Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN SƠN MINH

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN SƠN MINH

BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 62320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Xuân Sơn
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học



Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Dương Xuân Sơn

PGS.TS. Đinh Văn Hường

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Dương Xuân Sơn.
Các số liệu trong Luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan.
Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả Luận án

Nguyễn Sơn Minh

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp nhiều thế hệ trong Khoa Báo chí và Truyền

thông đã không ngừng dìu dắt và chia sẻ tri thức, niềm say mê giảng dạy và
nghiên cứu tới cho tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS. Dương Xuân
Sơn, đã luôn ủng hộ tôi trong quá trình hình thành, triển khai và hoàn chỉnh
Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người đã luôn động viên và
sát cánh bên tôi, là nguồn cảm hứng cho tôi đạt tới mọi thành công
Xin chân thành cảm ơn tất cả./.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................... 12
1.1.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 12

1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại hình báo chí và văn hóa,
văn hóa truyền thông đại chúng .................................................................. 13
1.1.2. Nghiên cứu về quan hệ giữa các công cụ truyền thông Internet, trong đó
có báo điện tử, với vấn đề văn hóa .............................................................. 16
1.2.

Những nghiên cứu tiêu biểu trong nước .................................................. 19

1.2.1. Nhóm các nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa Việt Nam ................................. 20
1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về quan hệ giữa báo chí, Internet, báo điện tử và
văn hóa......................................................................................................... 22
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ, BÁO ĐIỆN TỬ

VÀ VĂN HÓA ....................................................................................................... 27
2.1.

Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản ............................................................ 27

2.1.1. Báo chí và vai trò của báo chí ..................................................................... 27
2.1.2. Báo điện tử và một số vấn đề liên quan ....................................................... 29
2.1.3. Khái niệm “Văn hóa” .................................................................................. 33
2.1.4. Nền văn hóa Việt Nam hiện nay .................................................................. 38
2.1.5. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ............................................ 48
2.2.

Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu ......................................................... 49

2.2.1. Một số vấn đề về lý luận báo chí và báo điện tử ở Việt Nam ...................... 49
2.2.2. Lý thuyết truyền thông áp dụng trong nghiên cứu đề tài............................. 56
2.2.3. Các thuyết nghiên cứu văn hóa trong đề tài ................................................ 61
2.3.

Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................................... 62

2.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển nên văn hóa
Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 62
2.3.2. Về báo điện tử Việt Nam .............................................................................. 67
2.3.3. Mối quan hệ giữa báo chí, báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam hiện nay ................................................................... 69
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 75


Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ THÔNG TIN VĂN HÓA TRÊN BÁO ĐIỆN

TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát báo Nhân dân điện tử, Vietnamnet,
Dân trí điện tử và Tuổi trẻ Online, từ năm 2008 đến đầu năm 2015)................. 78
3.1.

Thành công và hạn chế của báo điện tử về vấn đề xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay .............................................. 78

3.1.1. Những thành công của báo điện tử.............................................................. 82
3.1.2. Những hạn chế của báo điện tử ................................................................... 94
3.2.

Kết quả phân tích Ý kiến công chúng qua hoạt động điều tra
tháng 4 - 5/2014 ......................................................................................... 99

3.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của báo điện tử với vấn đề
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay ........................ 115

3.3.1. Vấn đề quản lý nhà nước với thông tin trên báo điện tử Việt Nam ............. 115
3.3.2. Vấn đề quản trị nguồn thông tin văn hóa tại toà soạn báo điện tử ............. 123
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 131
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ 133
4.1.

Đối chiếu lý thuyết truyền thông áp dụng trong nghiên cứu đề tài ...... 133

4.2.

Nền văn hóa Việt Nam hiện nay - một số vấn đề đặt ra ......................... 135


4.2.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và pháp luật ...................................................... 135
4.2.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và giáo dục - đào tạo ........................................ 137
4.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa với nền kinh tế - xã hội ..................................... 141
4.2.4. Toàn cầu hóa về văn hóa ............................................................................ 144
4.3.

Mô hình hiệu quả cho tác nghiệp báo điện tử về đề tài.......................... 150

4.4.

Đề xuất khuyến nghị và giải pháp ............................................................ 155

4.4.1. Thử đề xuất lý thuyết truyền thông liên quan đến đề tài ............................. 155
4.4.2. Đề xuất giải pháp chung .............................................................................. 156
4.4.3. Khuyến nghị đối với báo Nhân dân điện tử ................................................. 158
4.4.4. Khuyến nghị đối với báo Vietnamnet........................................................... 158
4.4.5. Khuyến nghị đối với báo Tuổi trẻ Online .................................................... 158
4.4.6. Khuyến nghị đối với báo Dân trí điện tử ..................................................... 158
Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................ 159
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 167
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trải qua hàng nghìn năm xây dựng, nền văn hóa Việt Nam hiện nay

đang có những chuyển biến đa dạng và phức tạp. Có thể nói, đó là một tiến
trình giao thoa giữa dân tộc và nhân loại, giữa bản sắc và hội nhập, giữa
truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển, giữa những yếu tố đặc
thù của một xã hội phƣơng Đông với xã hội phƣơng Tây.
Qua đó, nền văn hóa Việt Nam đƣợc thế giới biết đến nhiều hơn, đƣợc
ghi nhận và trân trọng hơn. Điển hình những năm qua, nhiều di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể của dân tộc Việt Nam đƣợc thế giới vinh danh, đƣợc
UNESCO xếp hạng, đƣa vào danh sách bảo tồn, thậm chí đƣợc chọn là di sản
văn hoá đại diện của nhân loại.
Tuy nhiên bên cạnh đó, không phải không có những vấn đề tiêu cực
của văn hoá trong hệ giá trị xã hội, không ít giá trị đƣợc coi là chuẩn mực
truyền thống của ngƣời Việt Nam bị va đập và trở nên mờ nhạt; lối sống của
một nhóm ngƣời mới, nhất là một bộ phận giới trẻ trở nên nặng về thực tế,
thực dụng, thiếu chiều sâu, thậm chí suy thoái, đáng lên án.
Với vai trò vừa là một sản phẩm của văn hóa, vừa tự thân là một hiện
tƣợng văn hóa, báo chí Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào đời sống
văn hóa mới. Vì vậy, hoạt động thông tin về đề tài văn hóa trên báo chí cũng
bao hàm cả yếu tố tích cực và hạn chế của nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
Báo chí Việt Nam những năm qua ghi dấu ấn bởi sự phát triển mạnh
mẽ của loại hình báo chí non trẻ nhất, đó là báo điện tử. Loại hình này có
bƣớc phát triển nhanh về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần quan trọng thông
tin nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội, những diễn biến của tình hình
thế giới, làm giàu đời sống thông tin và tinh thần của nhân dân. Với đặc thù
gắn bó với công nghệ hiện đại, báo điện tử có khả năng nhanh chóng đƣa chủ
trƣơng, chính sách phát triển nền kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đến
1


