Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.61 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
NỘI DUNG……………………………………………………………………..…1
1.Khái niệm và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân………………….
………………………………………………………………………………………1
2.Đánh giá các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân………………………………………………………………...4
3.Đóng góp ý kiến………………………………………………………………13
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

1


Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật Dân
sự nói riêng thì chủ thể của các quan hệ này cần phải đáp ứng những điều kiện nhất
định về năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi). Năng lực pháp
luật là năng lực mà mỗi cá nhân đều có được từ lúc sinh ra, nhưng năng lực hành vi
thì không phải ai cũng có và có một cách đầy đủ thì phải đáp ứng những điều kiện
nhất định.Vì vậy em xin chọn đề tài: “Đánh giá các quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân” để biết rõ hơn những quy định
của pháp luật Dân sự về vấn đề năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong quan hệ
xã hội, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự, còn gì thiếu xót kính mong thầy cô bổ
sung góp ý để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG
1.Khái niệm và mức độ năng lực hành vi dấn sự của cá nhân.
* Khái niệm:
Theo Điều 17 BLDS, năng lực hành vi dân sự được hiểu là khả năng của cá


nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
*Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được thể hiện dưới những mức độ sau:
+

Năng lực hành vi đầy đủ: Điều 19 BLDS quy định: “Người thành niên có

năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23
của Bộ luật này.” Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự, có đầy đủ tư cách chủ thể và toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư
cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.

2


+

Năng lực hành vi chưa đầy đủ: Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi, có

năng lực hành vi một phần chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định.Điều 20 BLDS:
“1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy
định khác.
2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài
sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.”

+

Không có năng lực hành vi: Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi

dân sự. Mọi giao dịch của những người này đều do người giám hộ hoặc người đại
diện xác lập và thực hiện.Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí để
hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó. “Người chưa đủ sáu tuổi
không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”(Điều 21)
+

Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc

bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Giao dịch dân sự của
người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện:

3


“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở
kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra
quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện

theo pháp luật xác lập, thực hiện.”(Điều 22)
+

Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích

thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định
tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện thì do Tòa án
quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.Điều 23 quy đinh:
“1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ
chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của
4


người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ
quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế
năng lực hành vi dân sự.”
2.Đánh giá các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi là khả năng xử sự và kiểm soát, làm chủ các xử sự đó của cá

nhân. Đồng thời cũng có thể hiểu năng lực hành vi dân sự ở góc độ là sự tổng hợp
giữa 2 yếu tố: lý trí, mong muốn và khả năng thực hiện, kiểm soát hành vi. Có thể
nói rằng khi ban hành BLDS 2005, các nhà làm luật đã căn cứ vào các phương diện
trên để xác định và ghi nhận các mức độ năng lực hành vi dân sự cá nhân. BLDS
2005 căn cứ vào độ trưởng thành về thể chất và nhận thức của cá nhân để xác định
cá nhân ở độ tuổi nào, nhận thức ra sao thì được thừa nhận là có năng lực hành vi ở
mức độ tương ứng.
Theo quy định tại các Điều 19,20,21,22,23 của BLDS 2005 pháp luật đã thừa
nhận năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo các mức độ khác nhau. Trong mỗi
mức độ đó, các cá nhân có quyền tham gia giao dịch dân sự trong một phạm vi
tương ứng.
*Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Theo quy định tại Điều 19 BLDS 2005 thì năng lực hành vi dân sự của cá
nhân đầy đủ( có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình) trừ trường
hợp do pháp luật quy định. Vì thế, mọi cá nhân đều được coi là đủ năng lực hành vi
dân sự khi tham gia giao dịch, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của
Bộ luật .Và các cá nhân được thừa nhận là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ
5


