Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HOA

H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP
TRONG TIẾNG ANH V TIẾNG VI T

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG

HUẾ - 2016

HỌC


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HOA

H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP TRONG
TIẾNG ANH V TIẾNG VI T

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:
62.22.02.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng
2. PGS.TS Trương Viên

HUẾ - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

T

C


ƣ

T C

U

Nguy n Th Mai Hoa

ƣ


ii

MỤC LỤC
T

i
M cl c

ii

Danh m c các kí hiệu, các ch vi t tắt

vii

Danh m c các bảng, biểu

viii

U
CHƢƠ

1
1: TỔNG QUAN VÀ CƠ S

THU

T

8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên c u

8

111


ƣớc

8

112 T

ƣớc

10

1.2. Lý thuy t hội thoại

14

1.2.1. Nh ng y u t trong c u trúc hội thoại

14

1.2.3. S kiện l i nói (Speech event)

17

1.3. Lý thuy t hành vi ngôn ng

18

1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ng

19


1.3.2. Phân loại hành vi ở l i

21

1.3.3.

ều kiện sử d ng các hành vi ở l i

1.3.4. P ƣơ
1.3.5. H

c th c hiện hành vi ở l i
v

v

v

1.4. H

é v

1.4.1. K



v

1.4.2. K




v

1.4.3. K







ửd

1.4 4
1.4 5
1.5

23


q

v

27




29


30

é

30
32
v


ắ về ị

25

v
v

é

34

ầ v
ểdệ

1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

v



é


36
38
40


iii

v

1.7.

q



v vă

ó

40

1.8. T ể

41

CHƢƠ

2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ
T
A H
2.1. K

q ả
A


q



ƣơ

P TRO

ú

é v
ỏ dễ

v

2.1.1. K q ả
ƣơ và DCT



2.1.2. K q ả

ƣơ và DCT



43

ú
ú


DCT

43

é q



43

q



45



2.2. C


ƣơ
c biểu hiện tr c ti p hành vi xin phép và hồi
ng Anh

47

2.2.1. H

v

é

- Hồ

í

47

2.2.2. H

v

é

- Hồ

í

47


2.3. C

ƣơ





v

é v



49

A
2.3.1. H

v

é

- Hồ

í

2.3.2. Hành vi xin phép gián ti p - Hồ

í


2.3.3. H

v

é

- Hồ

í

2.3.4. H

v

é

- Hồ

d

c tr c ti p

50
53
55

2.4. C

é

A

2.4.1. H
(

v
ƣ

é v
)



é

2.4.2. H

v

é v



é

q

ệ ạ

2.4.3. H

(
ƣ

v

é v
)



é

q



2.4.4. H

v

é v



é

ƣ

q


50

v
q

q

é v





,



57
ẹ-

62

è

62

ầ - trò

63
64



iv

ƣở

v

-

(

ƣ

ở)

2.5 T ể

67

CHƢƠ
3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ
T
V ỆT
3.1.1 K q ả
Vệ q





ƣơ

3.2. C

ú

69

é v


DCT

69

é q



69

ỏ dễ

và p

3.1.1. K q ả
ƣơ và DCT




312 K q ả
V ệ q vă
ƣơ

P TRO

ú



v



70

và DCT

ƣơ





v

é v




72

Vệ
321K



về
về

v

322 ặ




3.2.3. H

v

é

3.2.4. H

v

3.2.5 H
3.2.6. H


é v

ƣơ


ệ hành vi xin phép và

73

- Hồ

í

73

é

- Hồ

í

78

v

é

- Hồ

80


v

é

- Hồ

84

3.3. Các p ƣơ



72





hành v

é v



86

Vệ
3.3.1. H


v

é

- Hồ

í

86

3.3.2. H

v

é

- Hồ

í

87

3.3.3. H

v

é

- Hồ


í

88

3.3.4. H

v

é

- Hồ

í

88

3.4. C
3.4.1. H

é
Vệ
v

d

q
é v




v
é

q

é v





,

90
ẹ-

90


v

(

ƣ

)

3.4.2. Hành vi

é v




é

q

ệ ạ

3.4.3. H
(
ƣ

v

é v
)



é

q



3.4.4. H
ƣở -

v


é v



é

q

ƣ
v

(

ƣ

è

91

ầ - trò

92



93

ở)


