Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án nghề chế tác đá an hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.25 KB, 39 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THẢO

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN:

NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ AN HOẠCH
(HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA)
THỜI TRUNG ĐẠI
Ngành, chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số:

62 22 54 01

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI, NĂM 2015


2

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


2.1. Các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống
Việt Nam
2.2. Các công trình nghiên cứu về nghề chế tác đá ở Việt Nam
2.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề luận án
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.2. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
2
3
3
8
8
15
20
21
21
24
26
26
26
27
28



3

A. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống. Với
đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và với bàn tay khéo léo cùng
trí thông minh sáng tạo, nghề thủ công trong các làng xã xuất hiện khá sớm và
gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Các làng nghề đã
hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Đây là một
loại hình đặc biệt và quan trọng trong hệ thống làng xã Việt Nam cổ truyền, vì
nó vừa phản ánh thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín của làng xã, vừa
biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích
ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu
tố mở của xã hội nông thôn truyền thống.
Nghiên cứu về nghề chế tác đá An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa) là nghiên cứu trường hợp về một nghề thủ công truyền thống tiêu biểu
không chỉ của xứ Thanh mà của cả nước. Để đánh giá tổng quan về tình hình
nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án, chúng tôi khái quát các công trình
nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống của các học giả trong và ngoài nước,
đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu vấn đề nghề và làng nghề. Đồng
thời, chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá các công trình đề cập đến nghề chế
tác đá trong nước và địa phương. Những kết quả nghiên cứu này là tài liệu
tham khảo có giá trị cao giúp chúng tôi có cơ sở tư liệu thực hiện đề tài.


4

B. NỘI DUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nghề trồng trọt, từ hàng ngàn năm trước

nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Các nghề
ban đầu được hình thành trong lúc nông nhàn, người nông dân tự làm ra một
số vật dụng đáp ứng nhu cầu thường ngày của gia đình dựa trên một số loại
vật liệu sẵn có như mây, tre, gỗ, bông, đồng, sắt... Khi xã hội có nhu cầu, một
số sản phẩm của làng xã có ưu thế nổi trội về nguyên liệu, tay nghề... trở
thành hàng hóa trao đổi trong cộng đồng làng xã, mang lại lợi ích kinh tế cho
người nông dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào trồng trọt. Dần dần, nghề thủ
công trở nên chuyên môn hóa, hình thành nên các làng nghề, phường hội
nghề. Ngoài sự dư thừa về nhân lực trong làng xã gắn với tính mùa vụ của sản
xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu sẵn có, một số làng nghề còn được hình
thành dựa trên cơ sở sự giao thông thuận lợi, dần dần trở thành các trung tâm
kinh tế của một vùng. Đây là quy luật phát sinh, phát triển của hầu hết các
làng nghề ở Việt Nam: làng nghề ra đời, tồn tại và phát triển để đáp ứng nhu
cầu nội tại của cộng đồng và nhu cầu của vùng miền. Tuy thế, với đặc trưng
truyền thống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nghề thủ công ở Việt
Nam dường như không tách khỏi nông nghiệp mà luôn đan xen, tồn tại song
hành với nghề nông.
Vùng đồng bằng sông Mã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nông nghiệp. Cư dân đồng bằng sông Mã không chỉ có tinh thần lao động cần
cù, trí thông minh sáng tạo trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mà với bàn tay
khéo léo của mình, họ đã làm ra rất nhiều sản phẩm thủ công phục vụ cho đời
sống vật chất và tinh thần thường nhật cho bản thân, cộng đồng và toàn xã
hội. Trải qua thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội, người dân đồng
bằng sông Mã đời nọ tiếp đời kia với bàn tay và khối óc, họ khai thác nguyên
liệu sẵn có hoặc liên kết để làm ra các sản phẩm và hình thành các nghề thủ


5
công như: dệt, đan lát, làm đồ gỗ, luyện kim, gốm sứ, đồ trang sức, đục đá,
chế biến lương thực, thực phẩm... mà đến ngày nay những nghề thủ công và

nơi làm ra sản phẩm vẫn “danh bất hư truyền”.
Làng An Hoạch (làng Nhồi hay còn gọi là Nhuệ thôn) là làng có nghề
đục đá nổi tiếng trong lịch sử rất đáng được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu.
Đây là một trong những làng cổ xưa nhất của tỉnh Thanh Hóa và có thể xem
là một trong những làng cổ của Việt Nam.
Chưa rõ làng An Hoạch có từ bao giờ nhưng tên An Hoạch cùng nghề
chế tác đá nổi tiếng nơi đây đã được nhắc đến trong An Hoạch sơn Báo Ân tự
bi ký (dựng năm 1100) và nhiều sách sử của các triều đại phong kiến như: Đại
Việt sử ký, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều
hiến chương loại chí... Xa hơn nữa, việc phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ
học thời văn hóa Đông Sơn ở vùng núi Nhồi và lân cận như: núi Nấp, xóm
Rú, Đồng Vưng, Đồng Ngầm, Cồn Cấu, Bãi Khuýnh, Bãi Rắt, Đồng Ngang,
Bãi Phủ, Cồn Sồng, Cồn Trôi, Mả Chùa, Đông Khối, Bãi Vác... cho thấy
người Việt cổ đã quần tụ ở đây khá đông đúc từ rất sớm. Đặc biệt, di chỉ núi
Nấp sát phía Nam núi Nhồi với hệ thống mộ táng và đồ tùy táng phong phú
(46 mộ táng, 245 hiện vật đồ tùy táng, niên đại cách ngày nay 1.700 năm) cho
phép ta khẳng định đây là những cộng đồng cư dân Việt cổ đầu tiên trong quá
trình tràn xuống làm chủ vùng đồng bằng, đã quy tụ ở vùng núi Nhồi lập làng,
lập nghiệp. Tác giả Hà Mạnh Khoa trong Làng nghề thủ công và làng khoa
bảng thời phong kiến ở đồng bằng sông Mã đã khẳng định "khu vực núi Nhồi
là một trọng điểm của đồng bằng sông Mã thời bấy giờ, là một trong những
làng xã đầu tiên của vùng đất này được hình thành vào thời đại đồ đồng" [52;
91-92].
Sự nổi tiếng của làng nghề chế tác đá An Hoạch trước hết phải nói tới
nguồn nguyên liệu đá quý giá được sử sách ghi nhận như một tài nguyên quý,
có chất liệu rất đặc biệt: "sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như
khói nhạt. Sau này đục thành khí cụ ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì
tiếng vang muôn dặm, dùng làm bia, văn chương để lại thì còn mãi ngàn đời"



