Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

LIÊN MINH CHIẾN đấu lào VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.1 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HỒNG

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO - VIỆT NAM TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HỒNG

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO - VIỆT NAM TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đinh Ngọc Ruẫn

Sơn La, năm 2014


LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo
trong khoa Sử - Địa. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, thạc sỹ
Đinh Ngọc Ruẫn đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và các bạn sinh viên
lớp K51 ĐHSP Sử - Địa trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Sơn La, ngày 14/05/2014
Người thực hiện

Bùi Thị Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu....................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 4
4.1. Cơ sở tư liệu...................................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
5. Đóng góp của khóa luận....................................................................................4
6. Bố cục của khóa luận........................................................................................ 5
NỘI DUNG.......................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO –

VIỆT NAM ....................................................................................................... 6
1.1. Khái quát về Lào và Việt Nam .................................................................... 6
1.1.1. Khái quát về Lào ...................................................................................... 6
1.1.2. Khái quát về Việt Nam ........................................................................... 12
1.2. Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.............................. 16
1.3. Quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm
1945. ................................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2: LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO – VIỆT NAM TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) ........ 26
2.1. Tình hình Lào và Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ Hai ..................... 26
2.2. Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1945 – 1947 ........ 27
2.3. Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1948 – 1950 ........ 32
2.4. Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1951 – 1954 ........ 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ trước đến nay, quan hệ đặc biệt Lào – Việt
Nam, Việt Nam – Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự
gắn bó bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc cùng
chung mục đích đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Mối quan hệ Lào – Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời và dựa trên những
điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Kể từ khi Đảng Cộng sản
Đông Dương ra đời (3/2/1930), mối quan hệ này được Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp xây dựng, được các thế hệ sau tiếp tục phát triển.
Đây được xem là mốc son chói lọi trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào – Việt
Nam. Khi Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười ở Lào
thành công năm 1945, tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước đã góp phần củng cố

sức mạnh đoàn kết trong phe các nước xã hội chủ nghĩa, cùng đấu tranh chống kẻ
thù chung là thực dân Pháp (1945 – 1954). Sau đó, 21 năm kháng chiến chống Mỹ
(1954 – 1975) của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam tiếp tục kế thừa, phát triển
truyền thống đoàn kết cách mạng vốn có của hai dân tộc giai đoạn trước. Hoạt động
phối hợp đấu tranh của các cơ quan lãnh đạo cùng quân và dân Lào, Việt Nam đều
xuất phát từ tình cảm sâu đậm, tinh thần trách nhiệm của hai bên dành cho nhau.
Chính điều này tạo nên những nguồn lực mới, những nấc thang mới trong sức mạnh
của từng dân tộc, từ đó mở đường đi tới thắng lợi chung cho hai nước. Từ năm
1975 đến nay, quá trình xây dựng đất nước đã ngày càng hun đúc thêm tinh thần
đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam.
Đáng chú ý trong chặng đường phát triển mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam
là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân hai nước giai đoạn 1945 –
1954. Dưới sự giúp đỡ tận tình và chi viện kịp thời của nhân dân Việt Nam, nhân
dân các bộ tộc Lào đã giành được thắng lợi quan trọng. Nhờ sự phối hợp chiến đấu
của quân đội cách mạng Lào nên quân đội nhân dân Việt Nam đã giành được thắng
lợi quyết định. Có thể thấy rằng, đặc sắc nhất trong quan hệ Lào –

1


Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 chính là liên minh chiến đấu Lào – Việt chống
thực dân Pháp xâm lược.
Tìm hiểu liên minh chiến đấu Lào – Việt chống thực dân Pháp xâm lược là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn, nó giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc, đầy đủ
hơn về quá trình phát triển cách mạng của mỗi nước, về truyền thống keo sơn
của hai dân tộc và lịch sử của một mối quan hệ “ngoại giao” về quân sự mẫu
mực, điển hình trên thế giới. Hơn nữa, việc tìm hiểu về liên minh chiến đấu Lào
– Việt sẽ cho ta thấy đóng góp lớn của liên minh này đối với phong trào giải
phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ Hai ở cả Lào và Việt Nam. Tìm hiểu
về liên minh chiến đấu Lào – Việt chống thực dân Pháp còn giúp bản thân tôi

rèn luyện và trưởng thành hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu vấn đề: “Liên
minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945 – 1954)” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấu
Lào – Việt Nam. Tôi xin điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này như sau:
Tác phẩm “Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp tại Lào (1945 – 1954)” của Viện lịch sử quân sự Việt Nam trực
thuộc Bộ Quốc phòng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, đã khái quát quá
trình hình thành và phát triển của quân tình nguyện, từ các đơn vị Việt kiều giải
phóng quân và Liên quân Lào – Việt trong những năm đầu cách mạng, cho đến
khi chính thức trở thành quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Tuy nhiên, tác
phẩm này tập trung chủ yếu vào phân tích vai trò của quân đội Việt Nam đối với
việc giúp đỡ cách mạng Lào mà chưa đi sâu tìm hiểu mối quan hệ tương trợ của
quân đội hai nước.
Tác phẩm “Lược sử nước Lào” của tập thể các tác giả: Phan Gia Bền, Đặng
Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Huỳnh Lứa, Lê Duy Lương, Nguyễn Hữu Thùy,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, đã trình bày có hệ thống lịch sử nước Lào
2


từ thời tiền sử đến năm 1975. Trong đó, tác phẩm dành một chương để nói về
cuộc kháng chiến của nhân dân Lào chống chủ nghĩa đế quốc Pháp (1945 –
1954) và có đề cập đến Liên minh Việt – Miên – Lào trong sự nghiệp đoàn kết
chiến đấu vốn có giữa ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.
Tác phẩm “Lịch sử Lào hiện đại” tập I của hai tác giả Nguyễn Hùng Phi và
TS. Buasi Chalơnsúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, đã trình bày cuộc

đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn
1893 – 1954 khá chi tiết và đầy đủ. Vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam
được phản ánh cụ thể thông qua các chiến dịch quân sự tại Lào.
Đáng chú ý là vào năm 2012, nhân dịp kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Lào – Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2012), Chính phủ hai nước đã tổ
chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” được đông
đảo nhân dân hai nước hưởng ứng. Đã có nhiều bài dự thi phân tích khá sâu sắc
về mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam nói chung và liên minh chiến đấu Lào –
Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược nói riêng.
Vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam còn được đề cập đến trong một
số hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tổng tư lệnh Quân đội nhân dân
Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra, còn rất nhiều tài
liệu khác nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này như các cuốn sách: “35 năm chiến
thắng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam”, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 1979; “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập III, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2010; “Việt kiều Lào – Thái với quê hương”, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004… Như vậy, qua những tác phẩm trên ta thấy mỗi tác phẩm đề cập tới
những khía cạnh và góc độ khác nhau về liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.
Các tác phẩm trên là nguồn tư liệu quan trọng để phục vụ cho công tác nghiên
cứu vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt một cách tổng quan.
Trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc bài viết của các tác giả, tôi quyết định tiếp tục
phát triển vấn đề một cách khái quát và hệ thống, hy vọng có thể tái hiện tương
đối nội dung mà khóa luận đặt ra.
3


3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: “Liên minh chiến đấu Lào – Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận tập trung làm rõ các vấn đề:
- Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.
- Liên minh chiến đấu Lào – Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong giai
đoạn 1945 – 1954.
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tƣ liệu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi có tham khảo các cuốn sách: Hồ chí
Minh toàn tập, Văn kiện Đảng, bài viết của các nhà lãnh đạo cách mạng, các cơ
quan chuyên môn, cùng các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố..
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp: logic, lịch
sử, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp các vấn đề theo mối quan hệ biện
chứng với nhau.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận hoàn thành sẽ có ý nghĩa quFan trọng sau đây:
- Khái quát hóa được tiến trình phát triển của liên minh chiến đấu

Lào – Việt

Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).
- Giúp cho những người quan tâm đến quan hệ hữu nghị, truyền thống đặc biệt
Lào – Việt Nam hiểu sâu sắc hơn về liên minh quân sự này.
- Là nguồn tư liệu giúp các nhà giáo, sinh viên và học sinh tham khảo để giảng
dạy và học tập tốt hơn môn lịch sử.
4



6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.
Chương 2: Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954).

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
LÀO – VIỆT NAM
1.1. Khái quát về Lào và Việt
Nam 1.1.1. Khái quát về Lào
Lào là quốc gia có lịch sử tồn tại và phát triển khá lâu đời, nằm ở Đông Nam
Á, khu vực được coi là cái nôi nông nghiệp đầu tiên và cũng là cội nguồn của
văn minh nhân loại. Nền văn hóa Lào có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của nhiều
dân tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Quốc.
Địa lý
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không
giáp biển. Ngày nay, diện tích của Lào khoảng 236 800 km 2 , phía Bắc giáp
Trung Quốc với 416 km đường biên giới, phía Tây Bắc giáp Mianma với 230
km đường biên giới, tiếp theo đó phía Tây Nam giáp Thái Lan: 1730 km, phía
Nam giáp Campuchia: 492 km và phía Đông giáp Việt Nam: 2067 km đường
biên giới.
Địa hình nước Lào đa dạng, được chia làm 3 khu vực: núi đồi, cao nguyên và
đồng bằng. Núi đồi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Từ sông Nậm
Kạ Đinh trở lên phía Bắc là khu vực Thượng Lào, nơi tập trung nhiều dãy núi
trùng điệp, có đỉnh cao nhất là Phu Bia cao 2 817 m. Vùng biên giới phía Bắc

nước Lào có hai dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông
Bắc – Tây Nam rồi hạ thấp dần xuống, hình thành một chuỗi các cao nguyên:
Hủa Phăn, Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, Khăm Muộn,
Xavanakhet, Bôlôven. Từ sông Nậm Kạ Đinh trở xuống phía Nam là miền
Trung và Hạ Lào, địa hình thoải dần về phía Tây. Đồng bằng ở Lào có diện tích
nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển của các dân tộc ở Lào. Dọc sông Mê Kông có một chuỗi đồng bằng châu
thổ nhỏ hẹp:
- Phía Bắc Viêng Chăn có các đồng bằng: Mường Xỉnh, Huội Sai, Pạc Thà,
Pạc Bèng, Pạc Lai, Xaynhabali, Nặm Khàn…
6


