Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VƯƠNG TRẦN TIẾN PHÁT

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VƯƠNG TRẦN TIẾN PHÁT

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Quyết định giao đề tài:



382/QĐ-ĐHNT ngày 16/04/2015

Quyết định thành lập hội đồng:

274/QĐ-ĐHNT ngày 30/03/2016

Ngày bào vệ:

19/04/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích tác động của ngành du
lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.
Khánh Hòa, Ngày 15 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành
đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Hồng Mạnh đã giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này đến:
- TS. Phạm Hồng Mạnh người hướng dẫn khoa học – đã dành nhiều thời gian
quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời gian
tôi tiến hành thực hiện luận văn.
- Thầy cô Khoa Sau Đại Học đã giúp đỡ tôi trong liên hệ công tác.
- Thầy cô Khoa Kinh Tế đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu tại Trường.
- Anh, Chị, Bạn bè trong lớp Cao học Kinh tế 2013 đã giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, Ngày 15 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC KÝ HIỆU ....................................................................................................viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................x
DANH MỤC ĐỒ THỊ .........................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................................xii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....8
1.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về ngành du lịch ...................................................................8
1.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................................................8
1.1.2. Khái niệm ngành du lịch..............................................................................................9
1.1.3. Tính chất của ngành du lịch.........................................................................................9
1.1.4. Các yếu tố cấu thành của ngành du lịch..................................................................... 11
1.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế......................................................... 15
1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế................................................................................... 15
1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 16
1.2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế............................................................ 17
1.3. Những tác động của ngành du lịch đến kinh tế............................................................. 19
1.4. Mối tương quan giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế .......................... 23
Tóm tắt chương 1................................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 27
2.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................... 27
2.2. Các phương pháp nghiên cứu tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế...... 27
v


2.2.1. Phương pháp kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế
(Melodologies for measuring tourism’s contribution to economic growth)........................... 27
2.2.2. Phương pháp phân tích bằng dữ liệu chéo (Cross-section analysis) .......................... 28
2.2.3. Phương pháp phân tích bảng dữ liệu động (Dynamic panel data analysis)................ 29
2.2.4. Phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas (Cobb-Douglas production function) ....... 29
2.2.5. Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium models) ................... 30

2.2.6. Lý thuyết phân chia mức tăng trưởng (the Growth decomposition methodology).......... 30
2.3. Mô hình và phương pháp đánh giá, đo lường tác động và đóng góp của ngành du lịch
đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa ............................................................................. 31
2.3.1. Đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................... 31
2.3.2. Đo lường đóng góp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................. 40
Tóm tắt chương 2................................................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA................................................................... 43
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa............. 43
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................................. 43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................................. 44
3.2. Đặc điểm về ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa................................................................. 48
3.2.1. Các địa điểm du lịch của tỉnh Khánh Hòa ................................................................. 48
3.2.2. Cơ sở vật chất ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa ........................................................... 60
3.2.3. Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa......................................................... 62
3.2.4. Vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.......................................................... 63
3.2.5. Các yếu tố khác ......................................................................................................... 63
3.3. Một số kết quả về hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa............... 64
3.3.1. Khách du lịch ............................................................................................................ 64
3.3.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch ........................................................................... 66
vi


3.3.3. Chi tiêu của khách du lịch ......................................................................................... 67
3.3.4. Doanh thu ngành du lịch............................................................................................ 68
3.4. Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa ......... 69
3.4.1. Mô hình và giải thích biến trong mô hình.................................................................. 69
3.4.2. Nguồn số liệu ............................................................................................................ 69
3.4.3. Kết quả ước lượng và thảo luận................................................................................. 70
3.4.4. Đo lường đóng góp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ................................. 77

