Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN
LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG II PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12
GV hướng dẫn Học viên: Trương Minh Thuận
PGS.TS. Phan Đức Duy Lớp LL&PPDHBM Sinh học – K22
Huế, tháng 11 năm 2014
MỞ ĐẦU
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy
ra trong quá trình dạy học, được cấu tạo dưới dạng bài tập, khi HS giải bài tập ấy
vừa có tác dụng củng cố tri thức vừa rèn luyện được những kỹ năng cần thiết.
Theo quan điểm hoạt động, mô hình hoạt động dạy để rèn luyện kỹ năng cho HS,
mô hình trung gian chuyển lý luận thành kỹ năng ứng dụng, mô hình tạo hoạt động
này là bài tập tình huống dạy học.
Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống là phương pháp dạy học mà giáo
viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra
phương án giải quyết các bài tập tình huống đưa ra, qua đó đạt được các mục tiêu
bài học đó.
Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tập tình
huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển các kỹ năng.
Bản thân bài tập tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải học sinh làm
theo ý thích của thầy giáo mà học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức
thích nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo là tùy
thuộc vào vấn đề. Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với bài tập tình
huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với bài tập tình huống.
Phần “ Tiến hóa” được chuyển từ cách trình bày truyền thống thông báo – giải


thích sang cách sử dụng cách câu hỏi, bài tập để tổ chức hoạt động tìm tòi qua đó
học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức nội dung bài học. Tuy nhiên số lượng câu hỏi
và bài tập trong sách giáo khoa chưa nhiều và chưa phù hợp với tất cả các đối
tượng học sinh. Vì vậy việc sử dụng bài tập tình huống để tổ chức các hoạt động
học tập cho học sinh là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bài tập tình
huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học Chương II -
phần Tiến Hóa, Sinh học 12”.
Bài 35: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN
Tình huống 1.
Khi học phần 2 Chọn lọc của Học thuyết Đacuyn có ý kiến cho rằng: “tốc độ
chọn lọc của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn chọn lọc nhân tạo”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
(dạy mục II Học thuyết Đacuyn, Bài 35)
Tình huống 2.
Sau khi học xong bài 35 Học thuyết tiên hóa cổ điển.
Một học sinh nhận định như sau về sự hình thành loài hươu cao cổ:
Theo quan điểm của Lacmac thì càng ngày cây càng cao thì hươu cũng phải
vươn cổ dài ra để ăn được lá cây mà sinh tồn và dần dần theo thời gian con nào có
cổ cao thì sống sót và sinh tồn tạo ra loài hươu mới có cổ cao hơn loài ban đầu.
Theo quan điểm của Đacuyn trong quần thể hươu cao cổ đã xuất hiện đột biến
tạo ra các con hươu có chiếc cổ cao và các con hươu này thích nghi với môi trường
có thể sử dụng được thức ăn trên cao, theo thời gian các loài hươu cổ ngắn không
tìm kiếm được thức ăn nên chết tạo ra một loài hươu mới là hươu cao cổ.
Em có ý kiến gì về nhận định trên.
(Củng cố thuyết tiến hóa cổ điển, Bài 35)
Bài 36: THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI
Tình huống 3.
Một bạn học sinh có nhận định sau: “Theo quan điểm hiện đại đột biến và
giao phối là hai nhân tố chính hình thành màu xanh lục của đa số các loài sâu ăn

