Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu ong ăn lá mỡ shizocera sp tại rừng trồng xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

MA THỊ THÊU
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
SÂU ONG ĂN LÁ MỠ (SHIZOCERA SP) TẠI RỪNG TRỒNG
XÃ NGHĨA TÁ - HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

MA THỊ THÊU

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
SÂU ONG ĂN LÁ MỠ (SHIZOCERA SP) TẠI RỪNG TRỒNG
XÃ NGHĨA TÁ - HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đặng Kim Tuyến
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản

thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa
luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội
dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí, trang web theo danh mục tài liệu của khóa luận.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

TS. Đặng Kim Tuyến

Ma Thị Thêu

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp nghề là giai đoạn cuối của quá trình đào tạo tại
trường ĐHNL Thái Nguyên giúp sinh viên vận dụng và kết hợp hài hòa giữa
kiến thức lý luận với thực tiến, tạo mối quan hệ bổ sung cho nhau để sinh viên
sau khi ra trường có được vốn kiến thức nhất định đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn của xã hội hiện nay. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường ĐHNL

Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu Ong
ăn lá Mỡ (Shizocera sp ) tại rừng trồng xã Nghĩa Tá - huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.
Để có được kết quả nghiên cứu này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến TS. Đặng Kim Tuyến - Bộ môn Côn trùng Khoa Lâm nghiệp - Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã hết sức tận tình và chu đáo. Cô đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn cho tôi
từng bước để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Nghĩa Tá và mọi người dân nơi
tôi thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình điều tra, nghiên cứu.
Do thời hạn thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn của bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Ma Thị Thêu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả điều tra sơ bộ đối với rừng trồng Mỡ tại địa bàn nghiên cứu ............... 28
Bảng 4.2: Kết quả phỏng vấn người dân về tình hình gây hại của sâu Ong ăn lá Mỡ ....... 30
Bảng 4.3: Mức độ gây hại của sâu Ong (chỉ số R%) ở rừng Mỡ 3 năm tuổi ..................... 35
Bảng 4.4: Mật độ của sâu Ong ăn lá Mỡ ở lần điều tra thứ nhất .......................................... 37
Bảng 4.5: Mật độ của sâu Ong ăn là Mỡ ở lần điều tra thứ hai ............................................ 38

Bảng 4.6: Mật độ sâu Ong ăn lá Mỡ ở lần điều tra thứ ba .................................................... 39
Bảng 4.7: Mật độ sâu Ong trung bình qua 3 lần theo dõi...................................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Rừng Mỡ chưa bị sâu Ong phá hại ................................................. 29
Hình 4.2: Các Pha trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành của sâu Ong
ăn lá Mỡ ................................................................................. 31
Hình 4.3: sâu Ong trưởng thành ...................................................................... 32
Hình 4.4: Trứng của sâu Ong ăn lá Mỡ đẻ dọc gân lá .................................... 33
Hình 4.5: Sâu Ong non .................................................................................... 34
Hình 4.6: Nhộng sâu Ong làm trong đất ......................................................... 35
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá của sâu Ong ăn lá Mỡ qua 3 lần
điều tra............................................................................................. 36
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn của mật độ sâu Ong ăn lá Mỡ ở lần điều tra
thứ nhất .................................................................................. 37
Hình 4.9: Mật độ của sâu Ong ăn lá Mỡ ở lần điều tra thứ hai ...................... 38
Hình 4.10: Mật độ sâu Ong ăn lá Mỡ ở lần điều tra thứ ba ............................ 39
Hình 4.11: Mật độ sâu Ong trung bình qua ba lần điều tra............................. 40
Hình 4.12: Rừng Mỡ sau khi bi ̣dịch của sâu Ong .......................................... 42
Hình 4.13: Mô hình treo bẫy vàng diệt sâu Ong trưởng thành ....................... 45
Hình 4.14: Cán bộ trạm BVTV, khuyến nông huyện hướng dẫn người dân
diệt sâu Ong ăn lá Mỡ ..................................................................... 46


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CS

: Cộng sự

ĐHNL

: Đại học nông lâm

OTC

: Ô tiêu chuẩn

TB

: Trung bình

THCS

: Trung học cơ sở

TT


: Thứ tự

UBND

: Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.3. Ý Nghĩa ................................................................................................................3
1.3.1. Trong học tập và nghiên cứu .............................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................4
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu và phân loại côn trùng ............................4
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc đưa ra các biện pháp phòng trừ .................................6
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................7
2.2.1. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng ..................................................7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................8
2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................10
2.3. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................14
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................16
2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.......................................................................16
2.4.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội .............................................................18
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......22

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................22
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .......................................................................22
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu.......................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ....................................................22
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................22
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................23


vii

3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ...........................................................................23
3.4.2. Phương pháp điều tra, đánh giá, quan sát trực tiếp .........................................23
3.4.3. Phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) ..... 26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................27
4.1. Kết quả điều tra sơ bộ đối với rừng trồng Mỡ tại địa bàn nghiên cứu ...............27
4.1.1. Tình hình quản lý rừng trồng, sinh trưởng phát triển của cây tại khu vực
nghiên cứu .........................................................................................................27
4.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn (PRA) ..................................................................29
4.2. Mô tả đặc điểm hình thái của sâu Ong ...............................................................30
4.2.1. Pha trưởng thành .............................................................................................31
4.2.2. Pha trứng .........................................................................................................32
4.2.3. Pha sâu non và nhộng ......................................................................................33
4.3. Kết quả điều tra tỉ mỉ về tình hình mức độ hại của sâu Ong tại rừng trồng Mỡ 35
4.3.1. Đánh giá mức độ gây hại tại rừng trồng Mỡ của sâu Ong ..............................35
4.3.2. Mật độ sâu Ong ăn lá Mỡ qua 3 lần điều tra ở rừng Mỡ 3 năm tuổi ..............37
4.3.3. Đánh giá thiệt hại do sâu Ong ăn lá Mỡ gây ra ...............................................41