3.5. T ể

94

CHƢƠ
4: SỰ TƢƠ

HÀNH VI X PHÉP VÀ HỒ
T
V ỆT


4.1
4.1 1 S
A
4.1 2 S
A
4.1 3 S
A

ƣơ



v

97

97


ĩ

v

é v



97

v

é v



100

v

é v



102

Vệ


d


v

Vệ




4.2.1. S


A

4.2.2. S
A



ộ d
Vệ

v

4.2

VA KH C B ỆT CỦA
P TRO
T
A H VÀ


ĩ

v
d

é v



103

v

é v



106

Vệ

4.2.2.1. S
ỉ ệ ửd
v
é v ồ
ó
ã ộ ừ DCT.
4.2.2.2 S
v
é v

V ệ vớ

v

Vệ


v

103

(

) ộ
ừ ể
A v
Vệ

ỉ ệ ửd
ƣơ

v
q
ệ ã ộ


e

106




111
A

v


vi

4.3 H
v
v
Vệ

é v



vớ

é



A

116

431H


v

é v



vớ

é



A

115

432H

v

é v



vớ

é




Vệ

118

44 Tể

125

K T U

128

DA H
QUA


ỤC C C CÔ
U

ỆU THA

PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C
PHỤ LỤC D

KH O

TRÌ H CỦA T C




Ê

134
135


vii

DANH MỤC CÁC K HI U CH

VIẾT T T

Các chữ viết tắt trong tiếng Anh
1. NP1: Noun Phrase 1: c m danh từ th nh t
2. NP2: Noun Phrase 2: c m danh từ th hai
ộng từ

3. VP: Verb Phrase: c
4 S:

ƣ i nói

5 H:

ƣ i nghe

6 S 1:


ƣ

ó

v





7 S 2:

ƣ

ó

v





8. DCT: Discourse Completation Task (Phi u câu hỏi diễn ngôn)
9 FTA : F e T e e

A

Các chữ viết tắt trong tiếng Việt
10. HVNN: hành vi ngôn ng

11. CN: ch ng
12. BT V:



vi

13. PNNV: phát ngôn ng vi
14

T V: ộ

15 HT: ộ




16. TP: thành phần
17. SL: S

ƣ ng

v

(H

v

e d a thể diện)



viii

DANH MỤC CÁC
S

TÊ B

2.1a Bả
ƣơ

ú

ƣơ

và DCT

ƣơ

và DCT

Q
q




q

ƣơ


v DCT

ƣơ

v DCT
ƣơ

45

q



é v

46


61





65

é

Vệ q


69

Vệ q




70

Vệ q

71

v DCT
ú

C

q

v DCT

é
ú

3.1b Tỉ ệ

3.3


ƣơ
ƣơ

Bả
ƣơ

44

v DCT
ú



v

ú
ƣơ

43

ƣơ

3.1a Tỉ ệ

3.1b






3.1a Bả



A

A

ệ ã ộ vớ

A

q





ƣơ
A

2.4

q

và DCT
ú

C


A
A

ú

2.1b Tỉ ệ

2.3

é

é

2.1b Bả
ƣơ

TRANG

và DCT

2.1a Tỉ ệ



I U

,B U

ú




NG



Vệ q




v



é v

72


89


ix

Vệ q
3.4

Q
Vệ q




ƣơ

ộ d

v

ƣơ


S
e

ó

S
v



ỉ ệ




ừv
v


ỉ ệ ửd
é v

v DCT

ƣơ

A
v

4.2

ƣơ

ệ ã ộ vớ

4.1

4.2







94




é v

98

Vệ

(

) ộ

ừ ể



A


v

111
Vệ

ã ộ ừ DCT
ƣơ
A


v



Vệ

v

é

115


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt
Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp
phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn
hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt
động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể
hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành
vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta,
bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói
trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là
biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với
hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực
hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành
vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép.
Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói
phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi
xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục
đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp
tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó.

Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng
trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người
nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai
phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc
mệnh lệnh, nghi vấn Can I…? Could I…? May I…? Would you mind…? Do you
mind…? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và
xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình
thái có thể trong tiếng Việt.