lá”.
Theo em nhận định trên có đúng không? Tại sao?
(Củng cố thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, Bài 36)
Bài 37: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Tình huống 4.
GV kết luận: “ Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có
vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp
tử nên không gây hại”.
Em hãy làm rõ kết luận trên của GV.
(Củng cố về nhân tố tiến hóa Đọt biến, Bài 37)
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Tình huống 5.
Khi học vai trờ của CLTN một bạn nêu ý kiến rằng:
- Khi xét quá trình chọn lọc diễn ra ở mức độ phân tử thì chọn lọc loại bỏ alen
A và chọn lọc loại bỏ alen a.
- Khi xét quá trình chọn lọc diễn ra ở mức độ cá thể thì chọn lọc ở quần thể sinh
vật nhân sơ nhanh hơn chọn lọc ở quần thể sinh vật nhân thực.
Em nhận xét gì về ý kiến trên. Từ đó rút ra vai trò của CLTN
(Dạy học phần IV- Chọn lọc tự nhiên, Bài 38)
BÀI 39: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
Tình huống 6.
Hình 39.1: Bướm sâu đo trên cây bạch dương
Loài bướm sâu đo trên cây bạch dương (Biston betularia) vốn có màu trắng
đốm đen, hoạt động về ban đêm, ban ngày đậu yên trên cây bạch dương màu trắng,
nhờ có ngụy trang tốt nên chim ăn sâu khó phát hiện. Nhưng đến giữa thế kỉ XX, ở
các vùng công ghiệp của nước Anh, tỉ lệ cá thể bướm màu đen trong quần thể
bướm trên cây bạch dương lên đến 98%. Đây là vùng bị ô nhiễm nặng do sinh ra
nhiều bụi than nhà máy. Trong khi đó ở vùng nông thôn không có bụi than công
nghiệp, tỉ lệ dạng trắng vẫn cao hơn dạng đen.
GV khẳng định: “Màu đen công nghiệp đã làm màu sắc bướm sâu đo bạch dương

thay đổi chuyển từ màu trắng sang màu đen”.
Em có ý kiến gì về nhận định trên.
( Dùng để dạy mục I- Giải thích sự hìn thành đặc điểm thich nghi, Bài 39)
Tình huống 7.
Giáo viên cho học sinh ví dụ sau:
DDT là loại thuốc diệt ruồi muỗi có hiệu quả nhất.
- Năm 1950, ở Nga dùng DDT diệt được 95% số ruồi.
- Năm 1953, dùng DDT chỉ diệt được 5-10% số ruồi.
Người ta đã tiến hành thí nghiệm phun DDT lần đầu tiên vào các dòng ruồi giấm
(trước đó chưa tiếp xúc với DDT) và kết quả là tỷ lệ sống sót ở các loài khác nhau
biến thiên từ 0 - 100%.
Qua ví dụ trên một bạn có ý kiến: “trước khi phun thuốc DDT bản thân các
loài sâu bọ đã xuất hiện gen kháng thuốc DDT”.
Theo em ý kiến đó đúng hay sai. Tại sao?
(Dạy phần I- Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi, bài 39)
Tình huống 8.
Để giúp học sinh rút ra khả năng thích nghi của các loài sinh vật là hình thành
tương quan giữa hình dạng màu sắc của mình so với môi trường, giáo viên cho học
sinh quan sát một số hình sau
Hình 1.: Hình ảnh như nhánh cây của Bọ que
Hình 2.: Hình ảnh trắng như màu cánh hoa của bọ ngựa trắng.
Hình 3: Hình ảnh như chiếc lá của bọ lá
Hình 4: Hình ảnh ngụy trang của bọ rệp

Hình 1. Bọ que Hình 2. Bọ ngựa

Hình 3. Bọ lá Hình 4.Bọ rệp.
Hình 39.2. Sự ngụy trang của một số loài
Hãy phân tích các đặc điểm thích nghi của các loài sinh vật trên? Giải thích ý
nghĩa của sự thích nghi đó và rút ra được khái niệm thích nghi của sinh vật là gì?

(Dùng để củng cố Bài 39 sinh học 12 NC)
Bài 40: LOÀI SINH HỌC VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LY
Tình huống 9.

Hình 1.Voi Ấn Độ Hình 2. Voi Châu Phi

Hình 3.Loài trồng ở bãi cỏ ẩm Hình 4. Loài trồng ở khe suối
Hình 40.1 Hình ảnh một số loài thân thuộc
Khi thảo luận nhóm về việc dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài thân thuộc
( các loài muỗi Anophens, voi Ấn Độ- voi Châu phi, Rau dền gai và rau dền
cơm, ). Có các ý kiến cho rằng:
- Ý kiến 1 cho rằng: " Chỉ cần tiêu chuẩn hình thái là có thể phân biệt được vì
mỗi loài trên đều có hình thái khác nhau".
- Ý kiên thức 2 cho rằng :" Phải dùng tiêu chuẩn cách li sinh sản vì 2 loài khác
nhau sẽ không thực hiện giao phối với nhau để sinh ra con cái"
Theo em ý kiến nào đúng. Tại sao?
(Dạy phần I- Loài sinh học, bài 40)
Tình huống10
Sau khi quan sát hình 2.6 dưới đây một bạn A cho rằng các cá thể của 3 loài
này có thể thường xuyên giao phối được với nhau. Theo em bạn A nhận định đúng
hay sai? Tại sao, cơ chế nào dẫn đến hiện tượng trên?
Loài 1 Loài 2 Loài 3
Hình 40.2. Hình ảnh các giống ruồi khác nhau đang giao phối
(Dạy phần Tiêu chuẩn cách li sinh sản, Bài 40)
Tình huống 11.
Khi quan sát hình 2.6 có bạn cho rằng sự cách li về mặt địa lý (sống ở trong các lọ
khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường
mantôzơ) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản
giữa 2 quần thể ruồi.
Hình 2.4. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