4.4. Một số thuận lợi, khó khăn, đề xuất các biện pháp phòng trừ góp phần hạn chế
sâu Ong ăn lá Mỡ ......................................................................................................46
4.4.1. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................46
4.4.2. Một số biện pháp góp phần hạn chế sâu hại rừng trồng Mỡ trên địa bàn xã
Nghĩa Tá ............................................................................................................47
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................50
5.1. Kết luận ..............................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xưa ông cha ta đã có câu “Rừng vàng Biển bạc” chỉ qua câu nói đó
thôi chúng ta đã thấy được rằng rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người cũng như
sinh vật trên trái đất, nó không chỉ mang lại cho con người những lợi ích về
mặt kinh tế mà còn mang lại những lợi ích về mặt môi trường, rừng còn là
một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ
tương tác giữa sinh vật với môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo
ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen
quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự
sống, bảo vệ sức khỏe của con người, du lịch sinh thái, văn hóa, xã hội… Tuy
nhiên hiện nay diện tích rừng tự nhiên đang bị thu hẹp ở mức báo động cụ thể
như sau: Theo số liệu thống kê thì diện tích rừng tự nhiên nước ta năm 1945
là 14,4 triệu ha, độ che phủ là 43% nhưng đến năm 2002 diện tích rừng tự
nhiên đã giảm xuống chỉ còn 11,78 triệu ha, độ che phủ chỉ còn 35,8% (nguồn

BNN và PTNT tính đến tháng 12 năm 2003). Nguyên nhân của sự suy giảm là
do bị chiến tranh tàn phá, tình trạng gia tăng dân số, nạn du canh, du cư, khai
thác rừng bừa bãi đốt nương làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng
không hợp lý, ngoài ra hàng năm, dịch sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên
những tổn thất lớn không những làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây ước
tính thiệt hại nhiều tỷ đồng mà còn làm suy thoái môi trường. Theo Nghị
quyết của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ hai ngày 5/12/1997, vấn đề sâu bệnh
hại rừng là vấn đề sinh học. Rừng càng được trồng trên quy mô lớn là những
điều kiện thuận lợi về thức ăn cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, tần suất
dịch sẽ cao, hậu quả khó có thể lường trước được (BNN và PTNT, 2006) [3].


2

Đứng trước thực trạng trên nên Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện
pháp để khắc phục như: Triển khai các dự án PAM, 147, trồng mới 5 triệu ha
rừng, các chương trình về lâm nghiệp khuyến khích người dân tham gia tích
cực vào trồng rừng và bảo vệ rừng như: Chính sách phát triển rừng, chính
sách đầu tư tín dụng trong phát triển lâm nghiệp, chính sách thuế, chính sách
giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân. Việc trồng rừng được triển khai trên
phạm vi cả nước đặc biệt là các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào
Cai, Tuyên Quang…. Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội đặc trưng và những giá trị kinh tế rừng mang lại nên phần lớn diện tích
rừng trồng của tỉnh Bắc Kạn được cho là phù hợp nhất cho việc phát triển và
nhân rộng loài cây Mỡ. Tuy nhiên trong quá trình trồng rừng thuần loài đã tạo
điều kiện cho sự xuất hiện nhiều quần thể sâu hại nguy hiểm đặc biệt những
năm trở lại đây đã xuất hiện loài sâu Ong ăn lá Mỡ làm cho cây sinh trưởng
phát triển chậm và có thể bị chết gây ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh
rừng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Kạn, trong số diện
tích rừng Mỡ bị sâu Ong phá hoại, huyện Chợ Đồn có hơn 580ha, huyện Pác

Nặm khoảng hơn 400ha, huyện Chợ Mới hơn 20ha và huyện Bạch Thông trên
10ha. Trước thực trạng đó UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Chỉ Thị số 10/CT UBND vế việc tăng cường công tác phòng trừ sâu Ong hại cây Mỡ trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn và gần đây trên địa bàn xã Nghĩa Tá - huyện chợ Đồn - tỉnh
Bắc Kạn cũng đã xuất hiện loài sâu Ong ăn lá Mỡ gây nên những thiệt hại to
lớn cho những lâm phần rừng ở địa phương.Với vai trò là một người dân ở
trong xã cũng như một sinh viên trường Đại học Nông Lâm nên tôi muốn
đóng góp một phần công sức bé nhỏ của bản thân để giải quyết phần nào
những vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ hại
và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu Ong ăn lá Mỡ (Shizocera sp ) tại rừng
trồng xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ sâu gây hại của sâu Ong ăn lá Mỡ tại rừng
trồng xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu được một số đặc điểm phát sinh phát triển của loại sâu Ong
hại Mỡ trong khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất ra được một số biện pháp phòng trừ các sâu hại trong rừng
trồng Mỡ tại xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý Nghĩa
1.3.1. Trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã được học trong nhà trường.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Có điều kiện tiếp cận với thực tế, củng cố thêm những kỹ năng để sau
khi ra trường có thể vận dụng trong công việc đạt hiệu quả cao.
- Nắm vững phương pháp điều tra đánh giá mức độ gây hại của sâu ăn
lá đối với rừng trồng.