mọi ngƣời dân, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần ổn định xã hội, củng cố và

giữ vững an ninh quốc phòng, tham gia phát triển nền văn hóa.
Tuy nhiên, một số đơn vị báo điện tử chƣa làm tốt vai trò là ngƣời
chiến sỹ xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa, sa đà vào xu hƣớng thƣơng
mại hóa, giật gân, câu “view”, câu khách gây ảnh hƣởng tiêu cực đến đời
sống tinh thần và văn hóa ngƣời dân. Mặc dù, chỉ có một bộ phận nội dung
thông tin báo điện tử, trang tin điện tử trong tình trạng đó, nhƣng rõ ràng ở
góc nhìn này, báo điện tử đã tuyên truyền, quảng bá, thậm chí góp phần cho
sự suy thoái của văn hóa Việt Nam hiện đại.
Qua tổng kết, kết luận của nhiều hội nghị báo chí và trong nhận thức
thực tiễn của công chúng, báo điện tử Việt Nam bên cạnh mặt tích cực, những
hạn chế của loại hình này cũng thƣờng đƣợc nêu tập trung vào các vấn đề
“thiếu đạo đức nghề nghiệp”, “câu view”, “giật gân”, “thông tin thiếu thẩm
định”, “sốc, sex, sến”… nghĩa là những biểu hiện cụ thể của sự sa sút đạo
đức, sự phá vỡ các chuẩn mực, giá trị văn hóa tinh thần của một nền báo chí
vì công chúng.
Tất nhiên, cũng có một thực tế, theo báo cáo thƣờng niên của Bộ Thông
tin và Truyền thông, kể từ năm 2005 trở lại đây, nhất là sau Nghị định
97/2008/NĐ-CP của Chính phủ định hình và tạo hành lang pháp lý cho hệ
thống website thông tin trên mạng Internet, thì số lƣợng và tốc độ tăng trƣởng
các trang tin điện tử tổng hợp luôn xấp xỉ gấp 10 lần so với các đơn vị báo
điện tử chính thống đƣợc cấp phép. Ví dụ, năm 2013, số lƣợng trang tin điện
tử tổng hợp là 1110 trang (bao gồm gần 300 trang của đơn vị báo chí), trong
khi báo điện tử là 75 đơn vị; năm 2015, số lƣợng báo điện tử tăng lên 105 đơn
vị, thì số lƣợng các trang tin điện tử tổng hợp là 1610 trang. Các trang tin điện
tử tổng hợp này lại có khả năng “đƣợc tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau”. Từ đó, có hiện trạng nội dung thông tin trên các trang tin điện tử
2


tổng hợp chủ yếu đƣợc tổng hợp từ các nguồn báo chí. Vậy là, có một thứ “na

ná” báo điện tử ra đời, từng giờ từng phút tác động đến công chúng trên mọi
mặt thông tin. Khi xuất hiện sự cạnh tranh lƣợng truy cập của khách hàng (tức
là công chúng) giữa hàng ngàn trang thông tin điện tử trên mạng Internet, thì
tất yếu dẫn đến việc kiểm soát nội dung lỏng lẻo, thậm chí có sự cố ý biên tập
thông tin không lành mạnh nhằm mục đích lôi kéo công chúng, “câu view”
bằng mọi cách, mọi giá.
Vấn đề trên đây dẫn đến hai hệ luỵ: thứ nhất, thông tin đời sống xã hội
nói chung, thông tin trong mảng văn hoá nói riêng, trên báo điện tử và trang
tin điện tử có những tác động thiếu lành mạnh đến công chúng; thứ hai, nhiều
quy kết, kết luận về mặt trái của thông tin trên mạng Internet nhắm đến loại
hình báo điện tử, nhƣng trong thực tế, những tác động, ảnh hƣởng đến nhận
thức công chúng của loại hình trang tin điện tử tổng hợp còn lớn hơn báo điện
tử nhiều lần.
Với những cách nhìn đa chiều trên đây, chúng ta có nhiều vấn đề cần
làm sáng tỏ: Vậy, sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay sẽ đi theo chiều hƣớng nào? Những nội dung cơ bản nào của văn hóa
Việt Nam cần đƣợc bảo tồn, phát huy, xây dựng và phát triển? Vai trò của báo
chí nói chung, báo điện tử nói riêng cần đƣợc nhận thức và làm rõ ra sao?
Loại hình báo điện tử hiện đại, mới mẻ giữ vai trò thông tin, hƣớng dẫn và
chính thống nhƣ thế nào khi phản ánh các vấn đề văn hóa? Thông tin trên báo
điện tử hiện nay tác động tích cực hay tiêu cực đến tƣ tƣởng, nhận thức, thái
độ, nhận thức văn hóa của công chúng? v.v…
Xuất phát từ những phân tích đó, chúng tôi chọn đề tài: “Báo điện tử
với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay” làm
đề tài cho Luận án này, công trình đƣợc triển khai trong khuôn khổ nghiên
cứu ngành Báo chí học.

