Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

BƯỚC đầu tìm HIỂU sự PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của HYỆN NHO QUAN NINH BÌNH THỜI kỳ 1986 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.08 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐẶNG THỊ DUYÊN

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NHO QUAN - NINH BÌNH THỜI KỲ 1986 - 2000

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐẶNG THỊ DUYÊN

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NHO QUAN - NINH BÌNH THỜI KỲ 1986 - 2000

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Thành

SƠN LA, NĂM 2014



Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Hoàng Xuân
Thành đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận, cùng toàn thể thầy cô trong khoa Sử - Địa, trường Đại học Tây Bắc, trung
tâm thông tin - thư viện trường Đại học Tây Bắc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND, phòng thống kê, huyện ủy, thư
viện huyện Nho Quan đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân
thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Đặng Thị Duyên


DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HTX

: Hợp tác xã

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


PAM

: Dự án trồng rừng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VAC

: Vườn ao chuồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài....................4
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu...........................................................4
5. Đóng góp của khóa luận....................................................................................4
6. Bố cục của khóa luận........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NHO QUAN (NINH BÌNH).........6
1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................6
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình....................................................................................6
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................7
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................9
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.........................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm xã hội........................................................................................ 10
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nho Quan trước 1986..............................11

CHƢƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHO
QUAN - TỈNH NINH BÌNH THỜI KỲ 1986 - 2000......................................16
2.1. Chủ trương, chính sách đổi mới của nhà Đảng, Nhà nước và địa phương thời

kỳ 1986 - 2000.................................................................................................... 16
2.2. Sự phát triển về kinh tế - xã hội từ 1986 - 2000.......................................... 19
2.2.1. Kinh tế.......................................................................................................19
2.3. Xã hội...........................................................................................................32
CHƢƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHO
QUAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ MỞ CỬA.................................35
3.1. Lao động - việc làm - thu nhập.................................................................... 35
3.2. Giáo dục - Văn hóa...................................................................................... 39
3.3. Y tế...............................................................................................................43
3.4. Thực hiện chính sách xã hội........................................................................ 44
KẾT LUẬN........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên
độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trước mắt chúng ta phải nỗ lực khắc phục hậu quả chiến
tranh, ổn định và khôi phục kinh tế - văn hóa, hoàn thành thống nhất đất nước về
mặt Nhà nước.
Trong thời gian đầu sau năm 1975 đất nước ta đạt được những thành tựu
đáng kể. Sớm ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, bước đầu khắc phục
hậu quả chiến tranh và chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ; bên cạnh đó trong
cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Tuy
nhiên, nước ta cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế - xã hội đòi hỏi phải giải

quyết đặc biệt là trong những năm 80 của thế kỉ XX đã trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do chúng ta vừa mới giành độc lập
còn ngổn ngang về nhiều vấn đề, chưa có kinh nghiệm trong việc đề ra các kế
hoạch để phát triển đất nước.
Để đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên, Đảng ta đã đề ra đường lối
mới đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh
tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi
mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế được điều chỉnh, bổ sung, phát
triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001).

Vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa
phương, Đảng bộ và nhân dân huyện Nho Quan đã tìm tòi, đổi mới phương thức
lãnh đạo và tổ chức thực hiện, đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội.
Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình, ở đoạn
giữa vùng đồi núi từ Hòa Bình chay theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến thị xã
Tam Điệp. Huyện Nho Quan có rất nhiều thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn
nước nhất là con người nơi đây cần cù, sáng tạo,... để phát triển nông nghiệp,
công nghiệp và lâm nghiệp. “Trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2000), vượt qua bao
khó khăn, chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý kinh tế, từng bước chuyển đổi cơ
1


cấu kinh tế tạo sức mạnh về vật chất và tinh thần là tiền đề thuận lợi cho công
cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên quê hương Nho Quan”
Để đạt được những thành tựu trong thời kỳ 1986 - 2000 Đảng bộ và nhân
dân huyện Nho Quan đã trải qua các kỳ Đại hội lần thứ XVIII (1981 - 1986),
XIX (1986 - 1988), XX (1988 - 1991), XXI (1991 - 1996), XXII (1996 2000),... các nghị quyết và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được
Đảng bộ huyện vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào tình hình cụ thể của địa
phương. Những chính sách mà Đảng đề ra làm cho bộ mặt của huyện được thay
da đổi thịt, kinh tế - xã hội bắt đầu có những bước tiến quan trọng. Đảng bộ và

nhân dân toàn huyện đoàn kết, vững vàng trước mọi thử thách khó khăn, tin
tưởng ở đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh mọi hoạt động kinh tế - xã hội,
tập trung thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Cụ thể hóa nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những yếu kém cần
được sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng đối với nhân dân huyện Nho
Quan nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nho Quan có lịch sử lâu đời,
giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Tôi muốn tìm hiểu về lịch sử
quê hương mình, qua đó biết được nhân dân trong huyện đã vượt qua khó khăn,
thử thách trong chặng đường đổi mới. Qua nghiên cứu này, tôi có mong muốn
được góp phần nhỏ bé của mình hệ thống lại những nét chính trong việc thực
hiện công cuộc đổi mới trên quê hương tôi.
Huyện Nho Quan là một phần của tỉnh Ninh Bình, đang trên đà phát triển
thay da đổi thịt qua từng ngày nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện và
sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân dân. Tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm
hiểu về sự phát triển một cách toàn diện trong thời kỳ đầu đổi mới của huyện.
Ngoài ra, đề tài này sẽ là nguồn tư liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương, là
cơ sở để nghiên cứu những chặng đường tiếp theo của huyện. Đặc biệt đề tài này
còn là nguồn tư liệu quan trọng trong công tác giảng dạy lịch sử địa phương của
tôi sau này.