- Phía Nam Viêng Chăn có đồng bằng Viêng Chăn, đồng bằng Nam Lào.
Đây là vùng dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nghiệp phát triển.
Hầu hết các trung tâm kinh tế, văn hóa của Lào đều nằm ở khu vực địa hình này.
Lào là quốc gia có khí hậu nhiệt đới tiêu biểu nóng và ẩm, mỗi năm có hai
mùa mưa, khô rõ rệt. Từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa với đặc trưng là nóng
ẩm và mưa nhiều, có gió mùa Tây Nam hoạt động. Mùa khô ít mưa và lạnh, kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc hoạt động.
Hệ thống sông ngòi ở Lào dày đặc, hầu hết đổ về sông Mê Kông. Phần sông
Mê Kông chảy qua nước Lào dài khoảng 1 800 km, đây là con sông dài, rộng
nhất nước. Sông Mê Kông cùng phụ lưu, chi lưu của nó trở thành hệ thống giao
thông đường thủy quan trọng nối liền Bắc – Nam, Đông – Tây của đất nước Lào.
Hệ thống sông ngòi ở Lào có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân các dân
tộc Lào như trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu giữa các vùng khi đường bộ
chưa phát triển, nguồn cung cấp cá, tôm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày của
người dân.
Tài nguyên thiên nhiên của Lào phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng
sản kim loại, rừng tự nhiên, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên do hạn chế về mặt địa

hình, sự chia cắt bởi các dãy núi, đặc biệt là vị trí địa lý không giáp biển nên
việc mở rộng giao lưu buôn bán của người dân không được thuận lợi.
Dân cư
Khoảng thiên niên kỉ I TCN, người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía
nam, họ sinh sống ở nhiều nơi trong đó có phần đất thuộc lãnh thổ nước Lào và
được người Hán gọi là Ai Lao. Dân tộc Lào có nguồn gốc là người Thái, người
Thái đã đồng hóa hoặc đẩy lui những người Môn – Khơme Nam Á, thành lập
nên các tiểu vương quốc của họ. Người Lào coi đây là thời điểm bắt đầu lịch sử
quốc gia của họ.
Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 nhóm với các tên gọi: Lào lùm (các tộc người
Lào cư trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng
trên), Lào xủng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng rẻo cao).

7


Nhóm Lào lùm bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ Lào
– Thay. Dân số trên 2 triệu người, chiếm khoảng 60% dân số, gồm các dân tộc:
Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu Lay, Duôn, trong đó có người Lào đông nhất,
khoảng 1,8 triệu người. Hầu hết các dân tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bản
mường ở vùng đồng bằng dọc sông Mê Kông hoặc ở các thung lũng, những
vùng trũng trên cao nguyên. Người Lào lùm sinh sống bằng nghề nông, làm
ruộng nước. Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào lùm còn có mảnh vườn rộng
lớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả. Nghề thủ công trong vùng người Lào
lùm cũng khá phát triển như: dệt vải, đan lát, đồ gốm, nấu đường, làm muối…
Nhóm Lào xủng chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa
trong quá trình dựng nước và giữ nước ở Lào.
Nhóm Lào thơng thuộc ngữ hệ Môn – Khơme, gồm trên 20 tộc sinh sống trên
những vùng sườn đồi, núi, cao nguyên. Dân số khoảng 1 triệu người, chiếm 15%
dân số, trong đó dân tộc Khơ mú đông nhất trên 300 nghìn người. Các dân tộc

thuộc nhóm Lào thơng cư trú rải rác trên địa bàn rộng lớn suốt từ Bắc xuống
Nam tại các triền núi, cao nguyên dọc theo các con sông, suối nhỏ. Người Lào
thơng cũng ở nhà sàn, cột gỗ thưng phên tre nứa hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhà
sàn người Lào lùm. Làm nương rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Lào thơng.
Một số vùng của dân tộc Khơ mú, Puộc, Phoọng ở Bắc Lào; Xồ, Xẹc ở Trung
Lào; La Ven, Suồi ở Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển sang làm ruộng là
chủ yếu. Trừ một số tộc xuống làm ruộng, học được nghề dệt vải với người Lào
lùm còn đại bộ phận người Lào thơng chưa biết dệt vải hoặc dệt còn thô sơ.
Người Lào thơng thường trao đổi với người Lào lùm vải mặc và một số hàng
thiết yếu khác như muối, mắm, đường. Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổ
sản, bởi vậy việc khai thác lâm thổ sản có vị trí quan trọng đối với người Lào
thơng. Xã hội Lào thơng còn tồn tại nhiều tàn tích của thời bộ lạc thị tộc, trình
độ sản xuất phát triển còn chậm.
Nhóm Lào xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi, thuộc
ngữ hệ Mèo – Dao, Tạng – Miến, dân số khoảng 400 nghìn người, chiếm khoảng
10% dân số, gồm có các tộc: H’mông, Dao, Lô Lô, Hà Nhì, trong đó tộc
8


H’mông đông nhất với gần 250 nghìn người. Tuy đã cư trú trên địa bàn Lào
hàng thế kỷ nhưng theo lịch sử Lào thì nhóm Lào xủng xuất hiện sau nhóm Lào
lùm, Lào thơng. Người Lào xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ
1000m trở lên, nơi khí hậu mát mẻ về mùa hè, giá rét về mùa đông. Họ sống tập
trung ở các dãy núi phía Bắc Lào. Người Lào xủng sinh sống bằng nương rẫy,
trồng ngô, lúa; chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn, bò, dê, ngựa. Về tiểu thủ công,
người Lào xủng có nghề dệt còn thô sơ chỉ tự túc được một phần, phải dựa vào
việc trao đổi với nhóm người Lào lùm, nghề rèn của người Lào xủng cũng khá
phát triển. Nhìn chung xã hội Lào xủng phát triển chậm.
Trong lịch sử, nhân dân các dân tộc Lào luôn sinh sống hòa thuận xây dựng
đất nước, đoàn kết trong đấu tranh chống kẻ thù.