6
[127; 130]. Đá Núi Nhồi có kết cấu đặc biệt, màu sắc đa dạng: loại đen tuyền,
đỏ, nâu, vàng, xanh lam, xanh vân mây... Trong mỗi màu chủ đạo trên lại có
nhiều độ sắc thái khác nhau, đặc biệt đá đen, đỏ, lam thuộc loại hiếm có, ít
thấy ở vùng khác. Đá Nhồi thuộc loại kiến tạo địa chất có từ hàng triệu năm,
một phần lộ thiên, một phần chìm trong lòng đất. Độ mềm dẻo rất khác nhau,
thường thì đá màu đen, xám vân mịn có độ rắn cao hơn. Đá núi Nhồi là loại
đá mịn, ít hợp chất, liền khối nên độ phong hóa thấp.
Đá núi Nhồi có tiếng là quý hiếm, nên nhiều cánh thợ từ vùng Hà Tây,
Ninh Bình, Hải Phòng đều đến khai thác để tạc tượng và đồ mỹ nghệ. Trong
sử sách người Trung Hoa cũng cho khai thác đưa về nước làm chạm khắc các
đồ mỹ nghệ cho triều đình. Đời Tấn (265–420), Phạm Ninh là Thái thú Dự
Chương thường sai người lấy đá nơi đây để làm khánh. Chính quyền đô hộ
nước ta thời Tùy - Đường cũng thường sai quân dân lấy đá này dùng vào việc
xây thành [86; 252].
Nghề chế tác đá ở Nhồi là một trong nhưng nghề thủ công có lịch sử
lâu của nhất Việt Nam, phát triển liên tục, không đứt quãng, đến ngày nay vẫn
được duy trì. Sự xuất hiện nghề chế tác đá ở Nhồi có mối liên hệ biện chứng
với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã, từ thời đại đồ đá
cũ (di chỉ Núi Đọ, Núi Nuông, Quan Yên) đến thời đại đá mới (di chỉ Đa
Bút), thời đại đồ đồng (di chỉ Đông Khối, Bản Nguyên). Đặc biệt, di chỉ Đông
Khối - một công xưởng chuyên chế tác rìu đá với quy mô lớn, tồn tại trong
một thời gian dài cho thấy sự phát triển của kỹ thuật chế tác đá ở nơi đây từ
thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Tài liệu thành văn sớm nhất ghi lại sự phát triển của nghề chế tác đá núi
Nhồi là bia chùa Báo Ân núi An Hoạch dựng năm 1100, qua sự kiện "Thái úy
Lý Công sai một thị giả là Giáp thủ Vũ Thừa Thao xuất lĩnh người hương Cửu
Chân, dò núi tìm đá". Tuy nhiên, nghề chế tác đá ở núi Nhồi chắc hẳn đã ra đời
từ trước đó rất lâu. Đó là những người Việt gốc Chăm (gồm những tù binh mà
thời bình Chiêm của Lê Hoàn ở thế kỷ X và của Lý Thái Tông cùng Lý

Thường Kiệt mang về (năm 1065) để khai khẩn đất hoang, lập ra các trang ấp ở


7
Thanh Hóa và nhiều nơi trong nước). Hiện nay ở làng Nhồi vẫn có một nhóm
cư dân khá đông mang tên họ Lôi (tức họ Lồi đọc chệch) gốc Chăm Pa [102].
Sang thời Trần, nghề chế tác đá ở đây đã rất nổi tiếng. Trước cuộc
kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285), để chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến, vua Trần đã "sai thợ đá An Hoạch mở cửa hang núi Thiên
Kiện và hang núi Khuẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước" [60; 181].
Và cho đến cuối thời Nguyễn, theo Robequain, ở An Hoạch có tới 300 hộ làm
nghề đục đá. Mặc dù đại bộ phận dân làng đều có ruộng nhưng tất cả các gia
đình đều làm đá [15]. Triều đình nhà Nguyễn phải ghi nhận thợ đá ở làng
Nhồi "là sở trường hơn cả" [86; 252]. Nghề này đã đem lại cho các thợ đá
làng An Hoạch một khoản thu nhập đáng kể, đến nỗi nhà Nguyễn có quy định
riêng một mức thuế mà người thợ nơi đây phải đóng góp1.
Lịch sử phát triển làng nghề đá mỹ nghệ đầu tiên ở Việt Nam là làng
An Hoạch, sau này các làng nghề đá khác xuất hiện như: Làng nghề Kính
Chủ (Kinh Môn, Hải Dương), làng đá ở Núi Thét (Lập Thạch, Vĩnh Phúc),
làng đá Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng đá Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng
Nam)… Nhiều tư liệu lịch sử cho thấy các làng nghề chế tác đá trên có liên
quan đến làng đá An Hoạch ở Thanh Hóa2.
Từ xưa làng Nhồi đã có nhiều nghệ nhân chế tác đá được cả nước biết
đến như Lê Văn Lộc, Lê Nguyễn Diệu3 (những người khắc bia tiến sĩ ở Văn
Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội), Lê Đình Nhang, Lỗi Xuân Kỳ, Nguyễn
Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Nxb Thuận Hóa, Huế,
1993, tập 4, tr.396-397 ghi rõ: Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), triều đình quy định nghề đá
ở thôn Nhuệ phải chịu thuế “Mỗi người thợ đá nộp 8 phiến, mỗi phiến dài 8 thước, bề mặt
8 tấc, dày 8 tấc, dân đinh già cả, tàn tật chịu một nửa”. Đến năm Tự Đức thứ nhất (1848),
có quy định: “Hạng tráng đinh (20 tuổi trở lên) nộp đá xây 10 phiến dài 1 thước, bề mặt 5

tấc, dầy 2 tấc, dân đinh già cả, tàn tật nộp một nửa”.
1

Văn bia xã Quán Khái (TP Đà Nẵng) cho biết: Thủy tổ nghề đá Non nước là cụ
Huỳnh Bá Quát, thợ đá Thanh Hóa, thế kỷ, cụ và một số đồng hương đã đưa gia đình vào
vùng Non Nước định cư lâu dài. Họ từng biết đến thắng cảnh Non Nước và cũng là nguồn
nguyên liệu đá cẩm thạch khi họ phục vụ xây dựng dinh thự của các chúa Nguyễn trên đất
Quảng Nam. Bây giờ, bia tiền hiền nơi đây còn ghi thạch tượng Quán Khái đông Huỳnh
Bá Công thuỷ khai và bổn xã Huỳnh Bá tộc lập. Đến thời các vua Nguyễn xây dựng kinh
đô tại Huế, làng Quán Khái đã đông đúc hơn và trở thành một trong những nguồn cung cấp
lính thợ giỏi cho triều đình
2


8
Thừa Bân, Nguyễn Hữu Cần (những người thợ đá tạo tác các lăng Gia Long,
Tự Đức ở Huế). Nghệ nhân Lê Văn Ngũ tác giả của chiếc khánh đá hiện đang
lưu giữ ở Trúc Lâm thiền viện tại Pháp. Ông từng tham gia xây dựng lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục chế chùa Bút Tháp, phục chế đầu rồng đá Lam
Kinh. Ông là người thợ chạm khắc đá tài hoa còn sót lại của làng Nhồi xưa
[136; 880].
Người thợ đá An Hoạch tham gia nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng ở
khắp mọi miền đất nước trong các thời kỳ lịch sử với nhiều loại sản phẩm độc
đáo. Không chỉ sản xuất công cụ đồ đá, đồ gia dụng, mỹ nghệ bằng đá, mà
thợ đá An Hoạch còn là nghệ sĩ điêu khắc tài ba tham gia xây dựng nhiều
công trình kiến trúc, điêu khắc đá độc đáo: xây dựng các chùa lớn thời Lý,
Trần ở Bắc Bộ [115; 434-435], lăng Phạm Huy Đỉnh ở Đông Hưng, Thái
Bình (theo gia phả quận công Phạm Huy Đỉnh); lăng Võ Hồng Lượng ở Ân
Thi, Hưng Yên (theo gia phả quận công Võ Hồng Lượng); lăng vua tẩm các
vua Nguyễn ở Huế [88; 354-355]; Khu lăng mộ Lam Kinh; nhà thờ Phát

Diệm (Ninh Bình) ở đầu thế kỷ XX (1876), lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thế kỷ
XX...
Việc nghiên cứu làng nghề chế tác An Hoạch ở huyện Đông Sơn,
Thanh Hóa giúp ta nhận diện sâu sắc kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa của một
làng nghề đặc trưng.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Nghề
chế tác đá An Hoạch (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời trung đại” làm
nội dung nghiên cứu của mình.