Ý kiến trên đúng hay sai? Nếu đúng em giải thích như thế nào về hiện tượng
trên?
(Dạy học phần II- Các cơ chế cách li của loài, Bài 40)
Bài 41: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
Tình huống 12.
Quan sát sơ đồ sau







!"
#"
!$%&
Hình 41.1. Sơ đồ hình thành loài theo con đường địa lí
Có bạn cho rằng kết quả của quá trình trong sơ đồ trên là:
Nòi Châu Âu -> loài chim sẻ Châu Âu
Nòi Trung Quốc -> loài chim sẻ Trung Quốc
Và đây chính là cơ chế hình thành loài bằng con đường địa lí.
Theo em ký kiến trên đúng hay sai. Tại sao?
( Dạy mục I- Hình thành loài bằng con đường địa lý, bài 41)
Tình huống 13.
Quan sát sơ đồ khả năng sinh sản của các loài có bộ nhiễm sắc thể 2n và 4n và
hoàn thành sơ đồ sau. Một bạn cho rằng sự xuất hiện 1 con lai xa kèm theo đa bội
hoá đã làm xuất hiện loài mới.
Sơ đồ:
'


()*


+,-
./


0
12
/!
)$-
34
!"#"(
!"(
546(
7
,89"
:
78;
<
=
='
>0(?





9"
@"$

0ABCBAADEFD   05BCB55DE=D
GH EI EI
CEI JK
B./L3M11D
?
Theo em ý kiến đó đúng hay sai, nếu sai em hãy giải thích cho bạn ấy hiểu.
( Dạy phần III- Hình thành loài bằng đột biến lớn, Bài 41 sinh học 12 NC).
Bài 42: NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA CỦA SINH
GIỚI
Tình huống 14.
Từ một gốc chung, dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, đặc biệt là CLTN,
theo con đường phân ly tính trạng, sinh giới đã tiến hóa theo những chiều hướng
chung:
NO Ngày càng đa dạng phong phú.
CO Tổ chức ngày càng cao.
:O Thích nghi ngày càng hợp lý.
Một bạn cho rằng: “Thích nghi ngày càng hợp lý là hướng tiến hóa cơ bản nhất”.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
(Củng cố kiến thức Chiều hướng tiến hóa của sinh giới, Bài 42)
I
FEI0
B L3M11P"QD
KẾT LUẬN
Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống có thể kích thích ở múc cao nhất
sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, phát triển các kỹ năng học
tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày… Học sinh coi
việc học là của mình, từ đó phát huy được tính tích cực- độc lập- chủ động- sáng
tạo trong quá trình học tập; các bài tập tình huống tạo ra hứng thú, đem lại nguồn
vui, kích thích trực tiếp lòng đam mê của học sinh. Đó chính là động lực của quá
trình dạy học. Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi của bài học qua

các bài tập tình huống. Học sinh có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập, tự
đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân. Đó chính là cơ sở hình thành
phương pháp tự học.
Việc thường xuyên giải quyết các bài tập tình huống có vấn đề nhỏ trong quá
trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu học hình thành và giải
quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. Đối thoại giữa thầy – trò, trò – trò
khi tiến hành giải quyết các bài tập tình huống tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích
cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.
Tuy nhiên, bài tập tình huống trong dạy học cũng có những khó khăn nhất định
cần giáo viên phải có kiến thức, có kinh nghiệm sâu rộng, bỏ nhiều công sức và
thời gian để gia công sư phạm phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Bên cạnh
đó, học sinh cũng phải tìm tòi, trau dồi thêm khả năng tư duy cũng như kỹ năng
suy luận.

×