Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.08 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRỊNH PHƢƠNG THẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG
TRẺ EM SOS HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 6
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 8
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 8
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 8
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ .....................Error! Bookmark not defined.
1.1. Tổ chức phi chính phủ (NGOs) .................. Error! Bookmark not defined.


1.1.1. Lịch sử hình thành tổ chức phi chính phủ ........ Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ ..........Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Phân loại các tổ chức phi chính phủ .....Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Tổng quan các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam .Error! Bookmark
not defined.
1.2. Năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức
phi chính phủ ....................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi
chính phủ ..........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi
chính phủ ..........................................................Error! Bookmark not defined.
*Kết luận Chƣơng 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG II. NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS
VIỆT NAM ...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về Làng trẻ em SOS Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt
Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Bộ máy hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt Nam ..Error! Bookmark
not defined.
2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo năng lực tự chủ tài chính tại Làng trẻ em
SOS Việt Nam ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1


2.3. Những hoạt động nhằm đảm bảo năng lực tự chủ tài chính của Làng
trẻ em SOS Việt Nam.......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đối với nguồn kinh phí tự chủ từ nguồn học phí: ....Error! Bookmark

not defined.
2.3.2. Đối với nguồn gây quỹ (trong nước hoặc quốc tế) từ tổ chức hoặc cá
nhân hoặc doanh nghiệp..................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Đối với nguồn ngân sách nhà nước ......Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2014.................................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ
em SOS Việt Nam trong những năm tới .........Error! Bookmark not defined.
*Kết luận Chƣơng 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ
CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS VIỆT NAM ... Error! Bookmark
not defined.
3.1. Phân tích SWOT Làng trẻ em SOS Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng
trẻ em SOS Việt Nam.......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nhân sự Phòng
truyền thông và phát triển Quỹ ........................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển
hoạt động PR (Quan hệ công chúng) ..............Error! Bookmark not defined.
B. Phát triển hoạt động PR (Public relations - Quan hệ công chúng)Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Phát triển hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp ....Error! Bookmark
not defined.
3.2.4. Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động
của Làng............................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Vận động sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cấp Trung ương
và địa phương ...................................................Error! Bookmark not defined.

*Kết luận Chƣơng 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .........................................................Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ ..................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 10
PHỤ LỤC .............................................................Error! Bookmark not defined.

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Hà Nội” tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Bùi Thanh
Quất – thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn đã chỉ bảo tận tình giúp cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Làng trẻ em SOS, đặc biệt
là Chị Hoàng Hồng Hạnh đã nhiệt tình chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm
việc tại Làng.
Lời cuối cùng, tôi xin dành sự trân trọng cho những động viên, khích lệ,
tạo điều kiện mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi để tôi có thể toàn
tâm toàn ý thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ
Trịnh Phƣơng Thảo

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế……….tr 22

Bảng 1.2. Ngân sách dự kiến giai đoạn 2011- 2013 của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế tại Việt Nam………………………………………………………….tr 24
Bảng 2.1. Tỷ lệ % kinh phí tự chủ do Làng trẻ em SOS Việt Nam huy động so
với tổng nguồn quỹ hoạt động thƣờng niên. Giai đoạn 2010 – 2014………...tr 60
Bảng 2.2. Lộ trình mức độ tự chủ tài chính. Giai đoạn 2015–2020………….tr 64

4


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực
chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kể từ ngày thành lập
năm 1949 cho đến nay, tổ chức này đã mở rộng mạng lƣới của mình khắp nơi
trên thế giới (133 quốc gia). Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hệ thống
Làng trẻ em SOS tại Việt Nam hiện nay đang hoạt động tại 16 tỉnh thành dựa
trên nguồn ngân sách mà Hiệp hội Làng trẻ em SOS Quốc tế cung cấp hàng năm
nhằm triển khai các chƣơng trình, dự án trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới cũng nhƣ những bất ổn về
chính trị đã khiến cho Làng trẻ em SOS Quốc tế nói riêng và các tổ chức phi
chính phủ khác nói chung đứng trƣớc thách thức lớn khi nguồn tài trợ vốn chủ
yếu đến từ khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và Úc có dấu hiệu suy giảm. Thêm vào đó,
việc Worldbank – Ngân hàng thế giới - đƣa Việt Nam ra khỏi nhóm nƣớc nghèo
và đánh giá là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2009 đã phần
nào ảnh hƣởng tới quyết định phân bổ ngân sách của SOS Quốc tế cho Việt
Nam. Bởi lẽ đó, đến năm 2010, Làng trẻ em SOS Quốc tế đã quyết định đặt mục
tiêu yêu cầu SOS Việt Nam cần nâng cao năng lực tự chủ tài chính để hoạt động