- Đề tài là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về phòng
trừ Ong ăn lá Mỡ tại đại bàn nghiên cứu.
- Bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loại sâu
hại này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật để áp dụng đối với từng địa phương.
- Rèn luyện được kỹ năng làm việc một cách tự chủ, kỹ năng tiếp cận
với người dân để đạt hiệu quả công việc cao hơn.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở góp phần xã Nghĩa Tá, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn có biện pháp ngăn chặn dịch sâu Ong đang gây hại tại các
rừng Mỡ, góp phần tăng năng suất và chất lượng rừng trồng, nâng cao hiệu
quả kinh tế và môi trường sinh thái trong khu vực.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu và phân loại côn trùng
Côn trùng phân bố rất rộng rãi trên trái đất từ xích đạo đến Nam cực,
Bắc cực hay trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh đều thấy có côn trùng. Côn
trùng phần lớn sống ở trên cạn song số loài sống ở dưới nước cũng không
phải là ít. Trên đỉnh núi cao cách mặt đất 5.000 m cũng thu thập được các loài
bọ xít; máy bay bay cao 4.600 m vẫn thấy có nhiều loài côn trùng. Sâu non ve
sầu có thể sống ở dưới đất sâu đến 2 m, mối đào tổ sâu đến 36 m. Trong mạch
nước nóng 70 - 800C vấn thấy có côn trùng. Thậm chí trong chai nước mắm
mặn như vậy vẫn có con dòi là ấu trùng của một số loài ruồi và chiếm ½ tổng
số các loài sinh vật cư trú tên hành tinh chúng ta. Tuy có số lượng cá thể lớn
và chủng loại khá đa dạng nhưng chỉ có 10% số loài côn trùng gây hại và số

loài thường gây thành dịch không quá 1% (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1].
Đã từ lâu có rất nhiều hệ thống phân loại thực vật được công bố. Số
lương bộ, họ của mỗi hệ thống khác nhau tùy theo đặc điểm mà tác giả dùng
để phân loại. Giáo sư Ma - Tư - Nốp (1924 - 1938) dựa vào số lượng và cấu
tạo phương thức đặt cánh trong tiền hóa của côn trùng đã chia ra làm 33 bộ và
hai lớp phụ (lớp phụ có cánh và lớp phụ không cánh).
Ngoài ra còn kết hợp với các đặc điểm sau:
- Mức độ phân hóa về thân thể chia thành 3 bộ phận: Đầu, ngực, bụng.
- Số lượng cánh, phân bố mạch cánh và độ rắn của cánh.
- Sự cấu tạo của bô phận miệng và các kiểu biên thái của côn trùng.
Với việc kết hợp các phương pháp so sánh từ đó có thể xếp các loài côn
trùng vào các bộ khác nhau.
Trong đó các bộ côn trùng liên quan đến rừng gồm:


5

 Kiểu biến thái hoàn toàn
Là kiểu biến thái mà sâu non nở ra từ trứng có hình thái và sinh hoạt
khác hẳn với sâu trưởng thành. Thường thấy ở côn trùng thuộc các bộ: Bộ
cánh vảy, bộ cánh cứng, bộ cánh màng, bộ hai cánh.
 Kiểu biến thái không hoàn toàn
Lá kiểu biến thái mà sâu non vừa nở ra từ trứng có hình thái và sinh
hoạt gần giống sâu trưởng thành chỉ khác sâu trưởng thành số đốt râu đầu có
thể ít hơn, chưa có cánh, và bộ phận sinh dục đực chưa phát triển. Thường
thấy ở các loài côn trùng thuộc các bộ: Bộ cánh thẳng, bộ cánh không đều, bộ
cánh đều, bộ cánh bằng.
Trong sản xuất lâm nghiệp thường gặp rất nhiều loại sâu hại chúng rất
đa dạng và phương thức phá hoại của chúng cũng rất khác nhau nhiều loại
côn trùng là có lợi như ăn thịt hay kí sinh trên các loại sâu hại nhưng cũng có

một số đáng kể thường xuyên gây ra tác hại lớn cho cho sản xuất nông lâm
nghiệp và con người. Theo thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
Liên Hiệp Quốc, hàng năm nông nghiệp của thế giới bị thất thu do sâu bệnh
và cỏ dại lên đến 30 triệu tấn ngũ cốc số lượng lương thực đó đủ nuôi sống
150 triệu người (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [18].
 Đặc biệt trong những năm gần đây đã xuất hiện một loài sâu hại có
thể gây thành dịch trên diện rộng đó loài sâu Ong ăn lá Mỡ loài sâu này đã tàn
phá rất nhiều diện tích rừng trồng Mỡ. Chính vì vậy nên hiện các nhà sinh học
đang rất quan tâm về loài sâu này để đưa ra biện pháp nhằm làm giảm những
tổn thất do sâu hại gây ra. Qua các nghiên cứu các nhà sinh học đã đưa ra một
số kết luận sau:
- Tên thường gọi: Là sâu Ong ăn lá Mỡ
- Tên khoa học: Shizocera sp thuộc họ Ong ăn lá (Argidae), bộ cánh
màng (Hymenoptera).