3



Vấn đề nghiên cứu loại hình báo điện tử đƣợc triển khai nhiều năm nay.
Các nội dung nghiên cứu thƣờng tập trung vào đặc điểm loại hình, nhƣ các
nghiên cứu về tính thời sự, tính tƣơng tác, các chƣơng trình trực tuyến, công
chúng báo điện tử; đặc điểm thể loại tác phẩm báo chí, nhƣ nghiên cứu về thể
loại tin, ảnh trên báo điện tử; một số thành tố trong cấu trúc tác phẩm, nhƣ
nghiên cứu về title báo, ngôn ngữ báo điện tử… Các nghiên cứu về nội dung
thông điệp không nhiều. Nhƣ vậy, một trong những lý do chính để Luận án
lựa chọn đề tài này là hƣớng đến việc phân tích vai trò của một loại hình báo
chí trên cơ sở đánh giá nội dung thông điệp mà loại hình đó đƣa ra công
chúng. Thông qua tính đặc thù của loại hình, thông điệp đã có những tác
động, ảnh hƣởng đến công chúng truyền thông. Ở góc độ đó, rõ ràng loại hình
báo điện tử thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích:

Luận án phân tích, đánh giá vai trò của báo điện tử với vấn đề xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
2.2.

Nhiệm vụ:

Thứ nhất, thống kê và phân tích hiện trạng, đánh giá ƣu điểm, hạn chế
của nội dung thông tin trên báo điện tử về vấn đề xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá này dựa trên cơ sở quan điểm
Đảng, Nhà nƣớc, qua tham khảo các tập hợp nghiên cứu liên quan đến đề tài,
phỏng vấn một số nhà chuyên môn và những ngƣời làm báo.
Thứ hai, tìm hiểu một số yếu tố tác động đến quá trình thực hiện mối
quan hệ truyền thông giữa báo điện tử và nền văn hóa Việt Nam hiện nay:

Hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc; Công tác toà soạn báo
điện tử, nơi trực tiếp xuất bản nội dung, trên các mặt: nhận thức, quan điểm,
quy trình quản trị, quy trình sản xuất nội dung thông tin về đề tài.

4


Thứ ba, phân tích nguyên nhân của thành công, hạn chế của báo điện tử
trong việc thể hiện vai trò với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam hiện nay.
Thứ tƣ, đề xuất, khuyến nghị những giải pháp để báo điện tử thực hiện
tốt hơn vai trò của mình trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
3.1.

Đối tượng:

Tin, bài về văn hoá đƣợc khảo sát trên 4 báo điện tử Việt Nam; vai trò
của báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện
nay thông qua nội dung các tin, bài đó.
3.2.

Phạm vi:

Phạm vi nghiên cứu của Luận án đƣợc triển khai từ năm 2008 đến đầu
năm 2015. Thời điểm năm 2008, Việt Nam hoàn thành chặng đƣờng 10 năm
xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII, đồng thời đất
nƣớc có những hoạt động chuẩn bị cho sự kiện lịch sử - văn hóa trọng đại, kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010. Phạm vi nghiên cứu

đƣợc kéo dài đến đầu năm 2015 nhằm đảm bảo tính cập nhật trong thông tin
nghiên cứu của đề tài.
3.3.

Đối tượng khảo sát:

Đề tài thực hiện khảo sát sản phẩm nội dung trên chuyên trang Văn hóa
báo Nhân dân điện tử, báo Vietnamnet, báo Dân trí điện tử và chuyên trang
Văn hóa - Giải trí báo Tuổi trẻ Online.
Báo Nhân dân điện tử, địa chỉ Internet: www.nhandan.org.vn, đây là
một sản phẩm trong hệ thống các loại hình báo chí trực thuộc Bộ biên tập báo
Nhân dân, đồng thời là một trong những đơn vị báo điện tử hàng đầu Việt
Nam. Báo Nhân dân luôn đƣợc công chúng, giới nghiên cứu trong nƣớc và
ngoài nƣớc đánh giá là đơn vị báo chí quan trọng, có dòng thông tin chủ lƣu,
5


chính thống, đƣợc coi là “phát ngôn chính thức” của báo chí Việt Nam. Báo
Nhân dân là cơ quan trung ƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của
Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam.
Báo điện tử Vietnamnet, tiền thân là mạng thông tin trực tuyến VNN
năm 1997, địa chỉ Internet: www.vietnamnet.vn. Vietnamnet là một đơn vị
báo điện tử độc lập, khác với nhiều báo điện tử thực chất là “phiên bản thêm”,
đƣợc hình thành và phát triển từ một đơn vị báo chí trƣớc đó, nhƣ trƣờng hợp:
Nhân dân điện tử, Tuổi trẻ Online. Vietnamnet là đơn vị báo điện tử có nhiều
đầu tƣ áp dụng công nghệ, đổi mới tƣ duy làm báo, mạnh dạn triển khai các
chuyên mục, chƣơng trình, thiết kế thử nghiệm.
Báo Dân trí điện tử, địa chỉ Internet: www.dantri.com.vn. Dân trí điện
tử là một đơn vị báo chí non trẻ trong làng báo Việt Nam, thời gian phát triển
mới gần đây nhƣng lại nhanh chóng có vị trí cao trong hoạt động báo chí điện

tử. Năm 2012 báo điện tử Dân trí còn là website tin tức hàng đầu ở Việt Nam
đƣợc ngƣời từ 15-54 tuổi truy cập bằng Internet và bằng phƣơng tiện di động
(khảo sát công bố tháng 10/2012 của Kantar Media). Tuy nhiên, bên cạnh
thành công, Dân trí điện tử cũng có những vấn đề bất cập do tăng trƣởng
nhanh mang lại.
Tuổi trẻ Online, địa chỉ Internet: www.tuoitre.vn, là đơn vị báo điện tử
thuộc hệ thống sản phẩm của báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan
này luôn đƣợc đánh giá là đơn vị có nghiệp vụ báo chí hàng đầu Việt Nam,
với đội ngũ cán bộ, phóng viên tinh thông chuyên môn và chính sách thông
tin riêng biệt, đặc thù, ít có ở các cơ quan báo chí khác. Báo Tuổi trẻ TPHCM
cũng là đơn vị báo chí có đƣờng lối thông tin mang đậm tính “phản biện xã
hội”, bản lĩnh thông tin vững vàng, đƣợc công chúng đánh giá cao và có
lƣợng phát hành bản in lớn, lƣợng truy cập website khá lớn.

