Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quản lý dạy học môn ngữ văn trong các trường cao đẳng, đại học nghệ thuật trên địa bàn thành phố hà nội (LV01923)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

----------------------------

HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG CÁC
TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

----------------------------

HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS ĐÀO LAN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khuyến khích, sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý giáo dục của trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu,
triển khai đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đào Lan Hƣơng ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành nghiên cứu
và hoàn chỉnh luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên bộ
môn Ngữ văn trƣờng Học viện Âm nhạc Quốc gia, Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội,Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội,… đã tạo điều kiện thuận lợi và
có những ý kiến đóng góp quý báu để tác giả có thể khảo sát và có thể đề xuất
các biện pháp một cách thực tế.
Tác giả xin chân thành cám ơn đồng nghiệp Trƣờng Cao đẳng Nghệ
thuật Hà Nội, đã tạo điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm chuyên môn
và hơn cả là tình cảm dành cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu
cũng nhƣ khi chỉnh sửa luận văn.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân hữu đã luôn ở bên cạnh cổ vũ,
khích lệ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Lan Hƣơng


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL:

Cán bộ quản lý.

CNH:

Công nghiệp hoá.

GDĐT:

Giáo dục Đào tạo.

GDQD:

Giáo dục quốc dân.

HĐH:

Hiện đại hoá.

KHKT:

Khoa học kỹ thuật.

KHXH:


Khoa học xã hội.

QLGD:

Quản lý giáo dục.

QLNT:

Quản lý nhà trƣờng.

TBDH:

Thiết bị dạy học.

THPT:

Trung học phổ thông.

CNXH:

Xã hội chủ nghĩa.

CĐ,ĐH

Cao dẳng, đại học

MTDH:

Mục tiêu dạy học


SGK:

Sách giáo khoa

PPDH:

Phƣơng pháp dạy học

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

CSVC:

Cơ sở vật chất

QL:

Quản lý

KTĐG:


Kiểm tra đánh giá

HVÂN

Học viện âm nhạc

ĐH:

Đại học


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1. Logic của quản lý .....................................................................................18
Sơ đồ 1.2. Lô gic của quá trình dạy học ...................................................................24
Sơ đồ 1.3. Quản lý theo tiếp cận chức năng .............................................................32
Bảng 2.1. Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn
ở 03 trường THPT (Số liệu 2015) ............................................................54
Bảng 2.2. Mức độ xác định mục tiêu dạy học ...........................................................57
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện nội dung chương trình dạy học ..................................58
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học..............................................59
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học................................................60
Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học .......................................62
Bảng 2.7. Mức độ lập kế hoạch dạy học môn Ngữ văn trong các trường CĐ, ĐH
nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................64
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các tổ chức nhân sự trong các trường
Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................65
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện chỉ đạo dạy học môn Ngữ văn trong các trường CĐ,
ĐH nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................67
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá dạy học môn Ngữ văn trong các
trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................68

Bảng 2.11. Kết quả điều tra nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý
của tổ trưởng chuyên môn .......................................................................70
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý được
đề xuất ......................................................................................................98
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý được
đề xuất ................................................................................................... 100


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................6
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................6
4. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................6
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................7
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................7
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT ...................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu trong nước ..........................................................................9
1.1.2. Những nghiên cứu ngoài nước ........................................................................11
1.2. Khái niệm ...........................................................................................................12
1.2.1. Dạy học và dạy học môn Ngữ văn ..................................................................12
1.2.2. Quản lý dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn .........................................15
1.2.3. Quản lý dạy học môn Ngữ văn trong trường Cao đẳng, Đại học nghệ thuật ..........20
1.3. Lý luận về dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật ..............22
1.3.1. Quá trình dạy học và các thành tố của quá trình dạy học ..............................22

1.3.2. Quá trình dạy học môn Ngữ văn trong trường Cao đẳng, đại học nghệ thuật
Hà Nội .......................................................................................................................24
1.4. Lý luận về quản lý dạy học môn Ngữ văn trong trƣờng Cao đẳng, Đại học
Nghệ thuật .................................................................................................................29
1.4.1. Các chức năng quản lý ....................................................................................29
1.4.2. Tổ trưởng chuyên môn và việc thực hiện các chức năng quản lý dạy học
môn Ngữ văn .............................................................................................................32


