Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Dạy học phần tiến hóa (sinh học 12 – THPT) thông qua tích hợp kiến thức di truyền học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.73 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH VĂN THÀNH

DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA TÍCH HỢP KIẾN THỨC DI TRUYỀN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH VĂN THÀNH

DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA TÍCH HỢP KIẾN THỨC DI TRUYỀN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
( BỘ MÔN SINH HỌC )
Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thế Hƣng



HÀ NỘI –2014


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH .................................................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu: ..............................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................5
5. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................5
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................5
9. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................6
10. Cấu trúc của luận văn : ..........................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 7
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................7
1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .....................................................................7
1.1.2. Một số vấn đề về dạy học tích hợp .................Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Tích hợp nội bộ môn học môn Sinh học ........Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Xu hƣớng tích hợp trong chƣơng trình sách giáo khoa ở Việt Nam ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Thực trạng dạy học Sinh học THPT theo hƣớng tích hợpError!


Bookmark

not defined.
CHƢƠNG 2. TÍCH HỢP KIẾN THỨC DI TRUYỀN HỌC TRONG DẠY
HỌC PHẦN TIẾN HÓA (SINH HỌC 12 ) ............... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phân tích chƣơng trình Sinh học 12 và kiến thức phầnTiến hóa ............... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Mối quan hệ giữa sinh học Tiến hóa và di truyền học ..... Error! Bookmark not
defined.

1


2.2.1. Mối quan hệ giữa Tiến hóa và các môn chuyên khoaError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Mối quan hệ giữa Di truyền học và Tiến hóa .Error! Bookmark not defined.
2.3. Tích hợp kiến thức di truyền học trong dạy học phần Tiến hóa (Sinh học 12
THPT)........................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quy trình dạy học tích hợp ..............................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Vận dụng quan điểm tích hợp kiến thức Di truyền học vào dạy học phần Tiến
hóa (Sinh học 12) ......................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............. Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhiệm vụ ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm ............. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Nội dung thực nghiệm .....................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Phƣơng pháp thực nghiệm ...............................Error! Bookmark not defined.
3.4. Xử lý kết quả ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Phƣơng tiện đánh giá.......................................Error! Bookmark not defined.

3.4.2 Xỷ lý số liệu .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Phân tích định tính ..........................................Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Phân tích định lƣợng .......................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận: .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Khuyến nghị .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................9
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ,
tri thức của nhân loại đang gia tăng nhanh chóng. Sự bùng nổ của khoa học và công
nghệ thông tin đã tạo ra các phƣơng tiện, phƣơng pháp giao lƣu mới, mở rộng khả
năng học tập ở nhiều dạng thức khác nhau, phù hợp với năng lực và điều kiện từng
cá nhân. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế, giáo dục, khoa học và
đời sống đòi hỏi phải có sự đổi mới, liên kết, hợp tác với nhau trong tất cả các mặt.
Ở Việt Nam để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, cần phải xây dựng nguồn nhân lực toàn diện về kĩ thuật và tri thức. Xuất
phát từ nhu cầu đó ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thực hiện đổi mới chất
lƣợng giáo dục, đề xuất của chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010 – 2020 là: “Tiếp tục
đổi mới và hiên đại hóa phƣơng pháp giáo dục”. Trong Luật giáo dục, điều 24.2 ghi
rõ: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự
giác, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng
phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
vào tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Vì vậy cần thiết phải đổi

mới phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, nhìn chung giáo dục ở Việt Nam còn
nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.
Về nội dung: kiến thức còn hàn lâm cứng nhắc, coi trọng lý thuyết hơn thực
hành, thiếu tính liên thông các bài học với nhau, nhiều vấn đề khai thác trùng lặp
trong nhiều môn học, làm chƣơng trình trở nên thiếu tính hệ thống, quá tải.
Về phương pháp: dạy học chủ yếu nặng về thuyết trình, ít có sự liên hệ kiến
thức giữa các bộ môn với nhau cũng nhƣ kiến thức giữa các bài học trong cùng một
môn. Mục tiêu dạy học chỉ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức mà ít chú trọng
3