6


4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đƣợc triển khai để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1) Thực trạng các thông điệp truyền thông thể hiện vai trò thông tin của
báo điện tử Việt Nam với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào?
2) Trong vai trò thông tin về đề tài trên, báo điện tử có những thành công,
hạn chế gì?
3) Nguyên nhân của thành công, hạn chế đó là gì?
4) Có những yếu tố nào tác động đến việc thực hiện vai trò của báo điện
tử với vấn đề nêu trên?
5) Báo điện tử cần có giải pháp gì để nâng cao vai trò của mình trong vấn
đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay?
5. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Nội dung thông tin các đề tài văn hóa trên báo điện tử
Việt Nam thời gian qua có những tác động tiêu cực đến công chúng, gây ảnh
hƣởng đến quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Giả thuyết 2: Toà soạn báo điện tử Việt Nam luôn có một quy trình
hoạt động, nhƣng chƣa chú ý nghiên cứu một cách bài bản tính đặc thù của
từng loại nội dung, cụ thể trong nghiên cứu đề tài này là nội dung về xây
dựng và phát triển nền văn hóa.
Giả thuyết 3: Báo điện tử có năng lực thông tin nhanh, dễ tiếp cận, phù
hợp với thị hiếu của công chúng hiện đại. Nếu có đƣợc giải pháp hiệu quả,
báo điện tử sẽ là phƣơng tiện truyền thông đóng vai trò đi đầu, góp phần xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay.

7


6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin về chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng, Nhà nƣớc về báo chí và văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó,
Luận án triển khai 3 phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Hoạt động cụ thể của
phƣơng pháp này là sƣu tầm, thống kê, phân loại và phân tích tài liệu liên
quan đến đề tài Luận án. Phƣơng pháp này có ƣu điểm về tính hệ thống trong
quá trình thu thập thông tin nghiên cứu, là bƣớc tạo dữ liệu tiền đề cho hoạt
động nghiên cứu trong Luận án. Các tài liệu gồm có:
- Văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà
nƣớc liên quan đến đề tài. Qua hệ thống văn bản này, Luận án sẽ có
đƣợc cách nhìn cụ thể về đƣờng lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cách
thức tổ chức, quản lý của Nhà nƣớc về vấn đề văn hóa Việt Nam hiện

nay, về báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
- Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc (tiếng Anh)
liên quan đến đề tài. Thông qua đánh giá các tài liệu này, có thể xây
dựng bức tranh tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác
giả có thể kế thừa đƣợc những gì từ các nghiên cứu trƣớc, có thể có kết
quả nghiên cứu gì mới trong Luận án; đồng thời, bƣớc đầu xây dựng
khung lý thuyết liên quan đến đề tài, việc vận dụng những lý thuyết cụ
thể về báo chí, văn hóa.
- Các báo cáo tổng kết của đơn vị chức năng, bài viết có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Với những tài liệu này, Luận án có đƣợc những đánh
giá định lƣợng và định tính từ phía các đơn vị có chuyên môn về các
vấn đề nêu trong đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn. Hoạt động cụ thể của phƣơng pháp này là
trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản của đề tài, tác giả thiết kế các câu hỏi
8


cho phỏng vấn sâu và câu hỏi/chủ đề cho phỏng vấn nhóm. Phƣơng pháp này
thu thập thông tin, ý kiến, bàn luận của nhân sự làm công tác lãnh đạo, quản
lý báo chí, các nhà chuyên môn, các nhà báo về vai trò của thông tin báo điện
tử nói chung, thông tin về xây dựng và phát triển nền văn hóa nói riêng, về sự
hình thành nhận thức, thay đổi quan điểm, các giá trị và hành vi văn hóa của
công chúng. Ngoài giá trị định tính và thu thập thông tin, phƣơng pháp phỏng
vấn giúp tác giả Luận án có đƣợc sự tích luỹ về ý tƣởng và những nhận xét
bƣớc đầu về đề tài. Cách thức phỏng vấn đƣợc triển khai nhƣ sau:
- Phỏng vấn sâu: Tác giả thiết kế các câu hỏi dành cho 4 đối tƣợng:
Lãnh đạo cơ quan Đảng về báo chí (Ban Tuyên giáo Trung ƣơng);
Quản lý nhà nƣớc về báo chí (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông
tin điện tử, Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông); Chuyên gia
về văn hóa; Chuyên gia về báo chí. Với hoạt động này, mục đích của

Luận án là thu thập những đánh giá vĩ mô về quy trình triển khai thông
tin văn hóa trên báo điện tử, vai trò của báo điện tử với vấn đề xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam: Từ Quan điểm thông tin Triển khai vĩ mô - Triển khai tổ chức thực hiện - Đánh giá vai trò của
nội dung sản phẩm báo chí. Dự kiến: phỏng vấn mỗi loại đối tƣợng 5
ngƣời (thu về 20 ý kiến).
- Phỏng vấn nhóm: Thiết kế câu hỏi/chủ đề nhằm thu thập thông tin từ 2
nhóm: một là, lãnh đạo cơ quan báo điện tử; hai là, biên tập viên, phóng
viên các đơn vị báo điện tử. Mục đích là thu thập những quan điểm,
nhận định, đánh giá của những ngƣời trực tiếp thực hiện sản xuất nội
dung về vai trò của báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình tác nghiệp, trong sự biến chuyển nhận thức của công chúng báo
điện tử. Dự kiến: chủ đề gồm 5 - 10 câu hỏi. Đơn vị thực hiện phỏng
vấn nhóm gồm 4 đơn vị báo điện tử: báo Nhân dân, Vietnamnet, Dân
trí và Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
9


