Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SÁNG KIỂN KINH NGIỆM (NHUNG) 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách trên toàn hành tinh chúng ta. Trong
những năm gần đây ý thức bảo vệ môi trường của con người xuống cấp. Con
người hủy hoại môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm. Thời tiết khắc
nghiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt sức
khỏe con người.
Chính vì vậy: Nhà nước ta đã có “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm
1993. Trong luật đã nhấn mạnh “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TOÀN
DÂN”.

Hiểu biết về môi trường những hành vi thái độ của con người đối với môi
trường, phải được xem là một trong những giá trị nhân cách trong toàn bộ hệ
thống nhân cách của con người. Giáo dục Mầm non là một trong những nấc thang
hình thành nhân cách. Vì vậy không thể không tiến hành giáo dục môi trường cho
trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo tính liên thông ngay từ lứa tuổi Mầm non, chúng ta cần
phải hình thành cho những chủ nhân tương lai của đất nước những hiểu biết phù
hợp với lứa tuổi về môi trường thiên nhiên xung quanh giúp trẻ có thái độ hành vi
ứng xử đúng đắn. Biết cách dung hòa với thiên nhiên, sống với thiên nhiên …
Thông qua đó giáo dục cái đẹp cái thiện.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo
dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người trong cộng đồng nhận
thức và quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có hiểu biết về môi trường, có
thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói


chúng, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát
triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ. Trong thực tế việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và
bảo vệ môi trường ở các trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn nhiều hạn
chế, giáo viên mới chỉ chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong
một số hoạt đông: Vệ sinh, qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang
tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi
trường được lồng ghép trong các tiết học chưa được giáo viên quan tâm và chưa
làm thường xuyên.
Từ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường ở lứa tuổi
mẫu giáo. Liệu trẻ 3-4 tuổi có đủ khả năng để lĩnh hội những mối liên hệ qua lại
trong thiên nhiên được không?
Làm thế nào để giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi
trường một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả nhất?
1
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
Từ những câu hỏi trên tôi đã chọn: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi trường” làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình để nghiên cứu trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc giáo dục môi trường không chỉ “Cho hôm nay” mà “cho cả ngày mai”,
nhằm xây dựng một trường học “Xanh- sạch- đẹp” và một xã hội trong lành.
Mục đích của GDBVMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào
giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và
tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập và sử dụng những công nghệ mới
nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận

dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên.
Hơn nữa GDBVMT còn bao hàm cả việc đạt được những kĩ năng, có động lực và
cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể để giải quyết những vấn đề
môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Ngoài ra mục đích của việc GDBVMT còn cung cấp cho trẻ mầm non
những thói quen tốt: Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng
ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các
con vật nuôi…Bên cạch đó giúp trẻ mầm non có những hiểu biết ban đầu về môi
trường, bảo vệ môi trường từ đó giúp trẻ có hành vi, thói quen, thái độ ứng xử phù
hợp hơn, sống thân thiện, hòa nhập với môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Đồng thời giúp cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về
GDBVMT và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “Xanh- sạch- đẹp” môi
trường và làm tấm gương cho trẻ, giáo dục trẻ có ý thức BVMT. Đó là mục tiêu
của đề tài này.
3. Thời gian địa điểm.
a. Thời gian:
- Xuất phát từ thực tế của lớp khiến tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, cuối cùng
cũng đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu, tìm tòi khám phá và thử nghiệm.
- Bắt đầu vào năm học: Tháng 8 /2015 cho đến hết ngày 01/05/2015 tôi đã
viết ra đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết giữ gìn và
bảo vệ môi trường”
b. Địa điểm:
- Tại lớp mẫu giáo 3 tuổi A, Trường mầm non Nam Hòa, thị xã Quảng Yên,
Quảng Ninh .
c. Đối tượng:
- Học sinh lớp 3 tuổi A, Trường mầm non Nam Hòa, thị xã Quảng Yên,
Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
2
Năm học: 2015 - 2016



Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các chất nhân tạo bao quanh
con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và
sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước, của nhân loại.
Nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm con người được sống trong môi
trường lành mạnh góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Ngày
27/12/1993 Quốc hội thông qua “ Luật bảo vệ môi trường” đồng thời Thủ tướng
chính phủ
Cũng đã phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”. Đối với giáo dục mầm non cung cấp cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói
chung biết sống tích cực với môi trường nhắm bảo đảm sự phát triển lành mạnh
về cơ thể và trí tuệ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về giáo dục bảo vệ môi
trường cho giáo viên mầm non
Dựa vào tình hình thực tế của trường và địa phương, trường chúng tôi đã có
những biện pháp cụ thể đối với giáo viên, đối với trẻ và các bậc cha mẹ trong việc
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
Cùng với các nội dung khác, giáo dục bảo vệ môi trường là một trong
những nội dung quan trọng trong nhà trường chúng tôi.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận.
Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với
nhau, tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và
phát triển.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ trong trường mầm non và hiệu quả những hoạt động này nhằm góp phần thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1. Mục đích của giáo dục bảo vệ và giữ gìn môi trường:
Là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử
dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng
bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng
và tránh những thảm họa môi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa
ra những quyết định đúng trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, giáo dục bảo vệ
môi trường còn bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có động lực và cam kết
3
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi
trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục bảo vệ môi
trường nói chung nhằm đem lại cho người học:
- Hiểu biết về bản chất các vấn đề của môi trường: tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu
tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi
trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân con người
cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách
ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm

đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách, dần dần hình thành các kỹ năng
thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
- Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong
việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và
khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để con người có thể tham gia có
hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở
và làm việc.
2. Mục đích giáo dục bảo vệ và giữ gìn môi trường cho trẻ mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói
chung, biết cách sống tích cực, thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát
triển lành mạnh về cơ thể, trí tuệ.
3. Hoạt động bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường mầm non:
- Giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp.
- Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường.
- Khắc phục sự ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường.
- Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh thái.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp và phù
hợp cho việc sử dụng của cô và của trẻ.
- Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định.
- Thường xuyên vệ sinh phòng, nhóm, sân trường, lau chùi đồ dùng, đồ
chơi, khai thông cống rãnh, thu gom rác thải.
- Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi từ các vật liệu phế thải.
- Sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả.
4
Năm học: 2015 - 2016



Sỏng kin kinh nghim
Ngụ Th
Nhung
- To iu kin cho tr c tỡm hiu v th gii thụng qua s tham gia tớch
cc vo cỏc hot ng khỏm phỏ.
- Tham gia trng cõy, chm súc cõy ci, con vt.
- Thu hỳt c s tham gia ca ph huynh, úng gúp ca cng ng xó hi,
tha món mong i ca h i vi s phỏt trin ca tr.
2. CHNG 2: NI DUNG VN ấ NGHIấN CU
2.1. Thc trng
* Kho sỏt:
Năm 2015 - 2016 tôi đã tiến hành khảo sát chất lợng cho trẻ lúc ban đầu để
nắm bắt đợc khả năng ý thc bo v mụi trng của trẻ, từ đó có biên pháp phù
hợp
Tổng số trẻ
S tr cú ý thc gi gỡn v bo v
mụi trng
S tr cha cú ý thc gi gỡn v bo
v mụi trng

36

Tỷ lệ %

11

3,05%

27


69,4%

* ỏnh giỏ:
Qua khảo sát ban đầu nh trên, tôi thấy kết quả trên trẻ cha cao là điều tôi
cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ cú ý thc gi gỡn v bo v mụi trng
đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ
luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghiệm:
Phm vi hot ng ca tr mu giỏo 3-4 tui cha rng nhng hot ng
hc tp rt a dng phong phỳ, nờn hot ng hc tp l hot ng cú kh nng
giỏo dc mụi trng ton din v cú h thng.
Chớnh vỡ vy tụi la chn lng ghộp ni dung giỏo dc mụi trng vo
chng trỡnh chm súc giỏo dc thụng qua cỏc hot ng hc tp vui chi lao
ng
Giỳp tr lm quen vi cỏc mi liờn h gia cỏc yu t mụi trng nh: t
nc, khụng khớ, th gii ng vt cỏc hin tng thiờn nhiờn v mt s ngnh
ngh trong xó hi. Trong ú cú cụng vic lm sch - p mụi trng.
Tụi ó r soỏt ton b nụi dng chng trỡnh chm súc giỏo dc tr 3-4 tui
v la chn cỏc ni dung giỏo dc mụi trng, mt cỏch nh nhng, linh hot phự
hp i vi tr.
2.2. Cỏc gii phỏp
* Bin phỏp 1: Bi dng nõng cao nhn thc v giỏo dc tr bo v mụi
trng thụng qua cỏc hot ng hc tp v vui chi hng ngy
5
Nm hc: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung

+ Thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ, năn, xé dán … Tôi đã khai thác nội
dung giáo dục môi trường ở một số bài tổng số môn học tạo hình có: 60 bài.
Có 30 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ: Vẽ hồ nước.
- Thông qua đề tài trên tôi lồng ghép nội dung giáo dục môi trường như:
Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không vứt rác làm bẩn nguồn nước
trong hồ.
- Giúp trẻ hiểu nước cần cho sự sống của một số con vật: Cá, tôm, cua…
Ví dụ: Xé dán cây mùa xuân.
- Giúp trẻ hiểu được cây cối rất cần thiết cho môi trường xanh, sạch đẹp.
Muốn cho cây ra hoa kết trái ta phải biết chăm sóc.v.v
- Sau khi xé dán giáo dục trẻ thu gom giấy vụn vào thùng rác.
+ Thông qua bộ môn âm nhạc:
Có 10/15 bài có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường. Trong đó có
những bài sẵn có nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ: Em yêu cây xanh – sáng tác: Hoàng Văn Yến.
Các vàng bơi – Sáng tác: Nguyễn Hải Hà.
Một số bài hát có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho trẻ tôi đã
khai thác một cách triệt để giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức về môi trường.
Ví dụ: Thật là hay – Sáng tác: Hoàng Lân
Thông qua bài hát tôi đã giúp trẻ hiểu về môi trường thiên nhiên phong phú.
Có những loài chim cất tiếng hót lứu lo tô đẹp thêm cho cuộc sống con người,
giúp trẻ có tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên.
+ Đối với Văn học: tổng số có 18 bài. Có 10 bài có thể tích hợp lồng ghép
nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ: Thơ - Cây dây leo.
- Chim chích bông.
Tôi lồng giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng qua ngôn ngữ văn học,
trẻ rất dễ tiếp thu.
- Qua bài thơ “Cây dây leo” trẻ biết có bao nhiêu loại cây có cây làm đẹp

cho môi trường sống. Có cây kết trái cho ta trái ngọt, có cây để làm cảnh, cây cho
bóng mát. Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc, bảo vệ cây.
Từ đó trẻ có những hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
+ Đối với bộ môn Toán: Ta cũng có thể lồng ghép được nội dung giáo dục
môi trường cho trẻ.
Có 10/26 bài có thể lồng ghép được nội dung giáo dục môi trường.
Ví dụ: Ghép đôi tương ứng 1-1.
Thông qua chủ đề dạy trẻ, tôi sử dụng cây xanh và chậu, từ đó giáo dục trẻ
6
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
trồng cây xanh tạo môi trường xanh- sạch – đẹp. Biết trách nhiệm của mình đối
với việc trồng - chăm sóc bảo vệ cây xanh.
+ Đối với môn học: Khám phá môi trường xung quanh: Là môn học có
mức độ lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cao nhất. Tổng số có 22 bài tới
17 bài có thể lồng ghép nội dung môi trường.
Đa số những bài trong môi trường xung quanh có mức độ tích hợp cao. Có
nghĩa là mục tiêu chính của bài đã trùng hợp với mục tiêu giáo dục môi trường.
Ví dụ:
- Một số cây cảnh.
- Một số con vật sống trong rừng …
Qua một số môn học môi trường xung quanh tôi giúp trẻ hiểu được một số
nghề nghiệp của các cô, các bác làm nhiệm vụ chính. Làm cho môi trường xanh,
sạch đẹp như môi trường đô thị. Các chú kiểm lâm bảo vệ môi trường, qua bài
một số nghề nghiệp của bố mẹ.
Ví dụ: Qua bài “Một số loại rau”

Tôi giúp trẻ hiểu được cây sống nhờ có đất, nước và có sự chăm sóc của
con người.
Trong hoạt động học tập trẻ được làm quen các yếu tố môi trường mối liên
hệ giữa chúng và hành vi đúng đắn.
Tôi đã khai thác triệt để nội dung đã có trong chương trình và lồng ghép
một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức môi trường phù hợp với lứa tuổi
có hệ thống không quá sức.
Nếu như trong hoạt động học tập giúp trẻ làm quen với các yếu tố của môi
trường và giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường thì các hoạt động ngoài tiết
học có nhiều khả năng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
* Thông qua hoạt động vui chơi: Như trò chơi phân vai.
Ví dụ: Đóng vai cô giáo, Biết khuyên nhủ học sinh làm gì?
Đóng vai Bác sĩ trẻ biết khuyên bệnh nhân nên ăn sạch, ở sạch …
Trò chơi xây dựng: Từ biết trồng nhiều loại cây xanh cho công trình của
mình đẹp, có cây bóng mát v.v…
* Thông qua lao động: Tôi đã giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân. Giữa
vệ sinh trong và ngoài trường lớp – Chăm sóc cây làm cho môi trường sạch đẹp.
Ví dụ: Khi ăn cơm, cơm rơi nhặt để vào đĩa đựng cơm rơi hoặc rửa tay
trước khi ăn cơm.
* Những buổi dạo chơi tham quan, quan sát.
- Giúp trẻ biết bảo vệ môi trường nơi công cộng trẻ biết ý thức của nình
thành những hành vi đúng.
Ví dụ: Trẻ không khạc nhổ bừa bãi.
7
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung

Không hái hoa, bẻ cành.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục xung quanh cho trẻ hoạt động
Đối với lứa tuổi mẫu giáo, nhận thức của trẻ thông qua tư duy trực quan,
Vì vậy: Vấn đề tạo ra môi trường giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức về môi
trường là việc vô cùng cần thiết.
Vào đầu năm học. Tôi đã lên kế hoạch tạo môi trường để trẻ hoạt động.
Ví dụ: Xây dựng thiên nhiên; Trồng nhiều loại cây, cây hoa. Cây cảnh, cây
thân leo …
- Có bình nước tưới, có xẻng làm đất, kéo cắt tỉa cây.
- Tôi đã ươm một số hạt đỗ để trẻ quan sát sự nẩy mầm của hạt đỗ. Trẻ biết
trồng cây, biết cây sống nhờ có đất và nước, ánh nắng.

Trẻ được chăm sóc cây, được sới đất, tưới cây, tỉa cây. Từ đó trẻ biết cây
thiếu đất và nước cây sẽ chết.

8
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

- Nuôi chim cảnh, nuôi cá vàng.
Trẻ cho chim ăn, cho cá ăn, biết thay nước cho bể cá từ đó.
Trẻ biết để nước bẩn cá sẽ chết v.v.

Trẻ hoàn toàn nắm được nội dung giáo dục môi trường thông qua hình ảnh
trực quan sinh động, cụ thể.

+ Ngoài ra còn tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi. Giúp trẻ hiểu được có
một số thứ tan trong nước. Có một số thứ không tan.
Tôi chuẩn bị: - 3 mảnh giấy.
9
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
- 3 cái lá.
- 3 cái túi mi lông.
Cô đem chôn xuống đất 3 vật liệu trên sau 2 tuần sau tổ chức cho trẻ đào
lên trẻ nhận xét:
- Lá cây chuyển sang màu nâu có lỗ thủng
- Giấy mủn ra
- Ni lông không thay đổi.
Từ đó giúp cho trẻ hiểu là: Lá cây, giấy chôn dưới đất mủn ra lẫn vào đất,
cây cối có thể sống được.
- Ni lông, mảnh nhựa không trong đất, cây cối không có chỗ mọc, môi
trường bị hủy hoại …
- Giúp trẻ biết rác thải phải vứt vào đúng nơi qui định.
- Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Trẻ thích và tích cực hoạt
động. Trẻ tự khám phá. Qua đó trẻ làm quen với các yếu tố môi trường, hiểu được
mối quan hệ giữa chúng.
Trong lớp tôi xắp xếp đặt đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp

luôn giữ vệ sinh trong và ngoài phòng học, chuẩn bị thùng đựng rác, khăn, nước
đầy đủ.
Từ đó giúp cho trẻ có nề nếp thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn

nắp.
Bản thân tôi luôn là tấm gương sáng về việc bảo vệ môi trường cho trẻ noi
theo.
* Biện pháp 3. Giáo dục môi trường mọi lúc mọi nơi
3.1 Giáo viên tận dụng tình huống có vấn đề về môi trường để cho trẻ giải
quyết.
10
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
Ví dụ: Lớp học bừa bộn sau khi chơi xong.
Một cây ở góc thiên nhiện bị héo.
Cá trong bể có con bị chết.
Trên giá để đồ chơi có nhiều bụi.
Bạn quên không đóng vòi nước.
Khi thấy các tình huống trên, các con sẽ làm gì?
3.2. Cô và trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp.
* Cô cùng trẻ xây dựng lịch vệ sinh lớp.
- Cô cho trẻ trao đổi, sau đó, cô thống nhất công việc làm vệ sinh từng ngày
trong tuần.
- Cô lấy ½ tờ giấy A0, kẻ sẵn từng ngày, trẻ thể hiện công việc phải làm
từng ngày bằng cách: vẽ, dùng ký hiệu …
- Trẻ treo lịch làm vệ sinh lớp lên trên tường để mọi người đều nhìn thấy và
cùng thực hiện.
* Tổ chức cho trẻ làm vệ sinh phòng, lớp theo lịch lên sẵn.
* Sau mỗi buổi lao động, cô cho trẻ thảo luận:
- Các cháu thấy lớp của chúng ta như thế nào?

