ hơn về mặt yêu
cầu kỹ thuật về hệ thống CNTT.
4.1. Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống mạng.
Hệ thống mạng CNTT phục vụ cho Trung tâm tích hợp dữ liệu - VTV là một hạ
tầng truyền thông rất lớn với quy mô kết nối toàn bộ các đơn vị trong Đài, các Trung
tâm THVN tại các khu vực và các cơ quan thường trú tại nước ngoài. Hạ tầng này
phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu kỹ thuật chính sau:
- Tuân theo một kiến trúc chuẩn cho toàn bộ hệ thống mạng: Trung tâm tích hợp
dữ liệu - VTV phải được thiết kế theo đúng mô hình chuẩn quốc tế. Mô hình này sẽ
được áp dụng xuyên suốt trong quá trình phát triển của hệ thống hạ tầng thông tin
nói chung và của các đơn vị nói riêng. Đây phải là một mô hình mở mang tính chất
kế thừa trong tương lai.
- Khả năng mở rộng: Trung tâm tích hợp dữ liệu - VTV phải có khả năng mở
rộng về quy mô và nâng cấp các dịch vụ mới một cách dễ dàng mà không thay đổi
về kiến trúc. Điều này đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, khả năng nâng cấp mà
không phải đầu tư lại từ đầu.
- Tính sẵn sàng, tin cậy: Với đặc thù đảm bảo QoS của ngành truyền hình, việc
đảm bảo tính ổn định và tin cậy được đặt lên hàng đầu đối với Trung tâm tích hợp
dữ liệu - VTV .
- Module hóa: Việc thiết kế trên cơ sở module hóa các thành phần trong Trung
tâm tích hợp dữ liệu - VTV đảm bảo việc phân tách một hệ thống tổng thể phức tạp
thành các hệ thống cấu thành nhỏ hơn, đảm bảo dễ dàng, thuận lợi trong vận hành,

quản lý và bảo trì cũng như khả năng cô lập các sự cố khi có phát sinh. Hơn nữa,
việc thiết kế theo hướng module hóa hỗ trợ việc đầu tư theo từng module và từng
giai đoạn mà không làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống mạng đã xây dựng trước đó.
- Khả năng quản trị: Trung tâm tích hợp dữ liệu - VTV phải đảm bảo khả năng
quản trị tập trung, đơn giản và dễ dàng, hỗ trợ một cách nhanh chóng việc xác định,
cô lập và khắc phục sự cố.
- Khả năng kế thừa, phát triển: dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn, có thể phát triển
hệ thống mới mà không gây lãng phí trong đầu tư.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

7


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

4.2. Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống máy chủ.
Hệ thống máy chủ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu - VTV phải đáp ứng các yêu
cầu tối thiểu:
- Hiệu năng: Hệ thống máy chủ cần đảm bảo hiệu năng để xử lý các chức năng
nghiệp vụ theo yêu cầu của hệ thống quản lý các CSDL đa dạng trong ngành truyền
hình. Hiệu năng cũng cần đảm bảo để triển khai mở rộng theo hướng ảo hóa, đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu triển khai của các đơn vị trong Đài.
- Tính năng RAS: Hệ thống máy chủ cần đảm bảo yêu cầu về ReliabililyAvailability-Servicability, giúp hệ thống hoạt động ổn định và tin cậy, đáp ứng các tác
nghiệp đặc thù của ngành.
- Khả năng mở rộng: có thể mở rộng nhằm tăng khả năng xử lý của hệ thống
mà không ảnh hưởng tới hệ thống đang hoạt động.
4.3. Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống sao lưu.
Hệ thống sao lưu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dung lượng lớn, đáp ứng sao lưu trong thời gian tương đối dài đảm bảo việc

trung chuyển dữ liệu video vốn là đặc thù của ngành được an toàn.
- Sao lưu đảm bảo thời gian downtime tối thiểu.
- Có khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng.
- Quản trị tập trung, báo cáo chi tiết và kịp thời.
5. Mô hình kết nối Trung tâm tích hợp dữ liệu – VTV.
Trung tâm tích hợp dữ liệu - VTV sẽ được tổ chức theo mô hình sau:
- Trung tâm tích hợp dữ liệu chính đặt tại Hà Nội: kết nối với các đơn vị trong
Đài, các Trung tâm THVN tại các khu vực, các đơn vị thường trú tại nước ngoài và
Trung tâm tích hợp dữ liệu dự phòng (dự tính đặt tại TP.Hồ Chí Minh).
- Trung tâm tích hợp dữ liệu dự phòng đặt tại TP.Hồ Chí Minh: có nhiệm vụ dự
phòng thảm họa cho Trung tâm tại Hà Nội, có vai trò như một trung tâm tích hợp dữ
liệu cho dự phòng phát sóng quốc gia, được kết nối với Trung tâm dữ liệu chính, các
đơn vị trong Đài tại Hà Nội, các Trung tâm THVN tại các khu vực, các đơn vị thường
trú tại nước ngoài. Trung tâm tích hợp dữ liệu cũng như Trung tâm dự phòng sẽ là
cổng trung chuyển dữ liệu của Đài THVN đồng thời kèm theo hệ thống Video Server,
hệ thống lưu trữ, đáp ứng khả năng phát trực tuyến trên mạng Internet. Đây cũng là
một trong những phương án dự phòng phát sóng chiến lược của Đài THVN trong
trường hợp xảy ra các sự cố như thiên tai, địch họa.
Hai trung tâm này được kết nối với nhau, chia sẻ thông tin và làm dự phòng cho
nhau, các kết nối vật lý giữa hai trung tâm sử dụng đường cáp quang tốc độ lớn cỡ
nxGbit/s.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