1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng CĐ, ĐH nghệ thuật.....42
1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ................................................................42
1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý ............................................................44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................48
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................49
2.1. Một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Hà Nội .............................49
2.1.1. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa Hà Nội ..................................................50
2.1.2. Một số đặc điểm khái quát các trường Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật
trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................53
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................55
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................55
2.2.2. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................56
2.2.3. Nội dung khảo sát............................................................................................56
2.2.4. Phương pháp khảo sát.....................................................................................56
2.3. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn chƣơng trình THPT trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................57
2.3.1. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ văn chương trình THPT
trong các trường Cao đẳng, Đại học nghệ thuật. .....................................................57

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn Ngữ văn trong các trường
CĐ, ĐH nghệ thuật ...................................................................................................58
2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong các trường CĐ, ĐH nghệ
thuật ...........................................................................................................................59
2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương tiện tổ chức dạy học Trong các trường
CĐ, ĐH nghệ thuật ...................................................................................................60
2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong các trường
CĐ, ĐH nghệ thuật ...................................................................................................62


2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn chƣơng trình THPT trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................63
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Ngữ văn trong các trường Cao đẳng,
Đại học nghệ thuật Hà Nội .......................................................................................63
2.4.2. Thực trạng tổ chức nhân sự trong dạy học môn Ngữ văn trong các trường
Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. .................................................65
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo dạy học môn Ngữ văn trong các trường Cao đẳng, Đại
học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội.........................................................67
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá dạy học môn Ngữ văn trong các trường CĐ,
ĐH nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................68
2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng .......................................................69
2.5.1. Đánh giá chung ...............................................................................................69
2.5.2. Thành công và nguyên nhân dẫn đến thành công ...........................................73
2.5.3. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế......................................................74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.........................................................................................76
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................... 77
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................77
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................77

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ .....................................................................................77
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ....................................................................................78
3.1 4. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................................78
3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa........................................................................................79
3.1.6. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................................79
3.2. Các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất ..................................................................80
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên đối với việc dạy học môn Ngữ văn
trong các trường Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật .....................................................80
3.2.2. Có kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn ..................................................81


3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lý dạy học môn Ngữ văn .......82
3.2.4. Chỉ đạo các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. ....84
3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường
Cao đẳng, Đại học nghệ thuật ..................................................................................85
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục ........................................................................................................94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất ......................................95
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý..............96
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................................96
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................................96
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm ...................................................................................97
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm ...................................................................................97
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................97
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 103
1. Kết luận .............................................................................................................. 103
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 105
DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 109
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Bƣớc sang thế kỉ XXI với sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ,
kinh tế thế giới phát triển theo xu hƣớng quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Các nƣớc
trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò to lớn của Giáo dục và Đào tạo đối với
sự phát triển của Kinh tế - Xã hội của quốc gia mình. Đó là những thách thức
lớn và cũng là thời cơ không nhỏ đối với mỗi quốc gia, dân tộc: Hoặc là yếu
kém, tụt hậu hoặc vƣơn lên hội nhập với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Nền kinh tế thế giới tiến tới một nền kinh tế tri thức.
Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã
xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và “Tập trung sức
nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo
ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh”[9;122] . Đại hội đã định hƣớng
chiến lƣợc phát triển Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc.
Luật Giáo dục năm 2005 cũng chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[ 19;142]. Chính vì vậy
công tác quản lý trong hoạt động dạy học nói chung và quản lý dạy học môn
Ngữ văn nói riêng là yếu tố quan trọng, mang tính chủ động của ngành Giáo
dục và Đào tạo trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nói tới nhà trƣờng là
nhắc đến dạy và học. Đó là hoạt động chủ đạo, là nhiệm vụ trọng tâm của nhà
trƣờng. Quản lý nhà trƣờng thực chất là quản lý hoạt động dạy học. Đó là hoạt
động đóng vai trò chủ đạo, quyết định hết thảy mọi hoạt động của nhà trƣờng.

