ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 2011- 2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý tài nguyên
: 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 2011- 2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Địa chính môi trường
: Quản lý tài nguyên
: 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Quý
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, cũng như các thầy cô
giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban và phòng đào tạo của
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng
lớn đối với bản thân em. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường em
đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng
kiến thức về xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không còn phải bỡ
ngỡ và có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và trở thành người công dân
có ích cho xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn
chỉnh các nội dung của khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên đặc biệt là sự chỉ đạo sát
sao của cô giáo Ts.Vũ Thị Quý. Đồng thời bản thân em còn nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của các bác, các chú, các cô, các anh, các chị trong
UBND phường Trưng Vương - TP.Thái Nguyên.
Với tấm lòng biết ơn của mình bản thân em xin bày tỏ sự biết ơn vô
cùng sâu sắc và chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài
nguyên, các thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng
các bác, các chú, các cô, các anh, các chị trong UBND phường Trưng Vương
- TP. Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nghiệp vụ thực tập được giao
và có được kết quả thực tế rất tốt đó là bản khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu. Vì vậy bài khóa luận của em còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để bài khóa
luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu Hương
42
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................. 2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2
1.4. Ý NGHĨA .................................................................................................. 2
Phần 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI ..................................................... 3
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ......................................................................... 3
2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.......................................................... 3
2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại ............................................................................ 3
2.1.1.2. Giải quyết khiếu nại ............................................................................ 3
2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo ..................................................................... 3
2.1.2.1. Khái niệm tố cáo ................................................................................. 3
2.1.2.2. Khái niệm giải quyết tố cáo ................................................................. 4
2.1.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai............................................. 4
2.1.3.1. Tranh chấp đất đai ............................................................................... 4
2.1.3.2. Giải quyết tranh chấp đất đai ............................................................... 4
2.1.4. Các loại khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ................................ 5
2.1.5. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công
tác quản lí nhà nước về đất đai ............................................................. 6
2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI................................................................................................ 7
2.2.1. Những quy định pháp lý về giải quyết khiếu nại và giải quyết
khiếu nại về đất đai ............................................................................... 7
2.2.1.1. Điều kiện để khiếu nại được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết ....... 7
2.2.1.2. Thẩm quyền thụ lí và giải quyết đơn khiếu nại về đất đai .................. 7
2.2.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ................................................. 9
2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và bị khiếu nại ................... 12
2.2.1.5. Các hình thức khiếu nại đất đai thường gặp ..................................... 13
2.2.2. Các quy định pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo............................ 13
2.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo .......................................................... 13
2.2.2.2. Giải quyết tố cáo.............................................................................. 14
2.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và bị tố cáo ............................. 14
2.2.3. Các quy định pháp lý về tranh chấp và giải quyết tranh chấp .............. 15
2.2.3.1. Các dạng tranh chấp đất đai ............................................................. 15
2.2.3.2. Các chủ thể tranh chấp đất đai ......................................................... 19
2.2.3.3. Giải quyết tranh chấp ....................................................................... 19
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................. 21
3.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ........................................................................... 21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Trưng vương ............ 21
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Phường Trưng vương ............ 21
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai
nhưng năm gần đây của Phường Trưng Vương .................................. 21
3.3.3.1. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn
Phường Trưng Vương giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... 21
3.3.3.2. Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư ............................................ 21
3.3.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai
trên địa bàn Phường Trưng vương giai đoạn 2011 - 2013 ................... 21
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác giải
quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai ....................................... 21
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
3.4.1. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 22
3.4.4. Phương pháp so sánh .......................................................................... 22
3.4.5. Các bước thực hiện đề tài ................................................................... 22
Phần 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 23
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG ....... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 23
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................... 23
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 23
4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................... 24
4.1.1.5. Địa chất công trình .......................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 24
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................ 24