Tóm tắt chương 3................................................................................................................ 81
CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH
HÒA ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................................... 82
4.1. Cơ sở đề xuất chính sách nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm
2020...........................................................................................................................82
4.2. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng du lịch đến năm 2020........................................... 82
4.2.1. Đẩy mạnh công tác đầu tư để phát triển ngành du lịch .............................................. 83
4.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch................................................. 86
4.2.3. Hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng........................................... 87
4.2.4. Phát triển các dịch vụ du lịch..................................................................................... 89
4.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch .............................. 92
4.2.6. Tăng mối liên kết với các ngành, các vùng, các địa phương và cả nước trong phát
triển ngành du lịch............................................................................................................... 94
4.2.7. Một số giải pháp khác................................................................................................ 96
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 101
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU
C

:

Tiêu dùng của hộ gia đình

GNI


:

Tổng sản phẩm quốc dân

GDP :

Tổng sản phẩm quốc nội

G

:

Tiêu dùng của chính phủ

I

:

Tổng đầu tư

K

:

Vốn

L

:


Lao động

M

:

Nhập khẩu

NDI

:

Thu nhập quốc dân sử dụng

NNP :

Sản phẩm quốc dân ròng

R

:

Tài nguyên thiên nhiên

X

:

Xuất khẩu


T

:

Công nghệ

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CGE

:

Mô hình cân bằng tổng thể

IUOTO

:

Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức

MICE

:

Du lịch hội nghị, hội thảo

SADC


:

Cộng đồng phát triển các nước phía nam Châu Phi

SAM

:

Mô hình kế toán xã hội

TSA

:

Tài khoản vệ tinh du lịch

VAR

:

Mô hình tự hồi quy

VECM

:

Mô hình véc tơ hiệu chỉnh

UBND


:

Ủy ban nhân dân

UNWTO

:

Tổ chức du lịch thế giới

UNESCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân văn của Liên hiệp quốc

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ sở vật chất lưu trú ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 ..... 61
Bảng 3.2: Doanh thu lữ hành ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2013 ....... 62
Bảng 3.3: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2014 .... 62
Bảng 3.4: Vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 .......63
Bảng 3.5: Chi tiêu bình quân của khách du lịch (tự sắp xếp chuyến đi) đến Khánh Hòa
năm 2005, 2009 và 2013 ................................................................................................... 67
Bảng 3.6: Kiểm định nghiệm đơn vị (ADF và PP) .....................................................71
Bảng 3.7: Xác định độ trễ tối ưu. ...............................................................................73
Bảng 3.8: Kết quả kiểm định đồng liên kết ................................................................74
Bảng 3.9: Kết quả ước lượng mô hình VECM ...........................................................75

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định nhân quả Granger .......................................................76
Bảng 3.11: Đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 1995 – 2014 ......................................................................................................77
Bảng 3.12: Kết quả phân tích tương quan ..................................................................78
Bảng 3.13: Đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 1995 – 2014 ......................................................................................................78
Bảng 3.14: Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test ..........................................79
Bảng 3.15: Đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 1995 – 2014. .....................................................................................................79
Bảng 3.16: Kiểm định tính ổn định (Ramsey reset test) ................................................. 80

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 .........................46
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 .... 47
Biểu đồ 3.3: Số lượt khách lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 ............ 65
Biểu đồ 3.4: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 1995 – 2014 .............................................................................................................. 66
Biểu đồ 3.5: Doanh thu du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014 ....................... 68
Biểu đồ 3.6: Mối quan hệ giữa GDP và doanh thu du lịch 70tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1995 -2014 ......................................................................................................................... 70
Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa GDP và vốn đầu tư du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
1995 -2014 ......................................................................................................................... 70
Biểu đồ 3.8: Mối quan hệ giữa GDP và lao động trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 1995 -2014 ......................................................................................................... 71

xi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Chủ đề nghiên cứu: Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế
tại tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 – 2014.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu
được thiết lập, bao gồm:
 Xây dựng khung phân tích và các mô hình trong việc lượng hóa tác động
của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
 Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại Khánh Hòa
trong giai đoạn 1995 – 2014.
 Đánh giá lại những tác động tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những
nguyên nhân của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
 Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển của ngành du lịch
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp
Để đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sử
dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, bao gồm, phân tích định tính
và phân tích định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau
trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu.
2.2. Phương pháp phân tích kinh tế lượng
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua phương pháp kiểm định
đồng liên kết Johansen, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm tra tác động
trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn, kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra

tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa, đo lường đóng
góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế bằng hàm Cobb-Douglas…

xii


3. Kết quả nghiên cứu.
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về vấn đề tăng trưởng nói
chung và ngành du lịch nói riêng.
Thứ hai, đề tài đã xây dựng khung phân tích và phương pháp tiếp cận về tác
động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
Thứ ba, đề tài đã xây dựng được mô hình về tác động của ngành du lịch đối với
tăng trưởng kinh tế, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Thứ tư, đề tài đã khái quát bức tranh khá hoàn chỉnh về ngành du lịch của
Khánh Hòa.
Thứ năm, luận văn đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của ngành
du lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014, đồng thời
đánh giá được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh
Khánh Hòa cũng như những gợi ý chính sách nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới.
4. Kết luận và khuyến nghị.
Luận văn một lần nữa khẳng định lại đặc điểm riêng của ngành du lịch đó là
một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và tổng hợp cao thông qua việc phân
tích khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành của ngành du lịch. Kiểm tra, đo
lường và đánh giá tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế và đi
đến khẳng định việc phát triển ngành du lịch ở Khánh Hòa đã một phần nhỏ tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn; đóng góp vào GDP,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Luận văn đã xác định và đưa ra 7 gợi ý chính sách nhằm
nâng cao những tác động tích cực cũng như hạn chế các tác động tiêu cực cho ngành
du lịch tỉnh Khánh Hòa, hướng tới phát triển du lịch bền vững, gia tăng tác động đến
sự tăng trưởng của kinh tế tỉnh Khánh Hòa, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế

mũi nhọn mà tỉnh đã đề ra.
5. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa.

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tầm quan trọng về sự đóng góp của du lịch trong tăng trưởng và phát triển kinh
tế từ lâu đã trở thành một chủ đề quan tâm rất lớn từ các cơ quan quản lý nhà nước trên
thế giới. Vì lý do này nhiều nghiên cứu chính sách đang được nỗ lực thực hiện để phát
triển du lịch - một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hoạt động kinh tế, đóng
góp lợi ích cho nền kinh tế như một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Thực tế
cho thấy rằng du lịch hiện là một hoạt động kinh tế quan trọng được thừa nhận đối với
nhiều nước (Dritsakis, 2004).
Du lịch gây tác động trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng cho nền kinh tế (Stynes,
1997; Gautam, 2011). Ngành công nghiệp du lịch chủ yếu bao gồm yếu tố như đi du
lịch, tham quan, ăn ở, thực phẩm, mua sắm và giải trí... Du lịch là một ngành công
nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, trực tiếp kích thích sự phát triển các ngành truyền
thống như giao thông, cơ sở hạ tầng, thương mại, thực phẩm và lưu trú. Ngoài ra, du
lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác như tài chính, thông tin
liên lạc, văn hóa, giải trí, hội nghị và triển lãm... Du lịch không chỉ làm tăng thu nhập
ngoại tệ, mà còn tạo ra cơ hội việc làm. Từ đó, tạo nên tăng trưởng tổng thể nền kinh
tế. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch sẽ đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế một đất nước (Wang et al., 2012).
Khánh Hòa là một tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam. Có bờ biển dài hơn
200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha
Trang, Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 độ C, có hơn 300 ngày
nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Từ nhiều năm qua,
Khánh Hòa đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước. So

với nhiều điểm du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trên thế giới, du khách
không chỉ tìm đến Khánh Hòa một lần để thỏa mãn sự hiếu kỳ về các vịnh biển nổi
tiếng, những địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, văn hóa lễ hội đa dạng,
đặc sắc mà họ còn trở lại nhiều lần bởi vẻ đẹp quyến rũ của một nơi được mệnh danh
là “xứ trầm, biển yến”, con người thân thiện, mến khách. Thiên nhiên đã ban tặng cho
Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển đảo cùng
với khí hậu nhiệt đới, ôn hòa, ấm áp luôn chan hòa ánh nắng. Chính các yếu tố đặc biệt
này đã làm nên lực hút đối với khách du lịch. Khánh Hòa hiện nay được đánh giá là
1