Trên 82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có lưu lại tên 5 người thợ
khắc bia là: 1. Phạm Thọ Ích thợ đá người làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm; 2. Hoàng Quang
Trạch, xã trưởng xã Gia Đức huyện Thủy Đường; 3. Lê Nguyễn Diệu, sinh đồ xã An
Hoạch huyện Đông Sơn; 4. Bá hộ Lê Khắc Thực; 5.Lê Văn Lộc, thợ đá người thôn Nhuệ,
xã An Hoạch, huyện Đông Sơn.
3


9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống
Việt Nam
2.1.1. Các công trình nghiên cứu tổng quan về làng xã Việt Nam, trong
đó có nhắc đến vấn đề thủ công nghiệp làng xã
Sự xuất hiện của nghề thủ công gắn liền với sự xuất hiện của con
người. Để tồn tại và phát triển, ngay từ thời nguyên thủy con người đã biết
chế tác công cụ, vật dụng từ các vật liệu đá, gỗ, đất sét, đồng, sắt... Tuy nhiên,
chỉ đến khi nhu cầu của xã hội đòi hỏi và tự thân sản phẩm đó đáp ứng được
những điều kiện về kinh tế cho từng nghề mà có thu nhập cao hơn làm nông
nghiệp, làng nghề mới trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành kinh tế và
trở thành một nét văn hóa Việt Nam. Mặt khác, thủ công nghiệp ở Việt Nam

luôn gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp - ngành nghề kinh tế chủ yếu trong
làng. Chính vì vậy các công trình nghiên cứu tổng quan về làng xã Việt Nam
đã cung cấp hệ thống lý luận chung, giúp chúng ta nhận diện một cách cơ bản
hoạt động thủ công nghiệp trong làng xã Việt Nam truyền thống.
Xuất phát từ nhu cầu về kinh tế và chính trị, người Pháp sớm có những
công trình nghiên cứu đầu tiên về làng xã Việt Nam như: Mô tả vương quốc
Đàng Ngoài (S.Baron), Lịch sử Đàng Ngoài (A. Richard), Tập du ký mới và
kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (J. Baptiste Tavernier), Một chuyến du
hành đến Đàng Ngoài năm 1688 (W. Dampier), Một chuyến du hành đến xứ
Nam Hà (1792 - 1793) (J. Barrow)... Qua các tác phẩm này có thể thấy được
những nét sơ lược về làng xã Việt Nam ở Đàng Ngoài, trong đó có đôi chỗ
nhắc đến các hoạt động thủ công nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những ghi
chép tản mạn, không có hệ thống. Tiểu luận về người Bắc Kỳ của Domautier
(1908) cho biết đến năm 1724 Việt Nam đã có hầu hết các nghề thủ công
nhưng không đi sâu vào khảo tả nghề thủ công mà chủ yếu giới thiệu đời
sống, phong tục tập quán của người Bắc Kỳ. Một số công trình phân tích tình
hình sở hữu ruộng đất, canh tác ruộng đất và sử dụng nhân công trong kinh tế
nông nghiệp Đông Dương: Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ của P.Ory (1894),


10
Kinh tế nông nghiệp Đông Dương của Y.Henry (1932), Vấn đề kinh tế Đông
Dương của Paul Bernard (1934)... Ngoài ra, nổi bật có thể kể đến công trình
Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Gourou (1936). Đây là công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện về đời sống kinh tế - xã hội của người nông
dân vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có hoạt động nông nghiệp và công
nghiệp làng xã. Mặc dù xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nhưng những đóng góp về
mặt tư liệu, phương pháp tiếp cận của công trình này đến nay vẫn mang tính
khoa học cao.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vấn đề làng xã Việt Nam càng thu hút

được đông đảo các nhà nghiên cứu Việt Nam học ở Bắc Mỹ, châu Âu và cả
các học giả Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Các công trình tiêu biểu là:
Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII của Insun Yu (Hàn Quốc, 1990),
Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ do Philippe Papin và
Olivier Tessier chủ biên (2002)... Các công trình này tiếp tục lấp những chỗ
trống trong nghiên cứu làng xã Việt Nam và gợi mở những cách tiếp cận,
phương pháp nghiên cứu mới. Trong đó vấn đề thủ công nghiệp làng xã được
nhắc đến nhưng ở mức độ tổng quan, không là vấn đề nghiên cứu trọng tâm.
Cho đến nay chưa có một công trình của người nước ngoài nào nghiên cứu
chuyên sâu về làng nghề hay nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam giành rất nhiều tâm sức để nghiên cứu
làng xã. Những nghiên cứu tổng quan, toàn diện về làng xã Việt Nam như: Xã
thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1959), Nông thôn Việt Nam trong
lịch sử của Viện Sử học (2 tập, 1977, 1978), Làng xã Việt Nam một số vấn đề
kinh tế - văn hóa - xã hội của Phan Đại Doãn (2001)... Kết quả nghiên cứu
của các công trình trên đã cung cấp hệ thống lý thuyết tương đối đầy đủ, trọn
vẹn về làng xã, là tài liệu tham khảo không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu
về làng xã Việt Nam.
Bên cạnh đó, làng xã Việt Nam còn được tiếp cận ở nhiều góc độ: Cơ
cấu tổ chức (Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Trần Từ 1984); Hương ước (Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính - 1998;