Trƣớc những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông, việc nâng cao chất


2

lƣợng giáo dục là yêu cầu cấp thiết mang tính chiến lƣợc, trong đó công tác
quản lý hoạt động dạy học của ngƣời thầy giáo giữ vai trò quan trọng, mang
tính chủ động của Giáo dục và Đào tạo, khởi nguồn cho sự chuyển biến chất
lƣợng giáo dục toàn diện.
Công tác quản lí dạy học môn Ngữ văn ở các trƣờng THPT là rất cần
thiết vì môn Ngữ văn không chỉ cung cấp tri thức mà còn góp phần hoàn thiện
nhân cách, bồi đắp tâm hồn cho học sinh. “Văn học là nhân học”. Vẻ đẹp của
thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa cùng với sự tài hoa của con ngƣời
Việt Nam đã đƣợc ghi lại trong văn học “Văn học là tấm gương phản ánh
hiện thực”. Qua văn học, ta biết đƣợc những vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời Việt
Nam: yêu nƣớc, cần cù, sáng tạo, lịch lãm, tế nhị trong ứng xử, hiếu học,
trọng lễ nghĩa… Không có gì tác động hiệu quả và sâu sắc bằng văn học. Các
em tiếp thu những câu ca dao mƣợt mà đằm thắm, những câu thơ trữ tình sâu
lắng một cách hồn nhiên ngay từ thuở còn nằm trong nôi cho tới lúc trƣởng
thành từ đó hình thành nên phẩm chất của ngƣời Việt. Từ chỗ vô thức, những
tƣ tƣởng, tình cảm, những bài học cuộc đời, kinh nghiệm sống của văn học lại
tiếp tục nhƣ mạch suối ngầm giúp cho các em nhận thức cuộc sống, bƣớc ra
ngoài đời sống thực, tác động và hình thành nên thế hệ con ngƣời Việt Nam
yêu nƣớc, yêu con ngƣời, yêu CNXH, sẵn sàng xả thân vì đất nƣớc.
Thế nhƣng lâu nay, trong nhà trƣờng THPT, việc dạy và học môn Ngữ
văn gặp rất nhiều khó khăn. Đa số học sinh không say mê với môn học này. Các
em không thích đọc, không thích học và rất ngại viết Văn. Một trong những
nguyên nhân chính là do nội dung, chƣơng trình, SGK còn nặng về lí thuyết, ít
tính thực hành và đặc biệt là PPDH của ngƣời thầy chƣa thực sự hấp dẫn học
sinh. Lối dạy giáo điều, nặng về răn dạy và các PPDH kinh điển kiểu nhƣ: Thầy

đọc – Trò chép đã thấm sâu vào máu thịt của ngƣời thầy. Ngƣời thầy dạy tác
phẩm theo hƣớng khép kín, chủ yếu qua cách hiểu, cách cảm của mình. Đã đến


3

lúc chúng ta phải nhìn nhận lại nhiều vấn đề trong đó có vấn đề phƣơng pháp
dạy học môn Ngữ văn và đặc biệt là vấn đề quản lí dạy học môn Ngữ văn.
Việc giảng dạy các môn văn hóa nói chung và môn Ngữ văn nói riêng
chiếm một ý nghĩa quan trọng trong các trƣờng chuyên nghiệp. Đặc biệt là các
trƣờng Nghệ thuật, môn học Ngữ văn luôn là môn học chính quy và cũng là môn
học bắt buộc tại các trƣờng THPT Quốc gia,.Riêng với khối ngành nghệ thuật
thì việc giảng dạy môn học này có những đặc thù không thể trộn lẫn.
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đã có hơn 15 năm giảng dạy
môn học ngữ văn tại một trƣờng Nghệ thuật chuyên nghiệp có bề dày lịch sử
là trƣờng Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, từ lâu chúng tôi luôn trăn trở phải tìm
ra một phƣơng thức đặc biệt phù hợp để truyền đạt môn học Ngữ văn cho một
đối tƣợng đặc thù là học sinh thuộc khối ngành nghệ thuật. Đó là những bạn trẻ
có cá tính có bản sắc yêu nghệ thuật và yêu văn học. Thực hiện đề tài này tôi
mong muốn kết hợp, ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu khoa học vào
thực tiễn giảng dạy của chính đơn vị mà tôi đang công tác và gắn bó. Khi thực
hiện thành công đề tài này tôi mong muốn cung cấp những kinh nghiệm cả về
lý thuyết lẫn thực tiễn trong việc giảng dạy môn học Ngữ văn trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2. Về mặt thực tiễn
Hà Nội là một thủ đô có lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông phát
triển rất thuận lợi, có truyền thống văn hiến văn hóa. Trong những năm qua
ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật đặc
biệt là giáo dục.
Tuy nhiên, để đạt đƣợc những mục tiêu này cần phải có sự nỗ lực và

phấn đấu rất lớn của các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật và ngành Giáo
dục và Đào tạo thành phố. Đặc biệt là trong việc quản lý dạy học của Sở Giáo
dục và Đào tạo đối với các trƣờng THPT qua hệ thống các môn học, trong đó