một trong những địa phương phát triển du lịch nhanh nhất và đã trở thành một trong
những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về tác động của các khu
vực kinh tế đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực du lịch, dịch vụ. Những nghiên
cứu điển hình như: luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồ Minh Trang (2014) đối với tỉnh
Thừa Thiên Huế; Ivanov & Webster (2010) đối với Bulgaria; Rnajbar et al. (2011) đối
với các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư; Valle et al. (2009) đối với Kenya; Welgamage
(2015) đối với Sri Lanka…
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của ngành du lịch đối với tăng
trưởng kinh tế, nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện tại nước ngoài,
đối với ở Việt Nam thì nghiên cứu dạng này không nhiều. Đây là loại hình nghiên cứu
rất quan trọng để trả lời cho câu hỏi của rất nhiều điểm đến du lịch phải đối mặt đó là
đánh giá được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với kinh tế của một nước hay một
địa phương, từ đó làm thế nào để lập kế hoạch, chính sách phát triển du lịch và tăng
trưởng kinh tế tối ưu nhất.
Với những lý do trên, để có thể phân tích và đánh giá được các tác động và vai
trò của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đối với kinh tế của địa phương cũng như giúp
cho chính quyền địa phương có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy
tiềm năng du lịch của Khánh Hòa cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan

đến phát triển ngành du lịch trong tương lai. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân
tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa” để
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Đồng thời đề tài này cũng đóng góp một
phần nhỏ vào mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt
Nam nói chung.
2. Mục tiên nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 – 2014.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu
được thiết lập, bao gồm:
- Xây dựng khung phân tích và các mô hình trong việc lượng hóa tác động của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
2


- Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại Khánh Hòa
trong giai đoạn 1995 – 2014.
- Đánh giá lại những tác động tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những
nguyên nhân của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển của ngành du lịch tỉnh
Khánh Hòa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến ngành du lịch,
vấn đề tăng trưởng kinh tế và tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng
kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa.
 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng

trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
Về thời gian: nghiên cứu sự biến đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới sự tác
động của ngành du lịch từ năm 1995 đến năm 2014.
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
4.1. Công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồ Minh Trang (2014) về “Tác động của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Tác giả đã trình bày
một số vấn đề mang tính thực tiễn về tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng
trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đã đưa ra được bức tranh
tổng thể về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế trong
giai đoạn 1990 – 2012. Đo lường và đánh giá thực trạng tác động của sự phát triển
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990 – 2012. Đánh
giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế thông qua phương pháp đồng
liên kết, mô hình VECM và quan hệ nhân quả Granger. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn
đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, như: đo lường tác động
trực tiếp của ngành du lịch dựa trên đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào GDP
toàn tỉnh trong giai đoạn 1990 - 2012; đo lường đóng góp của tất cả các hoạt động của
ngành du lịch đến GDP năm 2005 và 2009. Đo lường tác động tràn của ngành du lịch
đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều chỉ tiêu.
3


4.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước
Francois Vellas (2011) đã nghiên cứu về “Tác động gián tiếp của du lịch: một
phân tích kinh tế”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng và vai trò của của
du lịch tác động gián tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, việc làm và thương mại nước
ngoài. Nêu bật những tác động gián tiếp của ngành du lịch được coi là một ưu tiên của
các nước T20 và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), trong đó sử dụng công cụ
phương pháp như Tài khoản vệ tinh du lịch (TSAs). Tiến hành các chính sách kích