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm ........................................................... 25
4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG ... 25
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của Phường Trưng Vương.............................. 25
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai của Phường Trưng vương ........................... 26
4.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai ................................................................. 26
4.2.2.2. Tình hình biến động đất đai ............................................................. 27
4.2.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn Phường................................................................................... 27
4.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO, TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2011-2013 CỦA PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG ................. 28
4.3.1. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn Phường
Trưng Vương giai đoạn 2011 - 2013 ..................................................... 28
4.3.2. Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư ............................................... 29
4.3.2.1. Công tác tiếp dân ............................................................................. 29
4.3.2.2. Giải quyết đơn thư khiếu tố về đất đai ............................................. 31
4.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai
trên địa bàn Phường Trưng vương giai đoạn 2011 - 2013 ................... 32
4.3.5. Một số vụ việc điển hình .................................................................... 35
4.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ............................................. 39
4.4.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công giải quyết khiếu
nại tố cáo và tranh chấp đất đai........................................................... 39
4.4.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ...................................... 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 41
5.1. Kết luận ................................................................................................. 41
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 43
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất Phường Trưng vương của năm 2013 ........ 25
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất đai của giai Phường Trưng Vương
trong giai đoạn 2011- 2013 ......................................................... 27
Bảng 4.3: Tổng số đơn tranh chấp, khiếu nại - tố cáo ................................... 29
Bảng 4.4: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền giải quyết của Phường Trưng Vương, Tp. Thái Nguyên .......... 30
Bảng 4.5: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
thuộc thẩm quyền giải quyết của Phường Trưng Vương ............. 32
Bảng 4.6: Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
trên địa bàn phường Trưng Vương giai đoạn 2011 - 2013 .......... 33
Bảng 4.7: Tổng hợp ý kiến của nhân dân về nguyên nhân dẫn đến khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ............................................. 34
Bảng 4.8: Một số vụ việc điển hình về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn phường Trưng Vương ...... 35
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Có vai trò quan trọng trong đời sống, mọi hoạt động kinh tế - xã hội
của con người. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo được,
có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan
của con người, đối với mỗi quốc gia nếu xét về mặt diện tích thì nó bị giới
hạn bởi đường biên giới giữa các quốc gia, là vấn đề liên quan đến tình hình
ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của phường đang có
những chuyển biến mạnh mẽ, dẫn đến tình hình sử dụng đất đai của các
ngành, cá nhân tăng nhanh về mọi mặt. Trong khi nguồi tài nguyên về đất đai
vẫn chưa được sử dụng hợp lý.
Để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài
nguyên này thì Nhà nước ta đã sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản luật
về đất đai: như các Luật Đất đai năm 1987, 1993 và mới đây nhất là Luật Đất
đai năm 2003.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của xã hội của đất nước và đặc biệt
là trong những năm đổi mới các mối quan hệ trong quản lí và sử dụng đất đai
cũng luôn biến động. Sự biến động này tác động đến quyền , lợi ích hợp pháp
của người sở hữu cũng như người sử dụng đất đai. Điều đó cũng là nguyên
nhân gây ra khiếu nại về đất đai.
Hằng năm các ban ngành đã phải trập trung giải quyết trên dưới 80%
tổng số vụ khiếu nại nói chung và khiếu kiện nói riêng, để bảo lợi ích chính
đáng về lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và cá nhân, thu hồi lại đất đại
và trả lại tiền cũng như đất đai theo đúng pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn rất nhiều
khó khăn và phức tạp. Mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành và có hiệu
lực, nhiều văn bản về hướng dẫn để chỉ đạo giải quyết được ban hành song
vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi, bên cạnh đó còn
rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
2
Xuất phát từ thực tiễn, tầm quan trọng của những vấn đề trên, được
sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, ban chủ nhiệm
khoa Quản lí tài nguyên và đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo T.S Vũ Thị Quý em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn phường
Trưng Vương thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2011- 2013’’.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất
đai tại Phường Trưng Vương trong giai đoạn 2011-2013 nhằm xác định
những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh
chấp đất đai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp giải quyết những khó khăn trong
tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Trưng Vương
giai đoạn 2011-2013.
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất đai của Phường
Trưng Vương.
- Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai trong
giai đoạn 2011-2013.
- Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục
khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai.
1.4. Ý NGHĨA
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên vận
dụng được những kiến thức đã học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại tố
cáo, tranh chấp đất đai sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại địa phương, từ đó có thể đưa ra nhưng giải pháp khả thi để
giải quyết những khó khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trong thời gian tiếp.
3
Phần 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến khiếu nại các giải quyết hành chính và
hành vi hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
2.1.1.1 Khái niệm khiếu nại
Theo luật khiếu nại, tố cáo thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ
chức hoặc cán bộ đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan này
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, nhàm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy khiếu nại liên quan đến đất đai là việc của công dân, tổ chức, cơ quan
đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi
hành chính của các cơ quan, tổ chức cá nhân đó trong quá trình quản lý sử dụng
đất đai.