4

có môn Ngữ văn. Bởi lẽ, trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT là
bậc học phổ thông cao nhất, là cơ sở để tạo đà phát triển về nguồn lực lao động
và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật. Giáo dục THPT có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển nhân cách của mỗi con ngƣời. Giáo dục THPT là
yêu cầu giáo dục cấp thiết đối với thanh thiếu niên trong thời kỳ CNH, HĐH
nhằm tiến tới một nền dân trí cao, tạo điều kiện tích cực để thực hiện mục tiêu:
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc. Trong
những năm qua, học sinh THPT của thành phố Hà Nội dự thi vào các trƣờng
Đại học, Cao đẳng luôn đạt kết quả cao so với toàn quốc, chất lƣợng này tƣơng
đối đồng đều từ. Hầu hết ở các kỳ thi, khối thi đều có sự tham gia của môn Ngữ
văn, kết quả điểm thi của môn Ngữ văn qua thống kê là tƣơng đối cao so với
các môn thi khác. Môn Ngữ văn có số tiết học cao thứ hai (sau môn Toán)
trong các môn học trong trƣờng THPT và số học sinh theo học môn học này
cũng tƣơng đối. Trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng lối, văn bản pháp quy thì việc
quản lý dạy học ở các trƣờng THPT trong các trƣờng CĐ, ĐH nghệ thuật
chuyên nghiệp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, bƣớc đầu đã có kết quả nhất
định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những nhƣợc điểm cần khắc phục.
- Tình trạng dạy học theo lối thuyết giảng làm cho học sinh bị nhồi
nhét, thụ động, học tập dập khuôn, máy móc theo hệ thống kiến thức, các
dạng bài viết mà giáo viên đƣa ra, thiếu tƣ duy sáng tạo từ phía học trò.
- Học thêm tràn lan, không có thời gian tự học ở nhà.
- Thời gian phân phối chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành chỉ dành cho việc thực hiện các phân môn: Làm văn, Tiếng Việt, Ngữ

văn,…cho các bài học, tiết học không có nhiều thời gian dành cho giáo viên
trao đổi, làm việc với học sinh về phƣơng pháp dạy học.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử còn chậm đổi mới, chƣa đáp ứng
đƣợc các yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực: Phát huy


5

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để chất lƣợng giáo dục THPT
đạt hiệu quả cao thì việc tìm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đó
có hoạt động dạy môn Ngữ văn là một vấn đề cần thiết mang tính thời sự.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt
ra những nhiệm vụ cụ thể cho ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó đổi mới
công tác quản lý GD&ĐT đƣợc xem là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao
chất lƣợng Giáo dục và Đào tạo.
Luật Giáo dục năm 2005 cũng chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[19t;52]. Chính vì
vậy đổi mới công tác quản lý trong hoạt động dạy học nói chung và quản lý
dạy học môn Ngữ văn nói riêng là yếu tố quan trọng, mang tính chủ động của
ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục..
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục và đào tạo đòi hỏi
phải quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói
riêng, vốn là môn học cơ bản trong việc lĩnh hội tri thức của ngƣời học sinh
và là môn tham gia hầu hết các kỳ thi. Nội dung, hình thức kiểm tra, thi cử
hiện nay đang là một khó khăn, thách thức cho việc đổi mới phƣơng pháp
dạy học. Quá trình quản lý dạy học không loại bỏ các hình thức kiểm tra, thi
cử truyền thống, song cần phải đòi hỏi đổi mới theo hƣớng phát huy trí
thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng linh hoạt
các đơn vị kiến thức, kỹ năng đã học vận dụng vào các tình huống thực tế,

giúp học sinh bộc lộ thái độ, cảm xúc trƣớc những vấn đề đặt ra của đời
sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Việc quản lý dạy học là trách nhiệm
trƣớc mắt và lâu dài. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động dạy cũng cần thay
đổi phù hợp sao cho phƣơng pháp dạy học mới hình thành và phát triển. Chỉ
có biện pháp quản lý hoạt động dạy học mới giúp cho hoạt động giáo dục
đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi và qua đó ngày càng có đội ngũ nhà giáo có