6

Sâu hại rừng chủ yếu là các loại sâu ăn lá, hàng năm thường phát dịch
ăn trụi hàng nghìn ha rừng trồng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát
triển của rừng (Trần Công Loanh và cs, 1997) [12].
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc đưa ra các biện pháp phòng trừ
Mỗi loài côn trùng đều có tập tính sống riêng đó chính là đặc điểm sinh
học của mỗi loài những đặc điểm này là cơ sở để đưa ra các biên pháp phòng
trừ cụ thể cho từng loài côn trùng. Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng trừ
nhưng chúng ta có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm các biện pháp cơ giới vật lí: Dùng trực tiếp sức người hay các
phương tiện các yếu tố vật lí để tiêu diệt sâu hại. Gồm các biên pháp sau: bắt
giết trứng, sâu non, nhộng, ngăn chặn bằng cách dùng vòng dính, vòng độc ở
thân cây, dùng nhiệt độ, ánh sáng, tia cực tím, tia X, mồi thử …

- Nhóm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Áp dụng các biện pháp kỹ
thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh để hạn chế sâu hại như kỹ thuật
chọn giống, gieo trồng, bón phân, chăm sóc cây trồng…
- Nhóm các biện pháp hoa học: Sử dụng các chất độc hóa học thông
qua tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể côn trùng nhằm làm đảo lộn những
hoạt đông sống bình thường và làm cho sâu hại chết.
- Nhóm các biện pháp sinh học: Là lợi dụng các thiên địch của sâu và
các sản phẩm hoạt động của sinh vật vào việc phòng trừ sâu hại.
- Nhóm các biện pháp kiểm dịch thực vật: Là hệ thống các biện pháp
kiểm tra phát hiện các loài sâu hại cùng với hàng hóa như hạt giống, cây con
và các lâm sản khác vận chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ nước này
sang nước khác.
- Phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): Là tập hợp các biện pháp
khác nhau trong một thế liên hoàn nhằm làm cho cây rừng không bị sâu bệnh
hại và đạt được trữ lượng rừng cao phẩm chất tốt.


7

- Để hạn chế thiệt hại do côn trùng gây ra con người đã mất rất nhiều
thời gian và chi phí cho việc phòng trừ các loại sâu hại đối với sản xuất nông
lâm nghiệp.
Ngoài các biện pháp như: Gieo trồng đúng th ời vụ, chọn giống, chăm
sóc, kiểm dịch thực vật thì chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Sử dụng thuốc
hóa học đã tưởng như là biện pháp hữu hiệu nhất đối với các loài sâu hại.
Thuốc hóa học đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi vì có giá thành thấp, sử
dụng đơn giản, hiệu quả cao với nhiều loại sâu hại và có thể nhanh chóng dập
được các trận dịch (Đặng Kim Tuyến, 2005) [19].
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng

- Khái niệm sâu hại: Sâu hại là những loài côn trùng (Insecta) gây hại
hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích
của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn,
virus, tuyến trùng), gặm nhấm... tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại
(Bộ NN & PTNT) [3].
- Sâu thường sống trực tiếp trên cây ở giai đoạn sâu trưởng thành, sâu
non, trứng, nhộng (làm kén trong đất) như các loại sâu: Sâu xanh ăn lá Bồ đề,
sâu Róm Thông, Ong ăn lá Mỡ, Ong ăn lá Thông, sâu ăn lá Muồng đen, sâu
xanh ăn lá Tếch…
- Đa phần loại sâu ăn lá cây rừng đều có chu kì gồm 4 pha: Sâu trưởng
thành, sâu non, trứng, nhộng.
- Phần lớn chúng thuộc nhóm côn trùng hẹp thực: Chỉ ăn một số loại
cây gần nhau trong phân loại thực vật như sâu Róm Thông chỉ ăn các loại
thuộc Pinus (Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã,1997) [12].
- Có vòng đời ngắn.
+ Sâu xanh ăn lá Bồ đề một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Trần Công
Loanh, Nguyễn Thế Nhã, 1997) [12].


8

+ Sâu Róm Thông một năm có tới 3 - 5 vòng đời.
+ Ong ăn lá thông một năm có tới 5 -6 vòng đời (Trần Minh Đức, 2007) [7].
+ Sâu ăn lá Muồng đen một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Đặng Kim
Tuyến, 2004) [17].
- Sức sinh sản của các loài sâu ăn lá thường rất lớn:
+ Sâu ăn lá Muồng đen bướm cái thường đẻ từ 137 - 185 trứng/lứa
(Đặng Kim Tuyến, 2004) [17].
+ Ong ăn lá Thông trung bình ong cái đẻ từ 125 - 158 trứng/lứa (Trần
Minh Đức, 2007) [8].