2


2. Lịch sử nghiên cứu
Sự nghiệp đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay đã làm cho tình hình
kinh tế - xã hội nói chung, huyện Nho Quan nói riêng đạt được những kết quả
nhất định làm thay đổi bộ mặt của nước ta. Vấn đề kinh tế - xã hội trong công
cuộc đổi mới đã trở thành đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu.
Về mặt Nhà nước, tác phẩm: “Chính sách khẳng định phát triển đường lối

mới”, (1989) của Đồng chí Đỗ Mười, “Tiếp tục đổi mới ổn định vững chắc tình
hình tạo thế mạnh phát triển hơn”, (1991); “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ
nghĩa xã hội”, bao gồm 6 chương trong đó cuốn sách này đã giành 1 chương để
nói về công cuộc đổi mới của đất nước. Những bài viết và cuốn sách này đã làm
sáng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta được bắt đầu thực hiện từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI.
Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 3”, PGS.Lê Mậu Hãn (chủ biên),
NXB Giáo Dục Việt Nam, 2010, trong đó tác giả đã giành 1 chương trình bày
vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa nước ta trong công cuộc đổi mới.
Về địa phương, cũng có những tài liệu nghiên cứu và đề cập tới ấn đề kinh
tế - xã hội huyện Nho Quan.
UBND, Phòng thống kê huyện Nho Quan đã tập hợp những cuốn “Số liệu
cơ bản (1990 - 1994)”, “Số liệu thống kê kinh tế - xã hội (8 - 1996)”, “Số liệu
thống kê kinh tế - xã hội (1995 - 2000),... Đó là những tại liệu nghiên cứu về
kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới của huyện Nho Quan. Tuy nhiên, những tài liệu
đó mới nghiên cứu ở mức độ khái quát, chưa đi sâu vào vấn đề, cũng có những
tài liệu chỉ là những con số chưa có sự so sánh, phân tích để biết được sự thay
đổi hay phát triển của huyện Nho Quan.
Những tài liệu ở trên đã nghiên cứu và đề cập tới vấn đề kinh tế - xã hội của
huyện Nho Quan. Tuy nhiên, đó mới chỉ ở một khía cạnh nhất định nào đó chưa
có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể và trình bày đầy đủ, hệ thống. Chính vì vậy,
khóa luận này xin nghiên cứu đi sâu hơn tìm hiểu sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Nho Quan thời kỳ 1986 - 2000.

3


3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng mà khóa luận tập trung nghiên cứu là sự phát triển kinh tế - xã

hội của huyện Nho Quan thời kỳ 1986 - 2000.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này đi sâu vào vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian
1986 - 2000. Ngoài ra còn giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội của
huyện Nho Quan trước năm 1986.
3.3 Nhiệm vụ của khóa luận
Khóa luận tập trung nghiên cứu vào việc khôi phục lại sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Nho Quan, thông qua đó khẳng định những thành tựu về kinh tế xã hội mà nhân dân huyện Nho Quan đã đạt được trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh
đó còn chỉ ra những tồn tại yếu kém, nguyên nhân gây nên những yếu kém đó.

4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tƣ liệu
Các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ VI, VII,
VIII, IX.
Các văn kiện của Đại hội Đảng bộ huyện Nho Quan lần thứ XVIII, XIX,
XX, XXI, XXII, các nghị quyết của Huyện Ủy, UBND huyện Nho Quan, các tài
liệu sách báo của các phòng ban huyện.
Các sách báo, tạp chí, các luận văn có liên quan đến đề tài.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này tôi đã vận dụng các phương pháp: phương pháp
lịch sử, phương pháp logic, nhằm tái hiện lại các quá trình phát triển của khóa
huyện trên con đường đổi mới.
5. Đóng góp của khóa luận
Qua việc nghiên cứu, khóa luận nhằm tại hiện một cách có hệ thống quá
trình phát triển của huyện Nho Quan từ 1986 - 2000. Bên cạnh đó, phải làm rõ
thành tựu mà huyện đã đạt được; những khó khăn và nguyên nhân cản trở sự
phát triển của địa phương.
4


Góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân

dân trong huyện, tự hào về thành tích đã đạt được. Bên cạnh đó chỉ ra trách
nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba
chương: Chương 1: Khái quát về huyện Nho Quan (Ninh Bình)
Chương 2: Sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nho Quan - tỉnh Ninh
Bình thời kỳ 1986 - 2000.
Chương 3: Tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội đến đời sống nhân
dân huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình

5


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NHO QUAN (NINH BÌNH)
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình
Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phái Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Đây là
nơi tụ hội đầu mối giao thông quan trọng nối liền vùng Tây Bắc với đồng bằng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ xâm lược, Nho Quan là nơi hậu cứ, cất dấu quân lương và là điểm xuất
phát tiến công quân thù.
Về mặt tọa độ, huyện Nho Quan nằm trong khoảng 20,19 độ vĩ Bắc, 105,4
độ kinh Đông, ở đoạn giữa vùng đồi núi từ Hòa Bình chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Huyện Nho Quan, phía Bắc và Tây Bắc giáp Hòa Bình, phía Đông
giáp huyện Gia Viễn, phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Thanh
Hóa và Tam Điệp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ +3 đến +5, lượng
mưa hàng năm ở Nho Quan trung bình là 2000mm.
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài của đất nước, Nho Quan có nhiều tên gọi
khác nhau. Thời kỳ Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn
lập nên nước Đại Cồ Việt, vùng này thuộc phủ Tràng An. Dưới triều nhà Lý

(1504) gọi là Trường Yên. Đến triều Trần đổi là trấn Thiên Quan, năm Quang
Thái thứ 10 (1397) đổi là phủ Thiên Quan, triều Tự Đức năm thứ 15 (1861) đổi
thành phủ Nho Quan.
Năm 1921, ba tổng Đề Cốc, Bất Một, Xích Thố thuộc huyện Yên Hóa sát
nhập vào huyện Gia Viễn. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 điều chỉnh cắt
tổng Vân Trình (huyện Gia Viễn) nhập vào huyện Nho Quan.
Đầu năm 1953, ủy ban hành chính liên khu II quyết định sáp nhập 5 xã
Quang Minh, Phú Thịnh, Bảo Lương, Đoàn Kết và Yên Lương thuộc huyện Nho
Quan vào huyện Yên Thủy (Hòa Bình).
Tháng 4 năm 1977, do sự chỉ đạo của Trung ương phân bổ lại các khu vực
hành chính đã sáp nhập 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long
(Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 125/CP ngày 27 tháng 4 năm 1977).
6


Tháng 4 năm 1981, do yêu cầu tình hình mới đòi hỏi phải tăng cường lãnh
đạo và quản lý cấp huyện. Hoàng Long lại được điều chỉnh địa giới hành chính,
tách thành 2 huyện Hoàng Long và Gia Viễn.
Ngày 23 tháng 11 năm 1993, theo Nghị định 88/CP của chính phủ đổi tên
huyện Hoàng Long trở lại tên cũ là huyện Nho Quan.
Hiện nay diện tích tự nhiên của huyện Nho Quan theo điều tra năm 2008 là
45833 ha. Địa hình Nho Quan đa dạng, vừa có rừng núi, vùng bán sơn địa xem
đồng trững. Nho Quan hình thành 3 vùng rõ rệt:
* Vùng 1: bao gồm 3 xã là xã Kỳ Phú, Cúc Phương và Phú Long.
* Vùng 2: bao gồm xã Đồng Phong, Thạch Bình, Phú Sơn, Lạc Vân, Văn
Phong, Yên Quang, Lạng Phong, Văn Phương, Phú Lộc, Văn Phú, Sơn Hà,
Quỳnh Lưu, Quảng Lạc, Sơn Lai, Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Tường.
Ba xã vùng 1 và 18 xã vùng 2 lúa cấy ít năng suất không cao, chủ yếu là trồng
mầu: lạc, khoai sọ, sắn, khoai lang, khoai môn, cà chua, ớt,...
* Vùng 3: gồm 5 xã là xã Đức Long, Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc

và Gia Thủy. Đây là vùng thường đạt năng suất cao trong trồng lúa.
Dân số Nho Quan ngày nay có 144792 người (2003), sinh sống trên đất Nho
Quan gồm có 9 dân tộc anh em, trong đó 2 dân tộc chiếm số đông là dân tộc
Kinh và dân tộc Mường . Dân tộc Kinh chiếm 82% dân số toàn huyện , dân tộc
Mường có 18099 người chiếm 12, 5% số dân cả huyện . Cṇ lại là các dân tộc
khác di cư từ nơi khác đến.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên 45833 ha. Đất đai hình thành 3 vùng: vùng rừng núi,
vùng bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng.
* Tài nguyên nước và khí hậu
Nho Quan có hệ thống hồ nằm ở phía Tây của huyện, trải dài từ phía Bắc
đến phía Nam huyện, có hơn 30 hồ lớn nhỏ, trữ lượng hơn 17 triệu m 3 nước.
Lớn nhất là hồ Yên Quang trữ lượng hơn 5 triệu m 3 nước. Mùa mưa hồ là nơi
chứa lũ, mùa khô là nơi cung cấp nước để phục vụ sinh hoạt cho con người.
7


Khí hậu, thời tiết Nho Quan là khí hậu của cảnh quan rừng nhiệt đới: mùa hè,
mùa thu có mưa, mùa đông lạnh và khô. Song cũng mang tính chất khí hậu tiểu
vùng, mùa đông hay xuất hiện sương muối.
* Tài nguyên sinh vật
Ở Nho Quan rừng chiếm 21% diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng, đồi tập
trung khá lớn, chạy dài 40 km từ Xích Thổ, Thạch Bình đến Sơn Hà, Quảng Lạc.
Đặc biệt, Nho Quan có rừng nguyên sinh Cúc Phương rộng 22200 ha riêng phần
đất thuộc huyện Nho Quan rộng 11350 ha.
Nhiều loại động thực vật quý hiếm và là thắng cảnh của đất nước. Theo số
liệu điều tra chưa đầy đủ riêng về thực vật đã tìm thấy 2000 loài. Động vật ở đây
có 232 loài có xương sống , gồm 64 loài thú, 137 loài chim, 36 loài b ̣sát, 17 loài
lưỡng thể.