và phát triển trong tƣơng lai không xa, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn vốn tài
trợ của SOS Quốc tế.
Tuy nhiên, việc tự chủ tài chính không phải là vấn đề đơn giản. Đứng
trƣớc đòi hỏi này, bài toán đặt ra cho toàn bộ hệ thống các Làng trẻ em SOS ở
Việt Nam chính là làm thế nào để nâng cao năng lực tự chủ tài chính, vừa đảm
bảo cho mục tiêu hoạt động của Làng trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn, vừa đảm bảo thực hiện đúng theo Chiến lƣợc phát triển mà Làng trẻ
em SOS quốc tế đề xuất. Cụ thể hơn, đây chính là bài toán mà Văn phòng trụ sở
Làng trẻ em SOS Việt Nam (Gọi tắt là Làng trẻ em SOS Việt Nam) nằm trong
khu Làng trẻ em SOS tại Hà Nội phải tìm lời giải. Bởi đây là cơ quan đầu não
6


chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, đặc biệt là vấn đề tài chính của toàn bộ
hệ thống các Làng trẻ em SOS trên lãnh thổ Việt Nam.
Đứng trƣớc nhu cầu bức thiết đó, tác giả quyết định làm đề tài nghiên cứu
giải pháp Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Hà Nội nhằm
đƣa ra những khuyến nghị giúp SOS Việt Nam từng bƣớc phát triển và vƣợt qua
những khó khăn trong công tác quản lý.
Đồng thời, tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ đƣợc
áp dụng cho riêng hệ thống Làng trẻ em SOS ở Việt Nam, mà còn có thể đƣợc
ứng dụng để giúp các tổ chức phi chính phủ khác nâng cao năng lực tự chủ tài
chính, góp phần phát triển hệ thống các tổ chức phi chính phủ vốn đóng vai trò
rất quan trọng trong việc giải quyết những hệ lụy của một xã hội phát triển.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Năng lực tự chủ tài chính là một khái niệm mới đƣợc nhắc đến nhiều trong
vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Chính phủ ra quyết định về tự chủ tài chính
cho các cơ quan sự nghiệp. Các công trình nghiên cứu về năng lực tự chủ tài
chính có thể kể đến bao gồm:
- Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại

học công lập ở Việt Nam, LATS Kinh tế. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập. Từ đó đƣa
ra giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp nhƣ hệ thống
các trƣờng đại học công.
- Lƣơng Bá Tiến (1987), Thực hiện tự chủ tài chính của các xí nghiệp công
nghiệp quốc doanh, Nxb TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách với 144 trang đã nêu lên
những nội dung và biện pháp cụ thể để thực hiện tự chủ tài chính ở các xí nghiệp
công nghiệp quốc doanh.
- Nguyễn Khánh Tƣờng (2005), Xây dựng quy chế như thế nào? Một số ý kiến về
việc xây dựng quy chế hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính trong các trường
đại học, cao đẳng ngoài công lập, Tạp chí tài chính, số 12/2005, tr. 34-35. Bài
7


nghiên cứu trên tạp chí đề xuất cách thức xây dựng quy chế thực hiện tự chủ tài
chính cho hệ thống các trƣờng cao đẳng, đại học ngoài công lập.
Những công trình nghiên cứu trên đều viết về tự chủ tài chính dƣới dạng
nội dung và cơ chế thực hiện, cũng nhƣ những phƣơng án đề xuất để hoàn thiện
cơ chế tự chủ hoặc thực hiện tự chủ trong trƣờng học hoặc trong xí nghiệp.
Đối với loại hình tổ chức phi chính phủ, có hai cuốn sách nổi bật bao gồm:
- Đinh Quý Độ (2012), Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu
hướng cơ bản và tác động chủ yếu, NXH Khoa học xã hội. Cuốn sách đã khái
quát lịch sử hình thành và phát triển các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Nêu lên
những đặc trƣng nổi bật và những tác động chủ yếu của các tổ chức đối với nền
kinh tế, chính trị thế giới. Đồng thời tác giả cũng trình bày chính sách mà một số
quốc gia áp dụng cũng nhƣ những ý kiến đề xuất về chính sách của Việt Nam
với các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
- Nguyễn Văn Thanh (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quyển sách giới thiệu khái quát về
tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, tổ chức phi

chính phủ nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng nhƣ những dự án mà
các tổ chức đang triển khai ở Việt Nam.
Riêng đối với đối tƣợng là Làng trẻ em SOS ở Việt Nam, mới chỉ có các
khóa luận tốt nghiệp viết về hoạt động liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội
đƣợc thực hiện tại Làng. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chƣa có bất kì tài
liệu hoặc công trình nghiên cứu nào lấy hƣớng nghiên cứu về năng lực tự chủ tài
chính đối với một tổ chức phi chính phủ nhƣ Làng trẻ em SOS làm đối tƣợng
nghiên cứu. Bởi vậy, tác giả nghĩ rằng, đề tài này thuộc một hƣớng nghiên cứu
hoàn toàn mới, có giá trị không chỉ về mặt lý luận mà còn về mặt thực tiễn cho
những công trình nghiên cứu sau có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm hai mục tiêu nghiên cứu sau:
8


- Đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em
SOS Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Việt Nam trong 5 năm (2010 - 2014)
5. Mẫu khảo sát
Văn phòng trụ sở Làng trẻ em SOS Việt Nam nằm trong Làng trẻ em SOS
Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam đƣợc đánh giá nhƣ
thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt

Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam luôn đƣợc đảm bảo
duy trì trong giai đoạn 2010-2014, có xu hƣớng tăng nhẹ từ năm 2012 tuy chỉ đạt
ở mức thấp, chƣa đủ để đáp ứng chỉ tiêu tự chủ tài chính mà Làng trẻ em SOS
đặt ra trong chiến lƣợc phát triển đến năm 2020.
- Để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt Nam cần thực
hiện đồng bộ những giải pháp sau: Tăng cƣờng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng
nhân sự Phòng Truyền thông và phát triển Quỹ; Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động
truyền thông, gây quỹ và phát triển hoạt động PR (Public Relations – Quan hệ
công chúng);; Phát triển hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp; Phát triển các
hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động; Vận động sự hỗ trợ tài chính
từ nguồn ngân sách cấp Trung ƣơng và địa phƣơng.
9


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xây
dựng cơ sở lý luận của luận văn, đánh giá năng lực tự chủ tài chính của
Làng thông qua các tài liệu thu đƣợc.
- Đối chiếu, so sánh số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thấy sự
khác biệt về năng lực tự chủ tài chính của Làng giữa các năm trong giai
đoạn 2010-2014.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập
thông tin về thực trạng và nguyên nhân các vấn đề liên quan đến năng lực
tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
nhằm lấy ý kiến đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng, các giải
pháp đề xuất của tác giả để đảm bảo tính khách quan và khả thi của nội
dung luận văn.

- Phƣơng pháp phân tích SWOT: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác
định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Làng trong bối cảnh
hiện nay để từ đó có những cơ sở đề xuất giải pháp khả thi và hiệu quả.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm có:
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
PHÂN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1.1. Tổ chức phi chính phủ (NGOs)
1.2. Năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số
130/2005/nđ-cp ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ
quan nhà nước.
2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số
115/2005/nđ-cp ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
3. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số
43/2006/nđ-cp ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập.
4. Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR. Dịch: Nguyễn Thị Phƣơng Anh – Ngô Anh

Thy (2007), NXB Trẻ.
5. Đinh Quý Độ (2012), Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu
hướng cơ bản và tác động chủ yếu, NXH Khoa học xã hội.
6. Khoa quản lý nhà nƣớc về xã hội - Học viện Hành chính., Giáo trình Quản lý
nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2009.
7. SOS Việt Nam, Báo cáo phát triển Làng trẻ em SOS Việt Nam năm 2013.
8. Nguyễn Văn Thanh (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngoài
ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trịnh Phƣơng Thảo (2013), Vai trò của quan hệ công chúng (Public relations)
đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội cho đối tượng yếu thế, Kỷ yếu hội
thảo khoa học, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trang 508-511, ISBN
978604540353-2.
11


10. Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dƣơng Hà Nội & Quỹ Châu Á,
Đóng góp từ thiện tại Việt Nam, Hà Nội, 2011
11. Viện nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trƣờng, Báo cáo kết quả nghiên cứu:
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm
năm qua và định hướng tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
12. CIVICUS, Developing the financial strategy, 2003.
13. Katherine Scott, Funding matters: The impact of Canada’s new funding
regime on nonprofit and voluntary organizations, Canadian Council on Social
development, 2003.
14. MANGO, Types of funding, 2010.
15. Salamon, Lester and Helmut Anheier, Defining the Nonprofit Secter,
Manchester University Press, 1997.
16. SOS Children’s Villages International, International Annual Report 2013

17. Willetts, Peter, ed, The conscience of the World: The influence of Nongovermental Organizations in the UN system, London: Hurst and Co, p3-5.
18. Woods Bowman, Financial substainablity for non-profit organizations, Tạp
chí Nonprofit management and Leadership, 2011, p37-51.

12



×