được coi là có đủ năng lực để tự tham gia mọi giao dịch dân sự. Việc quy định như
vậy sẽ khiến cho năng lực hành vi của cá nhân được xác lập một cách chặt chẽ, và
khi tham gia các giao dịch dân sự phải có đầy đủ các yếu tố trên thì giao dịch mới
có hiệu lực.
Tuy nhiên làm sao để xác định một cách chính xác, đầy đủ cá nhân đó có đủ
năng lực hành vi khi tham gia giao dịch dân sự thì Luật lại không quy định rõ. Vì
khi tham gia giao dịch, nếu bên kia không thể điều tra được và bên xác lập giao
dịch tìm mọi cách để làm giả các giấy tờ, căn cứ để chứng minh cá nhân xác lập
giao dịch có năng lực hành vi đầy đủ thì giao dịch đó vẫn được xem như là có hiệu
lực bởi không có căn cứ nào làm rõ cá nhân đó có đầy đủ năng lực hành vi hay

không. Điều này sẽ khiến cho giao dịch dân sự không ổn định, và biến động.
*Cá nhân có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
Theo khoản 1 điều 20 những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự trong một số
trường hợp. Về cơ bản hầu hết các giao dịch dân sự của những người này đều phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, Những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc trong những trường hợp khác do pháp
luật quy định thì những người này có thể tự mình xác lập.Ví dụ: Đưa trẻ 8 tuổi có
thể tự mình mua một gói bánh về ăn. Cách quy định này đảm bảo những giao dịch
mà người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể xác lập, thực hiện sẽ có sự quản
lí, kiểm soát chặt chẽ của người đại diện.
Tuy nhiên cách quy định này chưa thực sự rõ ràng và sẽ dẫn tới những cách
hiểu khác nhau. Nhiều trường hợp sẽ hiểu là các giao dịch này chỉ cần có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật thì việc xác lập và thực hiện giao dịch bằng hành
vi của người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ được chấp nhận. Nhưng nếu giao dịch
thực hiện bằng hình thức miệng thì cha mẹ có đồng ý hay không là việc không xác
định được. Trường hợp khác sẽ hiểu là người đại diện theo pháp luật đồng ý tức là
6


người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện các giao dịch đó bằng hành vi
của mình. Cách hiểu này phù hợp hơn với quy định tại Điều 17, nhưng xét trên thực
tế những người từ 15 đến 18 tuổi thường tham gia giao dịch trong thời gian đến
trường, cho nên cha mẹ không thể xác lập giao dịch thay cho con được. Chính vì
vậy quy định trên là chưa rõ ràng, cụ thể.
Theo Khoản 2 Điều 20 các cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có sự
phát triển bình thường về nhận thức. Ở lứa tuổi này, họ là những người có nhận
thức lí trí nhưng chưa đủ để có thể làm chủ, kiểm soát mọi hành vi của mình. Họ có
thể nhận thức hành vi này nếu hành vi đó có tính chất và mức độ giản đơn. Vì thế
luật chỉ thừa nhận họ có tư cách chủ thể để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự

nào nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ và có sự phù hợp giữa
giao dịch đó với lứa tuổi của họ. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu chính đáng của các
cá nhân ở mức độ năng lực hành vi này, luật còn cho phép họ xác lập các giao dịch
khác nếu có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật hoặc tự mình xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự nếu họ có đủ tài sản riêng để đảm bảo việc thực hiện các
giao dịch dân sự .
Nhưng trên thực tế giữa các quy định pháp luật không có sự thống nhất,
thậm chí chênh nhau. Khoản 2 điều 20 BLHS lại quy định khác với các văn bản
khác.Chẳng hạn, quy chế về tiền gửi tiết kiệm theo Quyết định số 1160/2004/QĐNHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định: “cá nhân Việt Nam, cá nhân nước
ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
theo quy định của BLDS thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi
tiết kiệm”.
Trong khi đó, tại điểm a, Khoản 2, Điều 2 Quyết định 1284/2002/QĐ –
NHNN 21/11/2002) quy định: “ đối với người chưa thành niên, mọi thủ tục và sử
dụng tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua giám hộ, người đại diện theo
7


pháp luật”. Quy định này là quá chặt so với quy định tại điều 20 của BLDS, đồng
thời mâu thuẫn với quy định tương tự về độ tuổi được phép giao dịch gửi tiền tiết
kiệm nói trên tại Quyết định số 1160/2004/QĐ – NHNN.
Nghị định gần đây nhất là Nghị định 101/2012/ NĐ-CP (ngày 22/11/2012) về
thanh toán không dùng tiền mặt, điều 10 của Nghị định này quy định về mở tài
khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Theo đó,
người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng.
Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ
theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Lao động thì
người lao động từ đủ 15 tuổi được quyền tự quyết định ký kết hợp đồng. Như vậy,