* Tài nguyên khoáng sản
Nho Quan có nhiều tài nguyên khoáng sản. Đó là hệ thống núi đá vôi
11026 ha, cát vàng ở Xích Thổ, đất mầu ở Văn Phú là nguyên liệu để sản xuất ra
ve để quét tường, đá ong dùng làm vật liệu xây dựng ở Quỳnh Lưu, Phú Lộc,
Sơn Hà... ở Xích Thổ có đất làm gạch chịu nhiệt, Đầm Đùn (Thạch Bình) có mỏ
than, trữ lượng khá lớn, suối nước khoáng nóng Thường Xung (Kỳ Phú) chữa
được nhiều bệnh, có giá trị kinh tế cao.
* Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của Nho Quan rất lớn có nhiều hồ có cảnh đẹp như hồ
Đồng Chương, hồ Yên Quang, suối nước nóng Thường Xung... đặc biệt phải nói
tới đó là Cúc Phương xứ sở của những loài bướm lạ có màu sắc đẹp, nhiều loại
động vật được phát hiện đầu tiên như: Sóc bụng đỏ, các niếc hang, trăn gấm gấu,
ngựa báo gấu. Tất cả tạo nên sự thống nhất trong khu rừng thật hoàn chỉnh, là
điểm đến thăm quan, du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch.
Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, nguồn lao động dồi dào,... tạo điều kiện thuận lợi để Nho Quan phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên do địa hình Nho Quan giống như lòng chảo nên
thường xuyên úng lụt và khô cạn. Vì thế, người dân ở đây thường có câu: “Nho
8


Quan chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng”... Những điều kiện này đã gây khó
khăn trong việc phát huy tiềm năng của các ngành kinh tế trong huyện.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Nho Quan có diện tích 457 km2 chiếm 32,9% diện tích của toàn tỉnh
(2000), theo số liệu thống kê năm 2006 thì dân số toàn huyện là 147514 người,
mật độ dân số trung bình là 322 người/km 2. Tuy nhiên, dân số của huyện lại
phân bố không đều, có những xã tập trung dân cư quá đông như Gia Thủy (895
người/km2), lại có những nơi tập trung quá ít như các xã Kỳ Phú (90

người/km2), Cúc Phương (22 người/km2) thấp hơn mức trung bình chung của
huyện quá nhiều. Nghề sống chính là nông nghiệp, lao động đang làm trong
ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là 57701 người (chiếm 85,8% lao động của
toàn huyện).
Hoạt động kinh tế từ lâu đời của cư dân huyện Nho Quan là làm ruộng,
trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn và trồng một số cây công nghiệp như: lạc, vừng,
thuốc lá,... nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Bên cạnh đó, nơi
đây có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các
cây trồng nâng cao năng suất cho nhiều loại cây trồng như: khoai sọ, vải, nhãn,
na. Có đồng cỏ ở một số nơi trong huyện để chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê. Tuy
nhiên ngoài những thuận lợi để phát huy thế mạnh của mình huyện cũng gặp
không ít khó khăn, thử thách. Địa hình không thuận lợi cho việc sử dụng đất,
thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, ở vùng bán sơn địa thì đất đai không thuận
lợi, ở Nho Quan khí hậu mang tính chất tiểu vùng, mùa đông còn xuất hiện
sương muối ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Hiện nay được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
huyện đã đầu tư hàng chục triệu đồng, hàng vạn ngày công làm thủy lợi, đào đắp
hàng triệu m3 đất, đắp đê làm thêm hồ chứa nước, sửa lại hồ, xây dựng trạm
bơm tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. Hơn nữa còn có hợp tác xã thủ
công nghiệp làm hàng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế của huyện, từng bước cải thiện
đời sống vật chất cho nhân dân.
9


Nho Quan là huyện giàu truyền thống cách mạng, sản sinh ra nhiều anh
hùng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới của Đảng những truyền thống ấy tiếp tục
được phát huy, hăng hái vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng
huyện Nho Quan ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Nho Quan là vùng đất cổ, nên có con người sinh sống ở đây từ rất sớm.