Lịch sử
Các công cụ bằng đá được phát hiện ở Hủa Phăn và Luông Pha Băng chứng
minh cho sự hiện diện của con người thời tiền sử trong lãnh thổ Lào ít nhất cách
ngày nay 40 nghìn năm. Thời tiền sử ở Lào được đặc trưng bởi sự tiếp xúc với
nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên trước thế kỉ XIV, lịch sử nước
Lào chưa được ghi chép rõ ràng. Đến năm 1353, vua Pha Ngừm thống nhất các
tiểu vương quốc (Hủa Phăn, Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc…) thành lập vương quốc
Lan Xang, đóng đô ở Luông Pha Băng, lịch sử thành văn chính chức được công
nhận ở Lào. Vua Pha Ngừm đã thiết lập chế độ phong kiến tập quyền và đây
chính là thời kì phát triển rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào. Vương quốc
Lan xang được mở rộng bởi người kế vị vua Pha Ngừm, đáng chú ý là thời vua
Xệt-tha-thi-lát, ông đã rời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn.
Nửa sau thế kỉ XVI, vương quốc Lan Xang bị Miến Điện xâm lược ba lần.
Nhân dân Lào kiên cường nổi dậy khởi nghĩa chống ách thống trị của Miến Điện
và giành độc lập vào năm 1581. Sau đó dưới thời vua Xu-li-nha-vông-xả (1637
– 1694), Lan Xang được khôi phục về mọi mặt, đây cũng là thời kì vàng son của
nước Lào. Sau khi vua Xu-li-nha-vông-xả qua đời, các thế lực phong kiến nổi
lên tranh giành quyền lực. Năm 1713, Lan Xang bị chia thành ba vương quốc là
Luông Pha Băng, Viêng Chăn và Chăm Pa Sắc. Tất cả các cuộc chiến tranh và
9


nổi dậy trong nước làm suy yếu vương quốc, tạo cơ hội cho kẻ xâm lược nước
ngoài mới xâm nhập. Năm 1778, Xiêm (Thái Lan) đưa quân sang đánh Lào,
ngay sau đó Lào bị phong kiến Xiêm đô hộ. Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của
vua A Nụ đã vùng lên chống ách đô hộ của phong kiến Xiêm.
Hiệp ước Pháp – Xiêm đã giúp cho Pháp chiếm đóng và cai trị phần lãnh thổ
phía Đông Lào từ năm 1893 đến năm 1945. Lào được sáp nhập vào Liên bang
Đông Dương năm 1983. Trong thời kì thuộc Pháp, ở Lào đã nổ ra nhiều cuộc
khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Khi-vo-lả-lạt (1900-1901), Phò-càđuộc (1901 – 1903), Chậu-phạ-pat-chay (1918 – 1922), Ông Kẹo và Ông Comma-đam (1901 – 1937)… nhưng đều bị đàn áp. Với bản hiệp ước Pháp - Xiêm,

Lào còn bị mất vùng I Xản (Đông Bắc Thái Lan hiện nay) vào tay Xiêm. Trong
chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Nhật thay chân Pháp cai trị ở Đông
Dương. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào
tuyên bố độc lập.
Lịch sử Lào từ khi dựng nước đến khi giành độc lập trải qua nhiều thay đổi
nhưng với sức mạnh đoàn kết toàn dân thì đất nước Lào vẫn tồn tại và phát triển
vững chắc. Đây là điều kiện tiền đề để nhân dân Lào tiếp tục chiến đấu chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ những năm tiếp theo của thế kỉ XX.
Văn hóa
Nước Lào còn gọi là Lan Xang, “Lan” nghĩa là triệu, “Xang” là voi. Lan
Xang có nghĩa là Triệu Voi, vì vậy Lào được mệnh danh là đất nước Triệu Voi.
Nằm ở nơi giao thoa của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là
Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã tiếp thụ có chọn lọc những tinh hoa văn
hóa, những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của hai nền văn minh đó để hình
thành nên một nền văn hóa hết sức độc đáo và đặc sắc của riêng mình. Nền văn
hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người
Lào, sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật
biểu diễn của Lào.
Với dân số khoảng 6,6 triệu người (2012) nhưng có tới 1 400 ngôi chùa lớn
nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa chiền, đền
10


tháp là “chất keo cộng đồng” gắn kết các dân tộc Lào lại với nhau. Chùa chiền
với những mái ngói uốn cong còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa
chiền gắn liền với làng bản, làng bản lại là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi,
múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn.
Lào là đất nước bốn mùa lễ hội. Cũng như các nước trong khu vực Đông
Nam Á. Lễ hội ở Lào được gọi là Bun, nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun

nghĩa là làm phước để được phước. Lào có tết cổ truyền Bun Pi May (có nghĩa
là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết Té nước diễn ra vào tháng 4 hàng năm.
Ngoài ra còn có Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, các lễ hội: Bunbangphay
(Phật hóa thân), Bun Visakha Puya (Phật Đản), Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ
người đã mất)... Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các
cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập
quán của người Lào.
Trong những ngày lễ hội, vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ
ăn, thức uống thịnh soạn hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu.
Trong những ngày này, mọi người thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, ăn uống, vui
chơi. Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bun Pi May mang ý nghĩa
đem lại sự phồn vinh cho vạn vật, ấm no, hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để
nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.
Chăm pa là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào. Mang
đậm một bản sắc riêng biệt, hoa chăm pa với hương sắc ngào ngạt của mình
phản ánh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào, những con người có một vẻ đẹp
giản dị, chan hoà và chất phác. Người dân Lào thường trồng hoa chăm pa để tô
điểm cho vẻ đẹp thanh bình êm ả của đất nước và làm sống động hơn trong
không khí hội hè.
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào truyền từ đời này qua đời khác, hun
đúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của người Lào. Qua thời gian, nó được kết
tinh ở những phong tục đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền

11


muộn, buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân và chúc phúc khách quý, bạn bè...
đó là mỹ tục độc đáo và hiếm có.
Đất nước, con người và nền văn hoá Lào mang trong mình nguồn sức mạnh
vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu. Đó chính là tiềm năng và là nguồn nội

lực to lớn để nhân dân các dân tộc Lào đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ đất
nước.
1.1.2. Khái quát về Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á, có lịch sử xây dựng và
phát triển lâu đời. Việt Nam – vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa Đông phương
với nền tảng tam giáo đồng nguyên tồn tại hàng ngàn năm phong kiến. Vì vậy,
đất nước và con người Việt Nam luôn bộc lộ khí chất kiên cường, một bản lĩnh
anh hùng cách mạng từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay.
Địa lý
Lãnh thổ Việt Nam có dạng hình chữ S, chạy dọc bờ biển phía đông của bán
đảo Đông Dương. Diện tích tự nhiên là 331 212 km 2, phía Bắc giáp Trung Quốc
với 1 281 km đường biên giới, phía Tây giáp Lào và phía Tây Nam giáp
Campuchia với đường biên giới lần lượt là 2 130 km và 1 228 km. Phía Đông và
Nam Việt Nam giáp biển Đông có 3 260 km đường bờ biển. Vị trí địa lý của
Việt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu với các quốc gia trên thế giới.
Địa hình Việt Nam rất đa dạng, bao gồm ba dạng chính: đồi núi, cao nguyên
và đồng bằng. Đồi núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, núi tập trung
thành 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Điểm
cao nhất Việt Nam là đỉnh Phan-xi-păng cao 3 143 mét, thuộc dãy núi Hoàng
Liên Sơn. Cao nguyên và đồi trung du nằm ở nơi chuyển tiếp giữa miền núi với
đồng bằng, có các cao nguyên lớn như: Mộc Châu, Kom
Tum, Mơ Nông, Lâm Viên…
Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
và đồng bằng duyên hải miền Trung là nơi tập trung đông dân cư và hoạt động
sản xuất phát triển nhất, hình thành các vựa lúa lớn.

12


Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên giữa hai

miền Nam Bắc lại có sự phân hóa: tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở miền Nam
với hai mùa (mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô từ giữa
tháng 10 đến tháng 4 năm sau), tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
ở miền Bắc với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Do nằm dọc theo bờ biển,
khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu
tố khí hậu biển.
Sông ngòi ở Việt Nam dày đặc với các hệ thống sông lớn như: sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Mã, sông Cửu Long, sông Đồng Nai… Phần lớn các con
sông đều chảy từ miền núi xuống đồng bằng nên có nhiều tiềm năng về thủy
điện ở miền núi và có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các đồng
bằng. Sông Đà, sông Xê Xan, sông Đồng Nai… là những con sông có giá trị
thủy điện lớn ở Việt Nam. Hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Cửu
Long đã bồi bắp và hình thành nên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là rất giàu có về
khoáng sản, đất trồng, nguồn nước mặt nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh
tế. Các vùng đồng bằng và ven biển có nhiều điều kiện để giao lưu buôn bán với
bên ngoài.
Dân cư
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) chiếm gần 86%, còn các
dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước.
Người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. Người Kinh cho
rằng họ là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nòi giống con rồng cháu tiên.
Ngôn ngữ của người Kinh là tiếng Việt thuộc ngữ hệ Việt – Mường. Người Kinh
sinh sống trong các đơn vị cơ sở là làng, xã. Làng, xã là tổ chức cộng đồng có chức
năng cố kết người dân sinh sống trong cùng một địa vực lại với nhau, nơi kết nối
mọi thành viên trong gia đình với một xã hội thu nhỏ. Người Việt có nghề trồng lúa
nước cổ truyền, đánh bắt tôm cá và chăn nuôi gia súc rất phát triển. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp gắn bó với các con sông là nguồn cung cấp nước tươi và bồi bắp
phù sa làm đất đai màu mỡ. Bên cạch nông nghiệp, người Kinh từ xa