luật cho phép người lao động được tự ký hợp đồng, nhưng khi mở tài khoản ngân
hàng để nhận lương, thanh toán và sử dụng thẻ ATM thì lại phải thông qua người
giám hộ. Chính điều này đang gây nên một sự bất cập, gây khó cho người lao động
là người chưa thành niên.
Hơn nữa Bộ luật Dân sự Việt Nam chỉ quy định một cách chung chung quyền
xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi, nhưng không xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của người
chưa thành niên trong độ tuổi này( đầy đủ hay hạn chế, và hạn chế năng lực hành vi
dân sự trong trường hợp cụ thể nào), năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đương nhiên được pháp luật công nhận trong
trường hợp họ có tài sản riêng mà không cần thông qua một thủ tục công nhận
nào.Trong khi đó, một số quy định của pháp luật Việt Nam về viêc hạn chế quyền
của người chưa thành niên khi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự tuy có quy
định nhưng cũng không rõ ràng. Ví dụ cá nhân mua bán nhà nhà phải có năng lực
hành vi dân sự cụ thể hoặc có thể áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 20 khi người
chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện
8


nghĩa vụ dân sự thì có thể thực hiện giao dịch về nhà ở.Nhưng theo quy định của
Bộ luật này cha, mẹ vẫn phải chịu trách niệm bồi thường thiệt hại phần còn thiếu
khi tài sản riêng của con không đủ để bồi thường thiệt hại do người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi gây ra chứ không được loại trừ hoàn toàn trách nhiệm dân sự
(Điều 606).
*Cá nhân không có năng lực hành vi dân sự:
Theo quy định tại Điều 21 BLDS người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực
hành vi dân sự. Mọi giao dịch của những người này đều do người đại diện xác lập
và thực hiện.Người tham gia không thể nhận thức, suy luận để có thể làm chủ, kiểm
soát bất kì hành vi nào của mình. Rơi vào tình trạng này bao gồm những người
không có người không có khả năng nhận thức từ khi chưa thành niên và những

người đã thành niên nhưng bị tòa án ra quyết định mất năng lực hành vi dân sự theo
điều 22 của BLDS 2005. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí
cũng những lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.Những
người này bị coi là hoàn toàn không có năng lực chủ thể nên họ không tự mình xác
lập, thực hiện bất kì giao dịch dân sự nào. Mọi giao dịch dân sự nhằm đáp ứng cho
nhu cầu của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập và thực
hiện.
Điều 17 đã xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ. Như vậy người
không có năng lực hành vi dân sự vẫn được hưởng các quyền dân sư, chẳng hạn
như quyền thừa kế. Nhưng với tại điều 21chỉ quy định giao dịch dân sự của người
chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện mà không
quy định về trường hợp xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của người
chưa đủ 6 tuổi trong những trường hợp khác. Cách quy định này khiến người đọc
hiểu không rõ ràng dẫn đến những cách áp dụng và hậu quả pháp lí khác nhau.
9


* Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự:
Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt
của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc Toà án tuyên bố là đã chết). Tuy
nhiên, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi, với những trình
tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không
thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất nâng lực hành
vi dân sự (Điều 22 BLDS). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm
quyền, Toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cấu của
người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người bị mất
năng lực hành vi dấn sự do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Việc quy định
như vậy có tác dụng thường xuyên bảo vệ quyền lợi của người không nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình, đồng thời cũng bảo đảm sự ổn định của các giao

lưu dân sự , đó là tuyên bố một người mất năng lực hành vi.
Nhưng BLDS mới chi quy định về hạn chế tham gia giao dịch, còn các hành
vi dân sự khác không quy định như đòi tài sản do người chiếm hữu không có , khởi
kiện người có hành vi vi phạm quyền dân sự.
Tuy khoản 1 Điều 22 nêu trên quy định nguyên nhân của việc một người
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là “do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình”.nhưng đó chưa phải
là nguyên nhân duy nhất. Trên thực tế có thể có những nguyên nhân khác , ví dụ
như bị chấn thương sọ não do tai nạn, bị tai biến mạch máu não,..
Khi giao dịch của người không có năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực
hành vi được xác lập thông qua người đại diện, thì cách hiểu về người tham gia
giao dịch theo nghĩa thông thường lại gặp một số trở ngại. Có ý kiến cho rằng,
người bị mất năng lực hành vi và người không có năng lực hành vi trong các
trường hợp trên không phải là người tham gia giao dịch, bởi mọi vấn đề từ khi xác
lập đến khi thực hiện giao dịch đều được thực hiện thông qua người đại diện.
10