1


Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song
hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và
Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng
loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường
hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong
hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công
trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc
nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể
hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc
trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và
hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao
tiếp của các nhóm xã hội… là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét
tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và
cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và
hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong

tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích góp phầ n minh chứng cho lí
thuyế t của Ngữ du ̣ng ho ̣c về hành vi ngôn ngữ , góp phần làm phong phú thêm lí
thuyế t về mố i quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và văn hóa ; làm rõ bản chất của hành vi
xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học.
Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và
ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp
trong tiếng Anh và tiếng Việt.

2


3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn
ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu
thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ
đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng.
4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp
thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các
nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội
thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện
thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí
giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả
đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh
và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Sử du ̣ng ba phương pháp nghiên cứu nói trên , luâ ̣n án đồ ng thời tiế n hành mô ̣t
số thủ pháp nghiên cứu sau:
- Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu
thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng
và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau.
- Phân tích và hệ thống hóa: đươ ̣c sử du ̣ng trong phân tić h ngữ liê ̣u , số liê ̣u để
khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghiã , ngữ du ̣ng của hành vi xin phép và
hồi đáp.
Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối
chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án.

3


5. Phạm vi nghiên cứu
Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu
chính về hành vi lời nói sau:
1. Thông qua văn chương và báo chí.
2. Thông qua khối liệu (corpus)
3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT)
Luâ ̣n án xác đ ịnh sử du ̣ng ngữ liê ̣u thu thâ ̣p đư ợc từ các nguồn sau là đối
tượng nghiên cứu chính:
- Các tác phẩm văn học, truyện ngắn Viê ̣t Nam thời kỳ trung đại và cận đại.
- Các tác phẩm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt.
- Mô ̣t số bô ̣ phim truyề n hình Việt Nam, phim Mỹ.
- Hô ̣i thoa ̣i trong giao tiế p hàng ngày dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT.

Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva
Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng
nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn
DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm
những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án
có tính xác thực và có độ tin cậy cao.
Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ
là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và
hồi đáp bằng tiếng Việt.
Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi
trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi
trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi
trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái,
mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện
được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện
hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm
thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các

4


nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng
tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực
tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu
được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam.
Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận
án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm
tiêu chuẩn trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với
mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được

từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản ánh được những đặc điể m
giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong
giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4
chương.
Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của
luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận
án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần
khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của
luận án trong tương lai.
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan
đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyế t hành vi
ngôn ngữ, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyế t hô ̣i thoa ̣i và l ý thuyế t về
mố i quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích
khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực
tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên
bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như
lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác

5


của các vai giao tiếp trong hội thoại.
Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát
các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và
gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình
diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch
sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của

các vai giao tiếp trong hội thoại.
Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những
nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên
bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu
câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin
phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích
nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị
thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và
hồi đáp của người Mỹ và người Việt.
Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã
nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại
trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất
những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi
ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
1. Luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của hành vi xin
phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và
ngữ nghĩa-ngữ dụng.
2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn
toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối

6


tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các
nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki &
Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam,

luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng
mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về
các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi
xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong
việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt một cách có hiệu quả.
1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai
thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau
cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và
tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp.
2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và
xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó
góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong
việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả,
ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng
dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước
ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nƣớc
Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn
từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt

đầu bước vào
thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới
mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan
tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người
đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình
nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng,
các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm
(còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng
cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật
(constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu
ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều
gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu:
(1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43]
(2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58]
chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang
thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này
được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như
mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi...
Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn
ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của
ngôn ngữ.
Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân
loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L

8


Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do
đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước
hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động

từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành
động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm
trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí,
trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là:
1. Đích tại lời (illocutionary point);
2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit);
3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện;
4. Nội dung mệnh đề;
Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các
hành vi ở lời
thành 5 lớp lớn: Tái hiê ̣n (Representatives), Điều khiển
(Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín
(Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một
nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép.
Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những vấn đề chính và
cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại.
Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono &
Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp
trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao
hơn”. Các chức năng đó là:
1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động.
2. Yêu cầu ai làm gì.
3. Khuyên ai làm gì.
4. Hướng dẫn ai làm gì.
Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức
năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi

9



xin phép được theo sau bởi chức năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn
của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[80,133].
Hisae Niki của trường Đại học Meikai, Chiba và Hiroko Tajika của trường Đại
học Tsudo, Tokyo Nhật Bản (1994) trong “Asking for permission vs making
requests: strategies chosen by Japanese speakers of English” đã phân tích hành
vi xin phép và hành vi yêu cầu dựa trên hai động từ cụ thể “borrow” và “lend”
theo các tiêu chí như khoảng cách xã hội, địa vị xã hội giữa người nói và người
nghe. Kết quả thu được từ việc khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) với cấu
trúc Can I borow…? và Could I borrow…? khi thực hiện các hành vi xin phép và
Can you lend...? và Could you lend...? khi thực hiện hành vi yêu cầu cho thấy
người bản ngữ thích sử dụng các cấu trúc xin phép trong khi người Nhật có xu
hướng sử dụng hành vi yêu cầu trong mọi tình huống. “Nghiên cứu này chỉ mới
chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp là các thành viên trong gia đình, do đó, hạn chế
của đề tài này là chưa khảo sát được các hành vi xin phép trong nhiều mối quan
hệ xã hội ở những môi trường giao tiếp khác nhau để có những kết luận mang
tính chính xác, khách quan và thực tế hơn về cách sử dụng hành vi xin phép và
yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật”. (Tajika & Niki, 1991; Niki, 1993)
Tóm lại, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đã quan tâm đến
việc nghiên cứu đề tài hành vi xin phép theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên, đề tài về hành vi xin phép và hồi đáp chưa được nhà nghiên cứu nào
đề cập và nghiên cứu chúng như là một cặp hành vi ngôn ngữ và có sự so sánh
đối chiếu với ngôn ngữ khác.
1.1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ đã và đang nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Trong số đó phải kể đến
một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi như Cao Xuân
Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh
dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1993)
trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), Ngữ dụng học


10


Tập 2, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động
từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi
ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998) với công trình “Ngữ dụng học” đã nêu
những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những
vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp
(2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa
mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu
tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục
đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, phân
loại hành vi ngôn ngữ , và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh
dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái
tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn.
Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lý thuyết về
hành vi ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu đặc điểm,
bản chất và cách vận hành của các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt.
Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội
thoại cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều các công trình
nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời
nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001); Lữ Thị Trà
Giang (2008) với đề tài luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn
hành tiếng Việt” đã bàn về các loại động từ ngôn hành và cách sử dụng của
chúng trong tiếng Việt. Luận án tiến sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Thu Nga
nghiên cứu về “Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt”. Nhìn chung, các nghiên
cứu của các tác giả này là những nghiên cứu để tiến tới xây dựng khái niệm về
một hành vi ngôn ngữ cụ thể, các cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của biểu thức

ngữ vi tường minh của hành vi ngôn ngữ đó, xác định cấu trúc đặc thù của từng
sự kiện lời nói với các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, bước đầu tìm
hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự thể hiện hành vi ngôn ngữ được

11


nghiên cứu. Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thể hiện hành vi ngôn ngữ
giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác có rất nhiều công trình tiêu biể u như: “Một
số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời
khen” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Văn Quang 1998); “Phương thức
biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt” (Luận
án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Chi Mai 2004); Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi
thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng
Anh), (Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí
Minh); Siriwong Hongsawan (2010) "Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong
tiếng Thái và tiếng Viê ̣t ", Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học (đã được công bố thành
sách), Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa học Xã hội và Nhân văn , Hà Nội. Trong các công
trình này, các tác giả chủ yếu miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và
cách thức biểu thị hành vi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ khác , bước
đầ u lí giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hóa . Luận án Tiến sĩ của Đào Nguyên
Phúc (2007) “Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt” đã đi sâu tìm
hiểu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt nhất là đặc trưng ngôn ngữ của
“Sự kiện lời nói xin phép” qua cách miêu tả và phân loại các dạng thức khác
nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phép và các yếu tố văn hóa ảnh hưởng
đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Mục đích của công trình nghiên
cứu là tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt trên bình
diện dụng học, làm sáng tỏ được đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói
chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói
riêng, đồng thời tìm hiểu các chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng hành

vi ngôn ngữ xin phép. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở đối tượng nghiên
cứu là tiếng Việt, mà không có được sự so sánh với một ngôn ngữ nào khác và
nghiên cứu của tác giả cũng không đề cập đến hành vi hồi đáp, là một phần
không thể thiếu được khi nghiên cứu về hành vi xin phép để công trình nghiên
cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn. Lê Thị Thu Lê (2010) trong luận văn
thạc sĩ “Asking and giving permission in Vietnamese and English, a contrastive