2.1.1.2. Giải quyết khiếu nại
Là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét đơn,
thư khiếu nại của công dân về quyết định hành chính hay hành vi hành chính của
cơ quan đó. Sau đó tổ chức thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ, đối thoại với
các bên có liên quan và đi đến kết luận cuối cùng về tính đúng, sai của quyết
định hay hành vi hành chính đó và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên liên
quan, xác định rõ trách nhiệm đó thuộc về ai hợp tình hợp lý và đảm bảo các yêu
cầu của công công tác quản lý.
2.1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo
2.1.2.1. Khái niệm tố cáo
Luật khiếu nại, tố cáo nêu: “Tố cáo là việc của công dân theo thủ tục tố
cáo do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức, cơ quan khác.
4
Có thể hiểu 1 cách đơn giản, tố cáo về đất đai là việc công dân theo thủ
tục do pháp luật quy định báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những
hành vi vi phạm pháp luật của một đối tượng nào đó trong việc quản lý và sử
dụng đất đai
2.1.2.2. Khái niệm giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo về đất đai là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp
nhận đơn tố cáo của công dân, xem xét và tổ chức thanh tra, kiểm tra, thu thập
chứng cứ từ đó đi đến kết luận giải quyết tố cáo một cách đúng đắn nhất, hợp
tình, hợp lý.
2.1.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai
2.1.3.1. Tranh chấp đất đai
Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp Luật đất đai không phải lúc nào
cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề quan hệ pháp luật, vì thế sẽ xuất
hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, những bất đồng nhất định,
được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể, người ta gọi đó là
hiện tượng tranh chấp. (Bùi Quang Nhơn, 2000)
Như vậy, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp Luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản
lý và sử dụng đất đai (theo khoản 26, điều 4 của LĐĐ 2003).
Đi ngược dòng thời gian về trước những năm 1980, khi Nhà nước còn
duy trì 3 hình thức sở hữu đối với đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và
sở hữu tư nhân. Do đó, có thể tranh chấp về quyền sở hữu đất đai hoặc tranh
chấp về quyền quản lý và sử dụng đối với đất đai. Sau Hiến pháp 1980, Nhà
nước trở thành chủ sở hữu duy nhất toàn bộ đất đai trên cả nước, vì thế không
thể có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai.
Đối tượng của sự tranh chấp đối với đất đai là quyền quản lý và quyền
sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh
chấp mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
2.1.3.2. Giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai với ý nghĩa là một nội dung của chế độ
quản lý Nhà nước đối với đất đai là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ của tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật
5
nhằm phục hồi các quyền bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
2.1.4. Các loại khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
Các loại khiếu nại hành chính về đất đai gồm:
- Khiếu nại về Quyết định giao đất: Giao đất sai thẩm quyền và các vi
phạm trong quá trình thực hiện giao đất,...
- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sai tên, vị
trí,..., không cấp giấy, làm hồ sơ, thủ tục chậm,...
- Khiếu nại về quyết định thu hồ đất: thu hồi sai thẩm quyền , diện tích,
đối tượng,..., khiếu nại về những sai phạm trong quá trình thực hiện thu hồi đất.
- Khiếu nại về xử lý những vi phạm hành chính liên quan đến việc quản lý
và sử dụng đất đai.
- Khiếu nại về quyết định của UBND giải quyết tranh chấp về đất đai.
- Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai.
- Khiếu nại về việc khai thuế, lệ phí và về quản lý sử dụng đất đai.
- Khiếu nại về giải tỏa đền bù sử dụng đất đai khi nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra còn rất nhiều một số dạng khiếu nại khác.
Tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong xử lý vi phạm đất đai:
- Tố cáo chính quyền địa phương để lại đất công ích vượt quá tỉ lệ quy định.
- Quản lý, sử dụng đất công ích không đúng , có biểu hiện tham nhũng,
đấu thầu sai thẩm quyền, sai trình tự thủ tục, thời gian thầu quá dài.
- Giao đất kinh doanh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm giàu cho một số
người trên chính mảnh đất của người dân lao động.
- Sử dụng tiền bán đất, cá khoản khác thu từ đất đai không đúng quy định
của pháp luật.
- Thực hiện các quyết định giao, cấp đất đai không đúng, không khách quan.
Từ tố cáo về đất đai chuyển sang tố cáo về tham nhũng của cán bộ cơ sở
thông qua việc sử dụng kinh phí thu từ bán đất, kinh tế hợp tác xã,....