BLDS 2005 mặc dù không trực tiếp ghi nhận họ là người tham gia giao dịch nhưng
đã gián tiếp thừa nhận vai trò tham gia giao dịch của người bị mất và không có
năng lực hành vi khi quy định giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi và
người bị mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện (Điều 21, Khoản 2 Điều 22) và tại Khoản 3 Điều 69 “Các giao dịch dân
sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người
được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp…”.
Với những quy định này, rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò tham
gia giao dịch của người mất và người không có năng lực hành vi, bởi lẽ họ là người
có quyền và lợi ích liên quan đến giao dịch, cụ thể hơn, họ là người có tài sản là đối
tượng của giao dịch. Tuy nhiên, nếu áp họ vào hai loại chủ thể tham gia giao dịch
như cách hiểu thông thường hiện nay là không hợp lý, bởi lẽ, mặc dù họ có tài sản

mang ra giao dịch nhưng họ không thể là chủ thể của hợp đồng và cũng không thể
là người ký kết hợp đồng, bởi chủ thể của hợp đồng, người trực tiếp xác lập và thực
hiện hợp đồng trong trường hợp này chính là người đại diện theo pháp luật của họ.
Vì vậy, khái niệm “người tham gia giao dịch” có thể được hiểu, ngoài hai chủ
thể theo cách hiểu thông thường (chủ thể của hợp đồng và người ký kết hợp đồng)
còn bao gồm cả đối tượng này. Với cách suy luận như vậy, khi áp dụng điều kiện
về “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” trong trường hợp này thì
người tham gia giao dịch với tư cách chủ sở hữu của tài sản là đối tượng giao dịch
nếu bị mất hoặc không có năng lực hành vi, sẽ đương nhiên không thể đáp ứng điều
kiện về “người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự” như đã nêu ở
trên. Điều kiện về năng lực hành vi trong trường hợp này chỉ có thể đáp ứng bởi
chủ thể của hợp đồng và người trực tiếp ký kết hợp đồng (người đại diện, người
giám hộ). Suy luận theo lẽ thông thường, những giao dịch loại này theo các điều
kiện quy định tại Điều 122 BLDS 2005 sẽ không bao giờ được coi là có hiệu lực,
11


điều đó đã gián tiếp tước quyền tham gia giao dịch của người bị mất năng lực hành
vi dân sự, người chưa có năng lực hành vi dân sự dù sự tham gia đó chỉ là tham gia
một cách gián tiếp thông qua người đại diện, người giám hộ.
Bộ luật lại chưa quy định cụ thể về mối liên hệ giữa quy định này với quyền,
lợi ích của người thứ ba trong trường hợp việc xác lập, thực hiện giao dịch không
đảm bảo điều kiện trên. Luật mới chỉ quy định việc xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự của người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện
hoặc đồng ý.
Bộ luật còn chưa quy định cụ thể về năng lực chủ thể và khả năng tham gia
giao dịch của những người do tình trạng thể chất và tinh thần mà có khó khăn trong
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chưa ở mức mất năng lực hành vi
dân sự. Pháp luật dân sự của nhiều nước bên cạnh quy định về giám hộ cho người

mất năng lực hành vi dân sự thì thường áp dụng chế định trợ tá cho những cá nhân
này.
*Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trước hết là người đã thành niên, có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng lại rơi vào tình trạng như điều 23của BLDS
2005 đã dự liệu. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho những người liên
quan, pháp luật quy định tòa án được quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi của
những người rơi vào tình trạng “ nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn
đến phá tài sản của gia đình”theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Kể từ thời điểm quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của
tòa án có hiệu lực pháp luật cho đến khi quyết định đó bị hủy bỏ thì cá nhân không
được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Họ chỉ được coi là có đủ
năng lực để tự xác lập, thực hiện những giao dịch nhỏ nhằm khắc phục cho nhu cầu
12