Phương pháp phân tích nội dung. Có thể nói, phƣơng pháp này đƣợc
áp dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn. Cụ thể, tác giả sử dụng nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh giá ƣu điểm,
hạn chế về nội dung và hình thức của tin, bài đã xuất bản trên báo điện tử. Sản
phẩm báo chí là nơi biểu hiện cụ thể nhất vai trò của báo điện tử với vấn đề
văn hóa Việt Nam hiện nay. Để tiến hành phân tích nội dung, tác giả thu thập
tin, bài qua website của các đơn vị khảo sát, lập bảng thống kê và download
(tải về) những tin, bài tiêu biểu.
Hoạt động điều tra ý kiến công chúng qua bảng hỏi (anquette survey).
Các yếu tố định lƣợng từ hoạt động này dùng để tham chiếu, tăng tính thuyết
phục cho những phân tích trong Luận án. Địa bàn hỏi ý kiến là tỉnh Lào Cai,
tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bảng

hỏi tập trung vào những đánh giá của công chúng về vai trò, nhiệm vụ của
báo điện tử với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam giai
đoạn hiện nay; cách thức mà công chúng tƣơng tác hiệu quả với website báo
điện tử. Chúng tôi cố gắng lựa chọn địa bàn điều tra sao cho có tính mở rộng
nhất trong khả năng nghiên cứu của mình, đồng thời dựa trên nghiên cứu đặc
thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa của mỗi địa bàn.
Lào Cai là một trong những tỉnh đặc thù biên giới phía Bắc; Thái
Nguyên là tỉnh giao thoa giữa đồng bằng và miền núi, giữa Đông Bắc với Tây
Bắc; Nghệ An là tỉnh miền Trung Việt Nam; Thành phố Hồ Chí Minh là đơn
vị dẫn đầu kinh tế Việt Nam, nằm ở phía Nam, có lƣợng ngƣời nƣớc ngoài
đầu tƣ, làm việc, học tập, sinh sống tập trung cao.
7. Đóng góp mới của Luận án
Nghiên cứu về một loại hình báo chí là báo điện tử, trong hệ thống các
phƣơng tiện truyền thông mới, về vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam hiện nay, là đề tài ít đƣợc thực hiện từ trƣớc đến nay ở Việt Nam.
Nghiên cứu về vai trò của báo điện tử với nền văn hóa Việt Nam khác những
nghiên cứu trƣớc đây về báo điện tử nhƣ là: đặc điểm của báo điện tử, thể loại
tác phẩm trên báo điện tử, cách làm chƣơng trình giao lƣu trực tuyến, phỏng
vấn trực tuyến trên báo điện tử v.v…
10


Các nghiên cứu của Luận án đề cập chính đến nội dung và một phần
hình thức thông tin, có phân tích sâu về công tác chỉ đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nƣớc và quy trình quản trị toà soạn báo điện tử - những yếu tố tác
động không nhỏ đến nội dung thông tin báo điện tử.
Luận án làm rõ các vấn đề: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam hiện nay trong mối quan hệ với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng;
đặc thù của loại hình báo điện tử khi phản ánh về đề tài; báo điện tử thể hiện
vai trò nhƣ thế nào với vấn đề này; quản trị toà soạn và tác nghiệp của phóng

viên nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Luận án có những khuyến nghị và giải pháp (gồm giải pháp chung và
giải pháp riêng) cho báo điện tử Việt Nam về đề tài đã nghiên cứu.
8. Dự kiến kết quả lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận, tổng kết thực tiễn công tác thông tin báo điện tử về các đề
tài văn hóa; vai trò của báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn
hóa; đóng góp lý luận về loại hình báo điện tử.
Về thực tiễn, khuyến nghị với công tác lãnh đạo, quản lý báo chí;
khuyến nghị với bốn báo điện tử khảo sát các giải pháp để thực hiện tốt hơn
vai trò trong hoạt động quản trị, tác nghiệp về đề tài.
Luận án cũng là một tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo đội ngũ quản
lý và tác nghiệp báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.
9. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác
giả liên quan đến Luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có cấu trúc
4 chƣơng.
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí, báo điện tử và văn hóa
Chương 3. Thực trạng thông tin văn hóa trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay (khảo sát báo Nhân dân điện tử, Vietnamnet, Dân trí điện tử và Tuổi
trẻ Online, từ năm 2008 đến đầu năm 2015)
Chương 4. Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị
11


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Văn hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của con ngƣời. Văn
hóa luôn hiện hữu và thẩm thấu trong mọi sự vận động của đời sống xã hội.
Không chỉ có vậy, văn hóa còn tồn tại ở cả những sự vật, hiện tƣợng tự nhiên,

thông qua lăng kính và sự khúc xạ chủ ý của con ngƣời. Bởi vậy, văn hóa là
một trong những đối tƣợng cơ bản của các nghiên cứu ngành khoa học xã hội.
Trong nội dung đó, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phƣơng tiện
truyền thông đại chúng và văn hóa đƣợc nhiều học giả trong nƣớc và nƣớc
ngoài chú trọng, thể hiện ở nhiều công trình, sách chuyên khảo, tham khảo.
Bởi lẽ, sự tác động nhanh và trên diện rộng của các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng trong thời kỳ hiện đại làm thay đổi và ảnh hƣởng sâu sắc đến sự
chuyển biến văn hóa của công chúng.
Trong một góc tiếp cận khác, 15 năm trở lại đây, Internet phát triển rất
mạnh. Theo đó, các quốc gia trên thế giới sử dụng Internet nhƣ một nền tảng
trao đổi và chia sẻ thông tin hiệu quả. Ở góc độ thông tin thời sự, báo điện tử
(một loại hình báo chí - một loại hình phƣơng tiện truyền thông đại chúng) và
các phƣơng thức sản xuất thông tin trên báo điện tử ngày càng định hình và
hoàn thiện. Đồng thời, xu hƣớng sử dụng và bị tác động bởi các phƣơng tiện
Internet nói chung, báo điện tử nói riêng cũng thể hiện ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu, thể hiện dƣới dạng sách xuất bản và bài báo
khoa học, hiện nay tập trung nghiên cứu chung về quan hệ giữa các phƣơng
tiện truyền thông đại chúng và văn hóa. Mối quan hệ giữa báo điện tử và văn
hóa không xuất hiện nhƣ một công trình riêng biệt, có thể chỉ là một chƣơng,
một phần trong sản phẩm đó.
1.1.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Để thực hiện đề tài nghiên cứu trong Luận án, chúng tôi tập hợp và tìm
hiểu một số nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu của các tác giả
12