Các dạng tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa
các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
- Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
6
- Tranh chấp trường hợp chuyển nhượng, cho mượn, cho thuê.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính.
- Tranh chấp đòi lại đất của người thân trong giai đoạn trước đây mà
qua các cuộc điều tra chỉnh ruộng đất đã được chia cho người khác.
- Tranh chấp có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
khi vợ chồng ly hôn.
2.1.5. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công
tác quản lí nhà nước về đất đai
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi quốc gia.
Đó là nguồn động lực chủ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội. Đó cũng là mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh trên thế
giới vì vậy đất đai luôn gắn liền với vấn đề chính trị. Chính vì vậy quản lý tốt
việc sử dụng đất đai không những có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã
hội mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị. Song hiện nay, tình
hình khiếu nại về đất đai diễn ra vô cùng gay gắt và phức tạp, số vụ khiếu nại
về đất đai chiếm khoảng 60% tổng số vụ khiếu kiện các cơ quan Nhà nước
nhận được hàng năm. Nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai đông người
vượt cấp, đã trở thành điểm nóng nhức nhồi gây mất trật tự trị an xã hội, ảnh
hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất. Nhận thức được điều đó Trung
ương Đảng và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo xây
dựng và không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật để tăng cường
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân. Điều này đã góp
phần thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian vừa qua,
góp phần giải quyết được những bức xúc của người dân, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của họ. Đồng thời giúp Nhà nước quản lý việc sử dụng đất đai
một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
đai đã giúp cho chính quyền từ Trung ương đến địa phương nâng cao vai trò
trong việc quản lý khiếu nại, tố cáo đặc biết là phát huy tính chủ đọng của cơ
sở và quyền dân chủ của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, đảm bảo công
bằng trong xã hội, thức đẩy phát triển kinh tế đất nước, giữ vững ổn định
7
chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Đây chính là vấn đề quan
trọng nhất trong giai đoạn hiện nay.
2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI
2.2.1. Những quy định pháp lý về giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu
nại về đất đai
2.2.1.1. Điều kiện để khiếu nại được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết
Theo quy định của Luật khiếu nại, tó cáo thì khiếu nại được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thụ lý để giải quyết khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác
động trực tiếp bởi quyết định, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại là người phải có đủ năng lực hành vi theo quy định
của pháp luật hoặc là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy
định cảu pháp luật có quyền khiếu nại; trường hợp thông qua người đại diện
theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh
quyền đại diện hợp pháp đó.
- Nhưng người già yếu hay một trong những lý do khách quan nào đó
mà không thể tự mình thực hiện khiếu nại thì có quyền ủy quyền cho người
đại diện là cha mẹ, anh chị ruột, vợ chồng, con đã là thành viên trong gia
đình để thực hiện khiếu nại; việc ủy quyền phải được thực hiện thành văn
bản và có xác nhận của UBND xã, phường nơi người ủy quyền hoặc được
ủy quyền cư trú.
Đối với trường hợp cơ quan thực hiện khiếu nại thì phải thông qua
người đại diện là thủ trưởng cơ quan đó. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại
phải thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong
quyết định thành lập tổ chức hoặc điều lệ của tổ chức.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước có
thảm quyền trong thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Việc khiếu nại chưa có quyết định cuối cùng.
- Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý giải quyết.
2.2.1.2. Thẩm quyền thụ lí và giải quyết đơn khiếu nại về đất đai
Thẩm quyền khiếu nại được xác định theo nguyên tắc:
8
Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhân
viên thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó phải có
trách nhiệm giải quyết. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Thủ trưởng cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm
giải quyết. Những khiếu nại quá thời hạn mà không được giải quyết hoặc
người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì người khiếu nại có
quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết để yêu cầu giải
quyết lại, trừ những khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng. Dựa trên
nguyên tắc đó, quyền và trách nhiệm cụ thể trong giải quyết khiếu nại của
Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định như sau:
a) Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
Chủ tịch UBND cấp xã, phường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình hoặc của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp theo trình tự, thủ tục theo quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Nếu thấy vụ việc khiếu nại có nội dung rõ ràng, đủ căn cứ giải quyết thì
Chủ tịch UBND cấp xã phường ra quyết định giải quyết ngay. Ngược lại, nếu
thấy vụ việc khiếu nại có nội dung chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để giải quyết
thì chủ tịch UBND phải tiến hành thẩm tra, xác minh, gặp gỡ trực tiếp người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan để làm rõ vụ việc
khiếu nại, yêu cầu người khiếu nại trước khi giải quyết khiếu nại. Căn cứ vào
kết quả thẩm tra, xác minh và giải quyết của pháp luật, chủ tịch UBND cấp xã
ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết
khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên
quan và chủ tịch UBND cấp huyện; khi cần thiết thì công bố công khai quyết
định giải quyết khiếu nại.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách
nhiệm của mình.
b) Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Khiếu nại với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
9
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cá phòng ban
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu
nại, chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định khiếu nại trong thời gian quy định.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các bên liên
quan về quyết định giải quyết khiếu nại, khi cần thiết phải công bố cong khai
giải quyết đó.
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thi hành và chỉ đạo việc thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
c) Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND
Giám đốc sở có thẩm quyền giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán
bộ công chức do mình quản lý trực tiếp. giám đốc sở giao cho thủ trưởng
phòng, ban ngành chuyên môn thuộc sở hoặc chánh thanh tra sở xem xét, kết
luận, kiến nghị về việc giải quyết.
Căn cứ vào báo cáo xác minh kết luận và kiến nghị giải quyết của Chánh
thanh tra sở và Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn thuộc sở, Giám đốc Sở ra
quyết định giải quyết trong thời hạn quy định của Luật khiếu nại tố cáo.
Giám đốc sở có trách nhiện thi hành, tổ chức, thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình;
kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định
khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền giải quyết:
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn
khiếu nại, khiếu nại mà Giám đốc sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà
nội dung thuộc quyền quản lý của mình.
- Đối với những vụ việc phức tạp thì chủ tịch UBND phải xin ý kiến
chỉ đạo của Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
2.2.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
a) Tiếp dân và tiếp nhận đơn, thư khiếu nại
10
Người khiếu nại làm đơn khiếu nại đến các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp
công dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại.
Cơ quan, tổ chức cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình phải có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh, tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố
cáo của công dân.
Cán bộ tại trụ sở tiếp công dân phải hướng dẫn người khiếu nại thực
hiện đúng các quy định của pháp luật, trả lời những thắc mắc của quần chúng
nhân dân đến khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành
chính hoặc biết được hành vi hành chính đó. Trường hợp ốm đau , thiên tai, đi
công tác, hoặc tập ở xa hoặc vì lý do khách quan khác mà người khiếu nại
không thực hiện được quyền khiếu nại theo thời hạn thì thời gian đó không
tính vào thời hiệu lực khiếu nại.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại bằng đơn thư thì phải ghi rõ ngày
thánh năm khiếu nại, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của người
khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại ghi rõ nội dung, lý do khiếu nại và ký họ
tên vào đơn.
Trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện phải có giấy tờ chúng
minh hợp pháp đúng theo thời gian quy định thủ tục như trên.
b) Xem xét và thụ lý đơn thư khiếu nại đề nghị giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn thư khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để
giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp
không thụ lý để giải quyết phải thông báo rõ lý do.
Khiếu nại thuộc một trong nhóm sau thì không được thụ lý giải quyết:
+ Quyết định hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người không có năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện
hợp pháp.
+ Người đại diện không hợp pháp
11
+ Thời hạn khiếu nại, thời hạn tiếp theo đã hết
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng,
+ Việc khiếu nại đã được tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án
quyết định thi hành.
c) Giải quyết khiếu nại
Sau khi thụ lý đơn thư khiếu nại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải
quyết tổ chức thẩm tra, các minh, thu thập chứng cứ, kết luận kết quả giám
định phải được lập thành văn bản.
Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ chức đối thoại trực
tiếp làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải
quyết khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết, ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lên
đến 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, với những vụ phức tạp thì có thể lên đến
60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
Căn cứ vào kết luận thẩm tra, xác minh chứng cứ kiến nghị của cán bộ
chuyên môn, thanh tra viên, đoàn thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giải quyết phải gửi quyết định cho người có liên quan khi cần thiết và công bố
công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Nếu tái khiếu nại thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thu thập
giải quyết và thông báo bằng văn bản cho các bên có liên quan, trường hợp
không thụ lý cũng phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ này thụ
lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng
không vượt quá 60 ngày; nếu ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn cũng không
qua 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết tái khiếu nại
tho quy định mà khiếu nại vẫn chưa được giải quyết hoặc kể kể từ ngày nhận
được giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì người khiếu
nại có thẩm quyền tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết cuối
12
cùng; đối với vùng sâu vùng xa thì thời hạn có thể kéo dài đến 45 ngày kể từ
ngày thụ lý để giải quyết.