thích kinh tế để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính quốc tế. Nghiên cứu
cho thấy rằng du lịch có thể trở thành động lực phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
ổn định và bền vững, với điều kiện các chính sách hỗ trợ ngành được thực hiện với vai
trò trung tâm của du lịch.
Nikolaos Dritsakis (2004) đã nghiên cứu vấn đề “Du lịch là yếu tố để tăng
trưởng kinh tế dài hạn: bằng chứng thực nghiệm từ Hy Lạp sử dụng phân tích quan hệ
nhân quả”. Nghiên cứu này khảo sát thực nghiệm các tác động du lịch dựa trên sự
tăng trưởng kinh tế dài hạn Hy Lạp bằng cách sử dụng các phân tích quan hệ nhân quả
giữa tổng sản phẩm trong nước, tỷ giá hối đoái và doanh thu du lịch quốc tế. Một mô
hình tự hồi quy đa biến VAR được sử dụng trong giai đoạn từ năm 1960 - 2000. Các
kết quả phân tích gợi ý rằng có một véc tơ cùng hội nhập giữa GDP, tỷ giá hối đoái
thực và doanh thu du lịch quốc tế. Kiểm tra quan hệ nhân quả Granger dựa trên mô
hình hiệu chỉnh sai số (ECM), chỉ ra rằng có mối quan hệ “nhân quả Granger mạnh”
giữa doanh thu du lịch quốc tế và tăng trưởng kinh tế, một quan hệ “nhân quả Granger
mạnh" giữa tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế, trong khi đó mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và doanh thu du lịch quốc tế chỉ đơn giản là một "mối quan hệ
nhân quả" và cuối cùng là mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và doanh thu du lịch
quốc tế cũng chỉ đơn giản là một "mối quan hệ nhân quả".
Camelia Surugiu (2009), “Tác động kinh tế của du lịch. Phương pháp phân tích
đầu vào – đầu ra”. Nghiên cứu này dùng phân tích đầù vào – đầu ra cho Romania,
một nguồn thông tin quan trọng cho việc điều tra liên hệ hiện có giữa các ngành công
nghiệp khác nhau. Phân tích đầu vào – đầu ra được sử dụng để xác định vai trò và tầm
quan trọng khác nhau của tăng trưởng kinh tế, thu nhập, việc làm và nó phân tích các
mối quan hệ hiện tại trong một nền kinh tế. Nghiên cứu này tập trung vào du lịch và
các phân tích đầu vào – đầu ra cho khu vực khách sạn và nhà hàng.
4


Li Hua Anh và Xun Gang Zheng (2011), “Phân tích thực nghiệm về mối quan
hệ giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Tứ Xuyên”. Một nghiên cứu về mối