11
Tục lệ xã hội cổ truyền Việt Nam của Đinh Khắc Thuần (2006). Nghiên cứu
trường hợp: Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII - XIX của
Nguyễn Quang Ngọc (1993).
Trong các công trình nghiên cứu tổng quan về làng xã Việt Nam nêu
trên, vấn đề nghề hay làng nghề thủ công truyền thống chỉ được nhắc đến một
cách sơ lược trong hệ thống các vấn đề của làng xã Việt Nam.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công truyền

thống Việt Nam
Thời phong kiến, sử sách và một số tài liệu có đôi chỗ nhắc đến các
ngành nghề thủ công mĩ nghệ của nước ta. Tuy nhiên, đó chỉ là sự điểm qua
tên gọi, chưa khảo tả cụ thể. Thời Pháp thuộc, do nhiều nguyên nhân, nghề
thủ công mĩ nghệ ở nước ta phát triển mạnh, người Việt lẫn người Pháp (đặc
biệt là người Pháp) bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu nghề thủ công Việt
Nam. Thời kỳ này, các tác giả chủ yếu quan tâm tới vùng đồng bằng và trung
du Bắc Bộ, bởi các làng nghề thủ công tập trung dày đặc ở đây và đã có
truyền thống lâu đời. Lúc đầu hầu hết việc xem xét các ngành thủ công ấy
chưa phải thành một hệ thống riêng, mà chủ yếu được mô tả qua địa chí của
từng tỉnh ở Bắc Kỳ như: Hưng Yên tỉnh chí, Sơn Tây tỉnh chí... Rouan trong
Hà Đông tỉnh dư địa chí vào năm 1925 dành phần lớn III cho việc khảo sát:
Kỹ nghệ và công nghệ riêng từng nhà. Ở đây tác giả lập một bảng thống kê
tình hình của gần 10 loại nghề tạo thành hai loại kỹ nghệ và công nghệ. Bảng
thống kê của ông có nội dung: tên làng, năm lập ra công nghệ, số người làm
công nghệ, cách làm tương tự như vậy được thể hiện ở các sách địa chí khác
và những số liệu của nó rất có giá trị cho những nghiên cứu sau này.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng quan về làng xã Việt Nam, các
học giả thời Pháp thuộc cũng có được một số tác phẩm đề cập đến nghề và làng
nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Tiêu biểu là Những công nghệ gia đình
ở Hà Đông của Hoàng Trọng Phu, Nghề thêu Annam của Babrielle Dain.


12
Từ năm 1954 đến nay, đã có hàng trăm công trình khảo sát, nghiên cứu,
giới thiệu về làng nghề truyền thống ở Việt Nam dưới nhiều góc độ: văn hóa
học, dân tộc học, xã hội học, kinh tế, lịch sử, mỹ thuật, tiểu thủ công nghiệp...
Đầu tiên phải kể đến các công trình của Phan Gia Bền với Sơ thảo lịch
sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957) và
Tư bản Pháp với thủ công nghiệp Việt Nam (Tạp chí Văn Sử Địa, số 37,

1958). Trong suốt giai đoạn 1954 – 1975, Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công
nghiệp Việt Nam được coi là tác phẩm lớn nhất và gần như duy nhất nghiên
cứu về nghề thủ công. Trong đó tác giả đã giới thiệu sơ lược lịch sử phát triển
của thủ công nghiệp Việt Nam, mục đích là tìm hiểu những nét lớn về tình
hình phát triển của nghề thủ công qua các thời kỳ, tìm hiểu một số vấn đề về
nghề thủ công. Tác giả cũng đã đúc kết 6 đặc điểm của thủ công nghiệp ở
Việt Nam và tìm hiểu tình hình phát triển của một số nghề thủ công điển
hình... Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung đến vấn đề mầm mống tư
bản chủ nghĩa trong thủ công nghiệp Việt Nam, xác định tác dụng của chủ
nghĩa tư bản phát triển đối với thủ công nghiệp Việt Nam. Vấn đề của nghề
thủ công thời kỳ phong kiến chỉ được đề cập đến một cách sơ lược trong phần
II: Sơ lược lịch sử nghề thủ công ở Việt Nam cho đến trước khi thực dân Pháp
xâm lược.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề nghiên cứu
về làng nghề, nghề thủ công mới thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học. Có thể kể đến: Đỗ Thúy Bình với Gốm Thổ Hà trước Cách mạng
Tháng Tám (Tạp chí Dân tộc học, số 4 năm 1976), Phan Hữu Dật với Vài tài
liệu về làng gốm Bát Tràng trước Cách mạng Tháng Tám (Nông thôn Việt
Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr. 332 – 344) và Từ
một số làng gốm miền Bắc (Thông báo khoa học sử học, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1977).
Với chủ trương tôn vinh và tìm hiểu các nghề thủ công truyền thống,
nhiều địa phương đã lần lượt biên soạn sách về nghề và làng nghề của địa
phương mình. Có thể kể đến một số như: Truyện các ngành nghề (Tạ Phong


13
Châu - Nguyễn Quang Vinh - Nghiêm Đa Văn, Nxb Lao Động, 1977), Nghề
đẹp quê hương (Sở Văn hoá thông tin Hà Sơn Bình, 1977)... Thêm vào đó là
phong trào xuất bản địa chí các địa phương bắt đầu được mở rộng ở nhiều

nơi, và ở hầu hết các cuốn địa chí ấy đều có phần nghiên cứu về nghề thủ
công và làng nghề của mỗi địa phương.
Sau thập kỷ 80 – 90 của thế kỷ XX, đã xuất hiện nhiều công trình công
phu, nghiên cứu chuyên sâu về một nghề hoặc làng nghề cụ thể. Có thể kể đến
Đỗ Thị Hảo với Làng Đại Bái gò đồng (1987), Quê gốm Bát Tràng (1989);
Đặc Đức, Trương Duy Bích với La Xuyên, làng chạm gỗ cổ truyền (1989);
Vũ Ngọc Khánh với Lược truyện các thần tổ ngành nghề (1990)... Ngoài ra,
những cuốn sách do một số Sở văn hóa thông tin tỉnh xuất bản cũng góp thêm
những nhận thức mới về các làng nghề truyền thống của địa phương. Có thể
kể đến Nghề cổ truyền, 2 tập, Sở Văn hóa thông tin Hải Hưng xuất bản vào
các năm 1984 và 1987, tái bản năm 2012; Hà Tây làng nghề làng văn, Tập 1:
làng nghề (Sở Văn hóa Thông tin thể thao Hà Tây, 1992)...
Từ năm 1989 – 1991, đề tài Các làng nghề truyền thống của Hà Nội do
GS Trần Quốc Vượng chủ biên đã được thực hiện. Các tác giả đã tiến hành
khảo sát 24 làng nghề ở nội thành Hà Nội. Tuy mới chỉ hết sức tổng quát,
song công trình đã đề cập tới khá nhiều vấn đề của làng nghề như cảnh quan
địa lý, lịch sử phát triển và bề dày văn hóa, quy trình chế tác sản phẩm, thị
trường và giao lưu buôn bán, mẫu mã sản phẩm, khía cạnh thẩm mĩ, thực
trạng và những kiến nghị... Đó có thể coi là những bước đi mở đầu cho việc
nghiên cứu các ngành nghề thủ công trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
Ở giai đoạn này, do chính sách mở cửa kinh tế, sản phẩm thủ công
truyền thống với tiềm năng xuất khẩu trở thành một trong những mục tiêu
kinh tế và văn hóa, nên hướng nghiên cứu về lĩnh vực thủ công mỹ nghệ càng
được Nhà nước và các cơ quan văn hóa quan tâm, đầu tư thích đáng. Đây
cũng là thời kỳ nở rộ hàng loạt các công trình chuyên sâu về một hoặc làng
nghề và những công trình nghiên cứu liên ngành về các vùng nghề trong
phạm vi lãnh thổ. Có thể điểm danh một số như: Làng Vó và nghề đúc đồng