6

chất lƣợng chuyên môn tốt để quyết định chất lƣợng GD&ĐT, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Với những lý do trên đề tài “Quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các
trường Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội”
đƣợc lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng quản lý dạy học môn
Ngữ văn trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật, đề xuất một số biện
pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý dạy học môn Ngữ văn trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý dạy học môn Ngữ văn tại các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn tại các trƣờng Cao đẳng, Đại
học nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý dạy học môn Ngữ văn tại trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật
trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thu đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận,
tuy nhiên, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông

cũng nhƣ yêu cầu có tinh đặc thù của trƣờng Nghệ thuật. Nếu đề xuất đƣợc các
biện pháp quản lý phù hợp với loại hình trƣờng nghệ thuật và đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý dạy học và chất lƣợng
dạy học môn Ngữ văn trong trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của nghiên cứu quản lý dạy học môn
Ngữ văn trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn tại các
trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật.


7

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng các trƣờng về việc
dạy học môn Ngữ văn trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên
địa bàn thành phố Hà Nội
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Có nhiều cấp quản lý cùng tham gia quản lý dạy học môn Ngữ văn
trong các trƣờng Cao đẳng, Đại học nghệ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu quản lý của tổ trƣởng bộ môn
- Dạy học môn Ngữ văn gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu quản
lý hoạt động dạy của giáo viên.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý dạy học môn Ngữ văn trên cả 03 trƣờngNghệ
thuật ttreen địa bàn thành phố Hà nội.
- Học viện Âm nhạc Quốc gia
- Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
- Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội

6.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát.
- 46 cán bộ quản lý giáo dục gồm (Ban giám hiệu, Tổ trƣởng chuyên
môn, Cán bộ phòng đào tạo các trƣờng, Cán bộ quản lý sở giáo dục Đào tạo,
phòng giáo dục đào tạo )
- 15 giáo viên thuộc 03 trƣờng Nghệ thuật.
6.4. Giới hạn về thời gian khảo sát.
Khảo sát trong hai năm học: Năm 2014- 2015
Năm 2015 - 2016
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản pháp lý, các tài liệu khoa học về dạy học và
quản lý dạy học.


8

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phƣơng pháp chuyên gia
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng thống kê toán học và một số phần mềm để xử lý số liệu điều tra.
- Sử dụng sơ đồ, biểu đồ và các bảng số liệu để thể hiện kết quả
nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, luận văn bao
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn học Ngữ văn trong

các trƣờng Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật.
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật trên địa bàn thành Hà Nội.
- Chƣơng 3: Biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn trong các trƣờng
Cao đẳng, Đại học Nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội.


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trong nước
Cùng với sự ra đời, phát triển của xã hội và cộng đồng, dạy học cũng
xuất hiện. Khi mới ban đầu, dạy học chƣa đƣợc con ngƣời ý thức một cách đầy
đủ, sâu sắc. Nó mang tính chất tự phát và bản năng. Từ khi con ngƣời ý thức
đƣợc vai trò của dạy học, thì cùng với nó là hoạt động QLGD ra đời. Nhƣng lí
luận về QLGD chỉ thực sự đƣợc nghiên cứu từ những năm đầu thế kỉ XX.
Ngay từ khi giành đƣợc chính quyền tháng 8 năm 1945 đến nay, Đảng
và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trong thƣ gửi
cho học sinh nhân ngày khai trƣờng tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết: “Từ
giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn
toàn Việt Nam… làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”.
[17; 154]. Bức thƣ của Ngƣời đã định hƣớng cho PPDH - dạy học cần làm
phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của người học.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi giáo dục là "Quốc sách hàng đầu", điều
này đã đƣợc cụ thể hóa trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020, dự
thảo ngày 16 tháng 9 năm 2010 "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài"[10;121]