- Bạn nào hãy kể cho cô và các bạn nghe những việc đã làm để môi trường
lớp học luôn sách sẽ?
- Hằng ngày, muốn lớp học luôn sạch sẽ các con phải làm những việc gì?
3.3. Tạo ra môi trường em thích:
Cách làm:
- Cô và trẻ sưu tầm những hình ảnh về trường học, sân trường, cổng trường
trong tạp chí cũ.
- Cho trẻ cắt chúng ra và dán để tạo ra: Ngôi trường, sân trường, cổng
trường vào giữa tấm giấy lớn sau đó vẽ thêm chậu hoa, luống rau, cây cho bóng
mát, … tạo thành môi trường mầm non mà bé thích.
- Hoặc có thể cho trẻ cắt ngôi nhà, sân, bếp từ những tạp chí cũ và dán vào
giữa tờ giấy, trẻ có thể vẽ thêm vườn rau, ao thả cá, … cạnh ngôi nhà, tạo thành
môi trường gia đình bé thích.
3.4. Quan sát nước sạch và nước bẩn
Cô chuẩn bị hai chậu nước (1 chậu nước bẩn và 1 chậu nước sạch).

11
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

Trẻ quan sát. Cô hỏi trẻ:
- Các con thấy nước trong chậu có màu gì?
Cô cho trẻ ngửi và hỏi trẻ:
- Nước có mùi gì?
Cô cho trẻ thả một vài hòn sỏi vào trong 1 chậu nước và hỏi trẻ:

- Các con có nhìn thấy gì trong chậu nước không? Tại sao con nhìn thấy?
(Vì nước sạch và trong).
Cô cho trẻ rửa tay, giặt khăn, … vào chậu nước có sỏi. Cho trẻ quan sát và
so sánh 2 chậu nước và hỏi trẻ:
- Nước trong hai chậu có khác nhau không?
- Các con có nhìn rõ các viên sỏi ở trong chậu nước không?
- Tại sao lại không nhìn rõ những hòn sỏi? (Vì nước bị bẩn và đục).
Cô tổ chức cho trẻ thảo luận:
- Nước sạch có dấu hiệu gì?
- Nước bẩn có dấu hiệu gì?
- Những nguyên nhân nào làm cho nước bị bẩn?
- Chậu nước bẩn này có thể dùng để làm gì?
3.5. Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải do trẻ mang
đến.

12
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

Cô có thể thông báo cho cha, mẹ trẻ và nhắc trẻ mang các nguyên vật liệu
phế thải của gia đình đến lớp: vỏ hộp sữa chua, bao diêm, sách báo cũ, hộp đựng
thuốc đánh răng … tất cả đều phải bảo đảm sạch sẽ và khô.
Căn cứ vào chủ đề đang triển khai, cô cùng cháu làm đồn dùng, đồ chơi.
Ví dụ: Cô có thể hướng dẫn trẻ làm ô tô từ vở bao thuốc lá, làm đoàn tàu từ
vỏ hộp thuốc đánh răng …

3.6. Chơi lô-tô
Cách chơi: chia làm 2 đội. Trong thời gian 1 phút, hai đôi thi nhau xem đội
nào chọn được nhiều tranh lô-tô có hình ảnh sử dụng nước tiết kiệm và dán lên
bảng.
Các bạn của đội đạt giải nhất giới thiệu cho các bạn những hình ảnh mà đội
mình vừa chọn được.
3.7. Cô và trẻ thảo luận có những cách nào để góp phần bảo vệ môi trường.
Trước khi thảo luận cô có thể kể cho trẻ nghe hoặc cho xem băng về việc
vứt rác bừa bãi và dịch bệnh.
Ví dụ: Cô đưa ra một thông tin: Bệnh dịch hạch đã làm ho nhiều người bị
ốm. Lúc đầu mọi người không biết nguyên nhân gây bệnh dịch này. Có quá nhiều
rác trên đường phố, những đống rác đó đã thu hút lũ chuột đến kiếm ăn. Chuột
mang bọ chét gây bệnh. Những con chuột mang bệnh dịch từ nơi này sang nơi
khác. Sự thiếu vệ sinh sẽ dẫn đến dịch bệnh nguy hiểm.
Thảo luận:
+ Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể làm gì?
+ Mọi người có thể và cần làm những gì? (Thu gom các chai nhựa, bình
nhựa, không vứt chúng ra ngoài đường, ngoài thùng rác; Dùng ít túi gói đồ khi
mua hàng để hạn chế tối thiểu rác thải từ những túi gói đồ; Luôn nhắc nhở các bạn
mọi người không vứt rác bừa bãi, phải bỏ rác vào thùng).
13
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