13


xưa đã biết làm nhiều mặt hàng thủ công như: đồ gốm, dệt lụa, rèn sắt… Người
Việt có vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
Những dân tộc thiểu số phần lớn đều sinh sống ở các vùng miền núi và cao
nguyên. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu
đời như dân tộc: Thái, Mường, Dao, Chăm, Khơ me… nhưng cũng có các dân
tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở
miền Nam. Với đặc thù sinh sống trên các vùng đất cao nên hoạt động sản xuất
nông ngiệp chủ yếu của các dân tộc thiểu số là làm nương rẫy, chăn thả gia súc,
dệt thổ cẩm… Tổ chức cộng đồng của họ là bản, mường, buôn… mỗi thành viên
đều sinh sống hòa thuận, đoàn kết.
Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn hòa thuận để phát triển kinh tế – xã hội.
Lịch sử
Người dân Việt Nam luôn tự hào về bốn ngàn năm lịch sử của mình, theo
truyền thuyết về thời Hồng Bàng, thế kỷ VII TCN, người Lạc Việt đã lập nên
nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp
là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ III TCN. Bắt đầu từ thế kỷ II TCN, người
Việt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Nhiều
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Bà Triệu, Mai Thúc Loan... đã nổ ra
nhưng phải đến năm 938, Việt Nam mới chính thức giành được độc lập lâu dài,
khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV dân tộc Việt Nam đã
xây dựng đất nước, tổ chức chính quyền theo thể chế quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền, chính quyền chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Trong
suốt thời kỳ phong kiến, Việt Nam nhiều lần phải chống lại sự xâm lược của các
triều đại phương Bắc và cũng có những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ xuống
phía nam.

Đến giữa thế kỷ XIX, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thành
thuộc địa của Pháp. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt
Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân
14


Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2/9/1945, Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Với truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc, trải qua hàng ngàn
năm lịch sử, Việt nam vẫn trường tồn và phát triển mạnh mẽ. Đó là gốc rễ để
Việt Nam làm nên những chiến thắng lừng lẫy trong thế kỉ XX chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Văn hóa
Việt Nam có nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn
hóa tộc người. Cộng đồng 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam
có những phong tục tập quán tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội mang nhiều ý
nghĩa sinh hoạt cộng đồng như: hội mùa, lễ cúng cơm mới, hội đua thuyền…
Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa của những niềm tin bền vững trong tín
ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của các tôn giáo, tính
cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp, truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến
hiện đại của văn học, nghệ thuật. Điều đó được thể hiện trong nếp sống của mỗi
con người, nếp nhà của mỗi gia đình Việt.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo
ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi
văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng với nền văn hóa làng xã và văn minh
lúa nước của người Việt, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại
Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên... Từ những ảnh hưởng từ lâu đời của văn hóa
Trung Hoa và văn hóa khu vực Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây trong các thế kỷ XIX, XX, văn hóa Việt Nam đã có những thay đổi

theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía
cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Đặc biệt, trong thời kì kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ XX, văn hóa trở
thành mặt trận xung kích, những cán bộ văn hóa thông tin là chiến sỹ trên mặt
trận tư tưởng, khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”
đã thúc dục ý chí quyết chiến, quyết thắng toàn dân.
15


1.2. Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam
Từ bao đời nay, Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng cùng nằm trên bán
đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông, Lào nằm ở phía tây của bán đảo.
Hai nước cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có chung đường biên giới
dài gần 2 100 km và cùng chung dòng sông Mê Kông là điểm tựa gắn bó nhau
về mặt địa lý. Xuất phát từ vị trí địa – chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân
văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có chung nguyện vọng về hòa bình nên
Lào và Việt Nam đã hình thành một liên minh quân sự mang tính chất tự nhiên
và bền vững trong suốt nhưng năm tháng kháng chiến chống thực dân, đế quốc
phương Tây.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi
Có vị trí địa – chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á là do Lào và Việt
Nam nằm trên ngã tư đường giao thương hàng không, hàng hải quốc tế, nối liền
Đông Bắc Á, Nam Á qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nguồn tài
nguyên khoáng sản khá phong phú, một điểm nóng của sự tranh giành lợi ích và
ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Sông Mê Kông là nguồn sống
chính của nhân dân Lào, cung cấp nước, phù sa và dưỡng chất cho sản xuất nông
nghiệp, đồng thời tạo nên vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Dãy Trường Sơn trở
thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, là bức tường thành hiểm
yếu, tạo điều kiện cho hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Do đó, vị trí địa lý và điều kiện

tự nhiên của hai nước Lào, Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên cho sự hình thành
liên minh chiến đấu Lào – Việt trong chiến tranh một cách thuận lợi.
Đặc sắc trong truyền thống văn hóa và cộng đồng dân cư
Là những quốc gia đa dân tộc, Lào và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về
văn hóa. Quá trình cộng cư hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Lào và cư
dân Việt Nam dọc tuyến biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục
mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Cả
hai dân tộc đều có những nét chung thống nhất về nền văn hóa Đông Nam Á, đó
là lấy sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước làm phương thức sản xuất chính. Cho
16