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về Quản lý giáo dục ra đời chủ
yếu sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiêu biểu là các công trình: Phạm
Minh Hạc với Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục,( NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1986); Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về
lý luận quản lý giáo dục (Trƣờng CBQL Trung ƣơng I, Hà Nội, 1989); Đặng
Quốc Bảo, Đặng Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc với Cơ sở khoa học quản lý,


10

(Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sƣ phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội,
2004),...
Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà trƣờng nói chung và quản
lý hoạt động dạy học nói riêng. Có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Ngọc
Quang, Phạm Viết Vƣợng, Nguyễn Văn Lê, Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn,… Tác giả
Hà Sỹ Hồ và Lê Tuấn cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc
quản lý dạy học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường”.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên với tầm vóc quy mô về giá trị
lý luận và thực tiễn đã đƣợc ứng dụng rộng rãi và mang lại những hiệu quả
nhất định trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý dạy học bộ
môn. Song phần lớn các công trình khoa học đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu lý
luận có tính chất tổng quan về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, còn về
các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động dạy học các bộ môn khoa học cơ bản,
trong đó có bộ môn Ngữ văn chƣa đƣợc đề cập nhiều. Vì vậy, nghiên cứu một
cách khoa học, hệ thống nhu cầu bức xúc của các nhà trƣờng Cao đẳng, Đại
học nghệ thuật là đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học và quản lý Giáo
dục – Đào tạo ở các cơ sở trƣờng học đối với bộ môn Ngữ văn cũng nhƣ tất
cả các bộ môn khoa học cơ bản khác là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây một số Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục,
chuyên ngành Quản lý Giáo dục, bƣớc đầu đã có nghiên cứu thực trạng hoạt

động giảng dạy ở các trƣờng học từ Mầm non đến Tiểu học, Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông nhƣ: “Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THPT công nghiệp Hoà Bình” của tác giả Hà Đức
Trạch (1999); “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng
THPT tỉnh Thái Nguyên” của Đinh Thị Tuyết Mai (năm 2002), tác giả
Nguyễn Nhƣ Minh ( 2005), …Nhìn tổng quát các đề tài khoa học trên đã
khảo sát và nêu lên đƣợc thực trạng hoạt động dạy học hiện nay ở các trƣờng


11

phổ thông và đã đề xuất đƣợc một số biện pháp có tính chất hệ thống và khả
thi nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động dạy ở các trƣờng phổ thông
để không ngừng nâng cao chất lƣợng Giáo dục và Đào tạo. Về ý nghĩa thực
tiễn của những Luận văn khoa học đó đã góp phần phổ biến kinh nghiệm
quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học ở từng địa phƣơng, vùng miền
nhất định. Tuy nhiên, theo tôi ít có những công trình đi sâu vào các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học cơ bản trong đó có môn Ngữ
văn.
1.1.2. Những nghiên cứu ngoài nước
Loài ngƣời trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đánh dấu sự
khác biệt giữa thời đại này với thời đại khác. Có rất nhiều nhiều yếu tố, nhƣng
một trong những yếu tố không thể thiếu đƣợc là sự khác nhau về hình thức
quản lý. Hình thức quản lý mới thay thế hình thức quản lý cũ đã lỗi thời, đáp
ứng nhu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội không ngừng phát triển.
Chính hình thức quản lý mới mở đƣờng thúc đẩy lực lƣợng sản xuất xã hội
phát triển hơn nữa, năng suất hiệu quả hơn.
Giáo dục và Đào tạo là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội.
Đặc biệt thời đại ngày nay - thời đại của nền kinh tế tri thức vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đòi hỏi phải có sự

quản lý tƣơng xứng, phù hợp với sự phát triển Giáo dục và Đào tạo mà xã hội
yêu cầu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục trong và
ngoài nƣớc. Quan điểm hiệu quả, quan điểm kết quả ra đời vào đầu những
năm 20 của thế kỷ trƣớc. Quan điểm đáp ứng ra đời vào những năm 60, quan
điểm ra đời vào những năm 70 của nền giáo dục Tây phƣơng.
Song song với những công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan về
quản lý giáo dục nói chung thì các công trình nghiên cứu về nhà trƣờng, quản
lý nhà trƣờng có ý nghĩa thiết thực. Vì nhà trƣờng đƣợc thừa nhận rộng rãi