Do mang những đặc tính sinh trưởng phát triển vậy nên khi gặp được
các yếu tố sinh thái thuận lợi, đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ nơi sâu hại
sống sẽ làm cho sâu hại sinh trưởng phát triển nhanh rất dễ phát thành dịch
gây nên những tổn thất nặng nề cho việc kinh doanh rừng trồng của nước ta
cũng như làm giảm về giá trị thẩm mỹ, sinh thái môi trường.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chính vì những lí do trên cùng với sự phát triển của công nghệ khoa
học hiện nay thì việc nghiên cứu côn trùng học cũng ngày càng được phát
triển để cung cấp thêm các kiến thức về ngành côn trùng, từ đó làm cơ sở
cho việc đề ra các biện pháp nghiên cứu côn trùng hại và lợi dụng những côn
trùng có ích để góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ sức
khỏe con người.
Hiện nay trên thế giới người ta đã biết có khoảng hơn 3000.000 loài
sinh vật sống trên trái đất trong đó có trên 1200.000 loài động vật, nhưng
riêng lớp côn trùng đã chiếm hơn 1000.000 loài tương đương 1/3 tổng số loài
sinh vật của hành tinh (Phạm Quang Thu, 2009) [15]. Tuy vậy các loài côn
trùng mà chúng ta chưa biết cũng còn rất nhiều.
Những năm 60 có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về côn trùng và
tìm hiểu sức phá hoại của chúng. Vào năm 1962 Guxev đã nghiên cứu sinh
thái côn trùng (Dẫn theo Đặng Vũ Cẩn, 1973) [6].


9

Những thiệt hại do côn trùng gây ra đối với ngành Lâm nghiệp theo số
liệu của giáo sư YEC (Anh) 1950 lượng gỗ do côn trùng đục thân ở Mỹ tương
đương 54 triệu đôla/năm (Dẫn theo Trần văn Mão và Cs,1992) [14].
Ở Italia người ta ước tính được rằng 1000.000 tổ kiến vống với số
lượng cá thể chừng 3 tỷ trong vòng 20 ngày đã ăn hết 1.500 tấn con trùng có
hại (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [12].

Dân miền Bắc Châu Phi, năm 1995 một đàn châu chấu khổng lồ với
diện tích đậu là 5000km2 bao phủ cả cánh đồng Maroc, tàn phá mùa màng đến
không còn một ngọn cỏ trên mặt đất (Trần văn Mão và Cs, 1992 [14].
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc nhiều loài trong lớp
côn trùng gây hại cho con người như phá hoại cây cối hoa màu (sâu ăn lá, sâu
đục thân, quả, củ, rễ …) sâu phá hoại nông sản, đồ đạc, nhà cửa công trình
xây dựng, (mối mọt xén tóc), là trung gian truyền bệnh cho người và gia súc
(ruồi, muỗi, chấy, rận…) nhưng không phải loài nào cũng có hại có những
loại có lợi như; bọ ngựa, kiến, ong kí sinh ăn thịt các loài sâu hại khác, ong
mật cánh kiến đỏ, ong bướm giúp hoa thụ phấn cho mùa màng sai trĩu quả
(Hà Công Tuấn và Cs, 2006) [16].
Năm 1949 ở Canada, Nam Mỹ và Anh đã nghiên cứu các loại sâu hại
thân trên các loài thông Pinus Massonina, P. Caribea, P. Teada. Ở Trung
Quốc đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến loài sâu Róm Thông. Năm 1960
nước này đã sản xuất ong kí sinh, trứng sâu Róm Thông, theo phương pháp
nuôi ong công nghiệp để thả ra ngoài rừng trong thời gian sinh sản (Trần
Công Loanh và Cs, 1997) [12].
Tạp chí chủ lâm trường ở Mỹ năm 1975 hàng năm ở Mỹ sâu hại cho
cây rừng vượt quá 28.000000 m3 sâu hại cây Dẻ đã làm huy hoại hàng loạt cây
Dẻ Mỹ những năm của thập kỉ 70 sâu gây hại ở các loài cây đã gây thành ổ dịch
ở các thành phố lớn các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Bỉ… làm
cho hàng loạt cây dọc hai bên đường chết (Hoàng thị Hợi, 1997) [10].


10

Hiện nay theo ước tính mỗi năm Trung Quốc có khoảng 3 triệu rừng
thông bị nhiễm sâu Róm Thông và làm mất đi năng suất cũng như sản lượng
rừng thông hàng năm. Loài sâu này cũng chính là loài có khả năng lan rộng
và phá hoại lớn nhất 13 tỉnh Miền Nam Trung Quốc. Nó cũng là loài gây hại