đến phát triển kỹ năng , ít có sự liên hệ giữa lý thuyết học trong nhà trƣờng và thực
tiễn cuộc sống. Trong khi các tình huống ngoài thực tiễn cuộc sống luôn mang tính
tích hợp thì dạy học trong nhà trƣờng còn thiếu sự tích hợp giữa các bộ môn.
Cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp
thiết để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đổi mới PPDH ở trƣờng phổ thông là một
vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những ngƣời làm công tác giáo dục
mà còn thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội.
Trong khi đó, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang đƣợc
quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tích
hợp các môn học không chỉ nhằm rút gọn thời lƣợng trình bày tri thức của nhiều
môn học, mà quan trọng hơn là tập dƣợt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các
tri thức vào thực tiễn. Vì vậy để giải quyết một vấn đề thực tiễn, con ngƣời thƣờng
phải huy động tri thức của nhiều môn học.
Chƣơng trình Sinh học thể hiện mối liên hệ mật thiết về kiến thức giữa các vấn
đề, nhƣ giữa Tế bào học, Sinh lý học, Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học. Khi
giảng dạy các phân môn Sinh học, giáo viên cần sự liên kết móc nối các kiến thức
sinh học với nhau để ngƣời học có khả năng tƣ duy toàn diện các vấn đề Sinh học.
Nội dung chƣơng trình Sinh học 12 gồm các phần Di truyền, Tiến hóa, Sinh

thái. Đó là vùng kiến thức rộng đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu rộng về các
chuyên ngành Sinh học liên quan.
Phần Tiến hóa mang một lƣợng kiến thức khá lớn và trừu tƣợng. Muốn dạy
học đạt hiệu quả giáo viên cần sử dụng các kiến thức các nội dung nhƣ trong Di
truyền học, Sinh lý, Sinh hóa, ….và các kiến thức liên môn nhƣ Vật lý học, Hóa
học, Khảo cổ học, Vũ trụ học….. Ở chƣơng trình Sinh học phổ thông, phần Tiến
hóa là nội dung đƣợc dạy sau phần Di truyền học. Việc tích hợp nội dung kiến thức
Di truyền học vào dạy học phần Tiến hóa sẽ giúp học sinh hiểu đƣợc sâu sắc kiến
thức mới, đồng thời có thể củng cố, khắc sâu kiến thức cũ và rèn luyện nâng cao
năng lực, kỹ năng cần thiết..
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Dạy học phần Tiến hóa Sinh
học 12 THPT thông qua tích hợp kiến thức di truyền học ”

4


2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tích hợp kiến thức Di truyền học trong dạy học phần Tiến hóa
nhằm giúp ngƣời học nắm rõ bản chất các kiến thức Tiến hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp
- Phân tích nội dung chƣơng trình môn Sinh học 12- THPT và nội dung phần
Tiến hóa có thể tích hợp đƣợc các kiến thức Di truyền học
- Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong phần Tiến hóa (Sinh học 12THPT) theo hƣớng tích hợp kiến thức Di truyền học
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của
đề tài
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học phần Tiến hóa (Sinh học 12 THPT) thông qua tích hợp kiến thức Di
truyền học

4.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học Sinh học 12 THPT
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung kiến thức Tiến hóa (Sinh học 12 THPT) liên quan đến phần Di
truyền học
- Các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học đƣợc vận dụng vào dạy học phần
Tiến hóa (Sinh học 12 THPT) bằng việc tích hợp kiến thức Di truyền học
6. Giả thuyết khoa học
Việc tích hợp kiến thức Di truyền học vào dạy học phần Tiến hóa (Sinh học 12
THPT) giúp ngƣời học hiểu rõ bản chất của các kiến thức Tiến hóa.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu tích hợp một số kiến thức Di truyền học trong dạy học
phần Tiến hóa (Sinh học 12)
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài :

5


- Luận văn làm sáng tỏ ý nghĩa của việc dạy học Sinh học theo hƣớng tích hợp
kiến thức của chuyên ngành.
Đặc biệt là ý nghĩa của việc dạy học phần Tiến hóa theo hƣớng tích hợp kiến
thức Di truyền học
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
- Xây dựng đƣợc một số nguyên tắc và quy trình dạy học Sinh học THPT theo
quan điểm dạy học tích hợp
- Xác định đƣợc một số nội dung Tiến hóa (Sinh học 12) có thể dạy học bằng
việc tích hợp kiến thức Di truyền học
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp và hình thức tổ chức dạy học phần Tiến hóa