quan hệ giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế bằng cách phân tích thực nghiệm
ở Tứ Xuyên, sử dụng phân tích quan hệ nhân quả Granger, mô hình VAR và phương
pháp phương sai. Dựa trên sự ổn định của mô hình VAR, bài viết này sử dụng phương
pháp phương sai cho phân tích kinh tế, bằng cách sử dụng các dữ liệu kinh tế từ năm
1990 - 2009. Và nghiên cứu thực nghiệm về phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế ở
tỉnh Tứ Xuyên đã chỉ ra rằng: vai trò của phát triển du lịch trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế là không rõ ràng, trong khi vai trò của tăng trưởng kinh tế trong việc
thúc đẩy sự phát triển của du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, vai trò của
phát triển du lịch trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ tăng.
Elisabeth Valle và Mark Nelson Yobesia (2009), “Đóng góp cho kinh tế của du
lịch ở Kenya”. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng dữ liệu ma trận kế toán xã hội (SAM)
của Kenya năm 2001 để xem xét tác động của du lịch đối với sản xuất, giá trị gia tăng,
và việc làm. Từ mô hình SAM hoàn chỉnh, có các thành phần ngoại sinh bao gồm
chính phủ, thương mại quốc tế, và tiết kiệm – tài khoản đầu tư, cần 9,63% của tổng sản
xuất, 6,70% lao động, và 10,57% về giá trị gia tăng để đáp ứng cho xuất khẩu dịch vụ
tư nhân khác. Những kết quả này chỉ ra rằng các lĩnh vực dịch vụ tư nhân nói chung và
du lịch nói riêng là một hoạt động kinh tế quan trọng có tiềm năng để đóng một vai trò
lớn hơn trong thúc đẩy sản lượng, thu nhập và tạo việc làm. Việc tăng cường các liên
kết ngược của ngành du lịch với các lĩnh vực công nghiệp khác, trang bị nguồn nhân
lực có kỹ năng cần thiết cho việc làm tốt hơn, tăng sở hữu cổ phần tại địa phương
trong lĩnh vực dịch vụ, và sự đa dạng của các điểm tham quan du lịch sẽ đem tới các
chính sách hữu ích để tận dụng tiềm năng của du lịch.
Albert Makochekanwa (2013), “Một phân tích đóng góp của du lịch vào sự
tăng trưởng kinh tế ở các nước SADC”. Nghiên cứu ngành du lịch bằng cách nào có
thể là một động lực để tăng trưởng kinh tế ở các nước thành viên SADC. Bài viết tìm
thấy sự đóng góp đáng kể của du lịch vào GDP, việc làm, doanh thu xuất khẩu và đầu
tư. Mặc dù ngành du lịch đóng góp khác nhau cho nền kinh tế giữa các nước SADC,
các nghiên cứu cho thấy rằng ở Seychelles và Mauritius chủ yếu dựa vào ngành du lịch
đóng góp cho GDP, việc làm, thu nhập khẩu và đầu tư. Trong đó, cả hai nước Seychelles
và Mauritius, ngành du lịch đóng góp khoảng 50% và 30% so với GDP; 60% và 28%

5


tổng số lao động; khoảng 35% và 34% xuất khẩu; tương ứng 38% và 10% tỷ lệ phần
trăm GDP. Bằng chứng thực nghiệm đã xác nhận tầm quan trọng của du lịch vào các
hoạt động kinh tế trong khu vực SADC, với mức tăng 1% doanh thu du lịch thì tăng
0,16% GDP bình quân đầu người. Tương tự như vậy, tăng 1% đầu tư liên quan đến du
lịch dẫn đến 0,29% tăng GDP bình quân đầu người.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp
Để đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sử
dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, bao gồm, phân tích định tính
và phân tích định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau
trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích trong kinh tế lượng
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng bao gồm kiểm định đồng liên kết
Johansen, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm tra tác động trong ngắn
hạn và điều chỉnh trong dài hạn, kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra tác động của
ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa, đo lường đóng góp của ngành
du lịch vào tăng trưởng kinh tế bằng hàm Cobb-Douglas…
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Những đóng góp về mặt khoa học
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về vấn đề tăng trưởng nói
chung và ngành du lịch nói riêng.
Thứ hai, đề tài đã xây dựng khung phân tích và phương pháp tiếp cận về tác
động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa.
Thứ ba, đề tài đã xây dựng được mô hình về tác động của ngành du lịch đối với
tăng trưởng kinh tế, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đề tài đã khái quát bức tranh khá hoàn chỉnh về ngành du lịch của

Khánh Hòa.
Thứ hai, luận văn đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của ngành du
lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2014, đồng thời đánh
giá được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa
cũng như những gợi ý chính sách nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới.
6


Thứ ba, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và học viên cao
học của Trường Đại học Nha Trang khi nghiên cứu về lĩnh vực du lịch.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu
thành bốn chương.
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Chương 4: Gợi ý chính sách nhằm phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về ngành du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn
chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.