Cô và trẻ phải ghi lại vẽ lại thành tranh về những cách bảo vệ môi trường

trên rồi dán vào góc tuyên truyền để các bậc cha mẹ, mọi người biết và thực hiện

3.8. Thảo luận với trẻ về ảnh hưởng của môi trường bẩn đến sức khỏe của
con người.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống nước bẩn, nước không được đun sôi.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hít phải bụi, khói thuốc là, khói đun bếp…?
- Trước khi ăn không rửa tay thì sẽ bị làm sao?
- Sau khi đi vệ sinh, không rửa tay thì điều gì có thể xảy ra?
* Biện pháp 4. Phối hợp với phụ huynh triển khai nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ.
Quan niệm của Đảng và Nhà nước đối với việc giáo dục môi trường trong
hệ thống giáo dục đó là “Giáo dục vì môi trường” coi bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của toàn dân.
Tất cả mọi công việc trong trường muốn đạt kết quả cao, không thể không
có sự ủng hộ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong những cuộc họp. Vì vậy, giờ
14
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
đón trẻ tôi tranh thủ phổ biến nội dung, mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục
môi trường cho trẻ.
Vận động phụ huynh sưu tầm cây xanh, xây dựng góc thiên nhiên. Mua đôi
chim cho trẻ nuôi, một bể cá vàng v.v.
Từ đó: phụ huynh nắm được cần giáo dục các cháu bảo vệ môi trường như
thế nào? Phụ huynh nhìn thấy rõ trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường
và còn thấy trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục con cái là những chủ
nhân tương lai của đất nước.

Trong quá trình giáo dục môi trường cho trẻ 3-4 tuổi. Tôi đã áp dụng biện
pháp trên, những hình ảnh những ấn tượng, những gì trẻ thấy, trẻ được nghe về
mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường cho trẻ.
Trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ môi trường trẻ có những hành vi
tốt có những nề nếp thói quen bảo vệ môi trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
1.2. Phương pháp quan sát trẻ.
Mục đích: Nhằm hỗ trợ quá trình điều tra thực trạng hoạt động.
1.3. Phương pháp trò chuyện đàm thoại: Mục đích: Để tìm hiểu nhận thức
của trẻ đối với hoạt động BVMT.
1.4. Phương pháp thực hành, trải nghiệm, thử nghiệm sư phạm. Mục đích:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, xác định một số biện pháp khai thác nội dung giáo
dục môi trường trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Thử nghiệm sư phạm
nhằm kiểm chứng và khẳng định hiệu quả của các biện pháp giáo dục môi trường
mọi lúc mọi nơi.
1.5. Phương pháp thống kê toán học: Mục đích: Sử dụng phương pháp này
để thống kê những số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
2.4. Kết quả nghiên cứu:
- Qua nghiên cứu đề tài và áp dụng chúng tôi nhận thấy nhận thức của giáo
viên có nhiều thay đổi, việc nghiên cứu chương trình để lồng ghép nội dung giáo
dục môi trường trong các môn học và các hoạt động được cụ thể hơn. Đặc biệt là
đề tài tôi mạnh dạn đưa nội dung giáo dục môi trường cụ thể bằng các bài tập vào
cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
- Mặt khác tôi luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đã
luôn giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần để thực hiện chuyên đề này như: Thu
gom nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, đóng góp kinh phí để góp thêm vào
việc mua sắm trang thiết bị, đóng góp cây xanh để trồng ở trường, góc thiên nhiên
của lớp và đặc biệt cùng quan tâm giáo dục ý thức BVMT cho trẻ ở mọi lúc mọi