chủ yếu ở Việt Nam và Đài Loan, đối tượng bị hại thường là cây Mã vĩ (Pinus
Massoniana) nhưng gần đây đã xuất hiện ở nhiều loài Thông khác.
Agostino bassi là người đâu tiên giải thích b ản chất bạch cương ở tơ
tằm đề xuất biện pháp khắc phục đồng thời gợi ý dùng vi sinh vật để gây bệnh
phòng trừ côn trùng gây hại (Robert.N, 1984) [21].
Năm 125 trước công nguyên lịch sử còn ghi nhận sức tàn phá ghê gớm
của những “đám mây” châu chấu đã gây nạn đói, giết hại 800.000 người dân
miền Bắc Châu Phi. Năm 1955 một đàn châu chấu khổng lồ với diện tích rộng
5000km2 bao phủ các cánh đồng của Maroc, tàn phá hết mùa màng đến
không còn ngọn cỏ trên mặt đất (Trần Công Loanh và Cs, 1997 ) [12].
Chính vì tác hại của côn trùng nông lâm nghiệp là rất lớn nên
ngoài việc tìm ra các loài sâu hại thì người ta cũng chú ý đến việc phòng
trừ sâu hại, tìm ra các biện pháp tiêu diệt sâu hại một cách nhanh chóng
và hiệu quả là rất quan trọng. Như ở Bắc MỸ để tiêu diệt loài sâu ăn sồi
dẻ người ta dùng chất GIPTON lấy từ bướm cái dùng làm bẫy , nó có tác
dụng hấp dẫn con đực ở xa khoảng 2 - 3 km. Người ta còn dùng kiến
vống đưa vào rừng trồng và rừng tự nhiên để hạn chế sự phát triển của
sâu hại (Trần Công Loanh và Cs, 2002) [13].
2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất rừng lớn chính vì
vậy việc nâng cao năng suất và chất lượng cho rừng cũng là một vấn đề lớn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, mà một trong những nguyên
nhân làm cho rừng đạt được giá trị về kinh tế cũng như sinh thái môi trường


11

là làm tốt được công tác quản lý và bảo vệ rừng tránh khỏi những tổn thất do
sâu hại gây ra.
Trước tình hình đó vấn đề nghiên cứu về các loài côn trùng rất được

các nhà sinh học trong nước quan tâm và nghiên cứu.
Ở nước ta có nhiều loại sâu hại rừng đã phát thành dịch gây thiệt hại
lớn cho ngành lâm nghiệp như: Sâu ăn lá Mỡ, sâu Róm Thông, sâu ăn lá Bồ
đề, sâu ăn lá Mường…
Gần đây nhất là dịch Ong ăn lá Mỡ đây được coi là đối tượng nguy
hiểm nhất đối với lâm phần trồng cây Mỡ của toàn tỉnh Bắc Kạn và một số
tỉnh khác tuy là dịch sâu Ong mới phát dịch những năm gần đây nhưng theo
Ông Đặng Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Bắc Kạn, cho biết ngày 6/2/2011, Đoàn kiểm tra của Sở đã tiến hành
kiểm tra thực tế tại các xã có dịch và nhận thấy đây không phải là loại sâu hại
cây mới xuất hiện mà loại sâu này đã từng xuất hiện cách đây gần 20 năm tại
huyện Ba Bể và đã được ngành nông nghiệp dập dịch thành công.
Trong những năm gần đây đại dịch sâu Ong đang đe dọa toàn bộ diện
tích rừng trồng Mỡ tỉnh Bắc Kạn năm 2011 huyện Chợ Đồn đã có 149,7 ha
rừng Mỡ bị hại, đến năm 2012, sâu Ong gây hại trên 588,4 ha cây Mỡ tại các
huyện Chợ Đồn, Pác Nặm. Năm 2013, sâu Ong bùng phát gây hại cây Mỡ với
tổng diện tích lên đến 1.288 ha, tại các huyện Pác Nặm, Chợ Đồn, Chợ Mới
và Bạch Thông. Đến tháng 4/2014, sâu Ong gây hại Mỡ của 7/8 huyện, thị xã
(huyện Na Rì hiện chưa xuất hiện) với tổng diện tích trên 1.800ha. sâu Ong ăn
lá, ăn vỏ cây nên gần như các cây Mỡ bị sâu tấn công không chết cũng không
phát triển được (BNN & PTNT tỉnh Bắc Kạn) [3].
Đầu tháng 4/2014 dịch sâu Ong ăn lá Mỡ đã bùng phát mạnh mẽ tại các
xã Chu Hương, Yên Dương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc… huyện Ba Bể
- tỉnh Bắc Kạn (Báo Nông nghiệp huyện Ba Bể - Bắc Kạn) [2].


12

Đầu năm 2014 tại các xã, phường như: Hợp Thành, Tả Phời, Lào Cai,
Kim Tân, Thống nhất… của tỉnh Lào Cai cũng đã có 200 ha diện tích Mỡ bị

sâu Ong phá hoại, đến cuối năm 2014 sâu Ong lại bùng phát trên diện rộng
của tỉnh Lào Cai (Chi cục BVTV tỉnh Lào Cai).
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ngay giữa
tháng 2 năm 2015 trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn đã xuất hiện
sâu Ong trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, sâu Ong lứa 1 nở và sẽ gây hại
mạnh ngay từ cuối tháng 2 năm 2015. UBND tỉnh cũng đã có Chỉ thị số 10CT/UBND ngày 7/8/2014 về tăng cường công tác phòng trừ sâu Ong gây hại
cây Mỡ trên địa bàn tỉnh và công văn về xây dựng mô hình treo bẫy vàng
diệt trừ sâu Ong.
Ngày 17/3/2015, UBND huyện Pác Nặm tiếp tục có Công văn số
121/UBND-NLN về việc đôn đốc chỉ đạo phòng trừ sâu Ong hại cây Mỡ gửi
UBND các xã và các cơ quan chuyên môn của huyện.
Năm 1985 và liên tục nhiều năm sau đó (Bình Trị Thiên nay thuộc
Thừa Thiên Huế sâu Ong ăn lá Thông đã gây dịch trên hàng trăm ha Thông 3
lá từ 4 năm tuổi trở lên. Năm 1988 gây dịch hại tại Hòa Vang (Quảng Nam Đà Nẵng nay thu ộc Quan Liên Chiểu thành Phố Đà Nẵng) trên 224 ha Thông
nhựa và Thông Carribae trên 5 tuổi, (Thừa Thiên Huế) trong những năm 1990
(Trần Minh Đức,1997) [7].
Năm 1969 tại Hoàng Th ắng - Yên Bái lần đầu tiên người ta thấy sâu
xanh ăn lá Bồ đề trên rừng 7 năm tuổi, tiếp đó năm 1971 chúng đã gây dịch
tại Lâm Trường 97 - Phú Thị. Năm 1973 sâu xanh phá hoại 100 ha rừng Bồ
đề tại Lâm Trường Lục Yên, Yên Bái từ đó dịch sâu xanh ăn lá Bồ đề có xu
hướng lan rộng tại các tỉnh trồng Bồ đề như Yên Bái, Hà Tuyên, Vĩnh Phúc.
Lúc đầu chỉ thấy Bồ đề trên 5 tuổi mới bị dịch nhưng sau đó dịch xuất hiện
trên cả những rừng mới trồng (1- 2 tuổi) cho đến 12 tuổi (Lê Nam Hùng,
1983) [11].