Dân số Nho Quan ngày nay có 144792 người (2003), hiện nay có 9 dân tộc,
trong đó: dân tộc Kinh chiếm 82% dân số, dân tộc Mường có khoảng 2 vạn
người chiếm 12,5% dân số trong huyện... các dân tộc khác chiếm tỉ lệ không
đáng kể.
Dân tộc Mường họ tụ tập thành những quần thể làng bản nằm sâu trong
trong vùng rừng núi, chủ yếu ở khu vực vùng núi Cúc Phương. Có làng xã họ
sống chung với người Kinh. Người Mường ở Nho Quan do người ở Thanh Hóa
và Hòa Bình xuống. Còn lại dân tộc khác di cư ở nơi khác đến. Họ cư trú vừa
tập trung, vừa xen kẽ sống với người Kinh ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú,
Quảng Lạc, Phú Long, Thạch Bình, Yên Quang, Xích Thổ, Văn Phương.
Nho Quan với bề dày lịch sử và với các bằng chứng khảo cổ của viện
nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam khai quật ở hang Đăng Đắng trong vườn quốc
gia Cúc Phương tìm thấy 3 ngôi mộ của người nguyên thủy đã đi đến kết luận,
con người sống ở đây thuộc thời kỳ đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 7000 năm,
thuộc văn hóa Hòa Bình.
Ở trong hang Đăng Đắng còn tìm thấy những công cụ bằng đá có hình rìu
và búa đá cùng đống vỏ sò, vỏ hến đã hóa thạch. Tại 4 xã: Yên Quang, Gia
Tường, Thạch Bình và Văn Phương đã phát hiện được 4 trống đồng thuộc loại
II, còn được gọi là trống Mường. [7]
Ở đất Nho Quan con người xuất hiện rất sớm và cũng là nơi người Nho
Quan tham gia đấu tranh giành độc lập tự do lâu đời. Vùng đất này từ thế kỉ X
đã in dấu ấn thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh và bà Đàm Thị (mẹ Đinh Bộ Lĩnh).
Bên cạnh những khía cạnh trên, các vấn đề như tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên đã giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao (năm 2000 tỉ lệ gia tăng dân số
10


tự nhiên là 1,16%). Hiện nay những phong tục hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ
nhưng trình độ văn hóa, đời sống nhân dân trong huyện có sự chênh lệch... Đây
chính là những khó khăn thử thách đòi hỏi huyện phải giải quyết.

1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nho Quan trƣớc 1986
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta đánh
bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ,
giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc. Sau thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà
nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất đi
lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV sau khi nêu bật
những đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Đại hội xác định
đường lối chung xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đề ra đường lối phát
triển kinh tế: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ
cấu kinh tế công - nông nghiệp”. [8]
Trên cơ sở đường lối chung và đường lối kinh tế, Đại hội đề ra phương
hướng nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng đề cũng giống như hầu hết các địa
phương khác trong cả nước lúc bấy giờ. Sau khi hoàn thành việc hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế nhân dân toàn tỉnh Ninh Bình tiến hành
xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh. Dýới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nho
Quan nói riêng nhân dân huyện trong công cuộc đổi mới đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Sở dĩ đạt được điều đó là do sức mạnh đoàn kết, truyền
thống lao động của con người nơi đây.
Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội IV, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nho
Quan lần thứ XVI (vòng 2) họp từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 4 năm 1977. Đại hội
thảo luận và biểu quyết phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội, hai
năm 1977 - 1978: “Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy sản xuất
lương thực, thực phẩm làm trung tâm, sản xuất thuốc lá làm nhiệm vụ trọng yếu,
phát triển mạnh chăn nuôi, trồng cây gây rừng, chú trọng sản xuất hàng tiêu
11



dùng và hàng xuất khẩu...”. [8] Những mục tiêu trên đã được nhân dân huyện Nho
Quan tiến hành thực hiện và trở thành những điều kiện thuận lợi trong những chặng
đường tiếp theo để xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Về nông nghiệp tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nghị quyết của Đại hội chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
chủ yếu 1981 - 1985: “Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa...”. [8; 287]
Trong không khí của Đại hội V của Đảng, nhân dân Đảng bộ huyện Nho
Quan tập trung phát triển nông nghiệp:
Bảng 1: Tình hình sản xuất nông nghiệp từ 1965 - 1985
TT

Tiêu chí

Đơn vị

1965

1970

1975

1980

1985

Tổng diện tích gieo trồng


Ha

10093

10272

9642

9246

9801

Tổng sản lượng lương thực

Tấn

18054

19078

19759

15574

15448

Tạ/Ha

17,9


19,2

20,5

16,8

15,8

Kg

124,7

136,1

136,5

107,6

106,7

Năng suất lúa
Bình quân lương thực

Nguồn: (9) Trong khoảng thời gian này do điều kiện kinh tế - xã hội nên huyện
xuất hiện những mô hình mới về quản khoán trong hợp tác xã như hiện tượng
khoán ở Gia Thắng. Huyển ủy sớm nắm bắt, đánh giá đúng sức mạnh của động
lực vật chất đối với người lao động, khi được khuyến khích sẽ nhân lên sức
mạnh gấp bội, mô hình này làm cũng làm cho sản xuất nông nghiệp có bước
phát triển. Nhưng do cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộ lộ
nhiều hạn chế không phù hợp với sản xuất nông nghiệp, kinh tế tập thể có khó

khăn. Xã viên
có tư tưởng: “Chân ngoài dài hơn chân trong”.
Nhìn vào bảng thống kê (bảng 1) trên ta thấy được khoảng thời gian từ
1965 - 1985 nông nghiệp đã có sự phát triển nhưng không đều, thậm chí đã có
sự suy giảm. Đặc biệt, trước năm 1986 tổng sản lượng lương thực đạt 15448 tấn
(giảm 1,2 lần so với năm 1965). Sở dĩ có sự suy giảm đó là do cuộc chiến tranh
phá hoại của Mỹ, rồi xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1977) và
12