2.2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và bị khiếu nại
a) Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại
của mình, theo quy định cảu pháp luật hiện hành thì người khiếu nại có quyền:
- Tự mình khiêu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ ý giải quyết khiếu nại, nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại.
- Được khiếu nại hoặc khiếu kiện vụ án hành chính tại tòa theo quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật tố tụng hành chính.
- Rút đơn khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
Người khiếu nại có nghĩa vụ sau:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền.
- Trình bày trung thực vụ việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người
giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày
và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó.
- chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật.
b) Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có các quyền sau:
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu nại.
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu
nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại
vẫn tiếp tục khiếu nại.
Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau:
- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính bị khiếu
nại, thống báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết.
- Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại,
cung cấp các thông tin, tài kiệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉn quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
13
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật
2.2.1.5. Các hình thức khiếu nại đất đai thường gặp
+ Khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Việc khiếu nại này xảy ra do:
- Sai họ tên chủ sử dụng đất, sai sơ đồ thửa đất, sai diện tích đất
- Không có lý do chính đáng, thuyết phục khi không cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
- Giải quyết hồ sơ chậm trễ, nhiều thủ tục phiền hà trái pháp luật.
+ Khiếu nại về việc giao đất, thu hồi đất:
Nguyên nhân khiếu nại do quyết định giao đất, thu hồi đất không có căn cứ
pháp lý, không đúng đối tượng, sai thẩm quyền, sai tên đối tượng, sai diện tích…
+ Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:
Do không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND; có sai sót trong
quyết định giải quyết như: sai tân chủ sử dụng đất, sai diện tích…; việc giải
quyết không đúng thẩm quyền, sai căn cứ pháp lý; không giải quyết hoặc đòi
hỏi những thủ tục phiền hà.
+ Khiếu nại về việc thu hoặc truy thu thuế, lệ phí đất đai:
Nguyên nhân do mức thu, truy thu thuế, lệ phí đất đai trái với quy định,
không hợp lý, sai thẩm quyền… thu thuế không theo thủ tục quy định: không
lập sổ, không ghi biên lai… Thực hiện chính sách miễn giảm thuế không
đúng hoặc không thực hiện.
+ Khiếu nại quyết định hành chính về chế độ quản lý, sử dụng đất:
Do ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, không có căn cứ, sai
đối tượng, mức phạt hành chính chưa đúng quy định: quá nặng hoặc quá nhẹ.
+ Khiếu nại về việc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:
Nguyên nhân do không có lý do chính đáng, thuyết phục khi không làm
thủ tục chuyển quyền hoặc làm thủ tục nhưng đòi hỏi những thủ tục không
đúng với quy định, gây phiền hà; sai sót họ tên, sai diện tích.
2.2.2. Các quy định pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo
2.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
14
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm
quyền quản lý cảu cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách
nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người
thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm
giải quyết.
2.2.2.2. Giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tốc áo không quá 60 ngày thụ lý để giải quyết đối
với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá
30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cử cán bộ chuyên
môn, đoàn thanh tra, thanh tra viên tiến hành các minh, kết luận về nội dung
tố cáo, trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử
lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
- Đảm bảo yêu cầu khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc
giải quyết tố cáo.
- Yêu cầu người bị tố cáo cung cấp bằng chứng, tư liệu liên quan đến
nội dung tố cáo.
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ vào biên bản xác minh, kết quả giám định tài liệu, chứng cứ thu
thập được trong quá trình kết luận, kiến nghị của cán bộ chuyên môn, có thẩm
quyền ra quyết định và giải quyết tố cáo.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng giải quyết tố cáo không đúng
pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không dược giải quyết thì
người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người
giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ khi nhận được
đơn tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo.
2.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và bị tố cáo
a) Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Quyền của người tố cáo:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
15
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa trả thù.
Nghĩa vụ của người tố cáo:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
b) Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
Người bị tố cáo có quyền sau:
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi
danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc không đúng gây lên.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo
sai sự thật
Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tốc áo của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra.