13

Tháng 1, 2 năm 1995 dịch sâu Ong tái phát ở Mang Yang ở rừng thông
3 lá 5 -6 tuổi, diện tích bị cằn trụi là 10 ha. Tháng 2 năm 1995 dịch cũng đồng

thời tái phát ở Đắc Tô với diện tích bị hại là 8,2 ha rừng thông 3 lá ở độ tuổi
tuổi 7 - 8 (Viện điều tra quy hoạch rừng,1995) [20]. Năm 1997 và 1998 dịch
sâu lại một lần nữa tái phát tại Mang Yang và thành phố Pleiku (Gia Lai) gây
hại trên diện tích hàng trăm ha rừng thông tập trung vào những cây thông tuổi
lớn trồng lục hóa trong đô thị (Trần Minh Đức,2000) [8]. Cuối năm 2003 và
đầu năm 2004 dịch sâu hại xảy ra trên hai địa bàn của tỉnh Lâm Đồng và Lâm
Hà (80 ha) và Bảo Lâm (341,6 ha). Các biện pháp đã áp dụng là hun khói cục
bộ, phun thuốc hóa học sau khi sâu di chuyển và bắt giết kén bằng phương
pháp thủ công. Riêng ở Lâm trường B ảo Lâm số kén do học sinh và người
dân địa phương thu nhật được lên tới gần 12 nghìn tấn khi tiêu hủy phải dùng
tới 60 lít dầu làm mồi và kén cháy trong 2 ngày đêm vẫn chưa tắt lửa (Trần
Minh Đức, 2007) [9].
Năm 2008 trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cho xuất bản cuốn
giáo trình “Côn trùng rừng” do tác giả Đặng Kim Tuyến làm chủ biên. Cùng rất
nhiều cuốn sách và giáo trình nghiên cứu cũng như các biện pháp phòng trừ được
xuất bản như: Năm 1973 xuất bản cuốn sâu hại rừng của Đặng Vũ Cẩn, năm 1992
Trường đại học Lâm Nghiệp cho ra cuốn giáo trình quản lý bảo vệ rừng do tác giả
Trần Văn Mão là chủ biên, năm 2001 trường đại học Lâm nghiệp cho ra đời cuốn
điều tra dự tính dự báo, sâu hại trong Lâm nghiệp…
Những năm gần đây nhà nước ta đã mở lớp bồi dưỡng chuyên môn về sâu
hại do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Đồng thời đã cử một số cán bộ đi
nước ngoài học tập và tìm hiểu về môn côn trùng lâm nghiệp từ đó đến nay các cơ
quan đã có các cán bộ chuyên trách về phòng trừ sâu hại như: Viện khoa học Việt
Nam, Viện điều tra quy hoạch, cán bộ khuyến nông khuyến lâm…
Đặc biệt là ngày 4/9/2013, Hội đồng Khoa học và công nghệ chuyên
ngành cấp tỉnh tổ chức Hội nghị xét duyệt đề tài “Nghiên cứu một số đặc


14


điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu Ong hại cây Mỡ trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn” do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì thực hiện. Đồng chí Nông Văn Chí - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và công nghệ chuyên ngành chủ trì
Hội nghị.
2.3. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
- Sâu hại:
+ Là loài sâu Ong ăn lá cây Mỡ
+ Tên thường gọi: Ong ăn lá Mỡ
+ Tên khoa học: Shizocera sp thuộc họ Ong ăn lá (Argidae), bộ Cánh
màng (Hymenoptera).
+ Khi bị sâu phá hoại cây có thể bị chết hoặc sinh trưởng và phát triển
kém làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Đặc điểm, phân bố và mùa hại chính: Ong ăn lá Mỡ (Shizocera sp)
thuộc họ ong ăn lá (Agridae), bộ cánh màng (Hymenoptera). Sâu xuất hiện và
gây dịch ở rừng trồng Mỡ bắt đầu khép tán ở các tỉnh vùng Đông Bắc như:
Vĩnh Phúc, Yên Bái và Hà Tĩnh. Cây Mỡ đã khép tán thường bị hại nặng.
Mùa hại chính vào tháng 1 - 5 và tháng 9 - 10 (BNN & PTNT, 2006) [3].
+ Sâu Ong có vòng đời ngắn chỉ từ 35 - 40 ngày, các loài thiên địch của
sâu Ong là: kiến vống, bìm bịp, thằn lằn… nhưng những loài thiên địch này
chỉ hạn chế được một số lượng rất nhỏ so với mật độ của toàn lâm phần.
- Cây Mỡ:
+ Tên khoa học: Magnolia conifera
+ Họ Mộc Lan - Magnoliaceae
+ Phân bố chủ yếu ở nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở
Việt Nam Mỡ là cây bản địa mọc hỗn giao trong các khu rừng nguyên sinh và
thứ sinh ở một số tỉnh miền Bắc và Miền Trung. Mỡ được trồng ở Việt Nam