12

nhƣ một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục thế hệ trẻ trở thành
những công dân có ích cho xã hội.
Trong việc quản lý nhà trƣờng thì quản lý quá trình dạy học, quản lý
hoạt động dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống
quản lý quá trình Giáo dục và Đào tạo. Vì nói đến nhà trƣờng trƣớc hết là nói
tới quá trình dạy học, từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới vấn
đề này. Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Xô Viết trƣớc đây cho rằng
“Kết quả hoạt động của toàn bộ nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào những
việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên”.
[35;39]. Cùng với các tác giả Xô Viết khác nhƣ P.V. Zimin, Khuđôminsky,
M.I Kôn đa cốp khẳng định một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng
của Hiệu trƣởng và Ban giám hiệu nhà trƣờng là phải xây dựng và bồi dƣỡng
đội ngũ giáo viên phát huy tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả
năng hoàn thiện tay nghề sƣ phạm cho họ. V.A. Xukhômlinxki đi sâu nghiên
cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng và xem đây là
khâu then chốt trong hoạt động quản lý nhà trƣờng [35; 97].
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Dạy học và dạy học môn Ngữ văn

* Khái niệm dạy học
Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm dạy học ở các góc độ khác
nhau. Sau đây là một số cách tiếp cận:
Tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học, Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc
Bảo cho rằng : “Dạy học - một trong các bộ phận của quá trình tổng thể giáo
dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học
sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo
hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan,
phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất của nhân
cách ngƣời học theo mục đích giáo dục.”( 13; 156)


13

Dƣới góc độ điều khiển học, tác giả Đỗ Ngọc Đạt đinh nghĩa: “Dạy học
là quá trình cộng tác giữa thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều
khiển- lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc:“Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm
truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được, nhằm biến
kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân”. [12; 8]
Khi quan niệm dạy học nhƣ một quá trình thì ngƣời ta tìm hiểu và đã
xác định đƣợc các thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục đích dạy học, nội
dung dạy học, phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học.
Nhìn nhận dạy học nhƣ một qua trình cho phép định nghĩa dạy học nhƣ
sau: Dạy học là quá trình tác động của người dạy tới người học thông qua
các thành tố: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học,
phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học nhằm đạt được mục tiêu
dạy học trong moi trường kinh tế, xã hội luôn biến động.
Trong nghiên cứu này, khái niệm dạy học trên đây đƣợc sử dụng làm khái

niệm công cụ lí luận cho việc thực hiện xem xét quá trình dạy học ngữ văn.
Dạy học môn Ngữ văn ở trƣờng THPT trong bối cảnh hiện nay là
hình thành phẩm chất năng lực của ngƣời lao động, nhân cách công dân, trên
cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực hình thành ở các
cấp cơ sở. Hình thành và phát triển cho ngƣời học khả năng thực hiện và phát
triển cho ngƣời học khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả hành động
giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong tình huống thay đổi các lĩnh vực nghề
nghiệp, xã hội hay các nhân trên cơ sở hiểu biết kỹ năng kỹ xảo cũng nhƣ sự
sẵn sàng hành động.
Môn học Ngữ văn ngoài việc giúp học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ
năng tối thiểu, còn giúp học sinh có năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp,


14

năng lực hợp tác, năng lự thẩm mỹ, năng lực công nghệ thông tin truyền
thông.
Ngữ văn là một bộ môn khoa học có những đặc thù rất riêng, đƣợc chia
thành các phân môn nhƣ: Tiếng Việt, Làm Văn, Đọc - hiểu tác phẩm văn học
(thơ và văn xuôi). Vì vậy, dạy học môn Ngữ văn ở nhà trƣờng THPT phải
bám sát vào đặc thù của từng phân môn, cụ thể: Dạy học Tiếng Việt, Dạy
học Làm Văn (nghị luận xã hội và nghị luận văn học): Dạy học đọc - hiếu tác
phẩm văn học: (Tác phẩm thơ, tác phẩm văn xuôi)
Ngữ văn là một bộ môn đƣợc chia thành nhiều phân môn khác nhau, có
cách dạy khác nhau để phù hợp với đặc thù của từng phân môn. Song ở những
phân môn đó vẫn có sự thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, tạo
thành một chỉnh thể thống nhất - Hợp thành bộ môn Ngữ văn
Trong việc soạn giáo án môn Ngữ văn cần xác định các mục tiêu dạy
học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực một cách rõ ràng, có thể đạt đƣợc
và có thể kiểm tra đánh giá đƣợc.