ngoài nƣớc xung quanh nội dung về các phƣơng tiện truyền thông đại chúng,

các phƣơng tiện truyền thông mới, về các yếu tố liên quan đến văn hóa và văn
hóa truyền thông đại chúng, sự tác động, ảnh hƣởng của thông tin văn hóa
trên các phƣơng tiện này. Trong quá trình tập hợp đó, chúng tôi nhận thấy nội
dung liên quan đến Việt Nam không có nhiều, đặc biệt về các nghiên cứu liên
quan đến phƣơng tiện truyền thông mới, nhƣ báo điện tử, với sự phát triển của
văn hóa Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu này, chúng
tôi cố gắng thu thập những thông tin, quan điểm ít nhiều bàn luận về mối
quan hệ đa chiều giữa báo chí và văn hóa nói chung, nhằm mục đích thấy
đƣợc bức tranh lý luận về vấn đề này.
Những nghiên cứu tiêu biểu ngoài nƣớc liên quan tƣơng đối gần với đề
tài bao gồm một số nội dung sau đây:
1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại hình báo chí và văn hóa,
văn hóa truyền thông đại chúng
Có thể kể đến các tác giả Bottomore, T. (1989), Morley, D. (1980,
1991, 1992), McGuigan, J. (1992), Colin, A. (1993), Anura Goonasekera và
Youichi Ito (1999), Dominic Strinati (1999), Aluja-Fabregat, A. (2000),
Ajzen, I. và Fishbein, M. (2005), Brett Frischmann (2006), Jennings Bryant
và Mary Beth Oliver, Carolyn A. Lin (2009), Richard Campbell, Christopher
R. Martin và Bettina Fabos (2010) …
Các tác giả trên đã có những nghiên cứu tổng hợp về văn hóa, các
trƣờng phái nghiên cứu văn hóa trên thế giới, sự tác động của các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng (PTTTĐC) đến công chúng, văn hóa đại chúng,
những lý thuyết liên quan nhƣ: Văn hóa công cộng và văn hóa đại chúng;
Trƣờng phái Frankfurt và công nghiệp văn hóa; Cấu trúc luận, triệu chứng
học và văn hóa đại chúng; Chủ nghĩa Marx, tƣ tƣởng và kinh tế chính trị; Chủ
nghĩa vị nghệ thuật và văn hóa đại chúng. Đặc biệt, họ cũng chú trọng nghiên
cứu về các hiện tƣợng qua đó hiển thị các yếu tố của văn hóa đại chúng nhƣ:
kiến trúc, điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, âm nhạc đại chúng v.v…
13



Những nghiên cứu của tác giả trên cũng chỉ ra mối quan hệ hữu cơ và
sự tác động qua lại, những ảnh hƣởng từ “cƣỡng bức” đến “chủ động” của
công chúng nhƣ là một quy trình phản ứng trƣớc những biến đổi văn hóa do
các PTTTĐC mang lại 108, tr.181
Có thể tạm phân loại nội dung những nghiên cứu này theo 2 quy trình:
thứ nhất, nghiên cứu sự tác động của các PTTTĐC đến công chúng, làm thay
đổi họ, biến đổi lối sống, thói quen, sở thích của họ. Thông qua nghiên cứu
các trƣờng hợp báo chí in ấn, phát thanh, truyền hình, có thể thấy sự tƣơng
quan giữa thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội và văn hóa là khá tƣơng đồng. Nội dung thông tin báo chí tạo
thành xu hƣớng, trào lƣu và ảnh hƣởng đến công chúng, họ gọi là “làn sóng”.
Song song với quá trình đó, báo chí nói chung và mạng Internet nói riêng lại
ảnh hƣởng đến văn hóa chúng ta hiện nay theo một cách khác. Từ trƣờng hợp
Google, các tác giả có nghiên cứu riêng về quảng cáo, nơi chứa đựng thông
điệp không phải là tin tức báo chí, nhƣng có sự ảnh hƣởng của quảng cáo trên
các phƣơng tiện báo chí và Internet gây ra sự tác động, ảnh hƣởng đến văn
hóa công chúng 114, tr.52 Trong hƣớng nghiên cứu này, chúng tôi thấy
nhận định của tác giả Carolyn A. Lin (Đại học Connecticut) về những tác
động, ảnh hƣởng và hệ quả của truyền thông Internet là gần gũi với nghiên
cứu của Luận án. Tác giả cho rằng: “những hệ quả của Internet đối với xã hội,
là một xã hội tiến bộ hay không tiến bộ, tăng trƣởng hay không tăng trƣởng,
có nghĩa hay vô nghĩa, tiêu cực hay tích cực liên quan đến cuộc sống các cá
nhân với vai trò là một nhà truyền thông điện tử, nó có thể tốt hoặc cực xấu”
104, tr.584
Thứ hai, những nghiên cứu về xu hƣớng phát triển nội dung thông điệp
trên các phƣơng tiện truyền thông mới, đặc biệt là Internet, trong đó họ chỉ ra
sự độc lập tƣơng đối và những tác động trở lại của đời sống xã hội, của một
“lớp văn hóa đại chúng” đối với các phƣơng tiện truyền thông. Không chỉ có
công chúng biến đổi, mà cách thức truyền thông điệp và nội dung thông điệp

14


của ngƣời làm truyền thông/tổ chức truyền thông cũng có những thay đổi nhất
định. Hay nói cách khác, các tác giả chỉ ra sự tác động và ảnh hƣởng ở chiều
thứ hai, giữa văn hóa và các phƣơng tiện báo chí.
Ngoài ra, những nghiên cứu trên còn chỉ ra tính cố hữu của văn hóa,
nhất là những văn hóa bản địa/bản sắc, vẫn luôn tồn tại một sự tiềm ẩn nhất
định. Anura Goonasekera và Youichi Ito (1999) khi phân tích về mối quan hệ
giữa các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, một phần của
mạng Internet) với vấn đề bản sắc văn hóa, đã nhấn mạnh sự phát triển văn
hóa có tính quá trình và đa dạng này, đó nhƣ là một sự tất nhiên và cố hữu của
con ngƣời. Các tác giả nghiên cứu về sự hình thành dân tộc và sự tiếp biến
văn hóa qua nhóm ngƣời di cƣ, dựa trên nghiên cứu các trƣờng hợp Ấn Độ,
Trung và Tây Java (Indonesia), Malaysia, Pakistan, Philippine, Singapore, Sri
Lanka trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Các nghiên cứu đánh giá
vai trò mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc, của văn hóa truyền thống các quốc gia
này - đó là một nền văn hóa “đa văn hóa”, mà không thể áp dụng khuôn mẫu
cứng nhắc để có sự tồn tại chung giữa các tộc ngƣời, “thậm chí là nguy hiểm
để nói về những mô hình đó” 99, tr.5 Đến mức, qua hàng thế kỷ ngƣời dân
sống trong hoà bình và ổn định, nhƣng với những sự xâm nhập từ bên ngoài
vào, có phần của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, ngay lập tức họ có
những phản ứng bạo lực.
Nhƣ vậy, vấn đề về văn hóa trong mối quan hệ với báo chí, với các
PTTTĐC luôn là nội dung quan trọng, đƣợc quan tâm của các nhà nghiên cứu
truyền thông, đó là những nhận định đầy đủ và toàn diện về sự tác động của
các phƣơng tiện truyền thông tới xã hội và công chúng.
Trong các nghiên cứu nêu trên, các tác giả không chỉ vận dụng quan
điểm nghiên cứu hình thành từ hệ tƣ tƣởng Mác-xit, các trƣờng phái nghiên
cứu văn hóa truyền thông đại chúng nhƣ trƣờng phái Frankfurt, trƣờng phái