8


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

Mô hình cụ thể như sau:


6. Lựa chọn kiến trúc hệ thống cho Trung tâm tích hợp dữ liệu – VTV.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều giải pháp về hạ tầng mạng và bảo mật cho các
Trung tâm tích hợp dữ liệu tiên tiến trong đó nổi tiếng và được áp dụng nhiều nhất là
kiến trúc của hai hãng hàng đầu về hạ tầng và bảo mật là Cisco và Juniper. Cả hai
hãng đều đưa ra các kiến trúc về hạ tầng của Trung tâm tích hợp dữ liệu dựa trên
những công nghệ mạnh của họ và cả hai đều có ưu thế nhất định.
6.1. Kiến trúc Cisco Data Center 3.0.
Kiến trúc Data Center 3.0 của Cisco bao gồm các lớp thành phần sau:
-

Lớp Core

-

Lớp Aggregation

-

Lớp Services

-

Lớp Access

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

9



Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

.

Kiến trúc này cho phép các module trung tâm tích hợp dữ liệu được mở rộng
khi có nhu cầu cần tăng về quy mô, hiệu năng hoạt động. Lớp Core cung cấp một
module Layer-3 định tuyến cho tất cả lưu lượng truy cập vào và ra khỏi trung tâm
tích hợp dữ liệu. Lớp Aggregation phục vụ như là ranh giới giữa Layer-3 và Layer-2
cho hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu.
Trong thiết kế này, lớp Aggregation cũng phục vụ như là điểm kết nối cho các
hệ thống an ninh bảo mật như hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và chống tấn
công IPS, hệ thống bảo mật UTM, hệ thống cân bằng tải cho server, hệ thống bảo
mật ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Lớp Services là nơi triển khai các dịch vụ bảo mật ,
tường lửa, cân bằng tải cho máy chủ, hệ thống phòng chống xâm nhập, các module
phân tích mạng. Lớp Access phục vụ như một điểm kết nối cho các server farm. Lớp
này được ảo hóa hỗ trợ cho các máy chủ vật lý khi cấu hình các máy chủ ảo hóa
trên nền VMWare.
Kiến trúc Cisco Data Center 3.0 hướng tới việc ảo hóa trung tâm tích hợp dữ
liệu và hỗ trợ công nghệ điện toán đám mây trong đó hướng tới ảo hóa từ hạ tầng
mạng, ảo hóa máy chủ và ảo hóa lưu trữ.
6.2. Kiến trúc Juniper Data Center 3-2-1.
Mô hình kiến trúc Trung tâm tích hợp dữ liệu của Juniper gồm có các thành
phần sau:
-

Lớp Core: thực hiện cả 2 chức năng Core và Aggregation trong một lớp.

- Lớp Services: tập trung các thành phần bảo mật như Firewall, UTM, IPS,
ServerLoadBalancing…


Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

10


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng
-

Lớp Access: tập trung kết nối máy chủ.

Đặc tính của mô hình này:
-

Do chỉ có 3 lớp nên tiết kiệm chi phí, không phải đầu tư thêm một cặp switch

Đáp ứng với sự thay đổi về ứng dụng hiện nay như: Web 2.0, Cloud
Computing, Vitualization…
-

Mô hình tương lai Juniper hướng đến là mô hình 1 lớp: Unified Fabric.

Căn cứ vào thực trạng hiện nay của hệ thống tích hợp dữ liệu tại VTV cũng như
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các hãng, có thể đưa ra mô hình VTV Data
Center như sau:

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

11



Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

MÔ HÌNH TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Trong đó:
-

Lớp Core: sử dụng thiết bị Cisco Catalyst 6500 hoặc tương đương.

-

Lớp Aggregation: sử dụng thiết bị Cisco Nexus 7000 hoặc tương đương.

-

Lớp Access: sử dụng thiết bị Cisco Catalyst 4900s hoặc tương đương.

Lớp dịch vụ: sử dụng thiết bị Cisco ASA 5580 hoặc tương đương làm firewall,
IDS/IPS và thiết bị Cisco ACE hoặc tương đương làm chức năng cân bằng tải.
-

Lớp mạng lưu trữ: sử dụng SAN switch và hệ thống mạng lưu trữ SAN.

-

Ảo hóa: dùng công nghệ VMWare hoặc Hyper-V.

7. Kết luận.
Với thực trạng công nghệ và định hướng phát triển của VTV theo Đề án Quy
hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020, việc xây dựng một Trung

tâm tích hợp dữ liệu với vai trò một hệ thống trung tâm, là môi trường tích hợp hệ
thống chuyên dụng về phần cứng và các chương trình phần mềm, nơi cung cấp các
dịch vụ lưu trữ dữ liệu và các ứng dụng đảm bảo tính an toàn trong việc trao đổi
thông tin, nơi hợp nhất dữ liệu của người sử dụng để giảm thiểu chi phí quản lý
chung về công nghệ thông tin là thực sự cần thiết. Việc lựa chọn công nghệ, mô hình
thiết kế đã và đang được các kỹ sư tại phòng Công nghệ Thông tin – Trung tâm Tin
học và Đo lường gấp rút chuẩn bị.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

12


Hội thảo: Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng

Đây là một trong những bước để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng Công nghệ
Thông tin vào công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp đồng thời là một bước chuẩn
bị cho các thay đổi lớn hơn về công nghệ thông tin ứng dụng trong Truyền hình như
xây dựng các giải pháp công nghệ CDN, HbbTV để đáp ứng tốt hơn nữa nhiệm vụ
đảm bảo thông tin, tuyên truyền các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
phục vụ nhân dân của Đài Truyền hình Việt Nam.

Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Đài Truyền hình Việt Nam

13



×