Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chứng minh rằng: với các yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý vốn có, quốc gia là chủ thể có quyền năng đầy đủ nhất trong số các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.21 KB, 7 trang )

A. Lời mở đầu
Từ khi mới xuất hiện đến nay chức năng chính của Luật quốc tế là
điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau, bởi vậy chủ thể
chính của luật quốc tế trong lịch sử phát triển của nó là các quốc gia. Do đó,
việc xem xét, nghiên cứu những khía cạnh khác nhau để hiểu rõ về quốc gia
nói riêng, các chủ thể khác của luật quốc tế nói chung là điều cần thiết. Với
nội dung đề tài “Chứng minh rằng: với các yếu tố cấu thành và thuộc tính
chính trị pháp lý vốn có, quốc gia là chủ thể có quyền năng đầy đủ nhất
trong số các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế”, bài
tiểu luận xin góp phần tìm hiểu rõ hơn khía cạnh quyền năng chủ thể luật
quốc tế mà trọng tâm là quốc gia với quyền năng chủ thể đầy đủ nhất trong
số các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.
B. Phần nội dung
1. Khái quát về chủ thể luật quốc tế và quyền năng chủ thể của luật
quốc tế
Xét ở góc độ lý luận có thể hiểu chủ thể của luật quốc tế là những
thực thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ
quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp
lý quốc tế do chính hành vi của chủ thể gây ra. Đây là thuộc tính chủ quyền
gắn liền với địa vị pháp lý quốc tế, tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý của
quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên
chính phủ); Về mặt pháp lý: quốc gia, tổ chức quốc tế, các dân tộc đang đấu
tranh giành quyền tự quyết và các chủ thể đặc biệt được thừa nhận là những
thực thể có những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản xuất phát từ chính khả
năng thực tế của những thực thể này khi tham gia vào các quan hệ pháp lý
quốc tế.
Theo đó, chủ thể của Luật quốc tế bao gồm: quốc gia, các dân tộc
đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ và một
số chủ thể đặc biệt khác như Toà thánh Vaticang, vùng lãnh thổ. Khi tham
gia vào các quan hệ quốc tế, các chủ thể của luật quốc tế thể hiện quyền
năng chủ thể quốc tế của mình. Quyền năng chủ thể luật quốc tế có thể hiểu


là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực
thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh các những nghĩ vụ, trách
nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế (giáo
trình luật quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội).
Trong tất cả các chủ thể của luật quốc tế, quốc gia được xác định là
loại chủ thể đặc biệt với đặc trưng nổi bật là sự tồn tại có tính quyết định của
1


yếu tố chủ quyền. Chủ quyền đem lại cho quốc gia vị trí trung tâm của mọi
mối quan hệ pháp lý quốc tế, là chủ thể tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm pháp lý quốc tế cho chính mình và cho các chủ thể khác. Vì
vậy, sự tham gia của các chủ thể khác vào quan hệ pháp luật quốc tế đều bị
chi phối, ảnh hưởng bởi vai trò trung tâm của quốc gia.
2. Quyền năng chủ thể của quốc gia:
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia xuất hiện ngay từ khi xuất
hiện quốc gia với đầy đủ những dấu hiện của nó, không phụ thuộc vào sự
công nhận của quốc gia khác. Sự công nhận ở đây chỉ có vai trò trong việc
thúc đẩy các quan hệ giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận,
không có ý nghĩa sáng lập ra những quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia
được công nhận. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện pháp lý
quốc tế. Ví dụ: Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và nghĩa vụ của
quốc gia có ghi rõ “Sự tồn tại chính trị của quốc gia không phụ thuộc vào
việc các quốc gia khác có công nhận quốc gia này hay không. Ngay cả khi
chưa có quốc gia nào công nhận quốc gia mới này thì quốc gia này vẫn có
quyền bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, được bảo đảm
quyền bất khả xâm phạm và phát triển, tổ chức cuộc sống quốc gia mình
theo quyền tự quyết của mình, thực hiện quyền lực chính trị tối cao trên lãnh
thổ của mình”. Không có điều, khoản nào trong Hiến chương Liên hợp
quốc, các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc

tuyên bố rằng sự công nhận là điều kiện để quốc gia mới này tham gia đầy
đủ sinh hoạt quốc tế và cũng không có cơ sở pháp lý quốc tế nào để khẳng
định sự xuất hiện của quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của quốc gia gắn
với sự công nhận các quốc gia đó.
Các tổ chức Quốc tế liên Quốc gia có được quyền năng chủ thể luật Quốc tế
không phải căn cứ vào “Những thuộc tính tự nhiên” như Quốc gia mà do
thoả thuận của các Quốc gia thành viên tự trao cho..
Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ
mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế.
2.1. các yếu tố cấu thành quốc gia
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế. Quốc gia là một
phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế
chưa có một định nghĩa thống nhất được chấp nhận chung về thuật ngữ
“quốc gia”. Tuy nhiên, tại điều 1 Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa
vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước châu Mỹ
ngày 27/12/1933 có đưa ra một vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc
gia, đó là:
2


- Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu có bản nhất hình thành
quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc
gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho
sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác
định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình. Vấn đề kích thước lãnh
thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết
định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia. Lãnh thổ có mối
quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cầu thành khác của quốc gia. Một lãnh thổ
không có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, lãnh thổ là khoản
không gia thực thi quyền lực của chính phủ, đồng thời là một trong những

căn cứ để xác định quốc tịch cho từng cá nhân trong cộng đồng dân cư sinh
sống trên lãnh thổ đó.
- Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: theo nghĩa rộng, dân cư của một
quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất
định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng
để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó. Quốc gia không thể
tồn tại nếu không có dân cư. Luật quốc tế cũng không quy định số dân tối
thiểu để tạo thành một quốc gia. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà
nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc
tịch.
- Thứ ba, có chính phủ: chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc
gia trong quan hệ quốc tế, là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của
quốc gia. Khi nói đến một quốc gia là nói đến một dân cư, một lãnh thổ nằm
dưới một quyền lực chính trị. Quyền lực này đại diện và thể hiện ý chí của
quốc gia. Luật quốc tế không đòi hỏi gì về hình thức hoặc tổ chức quyền lực
chính trị. Luật quốc tế chỉ đòi hỏi chính phủ phải có quyền lực thực sự,
nghĩa là phải có đủ khả năng duy trì quyền lực của mình trên toàn bộ lãnh
thổ và đối với tất cả thành phần dân cư. Chính phủ này phải là chính phủ
thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn
lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc
gia khác, phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm
lập pháp, hành pháp và tư pháp trong đối nội, làm tròn cam kết quốc tế trong
đối ngoại.
- Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: khả
năng này xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại
của mình. Khả năng tham gia quan hệ quốc tế được hiểu là dựa trên ý chí
của chính chủ thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào quan
hệ quốc tế. quốc gia có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của
mình hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc
tế.

3


(có thể ví dụ vanticang…)
Khi một thực thể được tạo nên bởi 4 yếu tố trên thì nó sẽ trở thành
quốc gia và đương nhiên có thuộc tính chính trị pháp lý là chủ quyền quốc
gia bao gồm 2 nội dung chính là:
+ Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình nghĩa là quốc
gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình mà
biểu hiện là các quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp,
quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và
tinh thần của quốc gia; quyền đối với mọi công dân, tổ chức và đối với chính
lãnh thổ quốc gia cũng như toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ mà
các quốc gia, chủ thể khác của Luật quốc tế không có quyền can thiệp.
+ Và quyền độc lập trong các quan hệ quốc tế: quốc gia hoàn toàn độc lập,
không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia, chủ thể khác của luật quốc tế trong
việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình. Trên cơ sở lợi ích của quốc
gia, quốc gia có quyền tự do lựa chọn việc tham gia hay không tham gia và
các tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ với các quốc gia khác, ký kết các điều
ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
Chủ quyền là thuộc tính tự nhiên vốn có của bất kỳ quốc gia nào, có
thể trong những trường hợp nhất định chủ quyền có thể bị hạn chế, nhưng đã
là quốc gia thì luôn có chủ quyền với đầy đủ những yếu tố nêu trên mà các
chủ thể khác của luật quốc tế không có đầy đủ được như quốc gia.
Xét trường hợp chủ thể đặc biệt của luật quốc tế như Toà thánh
Vaticăng, ta thấy: Toà thánh Vaticăngđặt trụ sở thực chất thuộc về Italia,
Vaticăng có được lãnh thổ là do một điều ước quốc tế được ký kết giữa Italia
và Vaticăng; về dân cư, thực chất những người dân sống tại Vaticăng đều là
công dân của rất nhiều quốc gia khác nhau nhu Thuỵ Sĩ. Italia… họ chỉ được
coi là dân cư của Vaticăng khi họ phục vụ cho giáo hoàng. Yếu tố dân cư