biên giới phía Bắc (2 - 1979), do thiên tai làm mất mùa, sự chỉ đạo của các cấp
ủy chưa được chặt chẽ, thống nhất.
Trước tình hình như trên, ngày 31/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa IV) ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Với chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm
và người lao động như luồng sinh khí mới thổi vào nông thôn tạo sức mạnh
trong sản xuất nông nghiệp. Cấy, cầy tốc độ nhanh đảm bảo thời vụ, nâng cao
được chất lượng hoạt động của các hợp tác xã. Đồng ruộng trước kia đầy cỏ năn
lác, thùng đào, thùng đấu nay trở thành đồng lúa. Củng cố quan hệ sản xuất,
đồng thời có tác động rèn luyện cán bộ, Đảng viên góp phần chống tiêu cực,
chống tư tưởng “làm ít muốn hưởng thụ nhiều”.
Từ năm 1981, có chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sản xuất nông
nghiệp vươn lên mạnh mẽ ở tất cả các hợp tác xã. Đóng góp cho Nhà nước về
lương thực đạt 107% so với kế hoạch, năng suất lúa vượt 4 tấn thóc/ha. Sản xuất
nông nghiệp trong 5 năm (1981 - 1985) có nhiều mặt tiến bộ. Năng suất lúa bình
quân (1983 - 1985) đạt 23 tạ/ha/vụ. Tổng sản lượng thóc 5 năm (1981 -s 1985)
đạt 123765 tấn. [9]
Tuy nhiên, trên thực tế Chỉ thị 100 của Ban Bí thư cũng có điểm chưa hợp
lý: cơ chế quan liêu bao cấp vẫn duy trì, việc phát triển kinh tế trong hợp tác xã

đã hạn chế sự phát triển tư nhân, sự chỉ đạo ở một số nơi thiếu sâu sát...
Chính vì thế đã dẫn tới những mất cân đối trong nền kinh tế giữa cung và cầu...
yêu cầu đặt ra là cần phải đổi mới để giải quyết tình trạng trên.
Trong khoảng thời gian này, huyện Nho Quan áp dụng các thành tựu khoa học
kĩ thuật vào sản xuất, đời sống... còn hạn chế, chưa có các loại giống cây trồng cho
năng suất cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên của huyện... Nông nghiệp đã bộc lộ
nhiều điểm chưa phù hợp cần khắc phục để đưa kinh tế nông nghiệp phát triển.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có bước phát triển mới. Tuy nhiên, đàn
trâu, đàn bó đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi lại có sự gia tăng không
đều qua các năm.
13


Bảng 2: Tình hình chăn nuôi huyện Nho Quan từ 1975 - 1985
Năm

1975

1980

1985

Trâu

5728

7474

6953




4103

4975

5977

Lợn

15328

19861

22269

Con

Nguồn: (9)
Chăn nuôi trong giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích lấy sức kéo, lấy thịt
để phục vụ cuộc sống của nhân dân. Chính vì thế mà chăn nuôi chậm phát triển.
* Về lâm nghiệp
Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình. Vì thế, công tác chăm sóc
và bảo vệ rừng hết sức được Đảng bộ huyện và nhân dân chú trọng với lực
lượng kiểm lâm được thành lập từ rất sớm, có trách nhiệm với công việc, hoạt
động có hiểu quả đáp ứng được nhiệm vụ đề ra là bảo vệ và phát triển rừng.
Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc được chú trọng.
Từ năm 1961 đến mùa xuân 1965, toàn huyện trồng hàng triệu cây các loại.
Riêng 2 năm 1964 - 1965, trồng được 394000 cây. Trong 2 năm (1970 - 1972)

toàn huyện trồng được 170 ha cây cải tạo đồi trọc và từ năm 1973 - 1975 toàn
huyện trồng hơn hai triệu cây các loại trên đồi trọc đất trồng ven đường. Tuy
nhiên, với vị trí là huyện miền núi thì việc bảo vệ và trồng rừng như vậy vẫn còn
yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc khai thác rừng không có quy hoạch
vẫn còn xảy ra, khai thác trái phép xảy ra ở nhiều nơi và cũng phải kể đến những
diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy và bị sau bệnh.
* Về công nghiệp
Trước năm 1986, Nho Quan đã quan tâm đến công nghiệp của huyện tuy
nhiên còn gặp nhiều khó khăn. Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có
một số xí nghiệp như: xí nghiệp sứ, xí nghiệp gốm, xí nghiệp ngói,... bên cạnh
đó còn có các hợp tác xã thủ công nghiệp: mành trúc, thêu ren, hàng mây hàng
giang. Nhưng do cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của các ngành nghề, hơn

14


nữa ngành nghề thủ công nghiệp rất yếu, chưa có tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu kinh
tế của huyện, chưa có ngành nghề mới nào được đưa vào phát triển.
* Về văn hóa - giáo dục - y tế
Trên mặt trận văn hóa, Nho Quan đã có nhiều cuộc vận động xây dựng nếp
sống mới, tập trung vào việc thực hiện việc cưới, bảo đảm đúng luật hôn nhân gia
đình, xóa bỏ nạn tảo hôn, lấy vợ lẽ. Hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ tích cực
nhiệm vụ chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thông động viên nhân dân hăng hái lao
động sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng cuộc sống văn hóa mới ở khu dân cư
trật tự vệ sinh dần dần đi vào nề nếp. Qua đó, góp phần tích cực vào thắng lợi của
công cuộc xây dựng đời sống mới của nhân dân trong huyện.