(Sinh học 12, THPT) theo hƣớng tích hợp kiến thức Di truyền học
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phân tích và tổng hợp các quan điểm về dạy học tích hợp làm cơ sở lý luận
cho đề tài, đặc biệt là các quan điểm vận dụng tích hợp trong dạy học Sinh học.
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phân tích cấu trúc chƣơng trình Sinh học 12, đặc biệt là phần Tiến hóa và
những nội dung kiến thức có thể tích hợp đƣợc kiến thức Di truyền học.
- Khảo sát việc dạy học Sinh học ở một số trƣờng THPT thông qua dự giờ rút
kinh nghiệm, đánh giá sự vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Sinh học; Qua
phiếu điều tra và qua các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học.
9.4. Phương pháp xử lý số liệu:
- Các số liệu thu đƣợc trong quá trình điều tra, khảo sát đƣợc xử lý bằng thống
kê toán học
- Kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học của ngƣời học đƣợc phân tích định
tính và định lƣợng.
10. Cấu trúc của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

6


Chƣơng 2: Tích hợp kiến thức Di truyền học trong dạy học phần Tiến hóa
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu về quan điểm trong tích hợp trong
đó có Ken Wilber và Esbjorn Hargens đề xuất quan điểm dạy học tích hợp. Lý
thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xƣa- pre-modern, naymodern, và mai sau- postmodern”. Nó đƣợc hình dung nhƣ là một lý thuyết về mọi
sự vật và cung cấp một đƣờng hƣớng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành
một mạng hoạt động phức hợp, tƣơng tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết
tích hợp đã đƣợc nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong nhiều lĩnh vực
chuyên môn và học thuật khác nhau [24].
Hiện nay, lý thuyết tích hợp đƣợc ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan
điểm dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hƣớng tích hợp đang đƣợc thực
hiện trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ trong quá trình phát triển các chƣơng trình
giáo dục. Chƣơng trình đƣợc xây dựng theo quan điểm tích hợp, trƣớc hết dựa trên
quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực ngƣời học (Rogier, 1996)[17].
Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21 có tên “Kết nối hệ thống tri thức trong
một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia
đƣợc tổ chức từ ngày 6 - 8/12/2000 tại Manila (Philippines). Một trong những nội
dung chính đƣợc bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những con đƣờng và cách thức
kết nối hệ thống tri thức hƣớng vào ngƣời học trong thời đại thông tin. Muốn đáp
ứng đƣợc nhu cầu kết nối hệ thống tri thức trong một thế giới học tập, đòi hỏi tƣ
duy tích hợp đƣợc thiết kế ngay trong nội dung, phƣơng tiện nghiên cứu và phƣơng
pháp dạy học. Nhƣ thế, khi đứng trƣớc nhu cầu giải quyết mâu thuẫn kiến thức của
tình huống học tập, ngƣời học không chỉ giải quyết theo hƣớng trực tuyến hay nội

7


suy mà có thể còn giải quyết bằng cách ứng dụng một cách linh hoạt khả năng liên
hội kiến thức.
Nhƣ vậy, dạy học theo quan điểm tích hợp đã đƣợc nghiên cứu từ rất lâu. Tuy