12


analysis” đã đề cập đến một số động từ tình thái trong tiếng Anh dùng để thực
hiện hành vi xin phép như can, could, may. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới liệt kê
được các cấu trúc ngữ nghĩa thường hay dùng khi thực hiện các hành vi xin phép
trong tiếng Anh như Can I…?, Could I…?, May I…? và các cấu trúc tương
đương trong tiếng Việt như có thể…được không? Tác giả chưa đi sâu tìm hiểu
các cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Việt, việc
nghiên cứu về hành vi xin phép trong tiếng Việt của tác giả chỉ mới dừng lại ở
cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, song mới chỉ là những phác thảo mang
tính sơ lược, chung chung, chưa đưa ra được những cấu trúc xin phép trên bình
diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, chưa có sự tổng hợp, phân tích mang tính định tính,
định lượng. Bên cạnh đó, hành vi hồi đáp không được tác giả đề cập đến trong
công trình nghiên cứu, do đó hành vi hồi đáp chưa được tác giả phân tích, đối
chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp
có ảnh hưởng đến lịch sự và các yếu tố văn hóa có thể kể đến là: Lê Thị Kim
Đính (2006) với luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt”
đã nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ lịch sự trong lời
nói như vai giao tiếp, các phương châm lịch sự, thể diện với lịch sự, các chiến
lược lịch sự và mối tương quan giữa lịch sự và văn hóa. Nguyễn Thị Thành
(1995) với luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn "Nghi thức lời nói tiếng Việt

hiện đại qua các phát ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi"; Nguyễn Thị Lương (2006)
đã có những nghiên cứu lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua đề
tài “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; Vũ Thị Thanh Hương
(1999) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt qua phương pháp
phỏng vấn và điều tra ngôn ngữ với đề tài "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu
khiến tiếng Việt".
Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ với sự đóng góp của nhiều nhà ngôn ngữ học
giống như một bức tranh toàn cảnh đã khá phong phú, đa dạng song vẫn cần
những nghiên cứu mang tính ứng du ̣ng . Bởi số lượng hành vi ngôn ngữ của con

13


người nói chung là cực kì phong phú, và trong mỗi ngôn ngữ cụ thể, sự biểu hiện
lại càng đa dạng, tinh tế mang đặc trưng văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng ngôn
ngữ.
Như vậy, các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu về
hành vi xin phép theo những hướng nghiên cứu khác nhau và ở mỗi nghiên cứu
đều tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết. Luận án kế thừa những kết quả
nghiên cứu đạt được của Soehartono & Sianne, Hisae Niki, Hiroko Tajika, Đào
Nguyên Phúc và Lê Thị Thu Lê, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các
phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt, so sánh những điểm tương đồng và dị biệt mang tính
chuyên sâu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt để có
được cái nhìn toàn cảnh về loại hành vi ngôn ngữ này xét trên bình diện dụng
học và văn hóa.
1.2. Lý thuyết hội thoại
Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, việc nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp
phải đặt trong các cấu trúc hội thoại; tức là phải có các nhân vật tham gia trong

một cuộc thoại, người nói (Sp1) thực hiện hành vi xin phép và người nghe (Sp2)
hồi đáp lại hành vi xin phép của Sp1. Hội thoại là hoạt động cơ bản thường
xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều
vấn đề, ở đây luận án chỉ trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại có liên
quan đến việc triển khai đề tài.
1.2.1. Những yế u tố trong cấ u trúc hội thoaị
1. Cuộc thoại
Cuô ̣c thoa ̣i là mô ̣t lầ n trao đổ i , nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã
hô ̣i nào đó . Trong cuô ̣c thoa ̣i, các nhân vật tham gia đề u luân phiên trao đổ i lươ ̣t
lời với nhau. Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interaction) là đơn vị hội
thoại bao trùm lớn nhất. Để xác định cuộc thoại, phải có một số nhân tố như:
nhân vật, sự thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra hội thoại, sự thống nhất

14


×