không mang tính ổn định, họ xuất hiện chủ yếu mang tính thực hiện công vụ
với Vaticăng; về chính phủ, giáo hoàng của Vaticăng không phải là một thiết
chế quyền lực và Vaticăng không có các cơ quan thực hiện quyền lực nhà
nước. do đó, khi cần để duy trì quyền lực nhà nước hay trật tự, Vaticăng cần
phải có sự trợ giúp của Italia. Vì vậy, chính phủ này khác với các chính phủ
khác trên thế giới. Vaticăng chỉ là một thiết chế tôn giáo, sở dĩ nó được cho
là chủ thể của luật quốc tế là vì trong giai đoạn lịch sử phát triển của luật
quốc tế, Vaticăng đóng vai trò quan trọng khi trở thành trung gian hoà giải
một số tranh chấp, bất hoà trong quan hệ quốc tế, nên Vaticăng được phép
tham gia vào một số điều ước quốc tế nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực
tôn giáo và bảo vệ quyền con người. Như vậy có thể thấy rõ, Toà thánh

4


Vaticăng với các yếu tố cấu thành của nó không có đầy đủ quyền năng chủ
thể như quốc gia.
Khác với quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức do các
quốc gia thành lập nên trên cơ sở một điều ước quốc tế nhằm thực hiện các
quyền năng nhất định theo tôn chỉ, mục đích thành lập tổ chức đó, phù hợp
với pháp luật quốc tế hiện đại. Vì vậy, tổ chức quốc tế không có chủ quyền
như quốc gia.
Như vậy, khác với quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ có được
quyền năng chủ thể luật quốc tế không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên
vốn có là chủ quyền, mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên. Phạm
vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế liên quốc gia được xác định
cụ thể trong điều lệ của chính tổ chức đó. Do đó, số lượng các quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ khác nhau. Điểm khác biệt
này thể hiện ở chỗ: Quốc gia có thể tham gia ký kết bất kỳ điều ước quốc tế
nào xuất phát từ lợi ích của chính mình. Còn tổ chức quốc tế không tự xác

định được phạm vi quyền và nghĩa vụ cho mình khi tham gia quan hệ pháp
lý quốc tế, mà tham gia trong phạm vi được các thành viên trao quyền.
Tóm lại, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là quyền năng chủ
thể phái sinh, chủ thể có quyền năng hạn chế (không đầy đủ) của luật quốc
tế. Về phạm vi quyền năng chủ thể thì quốc gia thể hiện quyền năng chủ thể
luật quốc tế trong phạm vi rộng hơn so với tổ chức quốc tế. với các yếu tố
cấu thành như lãnh thổ, dân cư… quốc gia có điều kiện và khả năng tham
gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau. Trong khi đó, mỗi tổ chức quốc tế
liên chính phủ được thành lập vì những mục đích nhất định (chính trị, quân
sự, kinh tế…)nên quyền năng chủ thể của luật quốc tế mà các quốc gia
thành viên trao cho chúng cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động để
đảm bảo đạt được các mục đích này.
Ví dụ như WTO không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế liên quan
đến vấn đề an ninh, quốc phòng...theo thỏa thuận của các thành viên, WTO
chỉ tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực thương mại hành
hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...
Đối với chủ thể của luật quốc tế là các dân tộc đang đấu tranh dành
quyền tự quyết. đây là chủ thể đang trong giai đoạn quá độ hình thành nên
một quốc gia với đầy đủ yếu tố cấu thành và thuộc tính pháp lý của nó nên
chủ thể này có chủ quyền dân tộc. Chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định
vận mệnh dân tộc đó trong đời sống quốc tế. về bản chất, các dân tộc đang
đấu tranh dành quyền tự quyết chính là chủ thể đang trong giai đoạn quá độ
để hình thành nên một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Do đó, quyền năng
chủ thể luật quốc tế của các dân tộc cũng như với các quốc gia. Tuy nhiên,
quyền năng này không thể hiện đầy đủ như quyền năng chủ thể của quốc
5


gia, nó có những hạn chế nhất định do hoàn cảnh và điều kiện thực tế của
dân tộc khi thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế.

C. Kết thúc vấn đề
Qua việc phân tích, chứng minh trên đã giúp tìm hiểu rõ hơn vấn đề
quyền năng chủ thể quốc tế của các chủ thể của luật quốc tế nói chung và về
quốc gia nói riêng. Như vậy, có thể khẳng định: Với các yếu tố cấu thành và
thuộc tính chính trị pháp lý vốn có của mình, quốc gia là chủ thể có quyền
năng đầy đủ nhất trong số các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào quan
hệ quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


1. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2007.
2. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân- Ths. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên),
Giáo trình luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.
3. Ths. Nguyễn Thị Thuận, Luật quốcb tế - Những điều cần biết, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2010.
4. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có
liên quan, Nxb, CTQG, Hà Nội 2006.
5. Công ước Montevideo năm 1993.

7



×