14

truyền thống (Đỗ Thị Hảo, 1991), Các nghề thủ công mỹ nghệ dân gian (Chu
Quang Trứ, Nguyễn Du Chi, 1991, in trong Địa chí văn hóa dân gian Thăng
Long – Đông Đô – Hà Nội), Huế, nghề và làng nghề thủ công truyền thống
(Nguyễn Hữu Thông, 1994), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị
tổ nghề (Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, 2000), Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV –
XIX (Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc, 1995), Một số
nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống ở đồng bằng sông Hồng (Hồ Sỹ Vịnh
chủ biên, 1996).
Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, danh mục các công trình nghiên cứu và
xuất bản về nghề và làng nghề thủ công ngày càng dày thêm lên với sự đóng
góp của rất nhiều ngành, nhiều nhà khoa học và nhiều đối tượng là các sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Địa bàn nghiên cứu dần được mở
rộng về các tỉnh phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Có thể kể đến Bùi Văn
Vượng với Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (2002), Trần Minh
Yến với Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (2004), Phạm Côn Sơn với Làng nghề truyền thống Việt Nam (2004), Vũ
Từ Trang với Nghề cổ đất Việt (2007), Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo với
Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội (2009), Vũ Quốc Tuấn chủ biên
cuốn Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển
(2010), Nguyễn Thu Minh, Trần Văn Lạng xuất bản cuốn Làng nghề và
những nghề thủ công truyền thống ở Bắc Giang (2010)... Cũng trong năm
2010, sau một số ấn bản về nghề và làng nghề truyền thống tác giả Bùi Văn
Vượng đã biên soạn và xuất bản bộ sách khá dầy dặn Bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam bao gồm 7 cuốn, mỗi cuốn trên 100 trang, do Nxb Thanh Niên
ấn hành, gồm có: 1. Nghề chạm khắc đá, nghề chạm khắc gỗ, nghề làm trống
cổ truyền, 2. Nghề mây tre đan, nghề dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ
truyền, 3. Nghề kim hoàn, ngọc, sản xuất vàng truyền thông, kinh doanh đồ
cổ. 4. Nghề giấy dó, tranh dân gian, 5. Nghề đúc đồng, nghề sơn. 6. Nghề dệt,
nghề thêu cổ truyền, 7. Nghề làm gốm cổ truyền.



15
Bên cạnh đó còn có hàng loạt các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, các luận
văn, luận án về các nghề thủ công truyền thống trên gắp cở nước. Có thể kể
đến: Trương Duy Bích với Nghề tạc tượng ở Hà Cầu, Đồng Minh, Vĩnh Bảo,
Hải Phòng, 1999); Nguyễn Lan Hương với Làng nghề sơn quang Cát Đằng,
truyền thống và biến đổi (2000), sau phát triển thành luận án tiến sĩ Nghề sơn
quang Cát Đằng – truyền thống và biến đổi (2009); Nguyễn Thái Lai với
Làng tranh Đông Hồ (2002), Trương Công Nguyên với Nghề tò he dở Xuân
La, Phương Dực, Phú Xuyên, Hà Tây (2002), Nguyễn Xuân Nghị với Nghề
sơn truyền thống làng Hạ Thái xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà
Tây (2003), Trần Thị Mai Lan với Nghề dệt thủ công của người Thái ở Mai
Châu, Hòa Bình, truyền thống và biến đổi (2004), Lê Thị Hoài Linh với Nghề
dệt ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (2004), Nguyễn Thị Kim
Anh với Nghề làm xạ hương cổ truyền thôn Cao, xã Bảo Khê, huyện Kim
Động, tỉnh Hưng Yên (2007), Nguyễn Thị Đông với Nghề đúc đồng cổ truyền
ở Trà Đông (Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) (2007), Đỗ Xuân Tiến với
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Tây) trong hành trình
thương mai hóa (2007), Trần Quỳnh Như viết Làng nghề giấy dó Đông Cao
(xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) (2008); Trương Thị Ngọc
Bích với Làng nghề đan lát Nam Cường (2009), Vũ Thị Ngọc Hà với Làng
nghề điêu khắc đá Ninh Vân (2010), Đỗ Đông Hưng với Làng nghề kim hoàn
Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) (2011)...
Năm 2011 và 2012, Viện Nghiên cứu văn hóa phối hợp với Nhà xuất
bản Khoa học xã hội đã tổ chức biên soạn và xuất bản Tổng tập nghề và làng
nghề truyền thống Việt Nam (Chủ biên Trương Minh Hằng) gồm 6 tập, mỗi tập
dầy hơn 1.000 trang. Đây là công trình sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn từ
nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sách nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài tạp chí,
tạp san, kỷ yếu hội thảo khoa học, hội nghị thông báo văn hóa, luận văn, luận
án và các công trình khoa học (cấp Viện, Bộ, Nhà nước) hiện được lưu giữ tại

Viện nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam. Các nghề truyền thống ở Việt Nam được lựa chọn đưa vào


16
công trình này bao gồm: Nghề chế tác đá, nghề chế tác kim loại, nghề đan lát,
nghề sơn, nghề chế tác gỗ, nghề gốm, nghề dệt, thêu, nghề làm giấy, làm đồ
mã, nghề làm tranh dân gian, các nghề khác (nghề làm pháo, làm trống, làm
lọng, làm đồ sừng, nhuộm, xe chỉ, chế tác nhạc cụ, nghề làm tò he...)
Những công trình chúng tôi dẫn ra trên đây chỉ là một phần nhỏ trong
số các nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công Việt nam. Sự phong phú các
tác phẩm cho thấy sức hấp dẫn của mảng đề tài này. Đây chính là nền tảng
quan trọng giúp chúng tôi có những hiểu biết chung về nghề và làng khi tiến
hành thực hiện luận án.
2.2. Các công trình nghiên cứu về nghề chế tác đá ở Việt Nam
2.2.1. Các công trình nghiên cứu về nghề chế tác đá ở Việt Nam
Nghề chế tác đá là nghề có truyền thống lâu đời và phát triển bền bỉ,
nhiều sản phẩm độc đáo của nghề này còn được gìn giữ đến tận ngày nay. Hầu
hết các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công truyền thống đều
đề xuất đến nghề chế tác đá, tuy nhiên phần lớn là các công trình mang tính
chất giới thiệu hệ thống làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam.
Tiêu biểu có thể kể đến công trình Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu
khắc cổ truyền của Chu Quang Trứ (Nxb Mỹ thuật, 2000). Nghề chạm khắc
đá được giới thiệu trong 18 trang, tác giả đã giới thiệu những thành tựu khai
thác, chế tác đá trong lịch sử, thợ đá và những trung tâm chạm đá xưa, các
làng nghề chạm khắc đá (chủ yếu là làng chạm khắc đá ở Kính Chủ - Hải
Dương, An Hoạch – Thanh Hóa, Ngũ Hành Sơn – Đã Nẵng). Tuy ngắn gọn,
cô đọng và mang tính chất khái quát nhưng đây là những chỉ dẫn rất quan
trọng đối với việc nhận diện hệ thống làng nghề chạm khắc đá, các dấu vết
điển hình mà người thợ đá để lại cho đời sau, quá trình khai thác, vận chuyển

và tiêu thụ sản phẩm.
Tác giả Bùi Văn Vượng trong sách Nghề chạm khắc đá, nghề chạm
khắc gỗ, nghề làm trống cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2010)
đã giới thiệu nghề chạm khắc đá An Hoạch (Thanh Hóa), làng nghề đá xóm