đến nay, các dân tộc anh em sống ở hai quốc gia vẫn tự hào và truyền lại những
câu chuyện lịch sử phát triển lâu đời của cha ông từ ngàn đời. Đặc biệt với lòng
nhân ái, bao dung và tinh thần cố kết cộng đồng, người Lào cũng như người Việt
Nam đã tạo nên nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh. Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,
đã thể hiện rõ nét triết lý nhân sinh lấy con người làm gốc của Phật giáo – tôn
giáo chủ đạo ở cả hai nước. Sự tương đồng giữa văn hóa bản – mương của người
Lào và văn hóa làng – xã của người Việt bắt nguồn từ chính nền tảng chung của
nền nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Nhờ đời sống tâm linh phong phú,
trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử
thế của mình, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam bao giờ cũng nêu cao những
phẩm chất yêu thương và hướng thiện. Chính vì vậy, nét tương đồng về dân cư
và văn hóa được coi là cơ sở quan trọng hình thành liên minh chiến đấu của hai
dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
Lịch sử truyền thống hữu nghị, đoàn kết lâu đời
Quá trình tích lũy và vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc Lào,
Việt Nam có lịch sử lâu dài. Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hữu
hảo, cưu mang đùm bọc lẫn nhau. Trong thời phong kiến, giữa hai dân tộc không

có sự áp bức và nô dịch nhau, không có hiềm khích và thù hằn nhau. Mặt khác,
nhân dân hai nước lại luôn giúp đỡ, che chở lẫn nhau, là láng giềng chí cốt của
nhau. Từ thế kỉ XIV, khi Lào mới thống nhất lãnh thổ với tên gọi Lan xang, vua
Phà Ngừm và các vị vua sau ông đều đặc biệt quan tâm đến quan hệ ngoại giao
trong quá trình xây dựng vương quốc của mình. Vương quốc Lan Xang khi đó
rất coi trọng ngoại giao với Đại Việt – nhà nước phong kiến của Việt Nam. Đến
thế kỉ XV, nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược Đại Việt, trong giai đoạn đầu khởi
nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân của Lê Lợi nhận được sự giúp đỡ của các bộ tộc Lào
về vũ khí, lương thực, chiếm mã và cho mượn đất đai làm hậu cứ kháng chiến.
Bước sang thế kỉ XVI, vương quốc Lào đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong
sự phát triển mọi mặt của đất nước, nhất là trên lĩnh vực ngoại giao. Vua
Phô Thi Xa Lat (1520 – 1549) đã thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn quan hệ
17


ngoại giao với Ayuthaya (Thái Lan) và Miến Điện (Mianma), chuyển sang kết
thân với Đại Việt. Nhờ đó quan hệ Lào – Việt được chú trọng hơn lúc nào hết.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên toàn
bán đảo Đông Dương. Việc thực dân Pháp sáp nhập ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia thành một thực thể “Đông Dương thuộc Pháp” đã hủy bỏ tính chất
quốc gia của mỗi nước và biến Đông Dương trở thành một địa bàn chia rẽ sâu
sắc giữa các dân tộc. Thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện âm mưu “chia để
trị” trong nội bộ từng nước và giữa ba nước Đông Dương với nhau, đó là việc
Pháp chia Đông Dương thành 5 xứ (Bắc Kì, Trung kì, Nam Kì, xứ Ai Lao, xứ
Cao Miên), gây thù hằn dân tộc giữa các nước. Đông Dương đã bị biến đổi
thành một đơn vị hoàn toàn mới, các nước có những mối ràng buộc chặt chẽ về
kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội. Vì vậy, phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia có ảnh hưởng mật thiết
và tác động lẫn nhau. Do có cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâm
lược và áp bức, phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị sẵn có, nhân dân ba

nước Việt Nam, Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên với nhau
và tự nguyện phối hợp với nhau trong một vận mệnh chung đấu tranh chống
thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Ngay từ ngày đầu bị xâm lược, nhân dân
Lào và Việt Nam đã đoàn kết nổi dậy đấu tranh. Từ phong trào Cần Vương dưới
ngọn cờ yêu nước của Vua Hàm Nghi bùng nổ (năm 1885) đến những năm 20
thế kỷ XX, diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và các hoạt động đấu tranh của nhân
dân Việt Nam có sự tham gia hưởng ứng của nhân dân Lào tại vùng sát biên giới
Lào – Việt. Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XX ở Lào có cuộc khởi nghĩa
do Ông Kẹo và Ông Com-ma-đam lãnh đạo (1901- 1937) phối hợp với nghĩa
quân dân tộc Xơ Đăng ở Tây Nguyên Việt Nam. Hay như phong trào chống
Pháp của bộ tộc Lào Xủng (H’Mông) do Chậu Phạ Pat Chay lãnh đạo (1918 1922) lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh biên giới hai nước thuộc Bắc Lào và Tây
Bắc Việt Nam, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tuy các phong trào trên đều thất
bại, nhưng khi nhìn vào mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Lào, Việt Nam

18


trong những năm đầu kháng chiến chúng ta có thể thấy hai dân tộc đã nhận thức
được việc cần thiết phải xây dựng khối đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
Trong lịch sử, liên minh là một hiện tượng chính trị – xã hội phát sinh và phát
triển một cách có quy luật trong mối quan hệ hợp tác giữa các nước, giữa các
dân tộc trên những lĩnh vực có cùng lợi ích chung với nhau. Trên thế giới, đã có
nhiều tổ chức – liên minh mang tính chất khác nhau được hình thành như: liên
minh trên lĩnh vực kinh tế, liên minh trên lĩnh vực ngoại giao, liên minh trên lĩnh
vực quân sự… Trong thời đại cách mạng vô sản, để đánh bại được các liên minh
đế quốc chủ nghĩa và các thế lực phản động quốc tế thì liên minh chiến đấu giữa
các lực lượng cách mạng trên thế giới là một tất yếu khách quan.
Như vậy, quá trình đấu tranh mấy mươi thế kỉ qua đã chứng minh, nhân dân
Lào và Việt Nam cần phải có một liên minh quân sự đủ mạnh mới có thể để
đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Sự ra đời của Liên minh chiến đấu Lào –