Birmingham, mà luôn quy chiếu vào đặc điểm cụ thể của từng quốc gia, dân
tộc, vùng lãnh thổ, hoặc vào một loại hình phƣơng tiện truyền thông đại
15


chúng, là truyền hình, đài phát thanh hay báo in. Tất nhiên, những quy chiếu
về mặt loại hình phƣơng tiện chỉ quan tâm đến các công cụ truyền thông sử
dụng nền tảng Internet bắt đầu từ những năm 1980 trở đi, khi Internet toàn
cầu hình thành và có sự chi phối đến đời sống xã hội. Hoặc giả nhƣ trong sự
phát triển của các công cụ truyền thông Internet, các mô hình truyền thông đại
chúng cũng ngày càng trở nên bình đẳng trong mối quan hệ tƣơng tác với các
mô hình truyền thông phi đại chúng, truyền thông chuyên biệt, thậm chí là
truyền thông cá nhân. Tuy nhiên, trong phạm vi những bàn luận này, Luận án
cũng chú trọng hơn đến các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, mà có sự sử
dụng phƣơng tiện truyền tải là Internet.
1.1.2. Nghiên cứu về quan hệ giữa các công cụ truyền thông Internet, trong
đó có báo điện tử, với vấn đề văn hóa
Các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu này có thể kể đến Crawford Kilian
(1999), Deuze, M. (2003), Kahn, R. và Kellner, D. (2004), James Glen
Stovall (2004), Jason Whittaker (2004), David Gauntlett và Ross Horsley
(2004), Tremayne, Mark (2004), Gunkel, Davis J (2005), Thiel, Shayla
(2005), Stuart Allan (2006), DiMassa và Cara Mia (2006), Beers, Davis
(2006), Auksė Balčytienė, Lina Auškalnienė, Inesa Birbilaitė, Aušra
Vinciūnienė (2009), Orcutt, D (2011), Robinson, Sue (2011), Ravi, B. K
(2012), Hilton, Anthony (2012) và một tác giả khác là Thomas L. Friedman
(2005) với công trình đã dịch ra tiếng Việt “Thế giới phẳng” (2008)…
Qua nghiên cứu của các tác giả trên đây, chúng ta nhận thấy, sự ra đời
của nền tảng Internet, sự phát triển của phƣơng tiện truyền tải nội dung mạnh
mẽ và phong phú nhất từ trƣớc đến nay là website đã cho phép lịch sử loài
ngƣời bƣớc sang một trang mới. Đến mức, Friedman (2005) gọi là thời kỳ

toàn cầu hóa 3.0, một thế giới phẳng mà mọi mối quan hệ trở nên “siêu nhỏ”.
Bản thân sự tăng tiến của các thế hệ web từ 1.0 đến 2.0 đã khiến cho mối
quan hệ trong thế giới ảo thay đổi kinh ngạc. Đó không phải chỉ là sự phát
triển công nghệ, mà đó là sự đổi thay xã hội, văn hóa. Cách thông tin trƣớc
16


đây là một chiều tuyến tính, thì hiện nay rất đa chiều, và ai cũng có thể trở
thành ngƣời sản xuất, phát tán thông điệp. Ngƣời ta lý giải đƣợc vì sao thế
giới ảo tác động đến thế giới thực: Tác động đến máy tính và web 1.0 là tác
động với phƣơng tiện độc lập, đơn giản là con ngƣời chỉ làm việc với máy
móc. Nhƣng, với web 2.0, ngƣời này tƣơng tác với ngƣời khác, họ chủ động
tạo ra phƣơng thức tƣơng tác trên nền tảng Internet đã đƣợc trao cho. Hay nói
cách khác, đó là một thế giới thực, theo một cách tiếp cận nào đó. Đặc biệt,
các tác giả có những phân tích về đời sống web, các nhận diện web, nghệ
thuật web và văn hóa web, trong đó có nhận định quan trọng “ngƣời dùng cá
nhân phải tạo ra cho họ những quyết định có tính cá nhân, tính đạo lý và tính
đạo đức để đối phó với sự phá hoại đầy mê hoặc của Internet” 106, tr.161
Những nghiên cứu này cũng đề cập đến những sự thành công của báo
điện tử (họ sử dụng phổ biến thuật ngữ “online journalism”, rất ít tác giả sử
dụng thuật ngữ “e-journalism”, hay “web-journalism”) trên các lĩnh vực chính
trị (nhƣ bầu cử), tài chính (nhƣ thị trƣờng chứng khóan), văn hóa (nhƣ sự
trách nhiệm cộng đồng, hay “nền báo chí lƣời biếng đƣợc tạo ra bởi
Internet”), xã hội (“nhà báo công dân”)…
Báo điện tử thay đổi diện mạo của công chúng - ngƣời nhận thông tin,
“trƣớc đây họ đƣợc giáo dục trong môi trƣờng một chiều. Chúng ta phải tạo
ra mối liên hệ hai chiều trong môi trƣờng web” 105, tr.34 James Glen
Stovall (2004) có những bàn luận cụ thể hơn về nội dung website, cách thức
xây dựng và phát tán thông tin trên website, đặc điểm và đặc tính của các loại
phƣơng tiện thông tin: văn bản, ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, hình ảnh

video v.v… Trong đó, những bàn luận của tác giả về sự tƣơng tác với công
chúng trên trang web báo điện tử có đề cập đến “sự chủ động của công chúng,
nhu cầu của công chúng với việc chia sẻ nguồn thông tin” 111, tr.192 Thực
tế, văn hóa công chúng thay đổi thông qua chính hoạt động của họ trong mối
quan hệ tƣơng tác và chủ động với báo điện tử, với các website. Họ có quyền
và có “điều kiện công cụ” tốt hơn, chủ động hơn trong công bố thông tin.
17