Nội dung dạy học môn Ngữ văn là những tri thức kỹ năng kỹ xảo mà
nắm đƣợc chúng sẽ đảm bảo quá trình làm phát triển năng lực trí tuệ và thể
chất của học sinh, hình thành thế giới quan và đạo đức, hành vi tƣơng ứng với
nó chuẩn bị cho học bƣớc vòa cuộc sống, vào lao động
Để phù hớp với mục đích dạy học, nội dung dạy học cần đƣợc điều
chỉnh, bổ sung thay thế phù hợp với thực tế, đúng quy định. Đồng thời loại bỏ
những tri thức lạc hậu, hàn lâm, bổ sung, cập nhật những tri thức mới phù hợp
với thực tiễn, đƣa các nội dung dạy dạy học tích hợp, liên môn, liên hệ thực tế
sinh động, phù hợp vào bài giảng. Lựa chon nội dung dạy học cân đối giữa
kiến thức lý thuyết và bài tập thực hành
Phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, dạy học phải tích cực
hóa nhận thức hoạt động nhận thức của học sinh làm cho học sinh thích học,
tự học và biết cách học.


15

Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phƣơng pháp dạy học truyền thống
với phƣơng pháp kỹ thuật dạy học mới. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại
bỏ các PPDH truyền thống mà bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quă và hạn
chế nhƣợc điểm của nó.
Vậy dạy học môn Ngữ văn đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Dạy học môn
Ngữ văn là quá trình tác động của người dạy Ngữ văn đến người học thông
qua việc thực hiện các thành tố của quá trình dạy học Ngữ văn nhằm đạt
được mục tiêu của daỵ học môn Ngữ văn trong môi trường kinh tế, văn
hóa, xã hội nhất định.
1.2.2. Quản lý dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn
* Quản lý
Có nhiều quan niệm về khái niệm quản lí, trong đó: Theo “Từ điển
tiếng Việt thông dụng” [25;69 ] thì: “Quản lí là tổ chức, điều khiển hoạt

động của một đơn vị, cơ quan”.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động quản lý bao
gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “quản gồm sự coi sóc, giữ gìn
để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp
xếp, đổi mới để đƣa hệ thống vào phát triển.”[3;56]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngƣời,
sao cho mục tiêu của từng các nhân biến thành những thành tựu của xã hội.[16]
Quản lý là tác động, chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Sự tác
động của quản lý bằng cách nào đó để ngƣời bị quản lý luôn tự giác, phấn
khởi đem hết năng lực, trí tuệ để sáng tạo ra lợiích cho bản thân, cho tổ chức
và cho toàn xã hội.


16

Theo Fredrich Wiliam Taglo (1856-1915) ngƣời Mỹ: “Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”.
Quản lý ra đời cùng với sự xuất hiện của hợp tác và phân công lao
động. Năm 1776 nhà kinh tế học kinh điển ADAM SMITH đã cho xuất bản
tác phẩm “Sự thịnh vượng của Quốc gia” (The Wealth or Nations) đã phân
tích vấnđề hợp tác và phân công lao động bằng sự kiện rất thuyết phục: 10 thợ
chuyên môn hợp tác sản xuất đinh ghim qua phân công lao động (Division
ofwork) mỗi ngƣời phụ trách một thao tác, thì năng suất có thể đạt đến 48.000
đinh ghim trong mỗi ngày. Nếu làm riêng lẻ, mỗi ngƣời chỉ đƣợc vài mƣơi
cái, năng suất đã tăng từ 2400% trở lên.
- Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin thì "Quản lý xã hội một cách
khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay hệ
thống khác nhau của xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn

những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho hoạt động và
phát triển tối ưu theo mục đíc đặt ra"[31;94].
K. Markx cho rằng " Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự
chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác sự vận động
của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc chỉ cần có một nhạc trưởng"
Do lợi ích lớn lao của quản lý, từ năm 1950 đã xuất hiện hàng loạt công
trình nghiên cứu, với nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích về bản chất,
về lý luận, về các khái niệm và các kỹ thuật làm cơ sở cho thực hành quản lý.
Trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học ViệtNam
đƣa ra những định nghĩa về quản lý nhƣ sau:


×