Việt Nam như một đòi hỏi tất yếu của lịch sử.
Những năm đầu thế kỷ XX, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc của Việt
Nam, với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù quân xâm lược đã vượt lên mọi khó
khăn, gian khổ để tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc
thuộc địa, tự mình tìm ra con đường cứu nước. Sau bao những tháng ngày bôn
ba vòng quanh thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đấu tranh cho dân
tộc Việt Nam và phương pháp đấu tranh đưa cách mạng Đông Dương đi đến
thắng lợi. Đó là con đường cách mạng vô sản. Trong quá trình tìm ra con đường
cứu nước, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào – một nước láng
giềng gần gũi với Việt Nam, có thể phối hợp hỗ trợ Việt Nam thực hiện cách
mạng thành công. Người luôn theo dõi tình hình cách mạng, trực tiếp vận động
và tổ chức các phong trào yêu nước cách mạng của Việt kiều ở Lào. Tháng
2/1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập (tháng
6/1925) đã gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện
thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa
19


sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ, liên minh chiến đấu chống
thực dân Pháp. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội
Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất nước Lào. Trên
thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một cầu nối trực tiếp truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào
Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại
Lào, chủ động tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, địa lý, dân cư để báo cáo lên
Quốc tế Cộng sản. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên
được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều địa
phương ở Lào với Việt Nam được tổ chức. Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu

tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những
cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về
phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái
Quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt
lịch sử trọng đại sắp tới của cách mạng Lào cũng như cách mạng Việt Nam, và
cũng là dấu hiệu cho một liên minh quân sự sớm hình thành trong điều kiện lịch
sử mới của hai nước.
1.3. Quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến
năm 1945.
Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Đông Dương. Khi
quân đội Pháp để lại những dấu chân đầu tiên trên lãnh thổ Đông Dương, thì bất
cứ một người dân nào mang trong mình dòng máu dân tộc Việt, Miên, Lào đều
muốn xóa sạch những vết tích nhơ bẩn mà quân xâm lược để lại. Phong trào đấu
tranh của nhân dân ba nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các
cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra còn lẻ tẻ và còn lúng túng về đường lối cách
mạng. Trong 30 năm đầu của thế kỉ XX, đã có nhiều tổ chức cách mạng, tổ chức
cộng sản hoạt động trên toàn Đông Dương như: Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương Công sản đảng, An Nam
Cộng sản Đảng.... Đặc biệt là ở Việt Nam, các tổ chức này nhanh chóng phát
triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của
20


quần chúng. Nhưng sự hoạt động riêng rẽ, lôi kéo quần chúng, tranh giành ảnh
hưởng, thậm chí công kích lẫn nhau của các tổ chức đó làm cho phong trào cách
mạng bị chia rẽ. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập một hội nghị
tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) vào ngày 6/1/1930 với sự tham gia
của đại biểu đại diện cho các tổ chức cộng sản đang hoạt động ở Việt Nam. Hội
nghị quyết định thành lập chính đảng duy nhất ở Việt Nam mang tên Đảng Cộng
sản Việt Nam.

Đến tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng họp để thông
qua Luận cương chính trị. Tại hội nghị, các đại biểu phân tích và thấy rằng: ba
nước Việt Nam, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, tuy là ba dân tộc khác
nhau nhưng lại chịu chung một ách thống trị, lại có quan hệ mật thiết với nhau về
địa lý, kinh tế, chính trị… ba nước cần phải liên lạc chặt chẽ với nhau, đoàn kết
thống nhất hoạt động chống lại kẻ thù chung. Do đó, Hội nghị Trung ương quyết
định đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, Liên minh cách mạng ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia
mang bản chất quốc tế vô sản đã bắt đầu hình thành.

Sau khi Đảng ra đời, các chi bộ Cộng sản đầu tiên đã được tổ chức ở Lào và
Campuchia như: Viêng Chăn, Thà Khẹc, Sa Vẳn (Lào) và Phnôm Pênh, Công
Pông Chàm (campuchia). Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn, phong trào cách
mạng của ba nước Đông Dương có bước tiến mới, lan rộng và diễn ra mạnh mẽ
hơn.
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ
– Tĩnh đã tạo dựng được niềm tin trong lòng quần chúng, phong trào công nông
đòi quyền làm chủ cho nhân dân lao động. Tuy bị thực dân Pháp khủng bố trắng,
nhưng các giai đoạn tiếp theo 1932 – 1935, phong trào cách mạng nhanh chóng
phục hồi. Đến khi cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 bùng nổ đã chĩa mũi
nhọn vào bọn phong kiến và tay sai cho Pháp.
Ở Lào, hoạt động cách mạng bắt đầu sôi nổi từ năm 1933. Cùng với sự phát
triển của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản
Đông Dương, từ năm 1933 – 1934 và 1936 – 1939, phong trào cách mạng đã
21


×