nhiên, việc sử dụng dạy học tích hợp vẫn hạn chế và chƣa có nghiên cứu ứng dụng
sâu sắc.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về dạy học tích hợp.
Nguyễn Thanh Hùng (2006) nghiên cứu vấn đề Tích hợp trong dạy học Ngữ
văn. Tác giả coi việc tích hợp trong dạy học Ngữ văn là quan điểm, là hình thức,
phƣơng pháp, phƣơng tiện đã và đang đƣợc các nhà trƣờng phổ thông áp dụng, cụ
thể là tích hợp Tập làm văn, Văn học, Ngữ pháp vào trong môn Ngữ Văn. Ngoài ra,
tác giả còn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo chƣơng
trình tích hợp đối với môn Ngữ Văn [5].
Lê Trọng Sơn (1999) với đề tài Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy
học giải phẫu người ở lớp 9 THCS, ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa những tri thức
giải phẫu con ngƣời và tri thức dân số từ đó vận dụng quan điểm tích hợp để lồng
ghép các kiến thức dân số cần thiết vào các bài học có liên quan. Đó chính là bản
chất của giáo dục tích hợp [222, tr19].
Nguyễn Phúc Chính và Trần Thị Mai Lan (2009) lại đề cập đến Tích hợp giáo
dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10). Các tác giả đã
nghiên cứu nội dung của phần Vi Sinh Vật học lớp 10, từ đó đƣa ra một số nguyên
tắc, biện pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học vi sinh vật và kết luận
việc tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong các môn học ở trƣờng phổ thông sẽ đạt
đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học môn học, góp phần giúp HS định hƣớng
nghề nghiệp sau này [2, tr44].
Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chƣơng trình giáo dục
phổ thông” đƣợc Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 11/2012 đã đề cập tới chƣơng trình
giáo dục phổ thông sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo
viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình

8



thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết”.
Phƣơng án tích hợp đã đƣợc đề xuất cho việc phát triển chƣơng trình giáo dục phổ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2007), Sinh học 12, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Phúc Chính và Trần Thị Mai Lan (2009), “Tích hợp giáo dục
hƣớng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10)”, Tạp chí khoa học công
nghệ (206).
3. Bùi Hiền và CS(2011), Từ điển giáo dục học. Nxb từ điển bách khoa.
4. Trần Bá Hoành(2006), “Dạy học tích hợp”, Tạp chí khoa học giáo dục (12)
5. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ Văn”, Tạp chí
khoa học giáo dục (6).
6. Ngô Văn Hƣng(Chủ biên), Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Văn Tƣ(2008), Bài
tập trắc nghiệm Sinh học 12, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Phƣơng pháp phân tích nội dung sách giáo khoa
để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí giáo dục(160).
8. Nguyễn Thế Hƣng(2012), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường Trung
học phổ thông, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Đặng Hữu Lanh(Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ Tuấn(2008), Bài
tập Sinh học 12, NXB Giáo dục.
10. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường
THPT, ĐHQG Hà Nội – Khoa Sƣ phạm.
11. Phạm Văn Lập(Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Đinh Đoàn Long(2012), Tài
liệu chuyên Sinh học Trung học phổ thông - Di truyền và Tiến hóa, NXB Giáo dục
Việt Nam.
12. Vũ Đức Lƣu (2011), Sinh học 12 Chuyên sâu: Phần Tiến Hóa và Sinh thái
học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.


9


13. Nhóm Nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012), Đề xuất
phƣơng án tích hợp và phân hóa trong chƣơng trình Giáo dục phổ thông sau năm
2015, Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong
chương trình giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục-Đào tạo.
14. Đỗ Chu Ngọc (2003), “Chống tích hợp trong dạy học Ngữ văn mà
không hiểu ngữ, không hiểu văn, không hiểu tích hợp”, Tạp chí Thế giới trong ta
(1).
15. Hoàng Phê(2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
16. Đào Trọng Quang (1997), “Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm tích
hợp – Cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục(11).
17. Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch, Xavier Roegiers (1996),
“Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường”,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
18. Dƣơng Tiến Sỹ (2001), “Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao
chất lƣợng giáo dục và đào tạo”, Tạp chí giáo dục(9).
19. Lê Trọng Sơn (1999), “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học giải
phẫu ngƣời ở lớp 9 phổ thông THCS”. Nghiên cứu giáo dục(7).
20. Lê Duy Thành (1995), Di truyền học, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
21. Nguyễn Đức Thành (2003), Dạy học Sinh học ở trường THPT, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
22. UNESCO(2011), Một công cụ học tập – Giảng dạy đa quan điểm phục vụ
cho GD vì sự PTBV, Hà Nội.
23. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2007), Sinh học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh:
24. Esbjörn-Hargens, S., & Wilber, K. (2008). “Integral Psychology” in The
Corsini’s Encyclopedia of Psychology, 4th Edition, New York: John Wiley and
Sons.


10


11



×