17
Chùa Ngũ Hành Sơn, làng nghề đá Biên Hòa, tuy nhiên chỉ ở mức độ tổng
quát, sơ lược.
Có một số công trình giới thiệu chuyên sâu về một làng nghề chế tác
đá. Các làng nghề chế tác đá nổi tiếng ở Việt Nam đều được đề cập đến. Tiêu
biểu là: Nghề chạm khắc đá ở Kính Chủ của Vân Duy (Tạp chí Văn hóa dân
gian, Hà Nội, 2004, số 6); Làng nghề điêu khắc đá Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh
Bình) – Luận văn Thạc sĩ văn hóa học của Vũ Thị Ngọc Hà, Thư viện Nghiên
cứu văn hóa, Hà Nội, 2011); Làng nghề đá Non Nước của Võ Văn Hòe – Hồ
Tấn Tuấn – Lưu Anh Rô (trong Văn hóa xứ Quảng một góc nhìn, Nxb Lao
động, Hà Nội, 2010); Nghề điêu khắc đá truyền thống ở Bửu Long, Đồng Nai
của Nguyễn Tuyết Hồng (trong Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống
Nam Bộ, Phan Thị Yến Tuyết chủ biên, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002).
Qua các công trình trên có thể thấy, lịch sử phát triển của thủ công
nghiệp Việt Nam, địa vị kinh tế, xã hội của nó, chưa được nghiên cứu tỉ mỉ,
một cách có hệ thống; những tài liệu nói về nghề thủ công trước đây, hầu hết
chỉ nghiên cứu một làng nghề riêng lẻ, hoặc chỉ nghiên cứu tình hình thủ công
nghiệp của một địa phương cụ thể”
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về nghề chế tác đá An Hoạch
Làng An Hoạch với nghề chạm khắc đá nổi tiếng không chỉ ở Thanh
Hóa mà cả trên phạm vi toàn quốc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
trong công trình nghiên cứu của mình.
Qua các triều đại phong kiến, trong các tài liệu, thư tịch, văn bia có đôi
chỗ nhắc đến nghề chế tác đá ở An Hoạch. Văn bia chùa Báo Ân khắc năm

1099 ghi chép khá cụ thể về việc quan Tổng trấn Lý Thường Kiệt cho Giáp
thủ Vũ Thừa Thao người hương Cửu Chân dò tìm mới phát hiện ra nguồn đá
quý ở núi Nhồi [127; 309]. Đây là tư liệu sớm nhất xác định thời gian phát
hiện ra nguồn nguyên liệu cho nghề chế tác đá ra đời.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do các sử gia đời Hậu Lê biên soạn đã nhắc
đến việc triều Trần huy động thợ đá núi Nhồi và việc đục đá núi Thiên Kiện
và Khuẩn Mai [58; 181]


18
Phan Huy Chú trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1, quyển II),
phần khảo cứu các đạo đã ghi nhận núi An Hoạch sản xuất đá đẹp, nhiều người
lấy làm bia, làm khánh nhưng không đề cập đến nghề chế tác đá nơi đây.
Các bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn như Đại
Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Đại Nam thực lục,
châu bản đời Gia Long, Minh Mạng đã đề cập đến nguồn đá quý núi Nhồi và
cách thu thuế sản vật bằng đá núi Nhồi của vương triều Nguyễn đối với nghề
đục đá và nguyên liệu đá quý ở núi Nhồi. Các tài liệu ngày ghi chép về nghề
đục đá không nhiều nhưng lại cho biết kích thước các loại đá, số lượng sản
phẩm phải nộp cho triều đình theo suất đinh.
Các công trình thời phong kiến không phải là những công trình nghiên
cứu về nghề chế tác đá An Hoạch nhưng đã cung cấp những tư liệu quý giá có
liên quan đến nguồn nguyên liệu và nghề chế tác đá.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, một số học giả Pháp đã quan tâm đến vấn đề
văn hóa tộc người xứ An Nam. Ch.Robequain trong cuốn Tỉnh Thanh Hóa
(Le Thanh Hoa) đã khảo cứu các nghề thủ công ở Thanh Hóa như: nghề gốm,
nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề đục đá và các nghề phụ khác. Đối với nghề
đục đá, Ch. Robequain chỉ dành hơn một trang để điểm qua về số hộ làm nghề
đục đá nhưng không khảo tả nghề đục đá. Tác giả nhận định "tiếng tăm của đá
Thanh Hóa rất lớn" nhưng lại cho rằng "việc sản xuất đá không có giá trị nghệ

thuật" [15; 280].
Đáng kể là các nhà nghiên cứu Thanh Hóa đã có nhiều công trình
nghiên cứu, giới thiệu về nghề thủ công ở Thanh Hóa.
Cuốn Khảo sát văn hóa truyền thống Đông Sơn của Trần Thị Liên,
Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị trong phần khảo sát về các nghề thủ công
truyền thống, các tác giả đã giới thiệu về nghề làm đồ gốm, nghề dệt, nghề
làm đồ đá ở núi Nhồi. Tuy nhiên, do nội dung, khuôn khổ của cuốn sách giới
thiệu tổng quan về văn hóa truyền thống Đông Sơn (văn hóa vật thể và phi vật
thể) nên nghề làm đồ đá chỉ được đề cập đến ở những nét khái quát về lịch sử


19
ra đời, giá trị sản phẩm, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến nghề, văn hóa
làng nghề hơn là khảo cứu sâu về nghề chế tác đá ở An Hoạch.
Với nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, Ban Nghiên
cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa đã biên soạn bộ sách Nghề thủ công
truyền thống Thanh Hóa gồm 4 tập. Công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ
hệ thống nghề thủ công Thanh Hóa từ đồng bằng đến miền núi, còn tồn tại
đến ngày nay hay đã thất truyền. Tập 1 của bộ sách đã giới thiệu khát quát về
nghề đục đá ở núi Nhồi trên các phương diện: lịch sử hình thành, nguồn
nguyên liệu, đóng góp của nghề chạm khắc đá. Tuy nhiên, do yêu cầu của loại
sách giới thiệu phổ thông các ngành nghề nên phần giới thiệu chỉ mang tính
khái quát sơ lược.
Cuốn Địa chí huyện Đông Sơn đã giới thiệu tổng quan về địa chí huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong đó 2 xã Đông Tân, Đông Hưng nơi có nghê
chế tác đá An Hoạch được giới thiệu về địa giới hành chính, đất đai, các di
tích lịch sử, văn hóa. Nghề chế tác đá An Hoạch được điểm qua cùng với các
nghề thủ công truyền thống của huyện.
Tác giả Phạm Văn Đấu trong các bài viết về Nguồn đá quý và nghề đục
đá ở núi Nhồi Thanh Hóa (Tạp chí Công nghiệp, số 4, năm 1999), Nguồn đá