Giáo dục đã được huyện Nho Quan quan tâm và luôn đặt lên hàng đầu
nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân toàn huyện. Năm 1985, số học sinh
trung học cơ sở là 19749 học sinh; số học sinh trung học phổ thông là 1577 học

sinh. Năm học 1984 - 1985 kết thúc, 90 - 95% học sinh lên lớp; 95% số học sinh
tốt nghiệp. Đặc biệt giáo dục hướng nghiệp tiến bộ hơn năm trước. Các trường
phổ thông duy trì sĩ số, các lớp bổ túc văn hóa tăng nhanh. Như vậy, ngay trong
chiến tranh và thắng lợi mùa xuân 1975 và tới trước 1986, giáo dục huyện Nho
Quan biến đổi không ngừng.
Lĩnh vực y tế, trong những năm 1984 - 1985 tuy còn gặp nhiều khó khăn
nhưng huyện luôn quan tâm đến sức khỏe của nhân dân. Vì thế đã cố gắng tạo
điều kiện để bệnh nhân được điều trị: số người điều trị nội trú tại các cơ sở ý tế
năm 1985 là 5263 người. Ngăn chặn kịp thời những dịch bệnh lây lan, như đau
mắt đỏ, viêm họng. Các công trình vệ sinh giếng nước, nhà tắm... được chú ý
sửa chữa, làm mới. Bên cạnh còn có hoạt động bảo vệ bà mẹ: “Năm 1985, số lần
khám phụ khoa là 70008 lần người, số lần khám thai là 9181 lần người”. [9]

15


CHƢƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NHO QUAN - TỈNH
NINH BÌNH THỜI KỲ 1986 - 2000
2.1. Chủ trƣơng, chính sách đổi mới của nhà Đảng, Nhà nƣớc và địa
phƣơng thời kỳ 1986 - 2000
* Chủ trương chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện: nằm trong bối cảnh chung cả nước,
đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức gay gắt, lại trong hoàn cảnh thiên
tai lũ lụt dầm dập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Sản xuất
nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, thiên tai lũ lụt, hán hán xảy ra liên tiếp.
Những tiêu cực như tham ô, lãng phí, suy thoái đạo đức, lối sống cơ hội thiếu
lành mạnh. Trong khi đó, cơ chế pháp lý cũ, tập trung quan liêu bao cấp kìm
hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đứng trước tình hình đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng như vậy Đảng ta

đã tiến hành họp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI từ 15 - 18/12/1986. Đại
hội đã nhấn mạnh nguyên nhân dẫn ðến tình hình trên, trong những năm qua
việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế - xã hội của đất
nước còn nhiều thiếu sót.
Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là trong toàn
bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây
dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là Đảng luôn luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng hành động theo quy luật khách quan. Ba là phải
biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện
mới. Bốn là phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng
cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, Đại hội đề ra đường lối
đổi mới.
Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu công - nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công
nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, cơ cấu
16


kinh tế huyện.
Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực - thực
phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng sản xuất.
* Đổi mới quan hệ sản xuất
Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất hã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
- Kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Sở dĩ Đảng, Nhà nước ta đổi mới quan hệ sản xuất như vậy nhằm phát huy
sức mạnh vốn có và đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng mới. Trên cơ sở

kinh tế nhà nước đóng vai tò chủ đạo, điều tiết các thành phần kinh tế khác, các
thành phần kinh tế có quyền lợi và hợp tác bình đẳng trước pháp luật, tuân thủ
pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần và
chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cả nước là một thị trường thống nhất, có nhiều lực lượng thuộc các thành
phần kinh tế cùng tham gia, thực hiện cơ chế giá cả thỏa thuận, giá kinh doanh
với chủ trương này sẽ thúc đẩy được sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
bởi nó phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo vốn có của nhân dân ta trong công
cuộc đổi mới.
Đường lối đổi mới tiếp tục được hoàn thiện trong các nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX. Được nhân dân cả nước hưởng ứng và
nghiêm túc thực hiện. Tất cả đều vì mục đích chung là làm thay đổi bộ mặt đất
nước một cách toàn diện.
* Chủ trương chính sách đổi mới của huyện Nho Quan
“Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thành công - Đại hội mở ra thời kỳ
17


đổi mới đất nước trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với những quan điểm tư
tưởng chỉ đạo mới là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân
thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Kịp thời uốn nắn bổ sung những vấn đề nảy
sinh từ thực tiễn, ra sức vượt lên khó khăn, tháo gỡ những yếu kém của cơ chế
quản lý cũ, từng bước xây dựng cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần đổi mới”
đó là những nhận định của Đảng bộ huyện Nho Quan. [3; 321]
Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và các

nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng của Bộ chính trị, của Ban bí
thư, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) lần thứ IV, vào điều
kiện cụ thể của huyện Hoàng Long, Đại hội lần thứ XIX đã đề ra mục tiêu lớn
và biện pháp là:
- Trong sản xuất nông nghiệp
Nho Quan xác định nông nghiệp giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của
huyện, vì vậy cần hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp. Trong đó
tập trung huy động vốn và lao động cho công tác thủy lợi, sử dụng có hiệu quả
sự hỗ trợ vốn của Trung ương và chủa tổ chức lương thực thế giới (chương trình
PAM), cơ bản chống được lũ tiểu mãn, tiêu úng, giải quyết được nước khi hạn
hán, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. Cần chú trọng để phát triển cây lúa
và các loại hoa màu khác. Từng bước đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp
dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh, mở rộng từng bước vụ hè thu...
- Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Xây dựng cơ bản, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp có nhiều ý nghĩa,
đặc biệt là ý nghĩa kinh tế và dân sinh. Một số ngành nghề truyền thống trong
huyện được khôi phục, phát triển và ngày càng được chú trọng. Sản xuất vật liệu
VD: làm gạch, ngói Phú Sơn, khai thác đá nung vôi, làm đỗ gỗ dân dụng... Một
số cơ sở quốc doanh hợp tác xã vừa được đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chế biến nông sản, thuốc lá, lạc, đậu tương
để hướng ra xuất khẩu. Cần phải phát huy tiềm năng vốn có đó là ngành nghề
thủ công mĩ nghệ như: chiếu cói, đan bèo, may mặc, mộc...
18


- Trong hoạt động thương nghiệp
Ổn định lĩnh vực lưu thông, phân phối, sắp xếp lại các xí nghiệp, công ty
quốc doanh theo hướng tự chủ, thực hiện hạch toán trong sản xuất kinh doanh.
Thương nghiệp, thị trường lương thực ổn định, cả khi giáp hạt. Thị trường tự do
phát triển một cách nhanh chóng trong nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy, cần

tăng cường công tác quản lý thị trường. Hoạt động mua bán sản phẩm cần thực
hiện tốt, bình ổn giá cả thị trường.
- Trong tài chính, ngân hàng
Thực hiện tốt các hoạt động tài chính, ngân hàng, đồng thời tổ chức cho vay
vốn sản xuất, ưu tiên vào đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, có chính sách hợp lý,
huy động tiền mặt trong nhân dân để ngân sách có thể thực hiện chi hỗ trợ.
Thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ của Đảng ta trong Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VI. Huyện Nho Quan đã căn cứ vào tình hình cụ thể và chủ
trương, đường lối của Đảng, đưa ra những biện pháp và chủ trương cho huyện
mình. Song song với các kì Đại hội Đảng, ban chấp hành Đảng bộ đoàn kết,
năng động, sáng tạo đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong
từng năm, trong từng thời kỳ thông qua các kỳ Đại hội XIX, XX, XXI, XXII.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân huyện đã đạt được những thành tựu
to lớn sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của
quê hương, bước vào thời kỳ phat triển mới.
2.2. Sự phát triển về kinh tế - xã hội từ 1986 - 2000
2.2.1. Kinh tế
2.2.1.1. Trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho con nười. Hệ thống trồng trọt cung cấp năng
lượng, dinh dưỡng cho con người tiêu thụ. Như vậy nông nghiệp là ngành cung
cấp lương thực, thực phẩm rất quan trọng, không có nông nghiệp thì không có sự
sống.
Lênin đã từng nói: “Cõ sở thực sự của nèn kinh tế là dự trữ lýõng thực,
không có dự trữ lýõng thực thì chính quyền nhà nước sẽ không có gì hết, những
19


chính sách về chủ nghĩa xã hội chỉ là mong muốn mà thôi”. Nắm bắt được tầm
quan trọng của nông nghiệp nhất là Việt Nam là nước chủ nghĩa xã hội lại có rất

nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp đã xác định trọng tâm của nền kinh tế là
nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Đối với một số ngành công nghiệp, nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp
đóng vai trò quyết định làm sản phẩm chế biến có giá trị cao hơn. Chính vì tầm
quan trọng như vậy, muốn có nền công nghiệp phát triển trước tiên phải có nền
kinh tế nông nghiệp vững chắc, ổn định.
Nông nghiệp phục vụ tái sản xuất kinh tế, nông nghiệp còn là thị trường
tiêu thụ của các sản phẩm các ngành kinh tế khác. Để tái sản xuất cần phải có
quá trình tiêu thụ sản phẩm, nông nghiệp được coi là thị trường rộng lớn của
ngành kinh tế: tiêu thụ máy móc, thiết bị của ngành công nghiệp nặng, hàng tiêu
dùng của công nghiệp nhẹ... Nông nghiệp còn góp phần đảm bảo an ninh quốc
phòng, giải quyết việc làm cho nhân dân.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trong không thể thiếu của bất kỳ nước nào trên
thế giới. Vì thế trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước trước tiên
luôn chú trọng đến nông nghiệp là chiếm vị trí hàng đầu. Nhất là một nước có hơn
80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp như Việt Nam. Tỷ trọng của
ngành nông nghiệp luôn chiếm giá trị cao trong ngành kinh tế quốc dân.

Huyện Nho Quan với diện tích tự nhiên là 19570 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 15429 ha với tổng số dân trên địa bàn huyện là 144792 người
(2003) trong đó hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Chính vì vậy nông
nghiệp có tầm quan trọng to lớn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong huyện.
Trước đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chưa thực sự chú trọng đầu tư phát
triển nông nghiệp, cộng thêm cơ chế quán lý quan liêu bao cấp, một số cán bộ
còn hiểu sai về hợp tác xã nên không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong
nông nghiệp dẫn đến nông nghiệp chậm phát triển.

20



×