sinh hoạt hàng ngày của bản thân họ. Họ muốn tham gia các giao dịch khác phải có
sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật .Quy định nàỵ có ý nghĩa to lớn về mặt
xã hội, đặc biệt có tác dụng sâu sắc trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Việc
áp dụng quy định này thông qua Toà án sẽ tác động mạnh mẽ đến những người vô
trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những
điều kiện và thủ tục đựợc quy định tại Điểu 23 BLDS. Năng lực hành vi của người
thành niên bị hạn chế khác vớí năng lực hành vi môt phần của người chưa thành
niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi, mặc đù về hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực
hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được cồng nhận là năng
lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định. Nhưng việc hạn chế năng lực hành vi
phải thông qua Toà án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những
người nghiện ma túy và các chất kích thích" dẫn đến hậu quả"phá tán tài sản của
gia đình".Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực

hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Điều này tạo diều kiện tốt hơn để quy
định này được thực thi không chỉ về pháp lý mà còn về thực tế .
Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp một số người do nghiện đánh bạc
cũng dẫn đến việc thường xuyên phá tán tài sản của gia đình chứ không riêng gì
việc nghiện ma túy hay các chất kích thích khác. Việc không quy định điều này
khiến luật bỏ sót những hành vi trái pháp luật mà hậu quả của việc nghiện đánh cờ
bạc dẫn đến phát tán tài sản là khá lớn cho gia đình và xã hội.
Hơn nữa việc quy định những người bị hạn chế năng lực hành vi có thể tự
xác lập, thực hiện những giao dịch nhỏ nhằm khắc phục cho nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của bản thân họ lại có nhiều lỗ hổng. Với những người nghiện ma túy việc họ
cần những ilều thuốc heroin hay các chất kích thích là không thể trách khỏi, những
thứ này cũng cần cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Có thể nói đối với
13


những con nghiện họ chỉ cần có thuốc chứ không cần gì hết. Hơn nữa việc mua các
chất kích thích đó mỗi lần chỉ có thể là 1 hay vài tép heroin, như vậy cũng được coi
là giao dịch nhỏ. Dó đó các nhà làm luật cần quy định cụ thể về trường hợp trên.
3.Đóng góp ý kiến
Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, thì năng lực hành vi dân
sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi dân sự của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế việc vận dung quy định này
có những khác biệt, có những giao dịch lại được thực hiện bằng miệng chứ không
phải bằng hành vi. Để bảo đảm việc áp dụng đúng quy định vể năng lực hành vi
dân sự của cá nhân thì cần điều chỉnh thống nhất.
Giữa luật Dân sự và các Luật, văn bản dưới luật cần có sự thống nhất hài hòa
trong các quy định, các văn bản luật cần có những quy định phù hợp với luật Dân
sự để tránh mâu thuẫn, và dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ
dân sự.Đặc biệt Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan cần có quy

định rõ ràng hơn về một số khái niệm đề người dân và những người thực hiện pháp
luật có cách hiểu đúng đắn và áp dụng đúng quy cách.
BLDS 2005 cần có sự bổ sung nội dung để giải thích rõ khái niệm “người
tham gia giao dịch” có tính đến đặc thù trong các giao dịch dân sự của người không
có hoặc người bị mất năng lực hành vi như đã phân tích ở trên. Có như vậy, mới
tạo ra cách hiểu thống nhất và điều kiện thuận lợi cho các chủ thể bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của mình, hạn chế tối đa sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp
luật.
Với những bất cập này, sắp tới khi sửa đổi BLDS, cơ quan soạn thảo cần xem
xét bổ sung các quy định về năng lực hành vi cũng như tư cách của các chủ thể khi
tham gia các quan hệ dân sự nhằm tạo sự thống nhất giữa BLDS và các luật chuyên
ngành khác, bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định pháp luật.
14


KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên ta có thể thấy được những mặt tích cực đã đạt được trong
quy định của luật Dân sự cũng như các văn bản có liên quan, tuy nhiên những hạn
chế gặp phải cũng không phải là ít. Chính vì vậy các văn bản pháp luật có liên quan
cần có quy định phù hợp hơn với Bộ luật Dân sự. Đặc biệt trong lần sửa đổi Bộ luật
Dân sự sắp tới thì cần có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn để có thể thống nhất với các
hoạt động thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giao trình Luật Dân sự
2.Bộ Luật Dân sự 2005
3.Luật Dân sự Việt Nam -
4.Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam - Nhà xuất bản tư pháp
5.Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005(Tập I) – Nhà xuất bản chính trị

quốc gia.
6.FDVN LAWFIRM -

15


16



×