quý Thanh Hóa và nghệ nhân xứ Thanh với văn hóa Thăng Long (Kỷ yếu hội
thảo khoa học Thanh - Nghệ - Tĩnh với văn hóa Thăng Long, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội) đã giới thiệu về giá trị của nguồn đá quý ở núi Nhồi và một số
nghệ nhân chạm khắc đá hiện nay của Thanh Hóa.
Cuốn Khảo sát văn hóa truyền thống làng Cổ Bôn của tác giả Trần Thị
Liên, Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị (Nxb Thanh Hóa, 2005) đã đề cập đến
những tác phẩm điêu khắc đá được tạo ra từ bàn tay nghệ nhân làng Nhồi trong
công trình lăng quận Đăng ở Cổ Bôn. Tuy không đề cập đến nghề đục đá An
Hoạch nhưng những tác phẩm như bia đá, giếng đá, tượng thú, tượng người
được giới thiệu trong quần thể di tích lăng quận Đăng ở làng Cổ Bôn được các
tác giả khảo tả tỉ mỉ đã cho thấy tài năng của người thợ đá An Hoạch.


20
Luận án Tiến sĩ nghệ thuật của Lê Tạo Nghệ thuật chạm khắc đá truyền
thống ở Thanh Hóa (thế kỷ XV - XVIII) (2007) đã đi sâu khảo cứu về nghệ
thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa, đồng thời đưa ra một số phân
tích, nhận định, đánh giá các đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đá
của người thợ làng Nhồi. Các phương diện khác của nghề chế tác đá như quá
trình hình thành và phát triển, kỹ thuật chế tác, cách thức tổ chức làng nghề
chưa được đề cập đến.
Đáng chú ý là cuốn Làng nghề thủ công và làng khoa bảng thời phong
kiến ở đồng bằng sông Mã (Nxb Từ điển bách khoa, 2009) của tác giả Hà
Mạnh Khoa. Các làng nghề thủ công được nghiên cứu, khảo tả trong công
trình này là: nghề chế tác đá ở làng An Hoạch (huyện Đông Sơn), nghề đúc
đồng ở làng Trà Đông (huyện Thiệu Hóa), nghề dệt ở làng Phú Khê (huyện
Hoằng Hóa). Đối với nghề chế tác đá An Hoạch, tác giả đề cập đến quá trình
hình thành và phát triển của làng nghề, lực lượng và công cụ chế tác, phương
pháp khai thác nguyên liệu, phương pháp, kỹ thuật chế tác, những sản phẩm
tiêu biểu, quần thể di tích đá tại làng Nhồi.

Cuốn Những bia ký điển hình ở Thanh Hóa của Lê Tạo và Nguyễn Văn
Hải đã đi sâu khảo cứu về các bia đá ở Thanh Hóa qua các thời kỳ từ thời Lý
đến thời Nguyễn, tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, kích thước,
kiểu dáng bia, giá trị tư liệu của văn bia.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Đông Hưng là công trình nghiên cứu về lịch
sử Đảng bộ xã Đông Hưng từ năm 1945 đến năm 2000. Phần đầu sách giới
thiệu khác chi tiết về làng Nhồi, đất đai, dân số và các di tích lịch sử của xã
Tuy không đề cập về nghề chế tác đá trên địa bàn của xã nhưng công trình
này đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu về địa phương.
Cùng với các công trình nghiên cứu về làng Nhồi và nghề đục đá còn
có một số công trình nghiên cứu giới thiệu về xã Đông Tân, phố Nhồi, danh
nhân văn hóa, văn hóa làng xứ Thanh, di tích lịch sử - danh thắng, văn hóa
phi vật thể Thanh Hóa, lễ tục - lễ hội Thanh Hóa, hương ước Thanh Hóa... có
đề cập ít nhiều đến thắng tích núi Nhồi, làng Nhồi và nghề đục đá nơi đây với


21
những cách tiếp cận khác nhau. Điều này cho thấy tác động, ảnh hưởng của
nghề đục đá truyền thống lâu đời của làng Nhồi đã lan tỏa đến vùng văn hóa
châu thổ sông Mã mà trung tâm là vùng núi Nhồi.
2.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề luận án
Nhìn chung, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề nghề và làng
nghề thủ công truyền thống. Các công trình nghiên cứu xây dựng diện mạo hệ
thống nghề và làng nghề thủ công truyền thống trên khắp đất nước Việt Nam
hoặc nghiên cứu cụ thể về một nghề hoặc một làng nghề. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy diện mạo phong phú của làng xã Việt Nam và hoạt động kinh tế
Việt Nam truyền thống. Mặc dù vậy, nhiều học giả cũng cho rằng, tuy đạt
được nhiều thành tựu, nhưng nhận thức về nghề và làng nghề truyền thống
hiện nay mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng được đòi hỏi nhận thức về một
hoạt động rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp Việt Nam truyền thống và

có liên quan mật thiết đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay. Do vậy, việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu đề tài này vẫn là việc làm cần
thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn.
Đối với trường hợp nghề chế tác đá An Hoạch thời trung đại, qua tiếp
xúc tài liệu chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu chủ yếu mới chỉ đề cập đến
làng nghề này như một điểm nhìn trong tổng thể hệ thống làng nghề Việt
Nam hoặc chỉ nghiên cứu từng mặt về văn hóa hay nghệ thuật thuần túy. Phần
lớn các nghiên cứu tập trung ca ngợi chất liệu đá quý hiếm ở núi Nhồi, giá trị
nghệ thuật của các sản phẩm đá An Hoạch hoặc điểm sơ qua về kỹ thuật khai
thác, chế tác đá... Nhiều vấn đề của nghề và làng nghề đá An Hoạch chưa
được làm rõ như: lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến
nghề chế tác đá truyền thống; lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề;
cách thức tổ chức sản xuất, loại hình sản phẩm, thị trường; nghệ nhân và sản
phẩm đá điển hình của An Hoạch; Vị thế và ảnh hưởng của làng đá An Hoạch
đối với nghề chế tác đá truyền thống Việt Nam. Làng nghề đá truyền thống
An Hoạch xưa và Làng Nhồi ngày nay...


22
Từ cách đặt vấn đề như trên, cho thấy việc nghiên cứu một cách có hệ
thống, chuyên sâu về làng nghề chế tác đá An Hoạch là rất cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn. Đó cũng là mục đích và kết quả chúng tôi hướng đến khi thực hiện
đề tài.
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề luận án cần giải quyết là nghề chế tác đá An Hoạch (huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) thời trung đại. Để giải quyết vấn đề trên, chúng
tôi đặt ra các câu hỏi lớn sau:
1. Hệ thống nghề và làng nghề chế tác đá ở Việt Nam thời trung đại?