15
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
nơi.
Bên cạnh đó là sự ủng hộ rất nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường đã
luôn đồng hành cùng tôi trong việc tìm ra những giải pháp để giúp trẻ có ý thức
BVMT.
Ví dụ: Cung cấp tài liệu, tạo điều kiện về kinh phí để mua sắm thêm đồ
dùng, thiết bị dạy học, tổ chức các buổi lao động, trồng cây, dọn dẹp vệ sinh ... để
tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp để giúp trẻ có nhận thức hơn về môi
trường. Từ đó khuôn viên nhà trường ngày càng Xanh- Sạch- Đẹp và an toàn,
thoáng mát , góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đển tường ngày
một đông hơn. Đội ngũ giáo viên được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội
dung GDBVMT, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống
thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường. Giáo
viên giáo dục trẻ thường xuyên.
Về phía trẻ thông qua GDBVMT trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho
bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và học
liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây cảnh, tưới cây ở góc thiên nhiên...
có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp luôn xinh, luôn đẹp.
Trẻ có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn bánh kẹo biết vứt vỏ bánh
kẹo vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chỗ...Biết tiết kiệm
thức ăn, ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong biết xúc
miệng và biết tiết kiệm nước. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu
phế thải. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa
con người và động vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí. Có kiến thức

đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương
Đồng thời sự chuyên cần của các cháu học sinh đã góp phần không nhỏ vào
kết quả đạt được.
Qua một thời gian ngắn áp dụng các giải pháp nêu trên ý thức giữ gìn
BVMT của các cháu đã được nâng lên rõ rệt giảm hẳn các hiện tượng. Đây là kết
quả dù rất nhỏ nhưng rất quan trọng giúp trẻ có ý thức BVMT ngay từ lứa tuổi
mầm non.
Kết quả trên trẻ đạt được cụ thể như sau:
Nội dung
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tổng Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ
số
trẻ
%
trẻ
%
trẻ %
số
%

16
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Nhung
Số trẻ
có ý thức giữ 36
11
gìn và bảo
vệ
môi
trường

Ngô Thị

3,05
%

17

7,2%

4

6,6% 30

83,3%

2.5. Rút ra bài học kinh nghiệm
Để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi đạt kết quả
như trên trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
* Bài học chung:
- Giáo viên phải nắm được tầm quan trọng của việc tích hợp lồng ghép nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường dạy trẻ trong mọi hoạt động

- Nắm được phương pháp của tiết học để giáo dục phù hợp.
- Lựa chọn bài dạy phù hợp với chủ đề.
- Tạo môi trường phong phú đa dạng để kích thích giáo dục trẻ ở mọi lúc
mọi nơi.
* Bài học riêng:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của việc
giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị chu đáo kế hoạch giảng dạy trước khi lên lớp.
- Tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình huống kịp thời.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý
tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo
hứng thú, phát huy trí thông minh, óc tưởng tượng phong phú cho trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ
chuẩn.
- Tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng để kích thích trẻ hoạt động
- Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để học hỏi, trao dồi kinh
nghiệm với các bạn đồng nghiệp để đưa ra những hình thức tổ chức mới, sáng tạo
áp dụng trong công tác chăm sóc và giảng dạy được tốt.
* Bài học thành công.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân khi sử dụng : “Một số biện
pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi trường” áp dụng
trong giảng dạy đã đạt được những thành công nhất định, đã tạo được hứng thú
cho trẻ tham gia vào hoạt động.
17
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Ngô Thị
Nhung
* Bài học chưa thành công.
Bên cạnh việc trẻ tham vào giờ học sôi nổi, hào hứng, tích cực, ghi nhớ sâu
trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đạt kết cao hơn rất nhiều. Song vẫn còn một số ít
trẻ chưa thực sự nhiệt tình, tự tin cho nên kết quả giáo dục chưa đạt tối đa.
Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ hiện nay
tôi vẫn phải phấn đấu học tập hơn nữa để hoàn thiên chuyên môn cho mình và
giúp trẻ tham gia vào hoạt động đạt kết quả cao.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Sau một thời gian thực hiện, tôi rút ra kết luận sau:
- Cần đặt đúng vị trí tầm quan trọng của vấn đề đưa giáo dục môi trường
vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.
- Tạo môi trường phong phú cho trẻ tích cực hoạt động. Trẻ tự khám phá
đưa ra những nhận xét về nhưng hiện tượng trẻ được quan sát.
- Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên giúp phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường với trẻ mẫu giáo.
- Vận động phụ huynh xây dựng cơ sở vật chÊt giúp tổ chức tốt việc giáo
dục môi trường.
- Kiến thức, kỹ năng, năng lực của giáo viên là tiền đề cơ bản, đảm bảo giáo
dục môi trường cho trẻ có hiệu quả thực sự.
- Giáo viên phải linh hoạt, nhạy bén với những thông tin áp dụng sáng kiến
mới trong công tác giảng dạy.
2. Kiến nghị đề xuất
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các tiết học mẫu để
chị em giáo viên trong trường được giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm các giờ dạy cho giáo viên.
- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các