Không chỉ có báo chí, sự ra đời của phƣơng thức blog, những khủng
hoảng sau sự kiện 11/9, những scandal nhạy cảm, cuộc chiến Iraq, cộng đồng
thông tin thời sự nhƣ IndyMedia, OhmyNews, Wikinews và sự hình thành
khái niệm “nhà báo công dân” qua sự kiện đánh bom nhà ga London và cơn
bão Katrina, xây dựng một bức tranh tổng thể về báo điện tử, các phƣơng
thức truyền thông tận dụng mạng Internet khác và mối quan hệ giữa các thực
thể này với nhau. Đặc biệt, các tác giả có một vài nhận định về hệ quả của sự
tác động qua lại trong truyền thông Internet và văn hóa báo điện tử nƣớc Anh
thông qua sự kiện đánh bom tự sát tại nhà ga London năm 2005 “riêng BBC
nhận về từ công chúng hơn 1000 bức ảnh, 20 đoạn video, 4000 thông điệp
văn bản và 20.000 email… Rất nhiều trang tin tức nhận thức đƣợc sự hữu
dụng của blog cá nhân hay nhật ký trực tuyến của ngƣời London về các sự
kiện, kết quả của các sự kiện đó. Và nhiều ngƣời dân thì lập web cá nhân hay
nhật ký để kể lại những câu chuyện của họ trên Internet” 118, tr.148-149
Các tác giả cũng phân tích chi tiết về sự phát triển của các phƣơng
tiện truyền thông mới trong thiên niên kỷ thứ ba, nơi mà việc sử dụng hay
không sử dụng phƣơng tiện truyền thông hiện đại dẫn đến sự khác nhau về
kiến thức và văn hóa; những ảnh hƣởng và tác động tích cực cũng nhƣ tiêu
cực, sự điều chỉnh phù hợp giữa văn hóa và công nghệ đƣợc cộng đồng quan
tâm; những biến đổi của các định nghĩa văn hóa, cũ và mới; trong bối cảnh
toàn cầu hóa và truyền thông điện tử rất cần phải thiết lập Chƣơng trình nghị

sự tin tức toàn cầu… 113
Năm 2006, DiMassa, Cara Mia cũng có những trao đổi về thuật ngữ “hội
tụ” (convergence). Tác giả bàn luận về những nghiên cứu của Henry Jenkins,
ngƣời sáng lập ra trƣờng phái nghiên cứu so sánh văn hóa truyền thông Học
viện MIT (Hoa Kỳ), và đi đến kết luận: Sự phát triển của các phƣơng tiện
truyền thông mới làm xuất hiện khái niệm “hội tụ văn hóa” - nơi mà “các nhà
thơ, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ, các nhà văn có thể phát tán tác phẩm của họ, mà
không phụ thuộc vào phƣơng tiện chính thống, mà vẫn có đƣợc giải thƣởng mà
không phải giải thƣởng nào cũng có, đó là ngƣời hâm mộ” 106
18


Đề cập đến những nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy
có mối liên hệ chặt chẽ giữa “văn hóa” và “phƣơng tiện truyền thông đại
chúng”, “văn hóa đại chúng”, “văn hóa truyền thông”. Điểm này liên quan
đến những nghiên cứu của các tác giả thuộc 2 trƣờng phái nghiên cứu nổi
tiếng là Frankfurt và Birmingham của thế kỷ XX, với những quan điểm không
đồng nhất với nhau, trong đó nổi trội nhất là quan niệm về các đặc trƣng của
“văn hóa đại chúng”. Đại diện cho trƣờng phái Frankfurt là Walter Benjamin,
Herbert Marcuse, Theodor Adorno, Max Horkheimer, Leo Lowenthal phê
phán các đặc trƣng của văn hóa đại chúng, trong đó có xu hƣớng “cƣỡng bức
hóa” khi bản thân đại chúng không quyết định đƣợc văn hóa của họ mà do
một nhóm thống trị quyết định. Ngƣợc lại, trƣờng phái Birmingham với các
đại diện Raymond Williams, Stuard Hall, Tony Bennett, Janet Wollacott và
John Fiske thì lạc quan với “văn hóa đại chúng”, mà sau này John Fiske khái
quát qua các nghiên cứu sự ảnh hƣởng của truyền hình đến văn hóa châu Âu:
công nghiệp văn hóa hay không, muốn trở thành một bộ phận của văn hóa đại
chúng thì phải mang lại lợi ích cho công chúng.
Nhƣ vậy, bƣớc đầu qua khảo sát những trình bày khoa học này, chúng
tôi thấy, sách, tập hợp chuyên đề nghiên cứu, bài viết nghiên cứu của tác giả

nƣớc ngoài đã đề cập tƣơng đối đầy đủ, toàn diện và cập nhật về những yếu tố
của văn hóa mới; mối quan hệ giữa văn hóa và các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng; những biến động và biến chuyển văn hóa qua “lăng kính” truyền
thông đại chúng; mối quan hệ giữa các phƣơng tiện truyền thông mới (trong
đó có báo điện tử) và văn hóa đƣơng đại. Tuy nhiên, những nghiên cứu đƣợc
công bố có liên quan đến báo điện tử và văn hóa Việt Nam rất ít.
1.2.

Những nghiên cứu tiêu biểu trong nước
Hoạt động nghiên cứu và các công trình nghiên cứu về văn hóa nói

chung, đặc biệt là về văn hóa Việt Nam đƣợc các nhà nghiên cứu triển khai
sôi nổi. Trƣớc hết, đó là vì những nhu cầu cấp bách trong vấn đề khai thác,
tìm hiểu, tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển nền văn hóa của một dân
19


×