2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội
làng An Hoạch?
3. Cách thức tổ chức, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm, loa động và thị
trường tiêu thụ của làng đá An Hoạch thời trung đại?
4. Vai trò và vị trí của nghề chế tác đá An Hoạch đối với lịch sử, văn
hóa, kinh tế, xã hội làng An Hoạch và Việt Nam.
Với những câu hỏi nghiên cứu lớn như đã nêu như trên, đề tài xác định
những câu hỏi nhỏ như sau:
1. Đặc điểm của nghề và làng nghề thủ công Việt Nam thời trung đại?
2. Hệ thống nghề và làng nghề chế tác đá ở Việt Nam thời trung đại?
3. Hệ thống nghề thủ công và nghề chế tác đá ở Thanh Hóa?
4. Quá trình hình thành và phát triển của nghề và làng nghề chế tác đá
An Hoạch?
5. Cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội làng An Hoạch thời trung đại?
6. Quy trình và kỹ thuật khai thác, chế tác đá An Hoạch thời trung đại?
7. Đặc điểm chất liệu đá vùng An Hoạch?
8. Cách thức tổ chức lực lượng và tiệu thụ sản phẩm nghề chế tác đá An
Hoạch?
9. Công cụ khai thác và chế tác đá An Hoạch?


23
10. Kỹ thuật khai thác và chế tác đá An Hoạch?
12. Sản phẩm, nghệ nhân và thị trường tiêu biểu của làng nghề đá An
Hoạch thời trung đại?
13. Vai trò và vị trí của nghề chế tác đá đối với quá trình hình thành và
phát triển làng An Hoạch?
14. Mối quan hệ, ảnh hưởng của làng nghề đá An Hoạch đối với các
làng nghề đá ở Việt Nam?
3.1.2. Lý thuyết nghiên cứu

Luận án thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm cơ
sở lý luận để xem xét, phân tích và đánh giá các sự vật, hiện tượng trong quá
trình nghiên cứu.
Lý giải các vấn đề về lịch sử hình thành, đặc điểm cơ cấu kinh tế xã hội
liên quan đến nghề chế tác đá An Hoạch được xem xét trong mối liên hệ liên
ngành: Văn hóa, Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, Xã hội học.
Các vấn nội dung mang tính đặc trưng của làng đá An Hoạch như: tính
độc đáo về một làng chế tác đá kéo dài liên tục trên 1000 năm, đặc trưng một
làng nghề thủ công toàn phần qua nhiều thời kỳ lịch sử, tính đa dạng của sản
phẩm mỹ nghệ đồ đá sớm có thị trường rộng lớn... Được lý giải qua tư liệu
lịch sử, hiện vật lịch sử và đối chiếu, so sánh.
Luận án kế thừa các thành tựu nghiên cứu lý luận về làng xã, nghề và
làng nghề của các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn hóa học...
3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Nghề chế tác đá An Hoạch là một trong những nghề thủ công xuất
hiện sớm nhất Việt Nam và phát triển liên tục không đứt đoạn cho đến ngày
nay, phát triển hưng thịnh nhất vào thời trung đại.
- Người thợ đá An Hoạch có kỹ thuật khai thác và chế tác đá tinh xảo,
tạo nên nhiều sản phẩm hữu dụng hoặc có giá trị nghệ thuật cao.
- Sản phẩm mỹ nghệ đá tại làng An Hoạch mang tính đa dạng, tiêu biểu
về mặt mỹ thuật đồ đá của mỹ nghệ Việt Nam thời trung đại.


24
- Nghề chế tác đá An Hoạch có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá
trình hình thành và phát triển làng An Hoạch và lịch sử, kinh tế, văn hóa Việt
Nam.
3.1.4. Một số khái niệm cơ bản
Các khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án

gồm: nghề, chế tác đá.
- Nghề thủ công: Theo tác giả Phan Gia Bền trong Sơ khảo lịch sử phát
triển thủ công nghiệp Việt Nam (1957), nghề thủ công Việt Nam phân chia
thành 02 bộ phận: Nghề thủ công gắn liền với nông nghiệp và thủ công
nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá (sản xuất độc lập với quy trình sản xuất
nông nghiệp): "Thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra và có thể nói, thủ
công nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp. Vì
là trung gian nên nó còn mang nặng tính chất nông nghiệp mà đồng thời cũng
đã có nhiều tính chất công nghiệp... Phạm vi thủ công nghiệp đi từ những
nghề phụ nông thôn đến các nghề thủ công cá thể tiểu sản xuất hàng hoá rồi
đến hình thức công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức còn nhiều
quan hệ với nông nghiệp đến hình thức quá độ sang công nghiệp... Chúng tôi
thấy ở Việt Nam có hai bộ phận chính trong ngành thủ công nghiệp: Bộ phận
thủ công nghiệp phụ thuộc vào nền kinh tế tự nhiên nông nghiệp, cụ thể là
nghề phụ gia đình của số đông nông dân... Bộ phận thứ hai là bộ phận thủ
công nghiệp cá thể tiểu sản xuất hàng hoá, cụ thể là nghề thủ công độc lập đối
với quy trình sản xuất nông nghiệp..." [11; 17-20]
Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ Việt Nam), nghề là công việc
hằng ngày làm để sinh nhai. Một cách khái quát, có thể hiểu “nghề” là một
lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay
tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
- Làng nghề: GS. Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam – tìm tòi
và suy ngẫm đã đưa ra định nghĩa về làng nghề: làng nghề là một yếu tố quan
trọng trong xã hội tiểu nông, có những làng gắn với nông nghiệp và có những


25
làng được chuyên môn hoá (những làng chuyên môn hoá thường gắn liền với
đô thị hay kinh đô hoặc khu vực trung tâm và có một tầng lớp thợ thủ công

chuyên nghiệp, có cơ cấu tổ chức phường hội...). Các làng nghề tuy vẫn có
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà...), cũng có 1 số nghề
phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ
truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả... cùng một số
thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, "sinh ư
nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng
nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ công; những mặt hàng này có tính mỹ
nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá có quan hệ tiếp thị (marketing) với một
thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ,
Huế, Sài Gòn...) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài
[132; 372]
- Chế tác đá: Theo từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), chế tác đá
là hoạt động biến nguyên liệu đá thành đồ dùng (trong sinh hoạt hoặc thờ
cúng, trang trí...) bằng sức sáng tạo. Như vậy chế tác đá bao gồm cả hoạt động
khai thác đá, chế tạo các loại vật dụng, vật liệu xây dựng từ đá, đục đẽo, chạm
khắc các tác phẩm nghệ thuật đá dùng làm đồ thờ hoặc đồ trang trí.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về nghề chế tác đá An Hoạch là nghiên cứu trường hợp về
một làng nghề có lịch sử lâu đời và có nhiều mối liên hệ với lịch sử, kinh tế,
văn hóa của đất nước thời trung đại. Vấn đề nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội, do vậy luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để trình bày, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.
Nghề chế tác đá An Hoạch gắn liền với môi cảnh sinh tồn và phát triển
của nó: làng An Hoạch, do đó, để làm rõ quá trình ra đời, phát triển, diện mạo
và vai trò của nó, chúng tôi vẫn dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc, một
phương pháp được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về làng xã hiện nay.
Theo đó, làng nghề cũng như một các loại hình làng khác được coi như một



×