Thuật ngữ du lịch hiện nay đã trở nên thông dụng và nó bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do
hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau
nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire international du
tourisme do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc tế về Du lịch xuất bản: “Du lịch là tập hợp
các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một
công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là một
cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và
một bên là những công cụ làm thõa mãn các nhu cầu của họ” (Nguyễn Văn Đính và
Trần Thị Minh Hòa, 2006, tr.17)
Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng
06/1991: “Du lịch là hoạt động thường xuyên của con người đi tới một nơi ngoài môi
trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít
hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới
thăm” (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006, tr. 19)
Theo Luật du lịch (2005) (khoản 1 điều 4) của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
8


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (2010), một tổ chức thuộc Liên Hiệp
Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một

dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
1.1.2. Khái niệm ngành du lịch
Trong suốt những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng
của ngành du lịch thế giới, khái niệm ngành du lịch cũng không ngừng đi sâu và có
nhiều quan điểm mang tính gợi ý mở.
“Ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ
tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với
chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón
khách du lịch” (Nguyễn Bá Lâm, 2007, tr. 7)
Theo Giáo trình Kinh tế du lịch (2006) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu
trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các
hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du
lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nation World Tourism Organization,
UNWTO) (2010), ngành du lịch là nhóm các đơn vị sản xuất trong các ngành công
nghiệp khác nhau cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của du khách. Các ngành
công nghiệp đó được gọi là ngành công nghiệp du lịch bởi vì việc mua hàng hóa của du
khách thể hiện một phần đáng kể trong nguồn cung của nó, trong trường hợp không có du
khách, việc sản xuất của các hàng hóa và dịch vụ đó sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.
1.1.3. Tính chất của ngành du lịch
Thứ nhất, tính tổng hợp: du lịch là ngành có tính tổng hợp bởi lẽ khi tiến hành
hoạt động du lịch, du khách có các nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí,
9


mua sắm. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách đòi hỏi phải có các ngành
nghề khác nhau để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách như: tư vấn tin tức,
cung cấp tuyến du lịch, phương tiện giao thông, chỗ ở cho du khách,…

Thứ hai, tính phục vụ: ngành du lịch luôn bao hàm tính phục vụ, bởi lẽ, sản
phẩm du lịch chủ yếu cung cấp dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của du khách. Trong sản
phẩm du lịch luôn bao hàm nhân tố sản phẩm hữu hình, nhưng đối với một lần du lịch
hoàn chỉnh thì nhu cầu của du khách đối với du lịch là nhu cầu nhằm thỏa mãn hưởng
thụ tinh thần. Chính nhu cầu mang tính chỉnh thể này đã quyết định sản phẩm mà các
xí nghiệp du lịch bán cho du khách, còn đối với du khách đó là ký ức sau chuyến du
lịch. Trong tất cả quá trình hoạt động du lịch, nói chung không liên quan tới sự chuyển
dịch sở hữu sản phẩm (trừ việc mua hàng lưu niệm du lịch), do đó ngành du lịch là
ngành mang tính phục vụ và trực tiếp tạo ra lợi ích kinh tế.
Thứ ba, tính liên quan với nước ngoài: chia theo nghiệp vụ, dịch vụ du lịch chủ
yếu có ba mặt: một là đón tiếp người nước ngoài tới tiến hành hoạt động lữ hành du
ngoạn trong nước, hai là tổ chức người trong nước ra nước ngoài tiến hành hoạt động
lữ hành du ngoạn, ba là tổ chức người trong nước tiến hành hoạt động lữ hành trong
nước. Hai hoạt động trước đều là nghiệp vụ có tính chất liên quan tới nước ngoài.
Thứ tư, tính nhạy cảm: ngành du lịch là ngành có tính nhạy cảm hơn so với
các ngành kinh tế khác. Việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch phải chịu tác động và
ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Thứ năm, tính thời vụ: tài nguyên du lịch là cơ sở phát triển ngành du lịch của
một nước hoặc khu vực, tài nguyên du lịch thiên nhiên là bộ phận hợp thành quan
trọng của tài nguyên du lịch thường bị ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên có tính
theo mùa sẽ dẫn tới sự thay đổi về giá trị thưởng thức, tăng hoặc giảm sức hấp dẫn du
khách, do đó hình thành nên tính thời vụ trong ngành du lịch.
Thứ sáu, tính phụ thuộc: ngành du lịch biểu hiện ở tính phụ thuộc đối với tài
nguyên du lịch, phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, phụ thuộc
vào sự hợp tác, phát triển nhịp nhàng của các bộ phận và ngành nghề liên quan. Bất cứ
một ngành nghề liên quan nào tuột khỏi mắt xích thì hoạt động kinh doanh của
ngành du lịch sẽ khó chuyển động bình thường.