hoạt động tập thể có quy mô, chất lượng cao, gây được hứng thú cho trẻ khi tham
gia bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trên đài báo, ti vi
nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh.
- Đề nghị nhà trường trồng thêm cây xanh trong trường. Mua sắm thêm
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt của trẻ nhằm bảo vệ môi trường:
Thùng rác, dụng cụ trồng và chăm sóc cây xanh.
- Nhà trường cần có sự đầu tư phong phú hơn nữa về môi trường cho trẻ
hoạt động.
18
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Ngô Thị
Nhung
Ví dụ: Vườn cây, bể cá, chuồng thú v.v.
* Đối với phòng giáo dục:
- Tôi kính mong phòng giáo dục sẽ tổ chức cho chúng tôi nhiều những buổi
dự giờ, kiến tập của các trường trong thị xã để chúng tôi được học hỏi những cái
mới cái hay của các trường về việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, từ đó kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ của chúng tôi được nâng cao đảm bảo chất lượng giáo
dục tốt nhất. Bên cạnh đó tôi cũng xin kính mong phòng giáo dục sẽ quan tâm
hơn nữa tới việc đầu tư các trang thiết bị dạy học cho trường chúng tôi như cung
cấp tài liệu, tranh ảnh, … có nội dung liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường.
* Đối với sở:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi nội dung
làm quen với hoạt động tạo hình cho trẻ ở các trường mầm non. Tổ chức chuyên
đề có quy mô lớn để giáo viên tham quan và học tập.
- Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục đưa giáo dục môi trường vào chương trình

chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.
- Trên đây là một số biện pháp phát giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết giữ
gìn và bảo vệ môi trường, rất mong sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của PGD&ĐT,
BGH nhà trường và của chị em đồng nghiệp để bản thân tôi được nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ nói chung và môn GDBVMT nói riêng. Trong quá trình
thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp
ý, nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm để đề tài của tôi được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

IV.TÀI LIÊU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
- Để hoàn thành tốt việc: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
biết giữ gìn và bảo vệ môi trường”có hiệu quả, bản thân tôi không ngừng học tập,
trau rồi kiến thức cho bản thân và học tập chị em đồng nghiệp.
- Tôi luôn tìm tòi cho mình những tài liệu để tham khảo, học hỏi cho môn
học đạt hiệu qủa tốt hơn.
19
Năm học: 2015 - 2016


Sỏng kin kinh nghim
Ngụ Th
Nhung
1. Lut bo v mụi trng (1993).
2. Tp trớ giỏo dc mm non (thỏng 3 nm 1997, thỏng 4 nm 2000).
3. Chng trỡnh giỏo dc mm non mi.
4. Giỏo trỡnh: Giỏo dc mụi trng trong trng mm non. Nh xut bn
giỏo dc nm 2009.
+ Ngoi ra tụi cũn nghiờn cu thờm nhng quyn tp san v tr mm non
cú thờm kin thc v GDBVMT

- Để hoàn hoàn thành tốt việc giỳp tr hc tt lnh vc GDBVMT bản thân
tụi không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân và học hỏi chị em đồng
nghiệp.

MUC LUC
Ni dung
I. PHN M U
1. Lý do chn ti
2. Mc ớch nghiờn cu
3. Thi gian a im
4. úng gúp mi v mt thc tin

Trang
1
1
2
2
2
20

Nm hc: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG I: Tổng quan

1.1. Cơ sở lý luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. CHƯƠNG II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1.Thực trạng
2.2. Các giải pháp
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.4. Bài học kinh nghiệm
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị đề xuất
IV. TÀI LIÊU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM

3
3
3
3
5
5
5
14
16
17
17
17
19
21

Nam Hòa, ngày 01 tháng năm 201

Người viết

Ngô Thị Nhung
21
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

Nhận xét, xếp loại và xác nhận của nhà trường (Có ký, đóng dấu của Hiệu Trưởng)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Nhận

xét của Hội đồng khoa học cấp cơ sở

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

22
Năm học: 2015 - 2016


Sáng kiến kinh nghiệm
Nhung

Ngô Thị

23
Năm học: 2015 - 2016



×