15


từ năm 1932 đến năm 1960 trở lại được trồng đại trà ở các tỉnh Tuyên Quang,
Lài Cai, Yên Bái, Bắc Kạn ….
+ Hình thái cây: Là cây gỗ lớn cao tới 25 - 30 m, đường kính ngang
ngực đạt 50 - 60 m, thân tròn, thẳng. Vỏ xám bạc thịt màu trắng có mùi thơm
nhẹ. Tán đơn trục cành nhỏ, hoa mọc lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành, có
màu trắng, to quả kép hình nón. Hạt có nội màu đỏ, hạt có nhiều dầu.
+ Đặc điểm sinh thái: Mỡ là cây ưa sáng lúc nhỏ cần ánh sáng yếu là
cây tiên phong phân bố định vị rừng thứ sinh ở các đai thấp dưới 500 m so với
mặt nước biển cây Mỡ sinh trưởng ở những nơi có nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 20 - 24oC chịu được nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40oC và tối thấp
tuyệt đối là -1oC thích hợp với độ ẩm không khí hằng năm là 80% lượng mưa
hàng năm là 1400 – 1600 mm. Cây Mỡ mọc tốt ở những nơi có đất sâu, ẩm,
tơi xốp, thành phần cơ giới thịt đến thịt nhẹ đất Ferarit phát triển trên loại đất
mẹ macma chua.
+ Đặc điểm sinh học: Mỡ sinh trưởng tương đối nhanh trong rừng trồng
ở giai đoạn tuổi non tăng trưởng hàng năm có thể đạt 1.5 cm đường kính và
1,5 m chiều cao sau đó sinh trưởng chậm dần, sau tuổi 20 tốc độ sinh trưởng
rõ rệt. Mỡ là cây thường xanh sinh trưởng nhịp điệu, thay lá nhiều vào các
tháng mùa đông. Cây 9 - 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa quả. Hoa Mỡ nở vào tháng
2 - 4 và quả chín vào tháng 9 - 10.
+ Giá trị sử dụng: Cây Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi
rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Gỗ Mỡ
mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt.,. Gỗ Mỡ dùng chủ yếu cho
nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có
thể đóng đồ gia dụng, làm nhà của. Gỗ lõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi
là Gỗ Vàng tâm, đường kính hơn 1 mét. Gỗ Vàng tâm nhẹ và bền nên hay làm
cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng phật, và
ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.



16

Trên rừng Mỡ trồng thường có 9 loài sâu hại tập trung ở 9 họ, thuộc 7
bộ, trong đó có 4 loài ăn lá chiếm 44,4%; 3 loài chích hút chiếm 33,4%; 1 loài
đục thân chiếm 11,1% và 1 loài hại rễ chiếm 11,1% (BNN và PTNT [3].
+ Hiện tượng và tác hại của cây Mỡ sau khi bị sâu Ong gây hại như
sau: sâu cắn làm xơ xác hay ăn trụi lá, hoặc có thể gặm cỏ vỏ non, rừng bị hại
như bị lá rụng làm giảm tốc độ sinh trưởng giảm lượng nhựa cây còi cọc
những cây bị nặng có thể chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho việc kinh
doanh rừng của người trồng rừng cũng như ngành lâm nghiệp cả nước.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Xã có diện tích tự nhiên là 4.010ha, nằm cách trung tâm huyện lị 20
km về phía Nam . Được chia làm 9 thôn bản: Thôn Nà Cà, thôn Nà
Kiến, thôn Nà Đeng, Thôn Kéo Tôm, thôn Nà Tông, Thôn Nà Đẩy, Thôn Nà
Khằn, Thôn Bản Lạp, Thôn Bản Bẳng.
- Phía Bắc giáp với xã Bằng Lãng.
- Phía Nam giáp với xã Bình Trung.
- Phía Đông giáp với xã Phong Huân.
- Phía Tây giáp với Xã Trung Minh (Yên Sơn, Tuyên Quang), xã Linh
Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), xã Lương Bằng.
2.4.1.2. Địa hình
Xã Nghĩa Tá có địa hình khá phức tạp, đồi núi chiếm 90% tổng diện
tích tự nhiên và chia cắt bởi sông, suối, khe sâu, đồi núi cao ít thuận lợi cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp mà chỉ thích hợp cho việc phát
triển khu dân cư, trung tâm hành chính, khu du lịch sinh thái, có tiềm năng để
phát triển cây lâm nghiệp, độ cao trung bình 400 m so vớí mực nước biển.



×