2.2.3. Các quy định pháp lý về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
2.2.3.1. Các dạng tranh chấp đất đai
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, do mục đích là để
thuận tiện cho việc sản xuất canh tác giữa các hộ gia đình, cá nhân nên
chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau. Nguyên nhân gây tranh chấp là: Do
hai bên không viết hợp đồng hoặc có viết nhưng không rõ ràng, sau một thời
gian thực hiện một trong hai bên thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp.
- Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này khá phổ biến, do một số nguyên nhân sau: Do một
hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng như hết hạn thuê đất, sử dụng đất không
đúng mục đích khi thuê, bên cho thuê đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng nên
xảy ra tranh chấp.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
16
Dạng tranh chấp này khá phổ biến trong nhân dân do một hoặc cả hai
bên không thực hiện đúng những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng như không
trả tiền hoặc không giao đất; hợp đồng đã được ký kết nhưng do một trong hai
bên bị lừa dối hoặc cảm thấy bị thiệt thòi do giá qua rẻ nên rút lại hợp đồng;
cũng có những trường hợp do không hiểu rõ pháp luật, chuyển nhượng không
đúng thủ tục quy định, chỉ hợp đồng miệng cũng dễ xảy ra tranh chấp.
- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Nguyên nhân do người có quyền sử dụng đất chết không để lại di trúc
hoặc có để lại di trúc nhưng di trúc không rõ ràng về phân chia đất đai thừa kế
dẫn đến tranh chấp giữa những người được quyền thừa kế. Người có quyền sử
dụng đất chết có để lại di trúc nhưng do không hiểu pháp luật, di trúc không
đúng quy định của pháp luật cũng gây tranh chấp.
- Tranh chấp do bị lấn chiếm đất:
Tranh chấp này xảy ra thường là do lấn chiếm ranh giới thửa đất giữa
những người sử dụng đất, một số chiếm toàn bộ diện tích đất của người khác
hay có khi một hoặc cả hai bên không nắm vững pháp luật hoặc trước đó đã
sang nhượng cho người khác nhưng khi bàn giao với nhau không rõ ràng, cụ
thể dẫn đến tranh chấp về sau.
- Tranh chấp do gây cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất:
Loại tranh chấp này rất ít xảy ra nhưng là loại tranh chấp phức tạp,
thường thì do khu đất của một hộ ở sâu hoặc xa mặt tiền và một bên do thành
kiến cá nhân đã cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất, cũng có khi là
hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người
khác hoặc đào bới mà hành vi này gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất
của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác mà dẫn
đến tranh chấp.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn:
Tranh chấp này xảy ra khi hai vợ chồng ly hôn, nó liên quan đến phân
chia tài sản và quyền sử dụng đất. Cả hai bên khi ly hôn đều cho rằng mình có
quyền và lợi ích nhiều hơn về quyền sử dụng đất do đó dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất:
Tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, vật kiến trúc khác, cây cối…
Loại tranh chấp này thường xảy ra dưới các hình thức như tranh chấp về sở
17
hữu, thừa kế, mua bán tài sản…Nó bao giờ cũng gắn liền với việc công nhận
quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp đất công:
Loại hình tranh chấp này là do cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự ý chiếm
dụng đất của nhà nước hoặc do hoàn cảnh lịch sử để lại việc sử dụng đất của
nhân dân qua nhiều lần biến động, việc quản lý đất trước đây còn nhiều thiếu
sót, sơ hở… gây tự ý sử dụng đất, khi bị đòi lại dẫn đến phát sinh tranh chấp
2.2.3.2. Các chủ thể tranh chấp đất đai
Chủ thể của quan hệ pháp Luật đất đai là chủ thể của quá trình quản lý
và sử dụng đất đai. Các bên tham gia tranh chấp không phải là chủ sở hữu của
đất đai mà họ chỉ được giao đất trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Các chủ thể tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp giữa các hộ gia đình với nhau.
- Tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức.
- Tranh chấp giữa tổ chức với hộ gia đình hoặc cá nhân.
2.2.3.3. Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp đất đai với ý nghĩa là một nội dung của chế độ
quản lý Nhà nước đối với đất đai là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ của tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật
nhằm phục hồi các quyền bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý
đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hồ giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hồ giải ở cơ sở. UBND xã, phường, thị
trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hồ giải tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà
một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được xử lý như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2,
và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.
18
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1,
khoản 2, và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 thì được giải quyết như sau:
Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết; quyết
định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
là quyết định giải quyết cuối cùng;
Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết
định giải quyết cuối cùng.
- Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính
do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp
không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành
chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định.
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính
phủ quyết định.