10



1.1.4. Các yếu tố cấu thành của ngành du lịch
1.1.4.1. Căn cứ vào các hoạt động theo các loại dịch vụ trực tiếp phục vụ khách
du lịch
 Loại hoạt động thứ nhất: Dịch vụ tổ chức du lịch bao gồm:
– Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch.
– Dịch vụ bán buôn và bán lẻ các chương trình du lịch.
– Dịch vụ đưa, đón khách du lịch.
– Dịch vụ hướng dẫn du lịch.
– Dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ và triển lãm.
– Dịch vụ thông tin du lịch.
– Dịch vụ tư vấn du lịch.
– Một khi con người cần đến những sự trợ giúp khác thì những loại hình dịch
vụ sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình thực hiện mong
muốn đi du lịch.
 Loại hoạt động thứ hai: Quản lý, phát triển điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch
bao gồm việc xây dựng, quản lý và khai thác. Hoạt động kinh doanh tại các điểm du
lịch gồm ba nhóm sau:
– Nhóm thứ nhất: điểm du lịch thiên nhiên là việc tận dụng cảnh quan thiên
nhiên để biến nó thành một điểm du lịch hấp dẫn.
– Nhóm thứ hai: Tận dụng các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa để biến nó
thành điểm du lịch hấp dẫn.
– Nhóm thứ ba: Tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo sở
thích và nguyện vọng của khách để tạo ra một sự hấp dẫn như một điểm du lịch.
 Loại hoạt động thứ ba: Tổ chức các cơ sở vật chất phục vụ du lịch bao gồm
việc xây dựng, quản lý và điều hành các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và có các loại:
– Cung cấp về nơi ở và nghỉ ngơi (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự,
nhà cho thuê, bungalows, camping…).
– Cung cấp món ăn, đồ uống (nhà hàng các loại, quán bar,…).
11



– Cung cấp các phương tiện vận chuyển khách đến các điểm du lịch như: máy
bay, tàu biển, tàu thủy, ô tô, đường sắt và các loại phương tiện khác.
– Cung cấp các phương tiện thể thao (sân golf, sân tenis, phòng thể thao đa
năng, bể bơi, các loại thể thao trên bộ, trên biển, trên không…).
– Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh (Massges, Spa,
chữa bệnh bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng thể dục, bằng châm cứu, bằng ăn,
uống,…).
– Cung cấp các phương tiện giải trí (các loại hình nghệ thuật, vũ trường,
phòng karaoke, trò chơi điện tử,…).
1.1.4.2. Căn cứ vào các hoạt động chuyên môn hoá của các doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các hoạt động du lịch bao gồm các hoạt
động du lịch được chuyên môn hóa theo những hoạt động của các doanh nghiệp sau:
 Các cơ sở vận chuyển du lịch
Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc
thường xuyên. Vì vậy du lịch gắn liền với sự di chuyển và vận chuyển khách du lịch.
Vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ
thống giao thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt,
thì ngành du lịch càng phát triển. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để phát triển
du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải có ít nhất ba
trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch, đó là: đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, đường biển và đường sông.
Tổ chức vận chuyển khách du lịch theo các hình thức:
– Do các doanh nghiệp vận tải vận chuyển khách du lịch, nghĩa là ngành du lịch
ký các hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải để vận chuyển khách du lịch. Đây là
hình thức vận chuyển du lịch chủ yếu và có hiệu quả.
– Do các doanh nghiệp du lịch có phương tiện vận chuyển riêng để chuyên chở
khách du lịch, áp dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển đường ngắn, đi tham quan các
điểm du lịch ở địa phương, đưa đón khách. Phương tiện vận tải được sử dụng chủ yếu

là xe ôtô, xe thô sơ, đường dây cáp treo.
12


×