Bài tập cá nhân môn Tư pháp Quốc tế
I.Đặt vấn đề.
Chủ thể trong quan hệ quốc tế là một vấn đề được quan tâm trong tư pháp
quốc tế của các quốc gia trên thế giới, vấn đề xung đột pháp luật trong việc bảo vệ
lợi ích và xác định tư cách chủ thể của cá nhân, pháp nhân cũng như quốc gia là vấn
đề phức tạp, việc này được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia và cũng được
các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung liên quan. Tư pháp quốc tế Việt
Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề năng lực chủ thể của cá nhân là người nước ngoài
ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này chủ yếu phân tích và bình luân về năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài ở Việt Nam được quy định tại
Điều 761 BLDS 2005
II.Phân tích điều 761 BLDS
Theo quy định tại Điều 761 BLDS 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân người nước ngoài thì “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc
tịch.
2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
định khác”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài là người có quốc
tịch của nước khác mà không phải là Việt Nam và những người không có quốc tịch.
Tại khoản 1 điều 761 BLDS 2005 có quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
mang quốc tịch”. Quy định này của BLDS 2005 đã bổ sung thêm khoản 1 so với quy
định về năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài của BLDS 1995 khẳng định
rằng năng lực pháp luật dân sự của cá nhân người nước ngoài sẽ được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác là nước mà người
đó là công dân. Quy định này của pháp luật Việt Nam phụ hợp với thông lệ của tư
pháp quốc tế khi sử dụng một hệ thuộc cơ bản của tư pháp quốc tế là hệ thuộc luật
Trang
1
Bài tập cá nhân môn Tư pháp Quốc tế
nhân thân mà cụ thể ở đây là hệ thuộc luật quốc tịch.Trong khoa học pháp lý Việt
Nam lâu nay năng lực pháp luật của một cá nhân được hiểu là khả năng của cá nhân
được hưởng các quyền dân sự và gánh vác nghĩa vụ dân sự, cũng theo quy định tại
khoản 1 Điều 14 BLDS 2005 thì “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” Như vậy năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân xuất hiện trên cơ sở của pháp luật quốc gia được quy định bởi
pháp luật của quốc gia mà người đó mang quốc tịch, vì vậy mỗi công dân ở những
quốc gia khác nhau thì có năng lực pháp luật khác nhau và được hình thành trên
những điều kiện khác nhau. Việc quy định năng lực pháp luật của mỗi cá nhân được
xác định theo pháp luật của quốc gia mà người đó mang quốc tịch là hoàn toàn hợp
lý và khoa học, quy định như vậy còn cho thấy rõ quan điểm của nước ta về vấn đề
này là tôn trong pháp luật của nước mà người nước ngoài đã lựa chọn mang quốc
tịch. Có thể nói quy định tại Khoản 1 Điều 761 LDS 2005 là một dạng quy phạm của
tư pháp quốc tế Việt Nam, tính chất của quy phạm này là loại quy phạm xung đột
một bên hay là quy phạm xung đột một chiều, việc này cho phép xác định năng lực
pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của
pháp luật mà người đó mang quốc tịch, quy định như vậy góp phần giải quyết nhanh
chóng hơn những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn luật áp dụng trong những
trường hợp cụ thể.
Ngoài ra đối với người nước ngoài, tại khoản 2 điều 761 còn quy định “Người
nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khá c” quy
định này được giữ nguyên quy định tại điều 830 BLDS 1995 trước đây. Bằng quy
định này BLDS 2005 quy định nguyên tắc đãi ngộ như công dân nước mình cho
người nước ngoài tại Việt Nam đối với khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự. Chế
độ đãi ngộ như công dân còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương
và đa phương như là nguyên tắc của pháp luật quốc tế nhằm bảo hộ công dân của
nước mình làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia khác. Tuy nhiên cũng như tất
Trang
2
Bài tập cá nhân môn Tư pháp Quốc tế
cả các quốc gia khác, không phải bất kỳ lĩnh vực nào người nước ngoài cũng có đầy
đủ quyền và nghĩa vụ dân sự như đối với công dân Việt Nam, điều này xuất phát từlý
do bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng có thể xuất phát từ nguyên
tắc có đi có lại trong tư pháp quốc tế. Trong những chừng mực nhất định pháp luật
Việt Nam cũng hạn chế một số quyền và lợi ích của cá nhân nước ngoài nếu xét thấy
việc thực hiện quyền và lợi ích của cá nhân nước ngoài có thể gây nguy hại hoặc
không có lợi cho đât nước Việt Nam, đây là một hình thức của bảo lưu trật tự công
công được áp dụng trong tư pháp quốc tế. Một trong những biểu hiện rõ nét của sự
hạn chế này đối với người nước ngoài là vấn đề cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam thì người nước ngoài không được cư trú tại khu vực cấm người nước
ngoài cư trú, không được đi lại trong những khu vực cấm người nước ngoài đi lại,
trừ trường hợp có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Ngoài ra nhiều lĩnh vực về chính trị pháp luật Việt Nam cũng quy định không cho
phép cá nhân là người nước ngoài tham gia như quyền bầu cử, ứng cử và các co
quan, đơn vị nhà nước… đây là hình thức hạn chế cần thiết của pháp luật Việt Nam
trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp.
III.Kết luận
Có thể nói, quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước
ngoài được quy định tại Điều 761 BLDS 2005 phản ánh đầy đủ và khoa học vấn đề
xác định tư cách chủ thể của cá nhân là người nước ngoài trong các quan hệ dân sự
mang tính chất quốc tế, việc xác định loại quy phạm xung đột thích hợp góp phần rất
lớn vào việc giải quyết nhanh chóng việc lựa chọn luật pháp áp dụng trong các mối
quan hệ dân sự quốc tế, quy định tại Điều 761 BLDS 2005 cũng phản ánh trình độ
lập pháp của nền pháp luật Việt Nam và sự hội nhập của tư pháp quốc tế Việt Nam
vơi nền tư pháp của các quốc gia khác trên thế giới.
Trang
3
Bài tập cá nhân môn Tư pháp Quốc tế
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế , Nxb
CAND, Hà Nội, 2009
2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb.
ĐHQG, Hà Nội, 2001
3. Lê Thị Bích Thủy, Khóa Luận tốt nghiệp: Hệ thống quy phạm xung
đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật
dân sự 2005 của Việt Nam, Hà Nội 1010
4. Bộ luật dân sự 1995
5. Bộ luật dân sự 2005
Trang
4